PHƯƠNG\r\nPHÁP HẬU KIỂM GIỐNG CÂY TRỒNG
\r\n( Method for conducting post control plots )
(Ban hành kèm theo\r\nquyết định số 20/2000/QĐ-BNN-KHCNngày 06 tháng 03 năm 2000)
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này\r\nqui định những nguyên tắc và phương pháp đánh giá tính đúng giống, độ thuần và\r\nmột số chỉ tiêu chất lượng khác của một lô giống, thông qua thí nghiệm đồng\r\nruộng.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này\r\nđược áp dụng đối với các lô giống cây lương thực, cây thực phẩm, cây công\r\nnghiệp ngắn ngày đang sản xuất, kinh doanh trong phạm vi cả nước, khi có yêu\r\ncầu của các cơ quan quản lý, cá nhân và tổ chức sản xuất kinh doanh hoặc người\r\nsử dụng giống cây trồng.
\r\n\r\n\r\n\r\nHậu kiểm giống\r\ncây trồng nhằm xác định :
\r\n\r\n- Tính đúng\r\ngiống và độ thuần của lô giống làm cơ sở để sử dụng lô giống hoặc giải quyết\r\nnhững nghi ngờ, tranh chấp liên quan đến chất lượng lô giống.
\r\n\r\n- Trong trường\r\nhợp giống lai, hậu kiểm nhằm đánh giá thêm một số chỉ tiêu khác như : độ bất\r\ndục đực của dòng mẹ, năng suất F1 của cùng một tổ hợp lai nhưng bố mẹ được duy\r\ntrì và nhân ở những điều kiện khác nhau .
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong tiêu\r\nchuẩn này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau :
\r\n\r\n3.1. Hậu kiểm giống\r\ncây trồng - Post Control Plots - gọi tắt là Hậu kiểm :
\r\n\r\nLà đánh giá\r\nchất lượng (chủ yếu là tính đúng giống và độ thuần ) của một lô giống thông qua\r\nkiểm tra cây được gieo trồng từ mẫu hạt của lô giống đó trên ô thí nghiệm ngoài\r\nđồng. Hậu kiểm được thực hiện sau khi đã kiểm định ruộng giống và kiểm nghiệm\r\ntrong phòng.
\r\n\r\n3.2. Tính đúng giống\r\n( tính xác thực của giống ) - Varietal Trueness :
\r\n\r\nMột lô giống\r\nđược coi là đúng giống nếu cây được gieo trồng từ mẫu hạt của lô giống đó,\r\ntrong quá trình sinh trưởng - phát triển luôn biểu hiện các tính trạng đặc\r\ntrưng phù hợp với mẫu chuẩn hoặc bảng mô tả giống.
\r\n\r\n3.3. Độ thuần giống -\r\nVarietal Purity :
\r\n\r\nLà mức độ đồng\r\nnhất về các tính trạng đặc trưng của các cây được gieo trồng từ mẫu hạt giống\r\ncủa cùng một lô giống. Độ thuần được tính bằng tỷ lệ phần trăm số cây của chính\r\ngiống đó so với tổng số cây kiểm tra.
\r\n\r\n3.4. Cây khác dạng -\r\nOff Type Plant :
\r\n\r\nLà những cây có\r\nmột hoặc nhiều tính trạng khác biệt với tính trạng đặc trưng của giống được\r\nkiểm tra.
\r\n\r\n3.5. Bảng mô tả giống\r\n- Table of Variety Characteristics :
\r\n\r\nLà bảng liệt kê\r\ncác tính trạng đặc trưng của một giống nhằm mô tả giống mà dựa vào đó có thể\r\nphân biệt giống này với các giống khác.
\r\n\r\n3.6. Mẫu chuẩn -\r\nStandard Sample :
\r\n\r\nLà mẫu hạt\r\ngiống hoặc cây mọc từ mẫu hạt giống đó, có các tính trạng đặc trưng phù hợp với\r\nbảng mô tả giống, do chính tác giả của giống đó cung cấp hoặc được nhân từ\r\ngiống tác giả và được các cơ quan có thẩm quyền công nhận.
\r\n\r\n\r\n\r\n4.1. Để kiểm tra tính\r\nđúng giống, thí nghiệm hậu kiểm phải được thiết kế để có thể so sánh các mẫu\r\nđại diện của các lô giống tham gia hậu kiểm với mẫu chuẩn của giống đó.
\r\n\r\n4.2. Để đánh giá độ\r\nthuần, thí nghiệm hậu kiểm phải được bố trí và thực hiện nhằm bảo đảm các thông\r\ntin thu được hoàn toàn chính xác.
\r\n\r\n\r\n\r\n5.1. Mỗi thí nghiệm\r\nhậu kiểm chỉ kiểm tra các mẫu giống của cùng một giống. Các giống khác nhau sẽ\r\nđược kiểm tra ở các thí nghiệm hậu kiểm khác nhau.
\r\n\r\n5.2. Thí nghiệm hậu\r\nkiểm có thể được thực hiện trước, đồng thời hoặc sau khi đã sử dụng lô hạt\r\ngiống.Thời gian hậu kiểm tuỳ thuộc mục đích của thí nghiệm hoặc yêu cầu của các\r\ntổ chức, cá nhân có quyền lợi hoặc trách nhiệm liên quan đến lô giống.
\r\n\r\n5.3. Ruộng hậu kiểm\r\nphải đồng đều, sạch cỏ, tuyệt đối không có cây cùng loài sót lại từ vụ trước.\r\nTrong suốt quá trình hậu kiểm, không được khử lẫn và sử dụng bất kỳ một loại\r\nthuốc diệt cỏ hoặc hormon sinh trưởng nào.
\r\n\r\n5.4. Đối chứng trong\r\nthí nghiệm hậu kiểm là mẫu chuẩn của chính giống đó. Giống tham gia hậu kiểm ở\r\ncấp nào thì mẫu chuẩn ở cấp đó. Có thể thu thập, bảo quản mẫu chuẩn với khối\r\nlượng lớn để sử dụng trong nhiều vụ. Nếu lượng mẫu chuẩn cũ gần hết, phải có\r\nlượng mẫu chuẩn mới chuẩn bị thay thế. Chất lượng của mẫu chuẩn mới phải được\r\nkiểm tra qua thí nghiệm so sánh với mẫu chuẩn cũ trên đồng ruộng và bảng mô tả\r\ngiống.
\r\n\r\nĐối với giống\r\nnhập nội từ nước ngoài, cơ quan thực hiện hậu kiểm có thể tham khảo ý kiến của\r\ncác cơ quan quản lý chất lượng giống cây trồng tại các nước xuất khẩu giống đó\r\nđể tìm nguồn mẫu chuẩn thích hợp hoặc bảng mô tả các tính trạng đặc trưng của\r\ngiống.
\r\n\r\n\r\n\r\n6.1. Bố trí thí\r\nnghiệm hậu kiểm :
\r\n\r\n- Thí nghiệm\r\ntheo phương pháp ngẫu nhiên, không nhắc lại. Ô có dạng hình chữ nhật, được gieo\r\ntrồng một mẫu hạt giống đại diện cho lô giống tham gia hậu kiểm. Các ô cách\r\nnhau một lối đi chăm sóc phù hợp với từng loại cây trồng.
\r\n\r\n- Diện tích của\r\nmỗi ô bảo đảm gieo trồng đủ số cây cần kiểm tra, tuỳ thuộc vào từng loại cây\r\ntrồng và tiêu chuẩn qui định về độ thuần của loại cây trồng đó. Số cây trong\r\nmột ô được tính theo công thức :
\r\n\r\n\r\n N = 4 x \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n------------------- \r\n100 - S(%) \r\n | \r\n
Trong đó :
\r\n\r\n- S (%) là tiêu\r\nchuẩn qui định về độ thuần đồng ruộng.
\r\n\r\n- N là số cây\r\ncần kiểm tra thích hợp nhất có trong 1 ô.
\r\n\r\nNếu điều kiện\r\nthực tế không cho phép, trong một số trường hợp, số cây cần kiểm tra của một\r\nmẫu giống ít nhất cũng phải bằng n = 1/4 N ( Xem phụ lục 1 ).
\r\n\r\n6.2. Các biện pháp kỹ\r\nthuật :
\r\n\r\n- Chỉ gieo\r\ntrồng mỗi hốc 1 cây hoặc cấy 1 dảnh.
\r\n\r\n- Khi chuyển\r\ncây từ vườn ươm hoặc ruộng mạ ra ruộng thí nghiệm, phải nhổ ngẫu nhiên, liền\r\nkhoảnh, không được chọn cây.
\r\n\r\n- Các biện pháp\r\nkỹ thuật khác thực hiện theo các qui phạm khảo nghiệm giống đã được ban hành.
\r\n\r\n6.3. Kiểm tra và đánh\r\ngiá kết quả :
\r\n\r\n6.3.1. Thời kỳ và số\r\nlần kiểm tra:
\r\n\r\nViệc kiểm tra\r\nđược tiến hành thường xuyên trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển của\r\ncây. Tập trung vào các thời kỳ:
\r\n\r\n- Cây con.
\r\n\r\n- Trước khi ra\r\nhoa .
\r\n\r\n- Ra hoa, thụ\r\nphấn.
\r\n\r\n- Đang làm hạt.\r\n
\r\n\r\nTuỳ từng loại\r\ncây, số lần kiểm tra trong mỗi thời kỳ có thể là một hay nhiều lần. Đặc biệt\r\nchú ý nhữnh tính trạng đặc trưng chỉ xuất hiện rõ trong một thời gian ngắn.
\r\n\r\n6.3.2. Đánh giá tính\r\nđúng giống:
\r\n\r\nSo sánh cây của\r\ncác mẫu giống tham gia hậu kiểm với cây mẫu chuẩn
\r\n\r\n( đối chứng ) và bảng\r\nmô tả tính trạng đặc trưng của giống. Nếu đa số cây của mẫu giống có các tính\r\ntrạng đặc trưng phù hợp với mẫu chuẩn hoặc bảng mô tả giống thì mẫu giống đó\r\nbảo đảm tính đúng giống và ngược lại.
\r\n\r\n6.3.3. Đánh giá độ\r\nthuần của giống:
\r\n\r\nQuan sát, phát\r\nhiện, đếm và ghi chép số cây khác dạng có trong mỗi ô. Những cây khác dạng phải\r\nđược đánh dấu hoặc có thể nhổ bỏ nếu đã được khẳng định chính xác. Thống kê qua\r\ncác lần kiểm tra và tính kết quả theo công thức sau:
\r\n\r\nTổng số cây\r\nkiểm tra - Số cây khác dạng
\r\n\r\nP(%) =\r\n-------------------------------------------------- x 100
\r\n\r\nTổng số cây\r\nkiểm tra
\r\n\r\nP(%) lấy tới\r\nhai số lẻ sau đơn vị.
\r\n\r\nSo sánh kết quả\r\nvới tiêu chuẩn và kết luận về độ thuần của lô giống.
\r\n\r\n6.3.4. Đánh giá một\r\nsố chỉ tiêu khác :
\r\n\r\n- Đối với các\r\nlô giống lúa lai F1 của cùng một tổ hợp lai được sản xuất trong nước, cần so\r\nsánh thêm về năng suất thực tế giữa chúng với mẫu chuẩn nhằm đánh giá đầy đủ\r\nhơn chất lượng của một lô giống. Vì vậy, thí nghiệm hậu kiểm các lô giống này\r\nphải thực hiện ba lần nhắc lại .
\r\n\r\n- Khi tiến hành\r\nhậu kiểm các dòng lúa bất dục đực đang được duy trì trong nước hay nhập nội để\r\nsản xuất giống lúa lai F1, cần kiểm tra thêm khả năng bất dục đực của các dòng\r\nnày. Các cây hữu thụ ( toàn bộ hay từng phần ) đều được coi là cây khác dạng để\r\ntính độ thuần của dòng lúa bất dục đực theo tiêu chuẩn đã được qui định ( Xem\r\nphụ lục 2 ).
\r\n\r\n7.\r\nCông bố kết quả hậu kiểm :
\r\n\r\nCơ quan tiến\r\nhành hậu kiểm phải có kết luận về kết quả hậu kiểm và thông báo cho các cơ quan\r\nquản lý chất lượng, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và quyền lợi liên quan\r\nđến lô giống trong thời gian không quá 30 ngày sau khi kết thúc thí nghiệm hậu\r\nkiểm. ( Xem phụ lục 3 ).
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
PHỤ LỤC 1:
\r\n\r\nYÊU CẦU ĐỘ THUẦN ĐỒNG\r\nRUỘNG VÀ SỐ CÂY KIỂM TRATRONG THÍ NGHIỆM HẬU KIỂM
\r\n\r\n\r\n TT \r\n | \r\n \r\n Loại cây\r\n trồng \r\n | \r\n \r\n Cấp chất lượng \r\n | \r\n \r\n Yêu cầu \r\nđộ thuần \r\nđồng ruộng \r\n | \r\n \r\n Số cây (khóm) cần\r\n kiểm tra trong TN hậu kiểm \r\n | \r\n |
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n ( % ) \r\n | \r\n \r\n Phù hợp \r\n(N) \r\n | \r\n \r\n Tối thiểu \r\n( n ) \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n\r\n | \r\n \r\n Lúa thuần \r\n\r\n | \r\n \r\n Giống gốc( giống\r\n tác giả, Siêu nguyên chủng ). \r\nNguyên chủng Xác\r\n nhận \r\n\r\n | \r\n \r\n ( 99,95 \r\n> 99,75 \r\n> 99,00 \r\n\r\n | \r\n \r\n 8.000 \r\n1.600 \r\n400 \r\n\r\n | \r\n \r\n 2.000 \r\n400 \r\n100 \r\n\r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n\r\n | \r\n \r\n Lúa lai: \r\n- Bố mẹ lúa lai 2\r\n dòng \r\n- Bố mẹ lúa lai 3\r\n dòng A, B, R \r\n- Giống lai F1 \r\n | \r\n \r\n Nguyên chủng \r\nNguyên chủng \r\nXác nhận \r\nLoại 1 \r\nLoại 2 \r\n | \r\n \r\n > 99,50 \r\n> 99,90 \r\n> 99,00 \r\n> 98,00 \r\n> 96,00 \r\n | \r\n \r\n 800 \r\n4.000 \r\n400 \r\n200 \r\n100 \r\n | \r\n \r\n 1.000 \r\n\r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n\r\n | \r\n \r\n Ngô lai: \r\n- Giống lai\r\n đơn \r\n- Giống lai\r\n kép, lai ba, lai không qui ước. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n > 96,00 \r\n> 95,00 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n100 \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n\r\n | \r\n \r\n Đậu đỗ, lạc, khoai\r\n tây \r\n | \r\n \r\n Nguyên chủng \r\nXác nhận \r\n | \r\n \r\n > 99,00 \r\n> 98,00 \r\n | \r\n \r\n 400 \r\n200 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n\r\n | \r\n \r\n Cải bắp, xu hào \r\n | \r\n \r\n Nguyên chủng \r\nXác nhận \r\n | \r\n \r\n > 99,00 \r\n> 95,00 \r\n | \r\n \r\n 400 \r\n100 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n\r\n | \r\n \r\n Dưa chuột, cà chua \r\n | \r\n \r\n Nguyên chủng \r\nXác nhận \r\n | \r\n \r\n > 99,00 \r\n> 98,00 \r\n | \r\n \r\n 400 \r\n100 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Rau cải củ \r\n | \r\n \r\n Nguyên chủng \r\nXác nhận \r\n | \r\n \r\n > 99,00 \r\n> 90,00 \r\n | \r\n \r\n 400 \r\n100 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n
Ghi chú: Đối\r\nvới những thí nghiệm hậu kiểm cần đánh giá về năng suất thì số cây cần kiểm\r\ntra, diện tích của 1 ô và số lần nhắc lại phải tuân theo các qui phạm khảo\r\nnghiệm giống cây trồng đã được ban hành.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
PHỤ LỤC 2 :
\r\n\r\nMỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ\r\nTHUẬT CỤ THỂ ÁP DỤNG ĐỐI VỚITHÍ NGHIỆM HẬU KIỂM CÁC DÒNG LÚA BẤT DỤC ĐỰC.
\r\n\r\n1. Thời vụ : Theo\r\nkhung thời vụ tốt nhất của địa phương tiến hành thí nghiệm hậu kiểm. Riêng đối\r\nvới các dòng TGMS ( Thermo sensitive genetic male sterile ), phải bảo đảm các\r\nđiều kiện nhiệt độ, ánh sáng phù hợp với yêu cầu của dòng lúa bất dục đực.
\r\n\r\n2. Kiểm tra tính đúng\r\ngiống : Theo phương pháp chung.
\r\n\r\n3. Kiểm tra độ thuần\r\ncủa giống :
\r\n\r\n3.1. Kiểm tra cây\r\nkhác dạng : Theo phương pháp chung. Có thể nhổ bỏ những cây được xác định chắc\r\nchắn là cây khác dạng. Những cây còn nghi ngờ cần đánh dấu và bao bông cách li\r\nđể tiếp tục theo dõi ( nếu cây đó có khả năng tung phấn ). Đếm và thống kê tổng\r\nsố cây khác dạng đã được phát hiện.
\r\n\r\n3.2. Kiểm tra khả\r\nnăng bất dục : chỉ kiểm tra khả năng bất dục đực của những cây được coi là đúng\r\ngiống, sau khi đã kiểm tra và loại bỏ các cây khác dạng ( cây phân li + cây\r\nkhác giống ).
\r\n\r\nCó ba phương\r\npháp kiểm tra cây lúa bất dục và xác định khả năng bất dục của dòng lúa bất dục\r\nđực:
\r\n\r\n3.2.1. Kiểm tra bằng\r\nmắt :
\r\n\r\nQuan sát toàn\r\nbộ ô, căn cứ vào đặc điểm hình thái của các cây khi trỗ bông. Các cá thể trỗ\r\nnghẹn đòng, bao phấn màu trắng sữa hoặc trắng ngà, đầu bao phấn nhọn, khi nở\r\nhoa thử rung mạnh mà không có hạt phấn rơi trên tay tức là bao phấn không mở,\r\nhạt phấn lép không tung được, cây lúa như vậy là cây bất dục đực. Ngược lại, những\r\ncây trỗ thoát bình thường, bao phấn tròn mẩy, màu vàng, khi rung nhẹ có hạt\r\nphấn rụng là những cây hữu dục hay bất dục không hoàn toàn.
\r\n\r\nTính tỷ lệ (%)\r\ncây hữu dục và cây bất dục không hoàn toàn trên tổng số cây kiểm tra.
\r\n\r\n3.2.2. Kiểm tra bằng\r\nbao cách li :
\r\n\r\nKhi bông mới\r\nnhú, chọn ngẫu nhiên 30 khóm liên tiếp trong ô, mỗi khóm chọn 1 - 2 bông, dùng\r\nbao giâý cách li để ngăn hạt phấn ngoài rơi vào. Sau khi bao 10 - 15 ngày, mở\r\nbao quan sát, tuỳ theo số hạt mẩy có trên bông để xác định khả năng bất dục của\r\ncây được kiểm tra.
\r\n\r\nTrên cơ sở quan\r\nsát bông của 30 khóm được bao cách li, tính :
\r\n\r\n- Tỷ lệ (%) cá\r\nthể hữu dục .
\r\n\r\n- Tỷ lệ (%) số\r\nhạt hữu dục ( hạt mẩy ) trên tổng số hạt kiểm tra.
\r\n\r\n3.2.3. Kiểm tra bằng\r\nkính hiển vi :
\r\n\r\nTrên bông lúa\r\nmới trỗ của các cây mẫu đại diện ( 10 cây / ô ), lấy ngẫu nhiên 5 hoa phần đầu,\r\n5 hoa phần giữa, 5 hoa phần cuối bông, gắp bao phấn của các hoa để trên lam\r\nkính, nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch KI-1% , dùng panh xé các bao phấn để hạt phấn\r\nthoát ra ngoài, gắp bỏ vỏ bao, đặt lên kính để soi. Hạt phấn bình thường khi\r\nnhuộm có màu xanh đậm, tròn căng và kích thước đều nhau và ngược lại, nếu hạt\r\nphấn có hình dạng bất thường, không nhuộm màu hoặc chỉ bắt màu nhẹ là các hạt\r\nphấn bất dục.
\r\n\r\nTuỳ theo các\r\nđièu kiện cụ thể và dạng hình bất dục, có thể áp dụng phương pháp kiểm tra bằng\r\nmắt kết hợp với phương pháp kiểm tra bằng bao cách li hoặc bằng kính hiển vi.
\r\n\r\n3.3. Đánh gía độ\r\nthuần của dòng lúa bất dục đực :
\r\n\r\nCác cây hữu dục\r\nvà bất dục không hoàn toàn đều được coi như các cây khác dạng. Độ thuần của\r\ndòng lúa bất dục đực được tính :
\r\n\r\nĐộ thuần (%) = 100% -\r\n( Tỷ lệ (%) cây khác dạng + Tỷ lệ (%) cây hữu dục + Tỷ lệ (%) cây bất dục không\r\nhoàn toàn ).
\r\n\r\nSo sánh với\r\ntiêu chuẩn trong phụ lục 1, xác định lô giống đạt hay không đạt.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
PHỤ LỤC 3:
\r\n\r\nMẪU BÁO CÁO KẾT QỦA\r\nHẬU KIỂM
\r\n\r\n1. Tên giống : Cấp\r\ngiống :
\r\n\r\n2. Vụ : Năm :
\r\n\r\n3. Địa điểm hậu kiểm\r\n:
\r\n\r\n4. Tổng số mẫu giống\r\ntham gia hậu kiểm :
\r\n\r\n5. Diện tích ô thí\r\nnghiệm : Số cây / ô:
\r\n\r\n6. Ngày gieo : Ngày\r\nra hoa 10% (Bắt đầu) :
\r\n\r\nNgày chín :\r\nNgày ra hoa 80% (Kết thúc):
\r\n\r\n7. Phương pháp cách\r\nli :
\r\n\r\n8. Đất thí nghiệm :
\r\n\r\n- Loại đất :
\r\n\r\n- Cây trồng vụ\r\ntrước :
\r\n\r\n9. Tóm tắt ảnh hưởng\r\ncủa thời tiết, khí hậu đối với ruộng hậu kiểm :
\r\n\r\n10. Tóm tắt tình hình\r\nsâu bệnh hại chính và ảnh hưởng của chúng :
\r\n\r\n11. Số liệu hậu kiểm\r\n:
\r\n\r\n\r\n TT \r\n | \r\n \r\n Mã số mẫu giống \r\n | \r\n \r\n Tổng số cây thực có\r\n của 1 mẫu giống \r\n | \r\n \r\n Tính đúng giống \r\n(đúng/sai ) \r\n | \r\n \r\n Số cây \r\nkhác \r\ndạng \r\ntrong \r\n1 mẫu \r\n | \r\n \r\n Độ thuần của 1 mẫu\r\n giống \r\n | \r\n \r\n Năng suất\r\n thực thu \r\n( kg / ô ) \r\n | \r\n \r\n Kết quả \r\n( đạt / \r\nkhông đạt ) \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n giống \r\n | \r\n \r\n ( % ) \r\n | \r\n \r\n LN1 \r\n | \r\n \r\n LN2 \r\n | \r\n \r\n LN3 \r\n | \r\n \r\n TB \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
\r\n (1) \r\n | \r\n \r\n (2) \r\n | \r\n \r\n (3) \r\n | \r\n \r\n (4) \r\n | \r\n \r\n (5) \r\n | \r\n \r\n (6) \r\n | \r\n \r\n (7) \r\n | \r\n \r\n (8) \r\n | \r\n \r\n (9) \r\n | \r\n \r\n (10) \r\n | \r\n \r\n (11) \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n
Chú ý :
\r\n\r\n- Nêu cụ thể\r\ncác tính trạng sai khác của cây khác dạng.
\r\n\r\n- Báo cáo thêm\r\nkết quả quan sát các chỉ tiêu khác ( nếu có ).
\r\n\r\n12. Nhận xét và kết\r\nluận :
\r\n\r\n\r\n CƠ QUAN QUẢN LÝ \r\n | \r\n \r\n Ngày tháng năm | \r\n
\r\n\r\n
Từ khóa: Tiêu chuẩn ngành 10TCN404:2000, Tiêu chuẩn ngành số 10TCN404:2000, Tiêu chuẩn ngành 10TCN404:2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tiêu chuẩn ngành số 10TCN404:2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tiêu chuẩn ngành 10TCN404:2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10TCN404:2000
File gốc của Tiêu chuẩn ngành 10TCN 404:2000 về phương pháp hậu kiểm giống cây trồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn ngành 10TCN 404:2000 về phương pháp hậu kiểm giống cây trồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số hiệu | 10TCN404:2000 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn ngành |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2000-03-06 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Nông nghiệp |
Tình trạng |