ISO 6654:1991
\r\n\r\nTHỨC\r\nĂN CHĂN NUÔI - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG URE
\r\n\r\nAnimal\r\nfeeding stuffs - Determination of urea content
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 6600:2000 hoàn toàn tương đương với ISO\r\n6654:1991;
\r\n\r\nTCVN 6600:2000 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F17\r\nThức ăn chăn nuôi biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề\r\nnghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ)\r\nban hành;
\r\n\r\nTiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ\r\nTiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại\r\nkhoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1\r\nĐiều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi\r\ntiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
\r\n\r\n\r\n\r\n
THỨC ĂN CHĂN\r\nNUÔI - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG URE
\r\n\r\nAnimal\r\nfeeding stuffs - Determination of urea content
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy định phương pháp đo phổ để\r\nxác định hàm lượng ure trong thức ăn chăn nuôi.
\r\n\r\n\r\n\r\nISO 6498:1983, Thức ăn chăn nuôi - Chuẩn bị\r\nmẫu thử.
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này, áp dụng định nghĩa dưới\r\nđây:
\r\n\r\nHàm lượng ure: Phần lượng\r\nchất thu được khi xác định theo qui trình quy định trong tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nPhần lượng này được biểu thị dưới dạng phần\r\ntrăm khối lượng.
\r\n\r\n\r\n\r\nLàm mất màu dung dịch huyền phù của mẫu thử.\r\nKhuấy dung dịch và lọc. Thêm vào dịch lọc dung dịch 4-dimetyl-amino-benzaldehyd\r\n(4-DMAB) và đo độ hấp thụ bằng máy đo phổ ở bước sóng 420 nm.
\r\n\r\n\r\n\r\nTất cả thuốc thử đều phải có chất lượng tinh\r\nkhiết phân tích. Nước sử dụng phải là nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương\r\nđương.
\r\n\r\n5.1 Than hoạt hóa: không hấp\r\nphụ ure.
\r\n\r\n5.2 Dung dịch\r\n4-dimetyl-amino-benzaldehyd (4-DMAB) được chuẩn bị như sau.
\r\n\r\nHòa tan 1,6 g 4-DMAB trong 100 ml etanol 96 %\r\n(phần thể tích), thêm 10 ml axit clohydric đậm đặc (p20 =\r\n1,19 g/ml) và khuấy đều.
\r\n\r\nDung dịch có thể giữ tối đa 2 tuần.
\r\n\r\n5.3 Dung dịch Carrez I
\r\n\r\nHòa tan trong nước 24 g kẽm axetat dihydrat\r\n[Zn(CH3COO)2.2H2O] và 3 g axit axetic băng.\r\nThêm nước cất cho đủ 100 ml và khuấy đều.
\r\n\r\n5.4 Dung dịch Carrez II
\r\n\r\nHòa tan trong nước 10,6 g kali hexacyanoferat\r\n(II) trihydrat (kali feroxyanua trihydrat) {K4(Fe(CN)6].3H2O}.\r\nThêm nước cho đủ 100 ml và khuấy đều.
\r\n\r\n5.5 Ure, dung dịch chuẩn chứa\r\n1 g ure trong 1 I.
\r\n\r\n\r\n\r\nSử dụng các dụng cụ thông thường trong phòng\r\nthí nghiệm và đặc biệt là các loại sau đây:
\r\n\r\n6.1 Máy lắc, có khả năng\r\nlàm việc ở tốc độ từ 30 r/min đến 40 r/min.
\r\n\r\n6.2 Phổ kế, thích hợp cho việc\r\nđo độ hấp thụ ở bước sóng 420 nm với cuvét có chiều dày là 10 mm.
\r\n\r\n6.3 Ống nghiệm, kích thước\r\n160 mm x 16 mm, có nút mài thủy tinh.
\r\n\r\n6.4 Bình định mức, dung tích\r\n100 ml và 500 ml.
\r\n\r\n6.5 Nồi cách thủy, có thể duy\r\ntrì nhiệt độ ở 20 °C.
\r\n\r\n\r\n\r\nViệc lấy mẫu được đề cập đến trong một tiêu\r\nchuẩn khác.
\r\n\r\n\r\n\r\nChuẩn bị mẫu theo ISO 6498.
\r\n\r\n\r\n\r\n9.1 Phần mẫu thử
\r\n\r\nCân, chính xác đến 1 mg, khoảng 2 g mẫu thử\r\n(điều 8).
\r\n\r\nĐối với mẫu có hàm lượng ure lớn hơn 3 %\r\n(phần khối lượng), có thể giảm phần mẫu thử xuống 1 g hoặc pha loãng dung dịch\r\nmẫu (xem 9.2) để nồng độ không vượt quá 50 mg ure/500 ml.
\r\n\r\nĐối với mẫu có hàm lượng ure thấp, phần mẫu\r\nthử có thể tăng lên sao cho dịch lọc thu được phải trong và không có màu.
\r\n\r\n9.2 Chuẩn bị dung dịch mẫu thử
\r\n\r\n9.2.1 Chuyển phần mẫu thử\r\n(9.1) cùng 1 g than hoạt hóa (5.1) vào bình định mức 500 ml (6.4). Thêm 400 ml\r\nnước, 5 ml dung dịch Carrez I (5.3) và 5 ml dung dịch Carrez II (5.4). Lắc đều\r\nbình trên máy lắc (6.1) trong 30 min. Định mức đến vạch bằng nước, lắc đều và\r\nlọc từ từ qua giấy lọc định tính.
\r\n\r\n9.2.2 Nếu dịch lọc vẫn có\r\nmàu thì chuẩn bị lại dịch lọc như 9.2.1 nhung tăng thêm lượng than hoạt hóa.
\r\n\r\n9.3 Lên màu
\r\n\r\nDùng pipét hút 5 ml dịch lọc trong, không màu\r\n(9.2) cho vào ống nghiệm (6.3), dùng pipet hút thêm vào đó 5 ml dung dịch\r\n4-DMAB (5.2).
\r\n\r\nLắc đều và để đúng ống nghiệm trong nồi cách\r\nthủy 15 min ở nhiệt độ 20 °C.
\r\n\r\n9.4 Mẫu trắng
\r\n\r\nChuẩn bị mẫu trắng song song với mẫu kiểm\r\ntra, các bước tiến hành tương tự và lượng các thuốc thử cho vào cũng tương\r\nđương như chuẩn bị mẫu thử chỉ khác là không có dịch mẫu.
\r\n\r\n9.5 Chuẩn bị đồ thị chuẩn
\r\n\r\n9.5.1 Dùng pipét lần lượt\r\nhút 1 ml, 2 ml, 4 ml, 5 ml và 10 ml dung dịch ure chuẩn (5.5) vào 5 bình định\r\nmức 100 ml (6.4). Định mức đến vạch bằng nước cất. Như vậy 1 ml dung dịch chuẩn\r\nnày chứa lần lượt 10 μg, 20 μg, 40 μg, 50 μg và 100 μg ure.
\r\n\r\n9.5.2 Từ các dung dịch\r\nchuẩn này (9.5.1) dùng pipét hút chính xác lần lượt mỗi bình 5 ml cho vào 5 ống\r\nnghiệm (6.3). Thêm vào mỗi ống nghiệm 5 ml thuốc thử 4-DMAB (5.2) và lắc đều.\r\nĐo độ hấp thụ của các dung dịch ở bước sóng 420 nm trên máy đo phổ kế (6.2). Hiệu\r\nchỉnh với dung dịch chuẩn 5 ml thuốc thử 4-DMAB và 5 ml nước.
\r\n\r\n9.5.3 Dựng đồ thị chuẩn\r\nvới trục tung là các giá trị độ hấp thụ và trục hoành là nồng độ ure tính theo\r\nμg/ml.
\r\n\r\n9.6 Đo phổ
\r\n\r\nChuyển dung dịch mẫu thử đã chuẩn bị theo 9.3\r\nvào cuvét và đo độ hấp thụ trên máy phổ kế ở bước sóng 420 nm, hiệu chỉnh với\r\nmẫu trắng (9.4).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Nếu mẫu chứa các hợp chất nitơ như\r\ncác axit amin, thì tiến hành đo độ hấp thụ ở bước sóng 435 nm.
\r\n\r\n9.7 Số phép xác định
\r\n\r\nTiến hành xác định hai phép xác định các phần\r\nmẫu thử trên cùng một mẫu thử.
\r\n\r\n\r\n\r\nHàm lượng ure có trong mẫu thử, tính theo\r\nphần trăm khối lượng, được biểu thị bằng công thức sau:
\r\n\r\n\r\n \r\n | \r\n \r\n c \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 20 x m \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
trong đó
\r\n\r\nc là lượng ure có\r\ntrong dịch lọc của mẫu thử được xác định từ đường chuẩn (9.5.3), tính bằng\r\nμg/ml.
\r\n\r\nm là khối lượng mẫu\r\nthử (9.1), tính bằng g.
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong báo cáo kết quả phải ghi rõ phương pháp\r\nđã sử dụng và kết quả thu được. Báo cáo cũng phải đề cập đến những chi tiết\r\nthao tác không được nêu ra trong tiêu chuẩn này hoặc được phép lựa chọn, cùng\r\nvới các chi tiết của bất kỳ yếu tố nào có ảnh hưởng tới kết quả.
\r\n\r\nBáo cáo phải bao gồm tất cả các thông tin cần\r\nthiết để nhận biết được toàn diện mẫu thử.
\r\n\r\nTừ khóa: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6600:2000, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN6600:2000, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6600:2000 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN6600:2000 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6600:2000 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, TCVN6600:2000
File gốc của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6600:2000 (ISO 6654: 1991) về thức ăn chăn nuôi – Xác định hàm lượng ure do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6600:2000 (ISO 6654: 1991) về thức ăn chăn nuôi – Xác định hàm lượng ure do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường |
Số hiệu | TCVN6600:2000 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2000-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Nông nghiệp |
Tình trạng | Còn hiệu lực |