TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
\r\n\r\n\r\n\r\nMÁY NÔNG NGHIỆP - MÁY THU HOẠCH LÚA RẢI HÀNG
\r\n\r\n\r\n\r\nAgricultural machines - Windrow rice\r\nHarvesterd
\r\n\r\nTest procedures
\r\n\r\nTCVN 6629: 2000 do Ban kỹ thuật tiêu\r\nchuẩn TCVN/TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp biên soạn dựa trên\r\ncơ sở ISO 8210: 1989, Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm thuộc Bộ\r\nNông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường -\r\nChất lượng trình duyệt, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy định phương pháp\r\nthử áp dụng cho các loại máy thu hoạch lúa rải hàng: loại tự hành hoặc liên hợp\r\ntreo, móc với máy kéo, dùng cho thu hoạch lúa.
\r\n\r\nTiêu chuẩn đưa ra các thuật ngữ và\r\nphương pháp đo, nhằm đánh giá các đặc tính sử dụng chung, vận tốc làm việc và\r\ncác chỉ tiêu năng suất, chất lượng làm việc của máy.
\r\n\r\n\r\n\r\nISO 500: 1979 Máy kéo nông nghiệp -\r\nTrục trích công suất và móc kéo - Đặc tính kỹ thuật
\r\n\r\nTCVN 1773-3: 1998 (ISO 784-3: 1982)\r\nMáy kéo nông nghiệp - Phương pháp thử - Phần 3: Đường kính quay vòng và đường\r\nkính thông qua.
\r\n\r\nTCVN 1773-6: 1998 (ISO 784-6: 1982)\r\nMáy kéo nông nghiệp - Phương pháp thử - Phần 6: Trọng tâm.
\r\n\r\nISO 3600: 1996 (E) Máy kéo và máy\r\nnông, lâm nghiệp - Sổ tay sử dụng - Giới thiệu.
\r\n\r\nISO 3767-1: 1991 (E) Máy kéo và máy\r\ndùng trong nông, lâm nghiệp, các thiết bị làm vườn và xén cỏ bằng động cơ -\r\nCác ký hiệu chỉ dẫn điều khiển sử dụng và các bộ phận chỉ báo khác - Phần 1:\r\nCác ký hiệu chung.
\r\n\r\nISO 3767-2: 1991 (E) Máy kéo và máy\r\ndùng trong nông, lâm nghiệp, các thiết bị làm vườn và xén cỏ bằng động cơ - Các\r\nký hiệu chỉ dẫn điều khiển sử dụng và các bộ phận chỉ báo khác - Phần 2: Các ký\r\nhiệu dùng cho máy kéo và máy nông nghiệp.
\r\n\r\nTCVN 1773-17: 1998 Máy kéo nông lâm\r\nnghiệp - Phương pháp thử - Đánh giá công nghệ sử dụng trong điều kiện sản xuất.
\r\n\r\nTCVN 1773-18: 1998 Máy kéo nông lâm\r\nnghiệp - Phương pháp thử - Độ tin cậy sử dụng - Các chỉ tiêu và phương pháp\r\nđánh giá.
\r\n\r\nISO 3789-1: 1982 Máy kéo và máy dùng\r\ntrong nông, lâm nghiệp, các thiết bị làm vườn và xén cỏ bằng động cơ - Vị trí\r\nvà phương pháp sử dụng các bộ phận điều khiển - Phần 1: Các bộ phận điều khiển\r\nchung.
\r\n\r\nISO 3789-2: 1982 Máy kéo và máy dùng\r\ntrong nông, lâm nghiệp, các thiết bị làm vườn và xén cỏ bằng động cơ - Vị trí\r\nvà phương pháp sử dụng các bộ phận điều khiển - Phần 2: Các bộ phận điều khiển\r\ndùng cho máy kéo và máy nông nghiệp.
\r\n\r\nISO 3865: 1990 (E) Máy kéo bánh nông\r\nnghiệp - Chỗ ngồi của người điều khiển - Đo rung động.
\r\n\r\nISO 3965: 1990 (E) Máy kéo bánh hơi\r\nnông nghiệp - Vận tốc cực đại - Phương pháp xác định.
\r\n\r\nISO 4254-1: 1989 Máy kéo và máy nông\r\nlâm nghiệp - Các phương tiện kỹ thuật bảo đảm an toàn - Phần 1: Đại cương.
\r\n\r\nTCVN 1773-13: 1998 (ISO 5007: 1990)\r\nMáy kéo bánh hơi nông nghiệp - Phương pháp thử - Chỗ ngồi của người lái máy -\r\nĐo rung động trong điều kiện phòng thí nghiệm.
\r\n\r\nTCVN 1773-14: 1998 (ISO 5131: 1996)\r\nMáy kéo và máy dùng trong nông, lâm nghiệp - Phương pháp thử - Độ vang âm - Đo\r\ntiếng ồn ở vị trí làm việc của người điều khiển máy.
\r\n\r\nTCVN 1773-15: 1998 (ISO 5697: 1982)\r\nMáy kéo và máy dùng trong nông, lâm nghiệp - Xác định đặc tính phanh.
\r\n\r\nTCVN 5451: 1991 (ISO 1979) Ngũ cốc -\r\nLấy mẫu (dạng hạt).
\r\n\r\nISO 5702: 1983 Thiết bị dùng cho thu\r\nhoạch - Các bộ phận của máy liên hợp thu hoạch - Các thuật ngữ tương đương.
\r\n\r\nISO 6095-1 Máy nông nghiệp - Các máy\r\nliên hợp thu hoạch tự hành - Chỗ ngồi của người điều khiển và điều kiện tiện\r\nnghi làm việc.
\r\n\r\nISO 6689-1: 1997 Thiết bị dùng cho\r\nthu hoạch - Máy liên hợp và các bộ phận chức năng - Phần 1: Thuật ngữ.
\r\n\r\nISO 6689-2: 1997 Thiết bị dùng cho\r\nthu hoạch - Máy liên hợp và các bộ phận chức năng - Đánh giá đặc tính và năng\r\nsuất.
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ\r\nvà định nghĩa trong ISO 5702, ISO 6689 và các định nghĩa sau:
\r\n\r\n3.1. Máy thử: Máy thu hoạch lúa rải hàng được thử\r\nnghiệm.
\r\n\r\n3.2. Máy đối chứng: Máy khác được dùng để thử nghiệm so\r\nsánh với máy thử.
\r\n\r\n3.3. Dãy thử: Tất cả các dữ liệu và số liệu của\r\nmột số phép thử.
\r\n\r\n3.4. Phần thu chính: Các vật liệu thu được do máy xả ra\r\ntừ cửa rải hàng trong thời gian một phép thử.
\r\n\r\n3.5. Chạy chuẩn bị máy: Chạy máy để đạt độ ổn định của các\r\ncơ cấu trên máy trước khi tính thời gian của một phép thử.
\r\n\r\n3.6. Máy rỗng: Máy mà trong toàn bộ các bộ phận\r\ncủa máy không chứa đựng một chút cây trồng nào.
\r\n\r\n3.7. Đầu gặt: Bộ phận máy thực hiện được 3 chức\r\nnăng: vơ, cắt và giữ cây sau khi cắt rời khỏi gốc.
\r\n\r\n3.8. Mâm cắt: Bộ phận máy thực hiện được 2 chức\r\nnăng: cắt cây rời khỏi gốc và giữ được cây đã cắt.
\r\n\r\n3.9. Bộ phận vơ lúa: Bộ phận máy, vơ được cây từ ngoài\r\nvào mâm cắt, giữ cây để cho lưỡi cắt cắt cây.
\r\n\r\n3.10. Bộ phận chuyển cây: Bộ phận máy thực hiện được chức\r\nnăng mang cây đã cắt từ đầu gặt đến các bộ phận tiếp theo.
\r\n\r\n3.11. Bộ phận rải hàng: Bộ phận máy thực hiện được chức\r\nnăng chuyển cây, rải nhẹ xuống đồng theo một trật tự ngọn một phía, gốc phía\r\nkhác.
\r\n\r\n\r\n\r\n4.1. Phương pháp chọn hoặc nhận máy\r\nđể thử, thời gian chạy máy trước khi thử cần được công bố trong báo cáo thử.
\r\n\r\n4.2. Máy thử phải được lắp đặt, điều\r\nchỉnh và sử dụng theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất. Việc thực hiện các hướng\r\ndẫn đó trong thực tế, và những lý do của mọi sự khác biệt so với hướng dẫn cần\r\nđược ghi chép và báo cáo.
\r\n\r\n4.3. Các phụ tùng của máy thử phải\r\nsẵn có trên thị trường, khi cần thay thế phải được cung cấp.
\r\n\r\n5. Giám định\r\nđặc tính kỹ thuật của máy thử trước khi thử
\r\n\r\n5.1. Các chi tiết hay cụm chi tiết\r\nquan trọng
\r\n\r\nCác chi tiết hay cụm chi tiết quan\r\ntrọng của máy thử phải được lắp đặt và kiểm tra mức độ phù hợp với định nghĩa,\r\nđặc tính kỹ thuật và chỉ tiêu tính năng như đã cho trong ISO 6689.
\r\n\r\n5.2. Vận tốc
\r\n\r\nĐối với các máy tự hành việc đo vận\r\ntốc của các bộ phận trong máy được tiến hành ở điều kiện không tải, với tay\r\ncung cấp nhiên liệu ở vị trí làm việc bình thường, phù hợp với yêu cầu về chế\r\nđộ làm việc của máy.
\r\n\r\nĐối với máy nhận truyền động từ trục\r\ntrích công suất (PTO) các vận tốc được đo tại tốc độ quay quy định của PTO (540\r\n± 10 vòng/phút hoặc 1000 ± 25 vòng/phút, xem ISO 500).
\r\n\r\nVận tốc tiến được đo trên đường chạy\r\ncủa mặt đồng bằng phẳng và cứng (xem ISO 3965) khi cần điều khiển hộp số ở vị\r\ntrí làm việc quy định và các bộ phận khác của máy ở vị trí ngắt. Quy trình thử\r\nnhư sau:
\r\n\r\na/ Trước khi thử nghiệm, cho liên\r\nhợp hoạt động một thời gian đủ để động cơ, dầu truyền động và nước làm mát đạt\r\nnhiệt độ làm việc định mức. Cần duy trì nhiệt độ này trong quá trình thử;
\r\n\r\nb/ Khi thử nghiệm. Để có vận tốc lớn\r\nnhất ở số tiến, tay cung cấp nhiên liệu mở hoàn toàn;
\r\n\r\nc/ Đo vận tốc di chuyển trên khoảng\r\ncách không nhỏ hơn 100m, trước hết theo một hướng trên đường thử, sau đó theo\r\nhướng ngược lại. Ghi lại khoảng thời gian mà một điểm trên máy đi qua 100 m;
\r\n\r\nd/ Vận tốc di chuyển lớn nhất là giá\r\ntrị trung bình của vận tốc 2 lần chạy liên tiếp theo các hướng ngược nhau.
\r\n\r\n5.3. Vị trí trọng tâm
\r\n\r\nCần chỉ rõ máy thử có cầu sau chủ\r\nđộng không.
\r\n\r\nVị trí trọng tâm của loại máy thu\r\nhoạch có ít nhất hai trục lắp bánh hơi hoặc xích được xác định theo TCVN 1773-6\r\n(ISO 789-6) trong các điều kiện sau:
\r\n\r\n- Máy : rỗng;
\r\n\r\n- Đầu gặt: nâng cao nhất;
\r\n\r\n- Các thùng nhiên liệu: đầy;
\r\n\r\n- Người lái: giả định nặng 65 kg đặt\r\ntại chỗ ngồi lái.
\r\n\r\n5.4. Xác định đặc tính bộ phận rải\r\nhàng
\r\n\r\n5.4.1 Tính vận tốc rải hàng lớn nhất\r\ntrong chu kỳ rải hàng bằng cách xác định lượng lúa rải trong 30 giây kể từ giây\r\nthứ 5 sau khi dòng lúa bắt đầu thoát ra từ thiết bị rải, tính bằng kg/giây.
\r\n\r\n5.4.2 Tính vận tốc rải hàng trung\r\nbình lớn nhất bằng cách chia lượng lúa thu được cho thời gian rải hàng của 3\r\nlần thử nghiệm liên tiếp.
\r\n\r\n6. Thử khả\r\nnăng máy làm việc trên đồng
\r\n\r\nCác phép thử khả năng của máy làm\r\nviệc trên đồng được tiến hành trong thời gian nhiều tháng hoặc cả mùa thu hoạch\r\ntrên địa bàn thực tế.
\r\n\r\n6.1. Dữ liệu cần ghi
\r\n\r\nTrên mỗi cánh đồng làm việc cần ghi\r\nlại các dữ liệu sau đây:
\r\n\r\na/ Điều kiện thời tiết;
\r\n\r\nb/ Độ dốc và tình trạng đất;
\r\n\r\nc/ Kích thước cánh đồng;
\r\n\r\nd/ Diện tích đã thu hoạch của máy;
\r\n\r\ne/ Loại, giống, trạng thái và năng\r\nsuất gần đúng của cây trồng;
\r\n\r\nf/ Số giờ làm việc của máy;
\r\n\r\ng/ Chiều cao gốc rạ sau khi cắt;
\r\n\r\nh/ Lượng nhiên liệu đã dùng cho máy.
\r\n\r\n6.2. Tình trạng hoạt động và tính\r\nnăng của máy thử
\r\n\r\nTrong suốt quá trình thử, cần quan\r\nsát và kịp thời đưa vào báo cáo các dữ liệu về tình trạng chung và các tính\r\nnăng của liên hợp, hoặc máy đặc biệt về những nội dung nêu ở 6.2.1 đến 6.2.4\r\nsau đây:
\r\n\r\n6.2.1. Đánh giá khả năng
\r\n\r\nNgười vận hành cần quan sát và báo\r\ncáo về tình trạng và khả năng sau đây của máy:
\r\n\r\na/ Khả năng cắt, thu gom và (hoặc)\r\nnâng cây;
\r\n\r\nb/ Các tắc kẹt xảy ra;
\r\n\r\nc/ Khả năng thích ứng của động cơ,\r\nhệ thống điều khiển cấp nhiên liệu và làm mát;
\r\n\r\nd/ Tình trạng thoát lúa từ cửa rải\r\nhàng;
\r\n\r\ne/ Độ tin cậy sử dụng của liên hợp\r\nhoặc máy;
\r\n\r\nf/ Tính thích hợp của các cơ cấu\r\nđiều chỉnh;
\r\n\r\ng/ Độ nhạy của các thao tác điều\r\nkhiển các cơ cấu riêng;
\r\n\r\nh/ Hiệu quả của các thiết bị rải\r\nhàng, đặc biệt với lúa ẩm;
\r\n\r\ni/ Thời gian để nạp nhiên liệu;
\r\n\r\nj/ Các yếu tố hạn chế hiệu suất;
\r\n\r\nk/ Đặc tính kéo bám của máy trong\r\ncác điều kiện khó khăn.
\r\n\r\n6.2.2. Tính thuận lợi, tiện nghi và\r\nan toàn
\r\n\r\n6.2.2.1 Trong báo cáo thử cần đánh\r\ngiá mức độ phù hợp của các ký hiệu, các bộ phận điều khiển, các phương tiện kỹ\r\nthuật đảm bảo an toàn, đặc tính phanh và chỗ làm việc của người điều khiển trên\r\nmáy thử so với ISO 3767-1, ISO 3767-2, ISO 3789-1, ISO 3789-2, ISO 4254-1, ISO\r\n5697 và ISO 6095.
\r\n\r\n6.2.2.2 Cần đưa vào báo cáo thử\r\nnhững nhận xét chung về sự thuận tiện ở vị trí lái, về quá trình nhận biết và\r\ndễ dàng sử dụng các cơ cấu điều khiển; khả năng nhìn thấy sự làm việc của mâm\r\ncắt, bộ phận, bộ chuyển cây và bộ phận rải hàng. Dễ nhận biết, dễ nhìn thấy các\r\ndụng cụ, cùng với các yếu tố liên quan tới tiện nghi chỗ ngồi, độ rung động,\r\ntiếng ồn và bụi khói…
\r\n\r\n6.2.2.3 Độ rung chỗ ngồi và tiếng ồn\r\ntại vị trí người lái được đo theo TCVN 1773-14 (ISO 5131) và TCVN 1773-13 (ISO\r\n5007) tương ứng.
\r\n\r\n6.2.2.4 Báo cáo thử còn gồm các dữ\r\nliệu về:
\r\n\r\na/ Tính thích ứng và dễ dàng điều\r\nkhiển hệ thống điều hoà không khí buồng lái, nếu có;
\r\n\r\nb/ Tính thích ứng của thiết bị chiếu\r\nsáng, đặc biệt dùng để làm việc khi trời tối;
\r\n\r\nc/ Bán kính quay vòng, xem TCVN\r\n1773-3 (ISO 789-3);
\r\n\r\nd/ Tính dễ dàng điều khiển nói chung\r\nvà tính ổn định của máy thử khi điều khiển hoặc lái trong các điều kiện đường\r\nsá khác nhau;
\r\n\r\ne/ Mọi dấu hiệu nguy hiểm đã phát\r\nhiện mà không được quy định bởi các tiêu chuẩn quốc tế liệt kê ở 6.2.2.1.
\r\n\r\n6.2.3 Tính thuận tiện điều chỉnh và\r\nbảo dưỡng thông thường
\r\n\r\nCần đưa vào báo cáo thử các thông\r\ntin có liên quan tới tính thuận tiện điều khiển và bảo dưỡng thông thường sau\r\nđây:
\r\n\r\na/ Sự rõ ràng của bản hướng dẫn sử\r\ndụng (xem ISO 3600);
\r\n\r\nb/ Dễ điều chỉnh, đặc biệt khi trạng\r\nthái cây thay đổi;
\r\n\r\nc/ Dễ thay đổi từ trạng thái làm\r\nviệc trên đồng sang trạng thái di chuyển và ngược lại;
\r\n\r\nd/ Dễ tiến hành các bảo dưỡng thông\r\nthường như làm sạch bầu không khí, thay dầu nhờn và tấm lọc, bôi trơn, kiểm tra\r\nmức dầu nhờn, điều chỉnh căng dây đai…;
\r\n\r\ne/ Các biện pháp quan sát mức nhiên\r\nliệu và đổ thêm nhiên liệu;
\r\n\r\nf/ Làm sạch các bộ phận cung cấp của\r\nmáy, đặc biệt khi thay đổi các loại cây và khắc phục tắc kẹt;
\r\n\r\ng/ Các biện pháp làm sạch cơ cấu\r\nloại đất đá;
\r\n\r\nh/ Thời gian cần thiết để lắp đặt bộ\r\nphận gặt.
\r\n\r\n6.2.4 Sửa chữa
\r\n\r\nMọi hỏng hóc và sửa chữa trong quá\r\ntrình thử cần được báo cáo. Việc ghi chép thời gian dừng sửa chữa, thay thế,\r\nmức độ và nguyên nhân hư hỏng thực hiện theo quy định tại mục 5.3 TCVN 1773-18:\r\n1998. Những dữ liệu trên là một trong những thành phần tính độ tin cậy sử dụng\r\ncủa liên hợp hoặc máy.
\r\n\r\n7. Thử năng\r\nsuất và chất lượng làm việc
\r\n\r\nCác phép thử được tiến hành trong\r\nnhững điều kiện đặc trưng cụ thể quy định dưới đây, nên thử đồng thời với một\r\nmáy đối chứng thông dụng.
\r\n\r\n7.1. Chọn cây trồng và điều kiện\r\nđồng ruộng
\r\n\r\nCác phép thử nên tiến hành với giống\r\nlúa và điều kiện đại diện của từng vùng, thích hợp với đặc tính kỹ thuật của\r\nmáy. Nơi nào yêu cầu này không được đáp ứng, gây khó khăn cho việc tiến hành,\r\ncần được nói rõ trong báo cáo thử.
\r\n\r\nNên chọn mặt đồng có độ bằng phẳng\r\nđại diện trong thực tế. Riêng các phép thử trên đất dốc được quy định trong Phụ\r\nlục A.
\r\n\r\nNên chọn hướng chạy thích hợp với\r\nhướng gió để không gây ảnh hưởng xấu đến sự làm việc của các bộ phận chức năng\r\ntrên liên hợp hoặc máy.
\r\n\r\nCây trồng cần có độ đồng nhất, nhìn\r\nchung ở trạng thái đứng cây, không bị sâu bệnh, không lẫn nhiều cỏ dại và các\r\nloại cây khác. Tỷ lệ hạt/rơm trung bình từ 0,4 đến 1,0. Độ ẩm hạt trung bình từ\r\n15 đến 25%, độ ẩm rơm từ 40 đến 70%. Độ ẩm rơm, hạt, tỷ lệ hạt/rơm của lúa ở\r\nruộng thử nghiệm được xác định theo 7.5.2. Nếu điều kiện khí hậu hoặc tập quán\r\nđịa phương tạo ra điều kiện đặc trưng khác biệt (cây đổ trải rộng hoặc rối hàng\r\ndo gió), cần nêu rõ trong báo cáo thử.
\r\n\r\n7.2. Máy thử và máy đối chứng
\r\n\r\nKhi dùng máy đối chứng cần biết đầy\r\nđủ kiểu, mẫu, năm sản xuất và các dữ liệu khác tương ứng. Đó là máy phổ biến,\r\ncó uy tín, cùng chức năng, sẵn có trên thị trường trước ngày thử nghiệm ít nhất\r\n1 năm.
\r\n\r\nTình trạng kỹ thuật của máy thử và\r\nmáy đối chứng khi đem thử đều phải tốt. Bề mặt làm việc của các chi tiết, cụm\r\nvà toàn máy phải được rà trơn đúng quy định.
\r\n\r\n7.3. Điều chỉnh máy thử và máy đối\r\nchứng
\r\n\r\nTrước khi thử phải điều chỉnh cả hai\r\nmáy thử và đối chứng để đạt đến đặc tính làm việc tối ưu với cùng loại cây.
\r\n\r\nCác điều chỉnh này được tiến hành\r\ntheo điều kiện thu hoạch thực tế điển hình ở địa phương và của các nơi tương\r\ntự, sao cho chấp nhận được tỷ lệ cắt sót, độ rụng hạt do vơ, cắt và rải hàng\r\nquy định trên đồng.
\r\n\r\nNgười chịu trách nhiệm điều chỉnh\r\nmáy được tạo điều kiện và thời gian theo yêu cầu, đủ để thực hiện công việc\r\nđiều chỉnh. Họ có trách nhiệm quyết định mức điều chỉnh tốt nhất có thể đạt để\r\nmáy làm việc với khả năng cao nhất và thực hiện các chức năng, vơ cắt chuyển\r\ncây và rải hàng tốt nhất.
\r\n\r\nViệc điều chỉnh mâm cắt, vơ lúa,\r\nchuyển cây hoặc rải hàng chỉ được phép tiến hành giữa hai dãy thử.
\r\n\r\n7.4. Thiết bị thu
\r\n\r\n7.4.1. Thiết bị thu các sản phẩm\r\ncây, rải ra từ máy thử, được lắp đặt và sử dụng đáp ứng các yêu cầu sau:
\r\n\r\na/ Thu được toàn bộ dòng cây rải ra\r\ntừ máy, trong thời gian thu;
\r\n\r\nb/ Bảo đảm an toàn cho người thử\r\nnghiệm;
\r\n\r\nc/ Việc cắt và rải hàng có thể bắt\r\nđầu và dừng lại một cách chủ động, không phụ thuộc vào việc các cơ cấu của liên\r\nhợp chuyển động tiến hoặc dừng của máy hoặc liên hợp.
\r\n\r\n7.5. Điều kiện và quy trình thu
\r\n\r\n7.5.1. Thời gian trong ngày được\r\nchọn để thử nghiệm là khi các điều kiện cây trồng ổn định nhất. Các thử nghiệm\r\nso sánh cần được tiến hành trong các điều kiện giống nhau tối đa về thời gian,\r\nđịa điểm đồng ruộng của phép thử. Các điều kiện khác biệt khác cần được ghi rõ.
\r\n\r\n7.5.2. Khi chọn ruộng thử nghiệm cần\r\nxác định tỷ lệ hạt/rơm và độ ẩm rơm, hạt của lúa để kiểm tra sự thích hợp của\r\nlúa nêu ở 7.1. Phương pháp xác định như sau:
\r\n\r\nChọn 5 vị trí gặt lấy mẫu lúa theo\r\nnguyên tắc đường chéo. Diện tích gặt ở mỗi vị trí là 1m2, kích thước\r\n1x1 m. Chiều cao gốc rạ để lại bằng chiều cao gốc rạ của liên hợp gặt sau này.\r\nXử lý ngay toàn bộ số cây gặt từ mỗi vị trí theo phương pháp thủ công, đảm bảo\r\nthu hồi toàn bộ lượng hạt và rơm của mỗi mẫu. Sau khi cân định lượng các thành\r\nphần của mẫu, tiến hành xác định độ ẩm rơm và hạt bằng phương pháp xác định\r\nkhối lượng khô, hoặc bằng dụng cụ cầm tay. Tỷ lệ hạt/rơm (%) tính theo công\r\nthức sau:
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nQ0 là khối lượng toàn bộ\r\nmẫu lúa thu từ mỗi vị trí gặt, tính bằng kilôgam, chính xác tới 0,001 kg;
\r\n\r\nq0 là lượng hạt chắc thu\r\ntừ mẫu gặt nói trên, tính bằng kilôgam, chính xác tới 0,001 kg.
\r\n\r\n7.5.3 Trước mỗi lần thu cho liên hợp\r\nchạy chuẩn bị ít nhất 50 mét hoặc một thời gian chạy không ít hơn 20 giây để\r\nđảm bảo độ ổn định làm việc của các cơ cấu.
\r\n\r\n7.5.4 Khi chạy máy trước và trong\r\nkhi thu, cần sử dụng toàn bộ chiều rộng của bộ phận cắt, vơ. Nếu cây trồng bị\r\nrối, các hàng cây phải được vơ cắt hết một cách êm dịu, đảm bảo dòng vật liệu\r\ncấp lên cơ cấu rải hàng theo chế độ làm việc bình thường đã chọn. Chế độ xả của\r\nbộ phận rải lúa phải được điều chỉnh sao cho vận tốc rải hàng không nhỏ hơn vận\r\ntốc cấp lúa vào mâm cắt để lượng lúa của phần thu chính phản ánh đúng năng suất\r\nthu hoạch của máy.
\r\n\r\n7.5.5. Vận tốc di chuyển của liên\r\nhợp trên đồng và chiều cao gốc rạ được giữ ổn định trong mỗi phép thử
\r\n\r\n7.5.6. Tiến hành thử với các vận tốc\r\ntiến của máy khác nhau để có số liệu đầy đủ về dãy năng suất thực tế. Ở mức\r\nnăng suất khả thi cao nhất, cần ghi lại mọi yếu tố hạn chế đến khả năng tăng\r\nthêm vận tốc tiến như: không đủ công suất động cơ, hoặc các khâu cắt, gom,\r\nchuyển liệu, rải hàng bị hạn chế do hao hụt hạt quá mức…
\r\n\r\n7.5.7. Dãy các phép thử gồm ít nhất\r\n3 cấp vận tốc tiến của máy trên đồng khác nhau. Tại mỗi cấp vận tốc tiến, phép\r\nthử được lặp lại không ít hơn 3 lần.
\r\n\r\n7.5.8. Mỗi lần thu được lấy trên\r\nchiều dài thử tối thiểu 25 m, cùng với tính thời gian thu.
\r\n\r\n7.5.9. Người thử nghiệm có thể loại\r\nbỏ các lần thử trong quá trình thử nghiệm nếu có lý do chính đáng, như: do trục\r\ntrặc chức năng của máy hoặc liên hợp làm việc không tốt, vật lạ có hại đi vào\r\nmáy, các thiết bị thu liệu quá hoặc bị rối… Ngược lại nếu kết quả thử nghiệm\r\ntốt, số liệu thu được cần đưa vào báo cáo thử cùng với các nhận định về những\r\ntình huống không bình thường.
\r\n\r\n7.5.10. Trong mỗi nhóm phép thử ứng\r\nvới mỗi vận tốc tiến của máy cần:
\r\n\r\nLấy ít nhất 3 mẫu lúa để phân tích\r\nđộ ẩm, hạt và rơm có khối lượng không dưới 1000g, chính xác đến 1g. Mẫu lấy tại\r\nđiểm thoát ra cuối cùng của hệ thống rải hàng.
\r\n\r\n7.5.11. Trong mỗi lần chạy thử chọn\r\nít nhất 6 vị trí thu hạt và bông rơi trên ruộng do tác động của máy thử. Trong\r\nđó: 3 vị trí có kích thước phù hợp với bề rộng làm việc của bộ phận cắt và vơ,\r\n3 vị trí có kích thước phù hợp với hàng xếp rải. Sáu vị trí đó có chiều dài\r\nkhông nhỏ hơn 0,5 mét theo hướng tiến của máy. Có thể dùng khay hứng với gờ cao\r\nkhông quá 10 mm, hoặc thu gom trực tiếp trên mặt đất, tuỳ theo điều kiện ruộng,\r\ntrạng thái lúa và loại máy thử. Lượng hạt thu từ mỗi vị trí được giữ trong hộp\r\nchứa đủ nhỏ và kín.
\r\n\r\nSau khi xử lý các mẫu thu, xác định\r\nlượng hạt rơi bình quân trên một đơn vị diện tích ruộng trong từng thí nghiệm\r\ntheo công thức:
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nq1…q6 là lượng\r\nhạt thu được của từng vị trí thu hạt tính bằng g, chính xác đến 1g.
\r\n\r\nS là diện tích của vị trí thu hạt,\r\ntính bằng m2
\r\n\r\n7.5.12. Thu toàn bộ các bông lúa do\r\nbộ phận gặt của máy thử cắt sót trên diện tích thu hoạch của mỗi lần thử, tại\r\nít nhất 6 vị trí đã ghi tại 7.5.11. Lượng hạt được tách ngay khỏi cây, chứa\r\ntrong các hộp nhỏ và kín. Sau khi xử lý, phân tích lượng hạt, xác định lượng\r\nhạt cắt sót bình quân trên một đơn vị diện tích của ruộng trong từng thí nghiệm\r\n(q5) (công thức tính tương tự như q4).
\r\n\r\n7.6. Xử lý các mẫu thu được sau phép\r\nthử
\r\n\r\n7.6.1. Việc xử lý, phân tích các mẫu\r\nthu phải được tiến hành ngay sau các phép thử, khi tính chất vật liệu các mẫu\r\nthu hầu như chưa thay đổi, phù hợp với TCVN 5451: 1991 (ISO 950: 1979).
\r\n\r\n7.6.2. Các mẫu hạt thu được làm sạch\r\nbằng các thiết bị cơ giới, bảo đảm độ ổn định trong quá trình xử lý. Vận tốc\r\ncấp liệu chọn đủ nhỏ để giữ được ít nhất 99% lượng hạt chắc có trong mẫu trước\r\nkhi xử lý. Xác định lượng hạt đã làm sạch.
\r\n\r\n7.6.3. Cân các mẫu thu nêu trong\r\n7.5.10, sau đó làm sạch để xác định độ ẩm hạt và rơm.
\r\n\r\nMẫu để xác định độ ẩm hạt lấy từ\r\nlượng hạt đã làm sạch theo TCVN 5451: 1991 và được tiến hành đo độ ẩm ngay.
\r\n\r\n7.7. Dữ liệu thử
\r\n\r\nCần đưa vào báo cáo thử các số liệu\r\nlấy trong mỗi phép thử sau đây:
\r\n\r\na/ Tỷ lệ hạt/rơm, ký hiệu a, xác định theo 7.5.2, chính xác tới 0,1;
\r\n\r\nb/ Độ ẩm rơm, hạt của lúa trên ruộng\r\nthử nghiệm máy, ký hiệu Wr và Wh tương ứng, xác định theo\r\n7.5.2, chính xác tới 0,1%;
\r\n\r\nc/ Thời gian thử, ký hiệu T, tính\r\nbằng giây (s), chính xác tới 0,1 s;
\r\n\r\nd/ Chiều dài chạy thử, ký hiệu L,\r\ntính bằng mét (m), chính xác tới 0,1m;
\r\n\r\ne/ Bề rộng trung bình 1 lượt cắt của\r\nmáy thử, ký hiệu B, tính bằng mét (m), chính xác tới 0,1m;
\r\n\r\nf/ Vận tốc tiến của máy trên đồng,\r\nký hiệu VM tính bằng kilômét/giờ (km/h), chính xác tới 0,1km/h;
\r\n\r\ng/ Lượng sản phẩm lúa thu từ cửa rải\r\nhàng, tính bằng kilôgam (kg), chính xác tới 0,5kg;
\r\n\r\nh/ Độ ẩm hạt, độ ẩm rơm, xác định\r\ntheo các mẫu thu trong phép thử, có ký hiệu và độ chính xác đã nêu ở mục b.\r\nGiới thiệu kèm theo phương pháp đo;
\r\n\r\ni/ Các chỉ tiêu năng suất và chất\r\nlượng của máy, tính theo 7.8 dưới đây.
\r\n\r\nTrong báo cáo thử cần có các chú\r\nthích về những thay đổi không bình thường của thời tiết và các điều kiện khác\r\nkhi thử máy, các nhận xét chung về tình trạng máy và tiến trình thử
\r\n\r\n7.8. Tính toán
\r\n\r\nĐối với mỗi phép thử cần tính các\r\nchỉ tiêu sau:
\r\n\r\n7.8.1. Xác định năng suất giờ thuần\r\ntuý của máy theo diện tích máy đã gặt được, ký hiệu Q, đơn vị ha/h, theo công\r\nthức sau:
\r\n\r\n
7.8.4 Độ ẩm trung bình của hạt và\r\nrơm tính theo khối lượng mẫu ban đầu và khối lượng chất khô có trong các mẫu\r\nđược thu và xử lý phù hợp với 7.5.10 và 7.6.3. Các độ ẩm này được so sánh với\r\ncác độ ẩm xác định theo 7.5.2. Trong trường hợp độ ẩm hạt có sai lệch quá 2%\r\nphải hiệu chỉnh lại giá trị của tỷ lệ rơm/hạt a. Tương tự như vậy so sánh lượng hạt thóc chắc bình quân trên đơn vị\r\ndiện tích q0 và q. Trong trường hợp khối lượng hạt thóc chắc có sai\r\nlệch 2% phải hiệu chỉnh lại sản lượng trung bình thóc trên ruộng thí nghiệm.
\r\n\r\nCác kết quả tính toán được lập thành\r\nbảng trong báo cáo thử.
\r\n\r\n7.9. Tính năng suất bằng đồ thị
\r\n\r\nDùng tỷ lệ xích\r\ntuyến tính dựng các đồ thị biểu diễn kết quả tính tổng hao hụt hạt của quá\r\ntrình thử. Trục hoành là năng suất giờ tính theo diện tích máy gặt. Trục tung\r\nlà phần trăm tổng hao hụt của hạt. Các điểm số liệu của mỗi lần chạy thử được\r\nđánh dấu trên đồ thị.
\r\n\r\nNăng suất của mỗi máy là lượng cung\r\ncấp, tại đó đường cong tổng hao hụt cắt đường định mức hao hụt được quy định là\r\n1%.
\r\n\r\n7.10. Tính độ tin cậy\r\nsử dụng máy thu hoạch lúa rải hàng
\r\n\r\nĐộ tin cậy sử dụng của máy thu\r\nhoạch lúa rải hàng được xác định trong thời gian quy định, tại mục 6 của Tiêu\r\nchuẩn này. Độ tin cậy, ký hiệu là Kt, tính năng bằng % theo công\r\nthức sau:
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nTM là thời gian làm việc\r\ncủa máy thu hoạch lúa rải hàng trong suốt thời kỳ thử, tính bằng giờ, chính xác\r\nđến ± 1 phút;
\r\n\r\nT6 là thời gian dừng sửa\r\nchữa, thay thế hỏng hóc nêu ở 6.2.4.
\r\n\r\n\r\n\r\n8.1. Tổng quan
\r\n\r\nTất cả các dữ liệu gốc về phép đo\r\nmáy thử và máy đối chứng phải được đưa vào báo cáo thử, bao gồm:
\r\n\r\na/ Phương pháp chọn và nhận máy để\r\nthử nghiệm;
\r\n\r\nb/ Lý do của mọi sự khác biệt so với\r\nhướng dẫn của cơ sở sản xuất về sử dụng máy thử (xem 4.2);
\r\n\r\nc/ Các mô tả chi tiết và các đặc\r\ntính kỹ thuật của máy thử: đầu gặt và bộ phận chuyển cây rải hàng;
\r\n\r\nd/ Nội dung lắp đặt và điều chỉnh\r\nliên hợp, nhất là với các cơ cấu điều chỉnh để thích hợp với cây trồng, gồm\r\nchiều cao và bề rộng cắt;
\r\n\r\ne/ Địa bàn thử nghiệm;
\r\n\r\nf/ Ngày, thời gian bắt đầu và kết\r\nthúc các phép thử;
\r\n\r\ng/ Khoảng thời gian chạy chuẩn bị\r\ntrước mỗi phép thử (xem 4.1);
\r\n\r\nh/ Các dữ liệu về cây trồng: giống,\r\ntrạng thái cây trên đồng, năng suất.
\r\n\r\n8.2. Thử khả năng máy làm việc trên\r\nđồng
\r\n\r\nCùng với các dữ liệu đã được nêu ở\r\n8.1, cần đưa vào báo cáo thử các số liệu thử liên quan tới thử nghiệm khả năng\r\nmáy làm việc trên đồng sau đây:
\r\n\r\na/ Dữ liệu chung về mỗi lô ruộng\r\nthử: điều kiện khí hậu, mặt đồng, hình dạng lô ruộng, đặc điểm về cây trồng…\r\n(Xem 6.1);
\r\n\r\nb/ Dữ liệu về tình hình hoạt động và\r\ntính năng của máy thử, gồm.
\r\n\r\n- Các đánh giá về khả năng (xem\r\n6.2.1);
\r\n\r\n- Tính thuận lợi, tiện nghi và an\r\ntoàn (xem 6.2.2);
\r\n\r\n- Tính thuận tiện điều chỉnh và bảo\r\ndưỡng thông thường (xem 6.2.3);
\r\n\r\n- Các sửa chữa (xem 6.2.4).
\r\n\r\n8.3. Thử năng suất và chất lượng làm\r\nviệc của liên hợp hoặc máy
\r\n\r\na/ Chọn cây trồng, các điều kiện cây\r\ntrồng, đồng ruộng, và những khác biệt so với các yêu cầu đã được nêu (xem 7.1);
\r\n\r\nb/ Các điều kiện khí hậu địa phương,\r\nvà (hoặc) các tập quán địa phương có liên quan (xem 7.1);
\r\n\r\nc/ Các mô tả chi tiết về máy đối\r\nchứng (xem 7.2);
\r\n\r\nd/ Mọi khác biệt về thời gian và địa\r\nđiểm giữa các phép thử máy thử và máy đối chứng (xem 7.7);
\r\n\r\ne/ Các số liệu và kết quả tính toán\r\nnêu trong 7.7, 7.8 ở dạng bảng;
\r\n\r\nf/ Mọi việc không bình thường được\r\ngiám định viên ghi nhận (xem 7.7);
\r\n\r\ng/ Các nhận xét chung của thử nghiệm\r\nviên về tình trạng các máy và tiến trình thử nghiệm (xem 7.7);
\r\n\r\nh/ Năng suất máy nhận được từ đồ thị\r\ncác kết quả thử nghiệm (xem 7.9);
\r\n\r\ni/ Độ tin cậy sử dụng của máy hoặc liên\r\nhợp.
\r\n\r\nMẫu báo cáo kết quả thử được trình\r\nbày ở Phụ lục B.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Quy định)
\r\n\r\nPHƯƠNG\r\nPHÁP THỬ TRÊN ĐẤT DỐC
\r\n\r\nPhép thử được tiến hành để xác định\r\nảnh hưởng của độ dốc tới tổn hao hạt và đặc tính điều khiển, bốc dỡ.
\r\n\r\nNên tiến hành phép thử trên độ dốc\r\nkhoảng 20% (nghĩa là 1:5 hoặc 110), tuy nhiên cũng có thể thử ở các\r\nđộ dốc khác nếu cần thiết.
\r\n\r\nPhép thử chỉ được thực hiện sau khi\r\nđã sơ bộ xác định máy có đủ điều kiện an toàn về mặt ổn định và phanh… Các phép\r\nthử này được tiến hành cho một hoặc nhiều loại lúa do trạm thử nghiệm hoặc giám\r\nđịnh viên lựa chọn. Cây trồng được lựa chọn phải ở trong điều kiện thu hoạch\r\nthuận lợi.
\r\n\r\nBốn tư thế máy sẽ được kiểm tra cho\r\ncùng một loại cây trồng là:
\r\n\r\na/ Máy nghiêng về phía phải;
\r\n\r\nb/ Máy nghiêng về phía trái;
\r\n\r\nc/ Làm việc xuống dốc;
\r\n\r\nd/ Làm việc lên dốc.
\r\n\r\nTrước hết cần kiểm tra tắt các đặc\r\ntính điều khiển của máy thử trong cả bốn tư thế. Độ bằng phẳng, vị trí của vạt\r\ncây được cắt và mọi thất thoát hạt từ máy cần được ghi chép. Với nhiều máy, sau\r\nkhi đã điều tra sơ bộ, có thể không phải đo các thất thoát của hai trong bốn tư\r\nthế nêu trên.
\r\n\r\nCác phép thử ở tư thế a/ và b/ phải\r\ntiến hành bên cạnh hoặc gần nhau. Cũng tương tự như vậy với các phép thử ở tư\r\nthế c/ và d/.
\r\n\r\nKhông cần tiến hành chạy thử với dãy\r\ncác vận tốc tiến, nhưng cần thử ở các vận tốc gần với vận tốc tối ưu (năng suất\r\ntối đa với mức hao hụt hạt cho phép) trên đất bằng.
\r\n\r\nĐể đảm bảo là máy liên hợp đã được\r\nđổ đầy nhiên liệu tới mức cân bằng trước khi tiến hành thử nghiệm, thửa ruộng\r\ncần đủ dài để có thể bố trí một lần chạy thử trên đất có độ dốc tương tự như độ\r\ndốc trong lần chạy thử nghiệm. Mọi yếu tố khác trong các phép thử tương tự như\r\nđã mô tả trong các phép thử trên đất bằng.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(Quy định)
\r\n\r\nMẪU\r\nBÁO CÁO KẾT QUẢ THỬ MÁY THU HOẠCH LÚA RẢI HÀNG
\r\n\r\nB.1. Đăng ký máy thử và máy đối\r\nchứng
\r\n\r\nTên và địa chỉ đơn vị chế tạo máy\r\nthử:………………………………………………
\r\n\r\n………………………………………………………………………………………
\r\n\r\nNhãn hiệu máy thử:……………………..\r\nKiểu:……………………………………
\r\n\r\nPhương pháp chọn máy\r\nthử:…………………………………………………………
\r\n\r\n………………………………………………………………………………………
\r\n\r\nTên và địa chỉ đơn vị chế tạo máy\r\nđối chứng (nếu có):………………………………
\r\n\r\n………………………………………………………………………………………..
\r\n\r\nNhãn hiệu máy đối chứng:…………………….\r\nKiểu:……………………………….
\r\n\r\nB.2. Địa bàn thử nghiệm
\r\n\r\nTên và địa chỉ đơn vị thử\r\nnghiệm:……………………………………………………
\r\n\r\n……………………………………………………………………………………….
\r\n\r\nNơi thử\r\nnghiệm:………………………………………………………………………
\r\n\r\nThời gian thử: Bắt đầu:…………………. Kết\r\nthúc:………………………………….
\r\n\r\nKhoảng thời gian chạy chuẩn bị trước\r\nmỗi phép thử:……………giây.
\r\n\r\nB.3. Đặc tính kỹ thuật máy thử đo\r\nthực tế
\r\n\r\nB.3.1. Kích thước tổng: Dài:………….m,\r\nRộng:…………m, Cao:……………….m
\r\n\r\nB.3.2. Khối lượng toàn bộ\r\nmáy:………………………….kg.
\r\n\r\nB.3.3. Hệ thống di dộng: Kiểu:…..\r\n(Tự hành hay liên hợp móc, treo trên máy kéo)……
\r\n\r\nLoại bánh:……………(bánh xích, bánh lồng\r\nhay bánh hơi)……………………….
\r\n\r\nBề rộng bánh xích, bánh\r\nlồng:………………………m
\r\n\r\nKhoảng cách giữa hai vết bánh:
\r\n\r\nDanh nghĩa Thực\r\ntế ở Thực tế ở Chiều dài cơ sở
\r\n\r\nbánh\r\ntrước bánh sau
\r\n\r\n…………m ……….m ………m ……………..m
\r\n\r\n…………m ………m ………..m …………….m
\r\n\r\nCác đặc điểm khác của bánh:…………..(cỡ\r\nlốp trước và sau, loại đơn hay kép, áp suất hơi trong các bánh, tấm chắn bùn,\r\nbề rộng bánh lồng, khoảng cách giữa các thanh\r\nlồng)…………………………………………………………………………………
\r\n\r\n……………………………………………………………………………………….
\r\n\r\nB.3.4. Bộ phận gặt, vơ lúa
\r\n\r\nKiểu bộ phận vơ\r\nlúa:…………………………………………………………………
\r\n\r\nKiểu mâm\r\ncắt:………………………………………………………………………..
\r\n\r\nBề rộng làm việc:………….m. Vị trí nâng\r\ntối đa đầu gặt:………………………..m
\r\n\r\nHành trình thay đổi của chiều cao\r\ncắt:…………………………………………….m
\r\n\r\nB.3.5. Bộ phận chuyển cây lên bộ\r\nphận rải hàng
\r\n\r\nKiểu chuyển\r\ncây:……………………………………………………………………..
\r\n\r\nBề rộng bộ phận chuyển cây:………….m.\r\nVận tốc chuyển tải cây:……………….m/s
\r\n\r\nB.3.6. Vận tốc tiến của liên hợp
\r\n\r\nĐộ cứng mặt đồng:..…kg/cm2.\r\nĐộ dốc mặt đồng:…%. Chiều dài hành trình thử……..m
\r\n\r\nThời gian chạy chuẩn bị:…….giây. Vị\r\ntrí tay cung cấp nhiên liệu:…………………….
\r\n\r\nXác định vận tốc tiến của máy (km/h)
\r\n\r\n\r\n Cấp vận tốc \r\n | \r\n \r\n Vận tốc lượt đi \r\n | \r\n \r\n Vận tốc lượt về \r\n | \r\n \r\n Vận tốc trung bình \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n … \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
B.3.7. Vị trí trọng tâm của máy
\r\n\r\nMáy rỗng hay không:……………….. Vị trí\r\nđầu gặt:………………………………..
\r\n\r\nVị trí bộ phận vỏ\r\nlúa:…………………………………………………………………
\r\n\r\nMức nhiên liệu trong\r\nthùng:………………………………………………………….
\r\n\r\nToạ độ trọng tâm của máy: x:……………………………………mm;
\r\n\r\nh:……………………………………mm;
\r\n\r\nGóc\r\nso với phương nằm ngang:…….độ;
\r\n\r\nY:\r\n…………………………………..mm.
\r\n\r\nB.3.8. Đặc tính bộ phận rải hàng
\r\n\r\n\r\n Vận tốc \r\n | \r\n \r\n Thời gian thu lúa, s \r\n | \r\n \r\n Lượng lúa, kg \r\n | \r\n \r\n Vận tốc, kg/s \r\n | \r\n
\r\n Cực đại \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Trung bình \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
B.3.9. Các đặc tính\r\nkhác……………………………………………………………
\r\n\r\nB.4. Thử khả năng máy làm việc
\r\n\r\nB.4.1. Điều kiện thử
\r\n\r\nĐặc điểm khí hậu: trung bình trong\r\nthời gian thử
\r\n\r\nĐiều kiện mặt đồng: …….(độ dốc, tình\r\ntrạng đất.v.v..)……………………………..
\r\n\r\nKích thước lô thửa: trung bình trong\r\nthời gian thử…….Tình trạng cây trên đồng……
\r\n\r\nGiống lúa:…………………. Năng suất\r\nlúa…………………………………….kg/ha
\r\n\r\nĐộ ẩm hạt…………..%. Độ ẩm rơm:…………..%.\r\nTỷ lệ hạt/rơm:………………….
\r\n\r\nSố giờ làm việc của máy:………….h. Diện\r\ntích đã gặt:…………………………m2
\r\n\r\nChiều cao trung bình gốc rạ sau khi\r\ncắt:…………..mm
\r\n\r\nB.4.2. Đánh giá khả năng làm việc\r\ntrên đồng
\r\n\r\n\r\n Số TT \r\n | \r\n \r\n Tên chỉ tiêu \r\n | \r\n \r\n Nhận xét \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Vận tốc tiến thích hợp của máy,\r\n m/s \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Bề rộng cắt được sử dụng, m \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Khả năng nâng cây lúa \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Tình trạng làm việc của dao cắt \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Tình trạng chuyển cây lên bộ phận\r\n rải hàng \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Hiệu quả của bộ phận rải hàng \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Số lần tắc kẹt trong một lần thử \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n Thời gian khắc phục hư hỏng tắc\r\n kẹt – T6 (h) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n Thời gian làm việc của máy TM\r\n (h) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n Độ thẳng của quãng đường chạy thử \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n Tính thích hợp và độ nhạy của các\r\n cơ cấu điều chỉnh \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n Tình trạng động cơ, hệ thống điều\r\n khiển cấp liệu, làm mát \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 13 \r\n | \r\n \r\n Thời gian nạp thêm nhiên liệu \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 14 \r\n | \r\n \r\n Độ trượt của bánh - % \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n Các yếu tố hạn chế hiệu suất \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
B.5. Đánh giá tính thuận tiện và an\r\ntoàn sử dụng của máy
\r\n\r\nTính phù hợp của các ký hiệu trên\r\nmáy:……………………………………………
\r\n\r\n………………………………………………………………………………………….
\r\n\r\nTính thuận tiện của buồng lái:….(khi\r\nvào buồng lái, việc sử dụng các cơ cấu điều khiển, khả năng quan sát các bộ\r\nphận phía trước, sau từ buồng lái)………………………
\r\n\r\nĐộ rung chỗ ngồi (nếu đo, trình bày\r\ntheo TCVN 1773-13: 1998):………………………
\r\n\r\n…………………………………………………………………………………………..
\r\n\r\nTiếng ồn tại vị trí người lái (nếu\r\nđo, trình bày theo TCVN 1773-14: 1998):……………
\r\n\r\n…………………………………………………………………………………………
\r\n\r\nĐặc tính quay vòng của máy (đo và\r\ntrình bày theo TCVN 1773-3: 1998):…………….
\r\n\r\n………………………………………………………………………………………….
\r\n\r\nCác tính năng khác:….(tính thích hợp\r\nvà khả năng điều khiển của hệ thống điều hoà không khí buồng lái, tính thích\r\nứng của thiết bị chiếu sáng, khả năng lên bờ, xuống ruộng và vượt chướng ngại\r\nvật.v.v..)…………………………………………………
\r\n\r\n………………………………………………………………………………………..
\r\n\r\nB.6. Tính thuận tiện điều chỉnh và\r\nbảo dưỡng, sửa chữa
\r\n\r\nVề bản hướng dẫn sử dụng\r\nmáy:………………………………………………………
\r\n\r\nTính thuận tiện thay đổi trạng thái\r\ncủa máy:…..(từ làm việc sang di chuyển và ngược lại)…………………………………………………………………………………….
\r\n\r\nCác bảo dưỡng thông\r\nthường:…………………………………………………………
\r\n\r\nThuận tiện quan sát mức nhiên liệu\r\nvà đổ thêm nhiên liệu:…………………………..
\r\n\r\nThời gian và tính thuận tiện khi làm\r\nsạch máy:…..(các bộ phận vơ cắt, chuyển cây và rải hàng)……………………………………………………………………………….
\r\n\r\nCác sửa chữa đã tiến hành trong quá\r\ntrình thử:………………………………………..
\r\n\r\n…………………………………………………………………………………………
\r\n\r\nB.7. Thử năng suất và chất lượng làm\r\nviệc
\r\n\r\nB.7.1 Điều kiện thử
\r\n\r\nĐặc điểm khí hậu : trung bình trong\r\nthời gian thử
\r\n\r\nĐiều kiện mặt đồng:….(độ dốc, tình\r\ntrạng đất.v.v..)…………………………………..
\r\n\r\nKích thước lô thửa: trung bình trong\r\nthời gian thử……………………………………..
\r\n\r\nGiống lúa:……………………Năng suất lúa dự\r\nbáo:………………………….kg/ha
\r\n\r\nĐộ ẩm hạt:………….%. Độ ẩm rơm:…………%.\r\nTỷ lệ hạt/rơm:…………………….
\r\n\r\nTình trạng cây lúa trên đồng:………………………………………………………….
\r\n\r\nCác điều kiện khác có liên\r\nquan:………………………………………………………
\r\n\r\nBề rộng trung bình mỗi đường thử,\r\nm:…………………………………………………
\r\n\r\nSản lượng trung bình trên đơn vị\r\ndiện tích đường thử, q:…………………………kg/m2
\r\n\r\nB.7.2 Vận tốc tiến của máy trên đồng
\r\n\r\n\r\n Cấp vận tốc \r\n | \r\n \r\n Số lần lặp \r\n | \r\n \r\n Thời gian một lần thử, s \r\n | \r\n \r\n Chiều dài đường thử, m \r\n | \r\n \r\n Vận tốc, m/s \r\n | \r\n
\r\n \r\n I \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n Trung bình \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n \r\n II \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n Trung bình \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n \r\n III \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n Trung bình \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n … \r\n | \r\n \r\n … \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
B.7.3. Xác định năng suất giờ
\r\n\r\n\r\n Vận tốc tiến, m/s \r\n | \r\n \r\n Lượng lúa thu từ cửa rải hàng, Qh,\r\n kg \r\n | \r\n \r\n Năng suất giờ thuần tuý, Q,\r\n (tấn/h), (ha/h) \r\n | \r\n |
\r\n Theo toàn bộ rơm hạt \r\n | \r\n \r\n Theo diện tích gặt được \r\n | \r\n ||
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
B.7.4. Xác định tỷ lệ hao phí hạt\r\nbình quân trên đồng
\r\n\r\n\r\n Vận tốc tiến, m/s \r\n | \r\n \r\n Hao phí hạt rụng \r\n | \r\n \r\n Hao phí hạt cắt sót \r\n | \r\n \r\n Hao phí tổng cộng, P, % \r\n | \r\n ||
\r\n Lượng hạt, q4, kg \r\n | \r\n \r\n Tỷ lệ p4, % \r\n | \r\n \r\n Lượng hạt, q5, kg \r\n | \r\n \r\n Tỷ lệ, p5, % \r\n | \r\n ||
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
B.7.5. Tính năng suất bằng đồ thị
\r\n\r\n\r\n Các chỉ tiêu \r\n | \r\n \r\n Kết quả tính theo vận tốc tiến của\r\n máy \r\n | \r\n |||
\r\n Vận tốc tiến, m/s \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Năng suất giờ, ha/h \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n Tổng hao hụt, % \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n\r\n
B.7.6 Xác định độ tin cậy sử dụng\r\ncủa máy:
\r\n\r\n\r\n Số TT \r\n | \r\n \r\n Tên chỉ tiêu \r\n | \r\n \r\n Số liệu \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n Tổng thời gian dừng sửa chữa hư\r\n hỏng và tắc kẹt (T6) (s) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n Tổng thời gian làm việc của máy TM\r\n (s) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Độ tin cậy sử dụng của máy (%) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n\r\n
B.8. Kết luận của cơ quan thử\r\nnghiệm:…………………………………………………..
\r\n\r\n…………………………………………………………………………………………..
\r\n\r\n……..ngày……tháng……năm
\r\n\r\n- Kỹ sư trưởng phụ trách kỹ thuật\r\nthử nghiệm
\r\n\r\n(Ghi rõ học hàm, học vị, họ và tên,\r\nký tên)
\r\n\r\n- Các chuyên gia kỹ thuật phụ trách\r\nnhững phần chính trong thử nghiệm
\r\n\r\n(Ghi rõ học hàm, học vị, họ và tên,\r\nký tên)
\r\n\r\n- Thủ trưởng cơ quan thử nghiệm
\r\n\r\n(Ký tên và đóng dấu)
\r\n\r\n\r\n\r\n
Từ khóa: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6629:2000, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN6629:2000, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6629:2000 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, Tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN6629:2000 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN6629:2000 của Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường, TCVN6629:2000
File gốc của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6629:2000 về máy nông nghiệp – Máy thu hoạch lúa rải hàng – Phương pháp thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6629:2000 về máy nông nghiệp – Máy thu hoạch lúa rải hàng – Phương pháp thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường |
Số hiệu | TCVN6629:2000 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2000-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Nông nghiệp |
Tình trạng | Còn hiệu lực |