Ngày 26/9/1998 Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 75/1998/NĐ-CP, Nghị định số 76/1998/NĐ-CP, Nghị định số 77/1998/NĐ-CP, Nghị định số 78/1998/NĐ-CP để sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995, Nghị định số 39/CP ngày 5/7/1996, Nghị định số 40/CP ngày 5/7/1996, Nghị định số 49/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị. Để thống nhất thực hiện, Bộ Công an hướng dẫn như sau:
- Đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính được quy định trong các Nghị định số 76/1998/NĐ-CP, Nghị định số 77/1998/NĐ-CP, Nghị định số 78/1998/NĐ-CP mà xảy ra trước ngày 13 tháng 10 năm 1998, sau đó mới phát hiện được nếu vẫn còn thời hiệu xử phạt thì áp dụng hình thức xử phạt theo quy định của các Nghị định mới ban hành.
- Đối với các nội dung, hành vi, mức phạt đã được quy định trong các Nghị định số 39/CP ngày 5/7/1996, số 40/CP ngày 5/7/1996, Nghị định số 49/CP ngày 26/7/1995 mà các Nghị định số 76/1998/NĐ-CP, Nghị định số 77/1998/NĐ-CP, Nghị định số 78/1998/NĐ-CP không sửa đổi, bổ sung thì vẫn thực hiện theo các quy định trước đây.
2. Các Nghị định số 76/1998/NĐ-CP, Nghị định số 77/1998/NĐ-CP, Nghị định số 78/1998/NĐ-CP bổ sung, sửa đổi một số điều, khoản cụ thể trong các Nghị định số 39/CP, Nghị định số 40/CP, Nghị định số 49/CP mà không bãi bỏ các Nghị định này. Vì vậy, thống nhất khi lập biên bản, quyết định xử phạt hoặc sử dụng các biểu mẫu khác, người lập biên bản, ra quyết định trong khi xử phạt phải ghi rõ hành vi vi phạm đó được quy định ở điểm … khoản … Điều … của một trong các Nghị định số 39/CP, Nghị định số 40/CP, Nghị định số 49/CP được sửa đổi, bổ sung ngày 26 tháng 9 năm 1998.
3. Về việc kiểm soát giao thông:
- Đối với các trạm giao thông đường thủy vẫn thực hiện như quy định trong Nghị định số 40/CP và Nghị định số 77/1998/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 40/CP.
- Các trạm kiểm soát giao thông trên tuyến đường bộ đã có quyết định thành lập trước khi Nghị định số 75/1998/NĐ-CP ban hành thì vẫn thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định trong các quyết định thành lập.
- Các hoạt động tuần tra, kiểm soát giao thông phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 21/1998/CT-TTg ngày 24/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ.
- Xe chữa cháy: xe sơn màu đỏ, được sử dụng còi ưu tiên, đèn quay trên nóc xe phát sáng màu đỏ;
- Các loại xe được ưu tiên khác của lực lượng công an:
+ Đối với xe dẫn đường, dẫn đoàn: Xe ô tô dẫn đường, dẫn đoàn của Công an phải có đủ đèn quay trên nóc xe phát sáng màu xanh – đỏ; được sử dụng cờ hiệu công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái và được sử dụng còi ưu tiên (âm lượng theo quy định). Xe mô tô của Công an dẫn đường đèn phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau, cờ hiệu Công an cắm ở phía trước đầu xe, có còi ưu tiên (âm lượng theo quy định).
+ Đối với xe ô tô, môtô của công an thi hành nhiệm vụ như xe tuần tra, kiểm soát giao thông, xe đi bắt, khám xét hoặc tiến hành các hoạt động điều tra, dẫn giải phạm nhân, xe giao liên, xe chống biểu tình, bạo loạn, giải tán đám đông, xe chở tài liệu mật, xe chở vũ khí, khí tài và các hoạt động khẩn cấp khác cần ưu tiên thì sử dụng tín hiệu còi ưu tiên (âm lượng theo quy định) hoặc có đèn quay trên nóc xe phát sáng màu xanh hoặc đỏ, hoặc có cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái xe.
- Xe cứu thương: đèn quay trên nóc xe phát sáng màu đỏ, trên thành xe có dấu chữ thập đỏ, được sử dụng còi ưu tiên theo quy định;
- Xe quân sự: Cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe phía bên phải người lái.
- Giấy phép lái xe (nếu điều khiển xe quy định phải có giấy phép lái xe);
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu loại xe yêu cầu phải có).
Trong trường hợp xe đi vào đường cấm; xe chở quá khổ, quá tải… thì yêu cầu người điều khiển phương tiện phải xuất trình thêm loại giấy phép theo quy định.
- Thủ tục xin cấp giấy phép đi vào đường cấm phải có đơn của chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện (kèm theo hồ sơ) gửi đến Phòng cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh (trong đơn phải ghi rõ tên chủ xe, số đăng ký xe, xe loại gì, đi vào đường nào, phố nào, vì lý do gì, đi trong khoảng thời gian nào trong ngày, và cần đi bao nhiêu ngày…). Phòng cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh phải xem xét giải quyết ngay việc cấp giấy phép hay không cấp. Trường hợp không cấp phải nói rõ lý do cho người xin cấp biết. Đối với các trường hợp đặc biệt phải xác minh làm rõ thì chậm nhất 3 ngày phải trả lời có cấp hay không cấp giấy phép đi vào đường cấm. Giấy phép đi vào đường cấm do Công an các địa phương tự in theo mẫu quy định của Bộ Công an (ban hành kèm theo Thông tư này). Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt hướng dẫn cụ thể việc quản lý và sử dụng giấy phép đi vào đường cấm.
+ Đơn xin sử dụng lòng đường, vỉa hè (nói rõ mục đích sử dụng, số người, thời gian sử dụng, phạm vi sử dụng).
+ Sơ đồ lòng đường, vỉa hè cần sử dụng.
- Phòng Cảnh sát trật tự hoặc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chậm nhất là 3 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng vỉa hè, lòng đường, phải xem xét cấp hoặc không cấp giấy phép. Giấy phép do Công an địa phương in theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
- Thủ tục cấp giấy phép sử dụng địa điểm làm nơi đỗ xe tạm thời gồm:
+ Đơn xin sử dụng địa điểm làm nơi đỗ xe tạm thời do cá nhân, tổ chức có nhu cầu để xe;
+ Sơ đồ địa điểm dự kiến sử dụng làm nơi đỗ xe tạm thời;
- Phòng Cảnh sát trật tự hoặc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng địa điểm làm nơi đỗ xe tạm thời, phải xem xét cấp hoặc không cấp giấy phép. Giấy phép do Công an địa phương in theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 51 Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP của Chính phủ ngày 29/5/1995 “Nghiêm cấm đi phía trước mặt có tín hiệu đèn đỏ đặt ở các đường giao nhau hoặc đã có hiệu lệnh dừng các phương tiện của cảnh sát giao thông”. Vì thế, khi có tín hiệu đèn đỏ, hoặc chỉ dẫn dừng xe của cảnh sát giao thông thì tất cả các phương tiện không được phép vượt hoặc rẽ ngang (kể cả rẽ ngang về phía bên phải). Trừ các trường hợp được cảnh sát giao thông cho phép được đi, các xe được quyền ưu tiên hoặc khi dưới hộp đèn tín hiệu chính có lắp hộp đèn phụ tín hiệu hình mũi tên được bật sáng xanh cho phép hướng được đi.
Đối với hành vi đua xe máy, đua mô tô trái phép khi bị người thi hành công vụ ngăn chặn, xử lý mà có hành vi chống lại người thi hành công vụ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như đã giải thích ở trên thì xử lý theo điểm a khoản 4 Điều 12 Nghị định số 49/CP.
Đối với người có hành vi đua xe ô tô trái phép, khi bị người thi hành công vụ ngăn chặn, xử lý mà có hành vi chống lại người thi hành công vụ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như đã giải thích ở trên thì xử lý theo khoản 7 Điều 13 Nghị định số 49/CP được sửa đổi theo khoản 8 Điều 1 Nghị định số 78/1998/NĐ-CP.
Khi ra quyết định tước giấy phép lái xe, người ra quyết định tước giấy phép thông báo thời hạn tước giấy phép cho cơ quan cấp giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện biết để tránh tình trạng đưa ra các điều kiện, hoàn cảnh (như nói mất giấy phép lái xe) để xin cấp lại giấy phép lái xe mới trong thời gian bị tước. Thời hạn tước tính từ ngày ra quyết định tạm giữ giấy phép lái xe.
- Đối với từng trường hợp người điều khiển các loại xe nói trên “chở hàng với tổng trọng tải của xe sau khi trừ sai số cho phép vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường tới mức 2%” tức là bằng đúng 2% thì phải bị xử phạt theo điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định số 49/CP đã được sửa đổi theo khoản 11 Điều 1 Nghị định số 78/1998/NĐ-CP (trừ trường hợp có giấy phép lưu hành đặc biệt); nếu dưới 2% thì không xử phạt.
- Trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông cùng một lúc vừa chở hàng vượt quá tải trọng so với thiết kế của xe, vừa vượt quá giới hạn cho phép của cầu, đường theo quy định của khoản 2, khoản 3 Điều 16 thì phải áp dụng theo Điều 48 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính để ra quyết định xử phạt, có nghĩa là người có thẩm quyền quyết định hình thức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm. Nếu các hình thức xử lý là phạt tiền thì phải được cộng lại thành mức phạt chung và chỉ ra một quyết định xử phạt theo thẩm quyền, nếu một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền thì phải chuyển cho cấp có đủ thẩm quyền để ra quyết định xử phạt.
12. Đối với trường hợp lưu hành trên đường xe ô tô có hệ thống điều khiển bên phải, không được phép của cơ quan có thẩm quyền và không có xe cảnh sát dẫn đường thì xử phạt theo khoản 4 Điều 17 của Nghị định số 49/CP.
14. Tạm giữ các loại giấy tờ để đảm bảo xử lý và ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính.
Việc tạm giữ giấy tờ, phương tiện vi phạm hành chính nhằm đảm bảo thi hành quyết định xử phạt và ngăn chặn những vi phạm có thể tiếp tục xảy ra trong các trường hợp:
- Đối với những hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt tiền, để đảm bảo cho việc thực hiện quyết định xử phạt thì chỉ tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc giấy tờ tuỳ thân.
- Đối với người có hành vi vi phạm, theo quy định của điều khoản đó ngoài việc bị áp dụng hình thức phạt tiền, còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung tước giấy phép lái xe thì tạm giữ giấy phép lái xe để đảm bảo áp dụng biện pháp tước giấy phép lái xe. Nếu cần thiết có thể tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc giấy tờ tuỳ thân để đảm bảo phạt tiền.
Khi tạm giữ giấy tờ phải lập biên bản và hẹn ngày đến trụ sở cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
15. Tạm giữ các loại phương tiện giao thông.
Về nguyên tắc chỉ tạm giữ các loại phương tiện trong trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm hành chính, cần ngăn chặn ngay vi phạm hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử lý. Ví dụ:
- Trường hợp khi kiểm tra nghi vấn là giấy tờ giả hoặc phát hiện giấy tờ cấp không đúng thẩm quyền, giấy tờ đã hết hạn sử dụng mà không có lý do chính đáng;
- Các trường hợp xe không có biển kiểm soát (trừ trường hợp xe trên đường đi đăng ký) hoặc có nhưng đó là biển số xe giả, biển số xe không trùng với số biển trong giấy đăng ký xe; trường hợp thiết bị an toàn phương tiện không đảm bảo nếu lưu hành sẽ dấn đến nguy hiểm; trường hợp lạng lách, đánh võng; đua xe trái phép; trường hợp sử dụng xe trên 175cm3 (không thuộc đối tượng được sử dụng); trường hợp tự thay đổi đặc tính của xe; và các trường hợp sử dụng xe có hệ thống điều khiển bên phải; trường hợp uống rượu bia, các chất kích thích khác quá nồng độ quy định; trường hợp gây tai nạn cần phải tạm giữ để xử lý;
- Đối với các trường hợp thiếu một trong các loại giấy tờ như: giấy chứng nhận đăng ký xe; giấy phép lái xe (nếu điều khiển xe quy định phải có); giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu loại xe yêu cầu phải có) và các loại giấy tờ khác trong từng trường hợp cụ thể quy định phải có mà có những căn cứ nghi vấn thực sự cần phải kiểm tra, xác minh mới tạm giữ phương tiện.
Khi tạm giữ phương tiện phải lập biên bản theo thủ tục tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và thực hiện thời hạn tạm giữ theo đúng quy định của Điều 41 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Trong tất cả các trường hợp tạm giữ giấy tờ và tạm giữ phương tiện, khi chủ sở hữu phương tiện hoặc người điều khiển chấp hành xong quyết định xử phạt và các quyết định hành chính khác thì phải nhanh chóng làm thủ tục hoàn trả giấy tờ và phương tiện.
Nếu chở quá tải dưới 3% trọng tải phương tiện hoặc đoàn phương tiện thì không xử phạt.
Khi xử lý các hành vi chở quá số khách quy định hoặc chở quá trọng tải từ 3% trở lên, ngoài việc áp dụng mức phạt tiền theo quy định còn buộc người điều khiển phương tiện phải hạ tải, mọi chi phí hạ tải do người điều khiển phương tiện chịu.
1. Các Tổng cục, Bộ tư lệnh, các đơn vị trực thuộc Bộ, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức phổ biến quán triệt nội dung các Nghị định số 36/CP ngày 29/5/1995, Nghị định số 39/CP ngày 5/7/1996, Nghị định số 40/CP ngày 5/7/1996, Nghị định số 49/CP ngày 26/7/1995 và các nội dung được sửa đổi, bổ sung trong các Nghị định số 75/1998/NĐ-CP; Nghị định số 76/1998/NĐ-CP; Nghị định số 77/1998/NĐ-CP, Nghị định số 78/1998/NĐ-CP ngày 26/9/1998, cùng với Nghị định số 49/CP ngày 15/8/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự và Thông tư này đến cán bộ, chiến sĩ. Tổng cục Cảnh sát, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tập huấn quán triệt cho các đơn vị, cá nhân trực tiếp thực hiện việc xử phạt trong lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, đảm bảo việc thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất các quy định mới của Chính phủ và của Bộ.
2. Các Cục Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát trật tự, quản lý hành chính về TTXH phải đặt các hòm thư để nhận đơn khiếu nại, tố cáo của nhân dân về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị theo Quyết định số 729/1998/QĐ ngày 9 tháng 11 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành các quy chế thực hiện dân chủ trong lực lượng Công an nhân dân. Mọi khiếu nại, tố cáo đều phải được giải quyết kịp thời và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày, nếu là trường hợp phức tạp thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, tố cáo theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
3. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt hàng ngày phải thực hiện đúng chế độ hồ sơ, thống kê, báo cáo xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông, trật tự đô thị theo quy định của Bộ; cơ quan có thẩm quyền xử phạt phải có nhật ký kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính, sổ theo dõi tình hình ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
4. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký, Tổng cục Cảnh sát hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này./.
Nơi nhận: - IB9 “để báo cáo”; - Các đồng chí Thứ trưởng; - Lãnh đạo TCII; - Tổng cục I, III, IV; - V11, C13, C25, C26; - CA các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Lưu C11(C12), V19.
Điều 5.- Các thuật ngữ dùng trong Nghị định này được hiểu như sau:
...
10. Đò là loại phương tiện thuỷ cỡ nhỏ dùng để chở hành khách, hàng hoá, chuyển động bằng chèo, buồm, dây kéo hoặc bằng máy công suất không quá 15CV, trọng tải không quá 5 tấn hoặc dưới 13 khách được thiết kế và đóng theo tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc theo kinh nghiệm dân gian.
a. Đò ngang là đò vận chuyển hành khách, hàng hoá ngang qua sông, kênh.
b. Đò dọc là đò vận chuyển hành khách, hàng hoá đi dọc sông, kênh, hồ khoảng cách không quá 10km.
c. Đò màn là phương tiện cập vào tầu khách để đón, trả hành khách trong khi tầu khách đang hành trình.
Điều 10.- Trách nhiệm của Bộ Thuỷ sản
...
3. Chỉ đạo các đơn vị trong ngành đánh bắt thuỷ sản không gây ảnh hưởng giao thông trên luồng chạy tầu, thuyền.
Điều 27.- Hàng hoá phải sắp xếp gọn gàng không được làm mất ổn định phương tiện, không ảnh hưởng đến tầm nhìn của người điều khiển. Không được xếp hàng hoá vượt kích thước theo chiều ngang và chiều dọc của phương tiện.
Điều 94.- Xử phạt đối với hành vi chở hàng hoá, hành khách quá trọng tải cho phép.
1. Phạt tiền đối với hành vi chở hàng hoá quá trọng tải dưới 5% trọng tải phương tiện hoặc đoàn phương tiện, tương ứng với từng loại phương tiện sau đây:
a. Phạt tiền từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải dưới 50 tấn.
b. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 150.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải từ 50 tấn đến dưới 250 tấn.
c. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải từ 250 tấn đến 800 tấn.
d. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải trên 800 tấn.
Điều 8. Xử phạt người đi xe đạp vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông.
...
2. Phạt tiền 20.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Qua đường, qua cầu, qua phà qua đoạn đường nguy hiểm mà không tuân theo đèn báo, biển báo, các tín hiệu giao thông khác hoặc sự chỉ dẫn của Cảnh sát giao thông, nhân viên hướng dẫn giao thông.
*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 78/1998/NĐ-CP
Nội dung:
4. Khoản 1 ,2, 3, 4, 5 Điều 8 được sửa đổi như sau:
...
2. Phạt tiền 20.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Qua đường, qua cầu, qua phà, qua đoạn đường nguy hiểm mà không tuân theo đèn báo, biển báo, các tín hiệu giao thông khác hoặc sự chỉ dẫn của người có trách nhiệm hướng dẫn giao thông. *
...
Điều 9. Xử phạt người điều khiển xe súc vật kéo, người kéo, đẩy xe vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
...
2. Phạt tiền 50.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
d. Qua đường, qua cầu, qua phà, qua đoạn đường nguy hiểm, mà không tuân theo đèn báo, biển báo, các tín hiệu giao thông khác, hoặc sự chỉ dẫn của cảnh sát Giao thông, của nhân viên hướng dẫn giao thông.
Điều 8. Xử phạt người đi xe đạp vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông.
...
2. Phạt tiền 20.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
b. Đi hàng ngang từ 3 xe trở lên. chở số người quá quy định.
* Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 78/1998/NĐ-CP
Nội dung:
4. Khoản 1 ,2, 3, 4, 5 Điều 8 được sửa đổi như sau:
...
2. Phạt tiền 20.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
b. Đi xe hàng ngang từ 3 xe trở lên. *
Điều 13. Xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
4. Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Điều khiển xe trong tình trạng dùng rượu, bia, hoặc các chất kích thích khác quá nồng độ quy định.
b. Người tập lái xe mà không có giấy phép tập lái. không có trợ giáo ngồi bên cạnh. xe không có biển tập lái theo quy định. không trang bị thêm bộ phận phanh phụ và gương phản hậu. xe chạy trên đường giao thông công cộng mà không được phép, xe chạy sai tuyến đường phạm vi quy định.
c. Xe chở hàng hoá, đồ vật vượt quá trọng tải cho phép.
*Điều này được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 78/1998/NĐ-CP như sau:
Điều 13. Xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
4. Phạt tiền 1.000.000 đối với một trong các hành vi sau đây:
...
h. Người điều khiển ô tô vi phạm mà chống người thi hành công vụ khi bị xử lý nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.*
Điều 12. Xử phạt người đua xe máy, đua mô tô trái phép, người tổ chức, người kích động đua xe trái phép.
...
4. Phạt tiền 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Đua xe trái phép mà chống lại người thi hành công vụ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 13. Xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
7. Phạt tiền 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Gây tai nạn rồi chạy trốn nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
b. Mượn hoặc thuê tổng thành, linh kiện của xe khác để trốn tránh sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
* Điều này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 78/1998/NĐ-CP
Nội dung:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 49/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ như sau:
....
8. Điều 13 được sửa đổi như sau:
"Điều 13. Xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
5. Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Gây tai nạn rồi chạy trốn nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
b. Mượn hoặc thuê tổng thành, linh kiện để trốn tránh sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền. *
Điều 11. Xử phạt người điều khiển xe máy, mô tô, xe máy lôi, xích lô máy vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
2. Phạt tiền 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
h. Không làm thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu xe hoặc chuyển vùng theo quy định.
* Điều này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 78/1998/NĐ-CP
Nội dung:
7. Điều 11 được bổ sung, sửa đổi như sau:
"Điều 11. Xử phạt người điều khiển mô tô, xe máy, xe máy lôi, xích lô máy và các loại xe có kết cấu tương tự vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
2. Phạt tiền 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
i. Không làm thủ tục chuyển vùng hoặc chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định của pháp luật. *
...
Điều 13. Xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
3. Phạt tiền 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
e. Không chấp hành hoặc ngăn cản sự kiểm tra, kiểm soát, sự chỉ dẫn của Cảnh sát hoặc người hướng dẫn giao thông khi vi phạm.
* Điều này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 78/1998/NĐ-CP
Nội dung:
8. Điều 13 được sửa đổi như sau:
"Điều 13. Xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
3. Phạt tiền 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
e. Không chấp hành hoặc ngăn cản việc kiểm tra, kiểm soát, chỉ dẫn của Cảnh sát giao thông hoặc người hướng dẫn giao thông khi vi phạm.*
Điều 11. Xử phạt người điều khiển xe máy, mô tô, xe máy lôi, xích lô máy vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
7. Ngoài việc phạt tiền, người điều khiển xe máy, mô tô, xe máy lôi, xích lô máy có hành vi vi phạm quy định tại Điều này còn buộc phải thực hiện:
a. Vi phạm điểm b khoản 4, điểm a, điểm d khoản 5, thì bị tước giấy phép lái xe trong 60 ngày.
* Điều này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 78/1998/NĐ-CP
Nội dung:
7. Điều 11 được bổ sung, sửa đổi như sau:
"Điều 11. Xử phạt người điều khiển mô tô, xe máy, xe máy lôi, xích lô máy và các loại xe có kết cấu tương tự vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
7. Ngoài việc phạt tiền, người điều khiển xe máy, mô tô, xe máy lôi, xích lô máy vi phạm các quy định tại điều này còn xử lý như sau:
a. Vi phạm điểm b khoản 4, điểm a, d khoản 5 thì bị tước Giấy phép lái xe trong vòng 60 (sáu mươi) ngày.
b. Vi phạm khoản 6 thì bị tước giấy phép lái xe, nếu tái phạm thì bị tịch thu xe.
c. Vi phạm điểm a khoản 6 thì phải bồi thường thiệt hại." *
...
Điều 13. Xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
8. Phạt tiền 10.000.000 đối với hành vi chở các chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ không theo quy định hoặc đỗ, dừng xe này ở chỗ đông người.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 78/1998/NĐ-CP
Nội dung:
8. Điều 13 được sửa đổi như sau:
"Điều 13. Xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
6. Phạt tiền 5.000.000 đồng đối với hành vi chở các chất độc hại, chất dễ cháy, nổ không theo quy định hoặc đỗ, dừng xe trái phép chở những chất độc hại, dễ cháy, dễ nổ ở nơi đông người, ở những công trình quan trọng. *
...
Điều 14. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở khách vi phạm trật tự tự an toàn giao thông.
...
5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe ô tô chở khách có hành vi vi phạm các quy định tại Điều này còn bị buộc phải:
...
b. Vi phạm điểm d khoản 2, khoản 3, khoản 4, thì còn bị tước giấy phép lái xe trong thời hạn 90 ngày.
* Điều này được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 78/1998/NĐ-CP
Nội dung:
9. Điều 14 được sửa đổi như sau:
"Điều 14. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở khách và hành khách trên xe vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
...
5. Ngoài bị phạt tiền, người điều khiển xe ô tô chở khách có hành vi vi phạm các quy định tại điều này còn buộc phải:
a. Vi phạm các điểm a, c khoản 2. điểm a, c, d khoản 3. khoản 4 thì phải thực hiện ngay các biện pháp để khắc phục bảo đảm an toàn giao thông.
b. Vi phạm điểm c, khoản 3. khoản 4 còn bị tước giấy phép trong thời hạn 90 (chín mươi) ngày. *
...
Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe bánh xích, xe quá khổ, quá tải trọng vi phạm trật tự an toàn giao thông.
1. Phạt tiền 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Điều khiển xe chạy trên đường giao thông, qua cầu mà không có giấy phép hoặc giấy phép đã quá hạn.
b. Không đi đúng tuyến đường, phạm vi ghi trong giấy phép.
c. Chở quá trọng tải cho phép. chuyển tải, hạ tải hoặc có hành vi khác nhằm trốn tránh sự kiểm tra trọng tải hàng hoá của người có thẩm quyền.
2. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe bánh xích, xe quá khổ, quá trọng tải vi phạm điểm a điểm b Điều này thì bị tước giấy phép lái xe trong thời hạn 90 ngày. bị buộc phải hạ tải ngay, dỡ phần quá khổ. mọi chi phí phát sinh và phương tiện để hạ tải, dỡ phần hàng hoá quá khổ do chủ xe và người lái chịu.
3. Người điều khiển xe bánh xích, xe quá khổ, quá trọng tải có hành vi quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này thì bị xử phạt theo quy định tại các Điều đó.
* Điều này được sủa đổi bổ sung bửoi nghị định 78/1998/NĐ-CP như sau:
Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe bánh xích, xe quá trọng tải giới hạn của cầu đường, quá khổ giới hạn của cầu đường vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện có hành vi quy định tại điều này còn bị tước Giấy phép lái xe trong thời hạn 60 ngày, buộc phải hạ tải ngay phần quá tải, dỡ phần quá khổ. mọi chi phí phát sinh và phương tiện để hạ tải, dỡ quá khổ do chủ xe và người điều khiển phương tiện chịu.*
...
Điều 17. Xử phạt vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn của xe ô tô.
...
5. Ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi quy định tại Điều này thì còn buộc phải thực hiện:
a. Vi phạm khoản 3, thì bị tước giấy phép lái xe trong thời hạn 180 ngày và tước giấy phép lưu hành xe.
* Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Nghị định 78/1998/NĐ-CP
Nội dung:
12. Điểm a khoản 5 Điều 17 được sửa đổi như sau:
"a. Vi phạm khoản 3 điều này, nếu lái xe là chủ xe thì bị tước Giấy phép lái xe trong thời hạn 180 (một trăm tám mươi) ngày và thu hồi Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường."*
Điều 13. Xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
3. Phạt tiền 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không nhường đường cho xe ưu tiên.
b. Dùng xe đẩy, kéo xe khác, kéo sơ mi, rơ moóc không đúng quy định.
c. Chở hàng hoá, đồ vật cồng kềnh, quá chiều cao, chiều dài, chiều rộng cho phép.
d. Chở tre, nứa, sắt, thép hoặc các vật liệu khác kéo lê trên đường hoặc không có biện pháp bảo đảm an toàn.
đ. Người điều khiển xe không đúng tuổi quy định.
e. Không chấp hành hoặc ngăn cản sự kiểm tra, kiểm soát, sự chỉ dẫn của Cảnh sát hoặc người hướng dẫn giao thông khi vi phạm.
g. Cho mượn, cho thuê giấy phép lái xe.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 78/1998/NĐ-CP:
Nội dung:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 49/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ như sau:
....
8. Điều 13 được sửa đổi như sau:
Điều 13. Xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
3. Phạt tiền 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
k. Xếp hàng hoá lệch trọng tâm.*
Điều 13. Xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
4. Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Điều khiển xe trong tình trạng dùng rượu, bia, hoặc các chất kích thích khác quá nồng độ quy định.
b. Người tập lái xe mà không có giấy phép tập lái. không có trợ giáo ngồi bên cạnh. xe không có biển tập lái theo quy định. không trang bị thêm bộ phận phanh phụ và gương phản hậu. xe chạy trên đường giao thông công cộng mà không được phép, xe chạy sai tuyến đường phạm vi quy định.
c. Xe chở hàng hoá, đồ vật vượt quá trọng tải cho phép.
*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 78/1998/NĐ-CP
Nội dung:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 49/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ như sau:
...
8. Điều 13 được sửa đổi như sau:
Điều 13. Xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
4. Phạt tiền 1.000.000 đối với một trong các hành vi sau đây:
...
g. Sử dụng một trong các loại giấy tờ giả sau: Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy chứng nhận đăng ký xe.*
Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe bánh xích, xe quá khổ, quá tải trọng vi phạm trật tự an toàn giao thông.
1. Phạt tiền 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Điều khiển xe chạy trên đường giao thông, qua cầu mà không có giấy phép hoặc giấy phép đã quá hạn.
b. Không đi đúng tuyến đường, phạm vi ghi trong giấy phép.
c. Chở quá trọng tải cho phép. chuyển tải, hạ tải hoặc có hành vi khác nhằm trốn tránh sự kiểm tra trọng tải hàng hoá của người có thẩm quyền.
2. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe bánh xích, xe quá khổ, quá trọng tải vi phạm điểm a điểm b Điều này thì bị tước giấy phép lái xe trong thời hạn 90 ngày. bị buộc phải hạ tải ngay, dỡ phần quá khổ. mọi chi phí phát sinh và phương tiện để hạ tải, dỡ phần hàng hoá quá khổ do chủ xe và người lái chịu.
3. Người điều khiển xe bánh xích, xe quá khổ, quá trọng tải có hành vi quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này thì bị xử phạt theo quy định tại các Điều đó.
* Điều này được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Nghị định 78/1998/NĐ-CP
Nội dung:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 49/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ như sau:
.....
11. Điều 16 được sửa đổi như sau:
"Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe bánh xích, xe quá trọng tải giới hạn của cầu đường, quá khổ giới hạn của cầu đường vi phạm trật tự an toàn giao thông.
1. Phạt tiền 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Điều khiển xe chạy trên đường, qua cầu, phà mà không có giấy phép hoặc giấy phép đã quá hạn.
b. Không đi đúng tuyến đường ghi trong giấy phép.
2. Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây (trừ xe đã được cấp giấy phép lưu hành đặc biệt):
a. Chở hàng với tổng trọng của xe sau khi trừ sai số cho phép vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường tới mức 2%.
b. Chở hàng vượt khổ giới hạn cho phép của cầu đường theo chiều cao dưới 50 cm hoặc theo chiều ngang dưới 20 cm hoặc theo chiều dài dưới 150 cm.
3. Phạt tiền 3.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
a. Chở hàng có tổng trọng sau khi trừ sai số cho phép vượt quá trọng tải cho phép của cầu, đường trên mức 2%.
b. Chở hàng vượt quá khổ giới hạn cho phép của cầu đường trên mức quy định tại điểm b, khoản 2 của điều này.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện có hành vi quy định tại điều này còn bị tước Giấy phép lái xe trong thời hạn 60 ngày, buộc phải hạ tải ngay phần quá tải, dỡ phần quá khổ. mọi chi phí phát sinh và phương tiện để hạ tải, dỡ quá khổ do chủ xe và người điều khiển phương tiện chịu."*
Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe bánh xích, xe quá khổ, quá tải trọng vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
2. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe bánh xích, xe quá khổ, quá trọng tải vi phạm điểm a điểm b Điều này thì bị tước giấy phép lái xe trong thời hạn 90 ngày. bị buộc phải hạ tải ngay, dỡ phần quá khổ. mọi chi phí phát sinh và phương tiện để hạ tải, dỡ phần hàng hoá quá khổ do chủ xe và người lái chịu.
* Điều này được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Nghị định 78/1998/NĐ-CP
Nội dung:
11. Điều 16 được sửa đổi như sau:
"Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe bánh xích, xe quá trọng tải giới hạn của cầu đường, quá khổ giới hạn của cầu đường vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện có hành vi quy định tại điều này còn bị tước Giấy phép lái xe trong thời hạn 60 ngày, buộc phải hạ tải ngay phần quá tải, dỡ phần quá khổ. mọi chi phí phát sinh và phương tiện để hạ tải, dỡ quá khổ do chủ xe và người điều khiển phương tiện chịu."*
Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe bánh xích, xe quá khổ, quá tải trọng vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
3. Người điều khiển xe bánh xích, xe quá khổ, quá trọng tải có hành vi quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này thì bị xử phạt theo quy định tại các Điều đó.
*khoản này được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 78/1998/NĐ-CP như sau:
Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe bánh xích, xe quá trọng tải giới hạn của cầu đường, quá khổ giới hạn của cầu đường vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
3. Phạt tiền 3.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
a. Chở hàng có tổng trọng sau khi trừ sai số cho phép vượt quá trọng tải cho phép của cầu, đường trên mức 2%.
b. Chở hàng vượt quá khổ giới hạn cho phép của cầu đường trên mức quy định tại điểm b, khoản 2 của điều này.*
Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe bánh xích, xe quá khổ, quá tải trọng vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
2. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe bánh xích, xe quá khổ, quá trọng tải vi phạm điểm a điểm b Điều này thì bị tước giấy phép lái xe trong thời hạn 90 ngày. bị buộc phải hạ tải ngay, dỡ phần quá khổ. mọi chi phí phát sinh và phương tiện để hạ tải, dỡ phần hàng hoá quá khổ do chủ xe và người lái chịu.
3. Người điều khiển xe bánh xích, xe quá khổ, quá trọng tải có hành vi quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này thì bị xử phạt theo quy định tại các Điều đó.
* Điều này được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Nghị định 78/1998/NĐ-CP
Nội dung:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 49/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ như sau:
.....
11. Điều 16 được sửa đổi như sau:
"Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe bánh xích, xe quá trọng tải giới hạn của cầu đường, quá khổ giới hạn của cầu đường vi phạm trật tự an toàn giao thông.
1. Phạt tiền 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Điều khiển xe chạy trên đường, qua cầu, phà mà không có giấy phép hoặc giấy phép đã quá hạn.
b. Không đi đúng tuyến đường ghi trong giấy phép.
2. Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây (trừ xe đã được cấp giấy phép lưu hành đặc biệt):
a. Chở hàng với tổng trọng của xe sau khi trừ sai số cho phép vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường tới mức 2%.
b. Chở hàng vượt khổ giới hạn cho phép của cầu đường theo chiều cao dưới 50 cm hoặc theo chiều ngang dưới 20 cm hoặc theo chiều dài dưới 150 cm.
3. Phạt tiền 3.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
a. Chở hàng có tổng trọng sau khi trừ sai số cho phép vượt quá trọng tải cho phép của cầu, đường trên mức 2%.
b. Chở hàng vượt quá khổ giới hạn cho phép của cầu đường trên mức quy định tại điểm b, khoản 2 của điều này.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện có hành vi quy định tại điều này còn bị tước Giấy phép lái xe trong thời hạn 60 ngày, buộc phải hạ tải ngay phần quá tải, dỡ phần quá khổ. mọi chi phí phát sinh và phương tiện để hạ tải, dỡ quá khổ do chủ xe và người điều khiển phương tiện chịu."*
Điều 17. Xử phạt vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn của xe ô tô.
...
4. Phạt tiền 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng xe ô tô có hệ thống điều khiển bên phải.
Điều 22. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát nhân dân.
...
5. Trưởng phòng cảnh sát giao thông trật tự cấp tỉnh, Thủ trưởng đơn vị đặc nhiệm, đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội và tương đương trở lên có quyền xử phạt như trưởng công an cấp huyện.
* Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Nghị định 78/1998/NĐ-CP
Nội dung:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 49/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ như sau:
...
14. Khoản 5 Điều 22 được sửa đổi như sau:
"5. Trưởng phòng Cảnh sát giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thủ trưởng đơn vị đặc nhiệm, đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội và tương đương trở lên có quyền xử phạt như Trưởng công an cấp huyện."*
Điều 3.-
Khi xẩy ra tai nạn giao thông phải tuân thủ các quy định sau:
...
7- Uỷ ban Nhân dân địa phương nơi tai nạn xẩy ra phải tổ chức cứu chữa giúp đỡ người bị nạn, bảo vệ hiện trường và kịp thời thông báo cho cảnh sát giao thông đến lập biên bản, xử lý hậu quả.
Điều 29.-
...
c) Không có đủ giấy tờ như đã quy định như:
- Bằng lái xe loại xe đó (nếu lái loại xe phải có bằng).
- Giấy đăng ký xe.
- Giấy phép lưu hành xe (nếu mà loại xe phải có giấy phép lưu hành).
- Đối với xe vận tải hàng hoá hoặc hành khách như: giấy vận chuyển, giấy phép vận tải hàng hoá hoặc hành khách (kể cả khách du lịch), bảo hiểm... theo quy định hiện hành.
Điều 41. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý.
Những người được quy định tại Điều 40 của Pháp lệnh này có quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng, nhân viên kiểm lâm, hải quan, kiểm soát viên thị trường được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo thủ trưởng của mình là một trong những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h Điều 40 của Pháp lệnh này và được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
3. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. nếu do lỗi của người này mà tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm cần được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm hoặc đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
4. Đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kinh khí quý, các chất ma tuý và những vật thuộc chế độ quản lý đặc biệt khác, thì việc bảo quản được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đối với tang vật vi phạm hành chính là loại hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 52 của Pháp lệnh này.
Điều 41. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý.
Những người được quy định tại Điều 40 của Pháp lệnh này có quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng, nhân viên kiểm lâm, hải quan, kiểm soát viên thị trường được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo thủ trưởng của mình là một trong những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h Điều 40 của Pháp lệnh này và được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
3. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. nếu do lỗi của người này mà tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm cần được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm hoặc đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
4. Đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kinh khí quý, các chất ma tuý và những vật thuộc chế độ quản lý đặc biệt khác, thì việc bảo quản được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đối với tang vật vi phạm hành chính là loại hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 52 của Pháp lệnh này.
5. Trong thời gian không quá mười lăm ngày, kể từ ngày tạm giữ, người có thẩm ra quyết định tạm giữ phải xử lý ngay tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức sử dụng nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện, giấy phép lái xe, giấy tờ cần thiết khác có liên quan hoặc tang vật, phương tiện vi phạm cho đến khi cá nhân, tổ chức đó thi hành xong quyết định.
6. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản.
Điều 8. Xử phạt người đi xe đạp vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông.
1. Phạt tiền 10.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
b. Dùng ô, dù để che nắng, mưa khi đi xe đạp.
* Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 78/1998/NĐ-CP
Nội dung:
4. Khoản 1 ,2, 3, 4, 5 Điều 8 được sửa đổi như sau:
"1. Phạt tiền 10.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
b. Dùng ô dù để che mưa nắng khi điều khiển xe đạp. *
...
Điều 11. Xử phạt người điều khiển xe máy, mô tô, xe máy lôi, xích lô máy vi phạm trật tự an toàn giao thông.
1. Phạt tiền 50.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
b. Dùng ô, dù để che nắng, mưa khi điều khiển xe máy mô tô.
* Điều này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 78/1998/NĐ-CP
Nội dung:
7. Điều 11 được bổ sung, sửa đổi như sau:
"Điều 11. Xử phạt người điều khiển mô tô, xe máy, xe máy lôi, xích lô máy và các loại xe có kết cấu tương tự vi phạm trật tự an toàn giao thông.
1. Phạt tiền 50.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
b. Dùng ô, dù che nắng che mưa hoặc sử dụng điện thoại di động khi điều khiển các loại xe nêu tại điều này. *
Điều 11. Xử phạt người điều khiển xe máy, mô tô, xe máy lôi, xích lô máy vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
2. Phạt tiền 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định. đi vào đường ngược chiều. đi vào đường cấm. khu vực cấm.
* Điều này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 78/1998/NĐ-CP
Nội dung:
7. Điều 11 được bổ sung, sửa đổi như sau:
"Điều 11. Xử phạt người điều khiển mô tô, xe máy, xe máy lôi, xích lô máy và các loại xe có kết cấu tương tự vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
2. Phạt tiền 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Điều khiển xe chạy vượt quá tốc độ quy định. đi vào đường cấm hoặc đi vào khu vực cấm. *
...
Điều 13. Xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
2. Phạt tiền 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
b. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định. điều khiển xe tốc độ cao từ trong ngõ, hẻm, đường phụ ra đường chính hoặc ngược lại.
* Điều này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Nghị định 78/1998/NĐ-CP
Nội dung:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 49/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ như sau:
....
8. Điều 13 được sửa đổi như sau:
"Điều 13. Xử phạt người điều khiển xe ô tô vi phạm trật tự an toàn giao thông.
...
2. Phạt tiền 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
b. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định. điều khiển xe tốc độ cao từ trong ngõ, hẻm, đường phụ ra đường chính hoặc ngược lại. *