THỨC\r\nĂN CHĂN NUÔI – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT BÉO
\r\n\r\nAnimal feeding stuffs\r\n– Determination of fat content
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định\r\nhàm lượng chất béo trong thức ăn chăn nuôi. Phương pháp này áp dụng đối với\r\nthức ăn chăn nuôi trừ hạt có dầu và khô dầu.
\r\n\r\nTheo phương pháp này, người ta phân biệt hai\r\nnhóm thức ăn gia súc. Những sản phẩm thuộc nhóm B cần thủy phân trước khi chiết\r\nchất béo.
\r\n\r\nNhóm B:
\r\n\r\n- Thức ăn hoàn toàn có nguồn gốc từ động vật bao\r\ngồm cả các sản phẩm từ sữa;
\r\n\r\n- Thức ăn hoàn toàn có nguồn gốc từ thực vật\r\ndo vậy không thể chiết chất béo mà không qua quá trình thủy phân; đặc biệt là\r\ngluten, nấm men, protein của đậu tương và khoai tây, và những thức ăn đã qua xử\r\nlý nhiệt;
\r\n\r\n- Thức ăn hỗn hợp gồm những sản phẩm chứa ít\r\nnhất 20 % chất béo.
\r\n\r\nNhóm A:
\r\n\r\n- Những thức ăn gia súc không thuộc nhóm B.
\r\n\r\nChú thích – Phương pháp xác định hàm lượng\r\ndầu trong khô dầu bằng cách chiết bằng hexan được mô tả trong ISO 734-1 [2],\r\ncòn phương pháp xác định hàm lượng dầu bằng cách chiết dietyl ete được mô tả\r\ntrong TCVN 4802-89 (ISO 736 [3]).
\r\n\r\nPhương pháp xác định hàm lượng dầu trong hạt\r\ncó dầu bằng cách chiết bằng hexan được mô tả trong ISO 659 [1].
\r\n\r\n\r\n\r\nTCVN 4851 – 89 (ISO 3696) Nước dùng để phân\r\ntích trong phòng thí nghiệm – Phương pháp thử và yêu cầu kỹ thuật.
\r\n\r\nTCVN 6952:2001 (ISO 6498) Thức ăn chăn nuôi –\r\nChuẩn bị mẫu thử.
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa\r\nsau.
\r\n\r\n3.1. Hàm lượng chất béo (Fat content)
\r\n\r\nPhần khối lượng của những chất được chiết từ\r\nmẫu theo quy trình của tiêu chuẩn này.
\r\n\r\nChú thích – Hàm lượng chất béo được biểu thị\r\nbằng gam trên kilogam hoặc phần trăm khối lượng.
\r\n\r\n\r\n\r\n4.1. Mẫu có hàm lượng chất béo tương đối cao (ít\r\nnhất là 200 g/kg) được chiết sơ bộ bằng xăng nhẹ.
\r\n\r\n4.2. Những mẫu thuộc nhóm B được thủy phân bằng\r\naxit clohydric nhờ tác dụng của nhiệt. Dung dịch được làm nguội và đem lọc. Rửa\r\nvà làm khô cặn thu được sau đó chiết bằng xăng nhẹ. Loại bỏ dung môi bằng cách\r\nchưng cất và làm khô. Đem cân phần thu được.
\r\n\r\n4.3. Những mẫu thuộc nhóm A được chiết bằng xăng\r\nnhẹ. Loại bỏ dung môi bằng cách chưng cất và làm khô. Đem cân phần thu được.
\r\n\r\n\r\n\r\nChỉ dùng những thuốc thử được công nhận dùng\r\ntrong phân tích.
\r\n\r\n5.1. Nước: ít nhất phải ở mức loại 3 theo TCVN\r\n4851 – 89 (ISO 3696).
\r\n\r\n5.2. Natri sunfat: khan.
\r\n\r\n5.3. Xăng nhẹ: gồm chủ yếu\r\nhydrocacbon có sáu nguyên tử cacbon, dải nhiệt độ sôi từ 40oC đến 60oC.
\r\n\r\nChỉ số brom phải nhỏ hơn 1. Cặn bay hơi phải\r\nnhỏ hơn 20 mg/l.
\r\n\r\nCó thể thay thế bằng hexan vì cũng có cặn bay\r\nhơi nhỏ hơn 20 mg/l.
\r\n\r\n5.4. Tinh thể cacbua silic hoặc các bi thủy\r\ntinh.
\r\n\r\n5.5. Aceton.
\r\n\r\n5.6. Axit clohydric: c(HCl) = 3 mol/l.
\r\n\r\n5.7. Chất trợ lọc: ví dụ diatomit\r\n(Kieselguhr), đã được đun sôi trong axit clohydric nồng độ 6mol/l trong 30\r\nphút, dùng nước rửa sạch axit rồi sấy khô ở 130oC.
\r\n\r\n\r\n\r\nThiết bị thường dùng trong phòng thí nghiệm,\r\nbao gồm những thiết bị sau
\r\n\r\n6.1. Phễu chiết: không dính mỡ và dầu,\r\nphải rửa bằng ete.
\r\n\r\n6.2. Bộ chiết Soxhlet: có dung tích si phông\r\nkhoảng 100 ml hoặc bộ chiết tuần hoàn khác.
\r\n\r\n6.3. Thiết bị đun nóng: điều chỉnh được nhiệt\r\nđộ, nhưng không trực tiếp với nguồn nhiệt.
\r\n\r\n6.4. Tủ sấy: có khả năng duy trì ở\r\nnhiệt độ (103 ± 2)oC.
\r\n\r\n6.5. Tủ sấy chân không: có khả năng duy trì ở\r\nnhiệt độ (80 ± 2)oC và\r\ngiảm áp suất xuống dưới 13,3 kPa, có bộ phận làm khô không khí hoặc có chất hút\r\nẩm như oxit canxi.
\r\n\r\n6.6. Bình hút ẩm: chứa chất hút ẩm hiệu\r\nquả.
\r\n\r\n\r\n\r\nPhương pháp lấy mẫu không qui định tiêu chuẩn\r\nnày. Nên lấy mẫu theo ISO 6497 [4].
\r\n\r\nMẫu gửi đến phòng thí nghiệm là mẫu phải\r\ntrung thực và có tính đại diện, không bị hư hại hoặc biến đổi thành phần trong\r\nquá trình vận chuyển và bảo quản.
\r\n\r\nTrong quá trình bảo quản mẫu giảm tối thiểu\r\nsự hư hại và sự biến đổi thành phần của mẫu.
\r\n\r\n\r\n\r\nChuẩn bị mẫu thử theo TCVN 6952:2001 (ISO\r\n6498).
\r\n\r\n\r\n\r\n9.1. Chọn quy trình
\r\n\r\nNếu mẫu thử khó nghiền hoặc khó đồng nhất do\r\nhàm lượng chất béo cao (trên 200 g/kg) thì làm theo 9.2.
\r\n\r\nCác trường hợp khác làm theo 9.3.
\r\n\r\n9.2. Chiết sơ bộ
\r\n\r\n9.2.1. Cân ít nhất 20 g (m0) mẫu thử\r\nđã chuẩn bị (điều 8), chính xác đến 1 mg và trộn với 10 g natri sunfat khan\r\n(5.2). Chuyển toàn bộ vào phễu chiết (6.1) và bịt nút bông không chứa chất béo.
\r\n\r\nCho vài tinh thể cacbua silic (5.4) vào bình\r\nkhô. Nếu tiến hành kiểm tra chất lượng chất béo tiếp theo thì sử dụng các bi\r\nthủy tinh thay cho các tinh thể cacbua silic. Lắp bình vào bộ chiết để thu phần\r\nchiết xăng nhẹ.
\r\n\r\nLắp phễu chiết vào bộ chiết (6.2) và tiến\r\nhành chiết chất béo bằng xăng nhẹ (5.3) trong 2 giờ. Điều chỉnh thiết bị đun\r\nnóng (6.3) vừa phải, nếu dùng loại chiết Soxhlet thì trong 1 giờ thực hiện ít\r\nnhất 10 lần chiết tuần hoàn, hoặc tốc độ chảy ít nhất là 5 giọt trong 1 giây\r\n(khoảng 10 ml/phút) nếu dùng thiết bị chiết tương tự.
\r\n\r\nPha loãng phần xăng nhẹ chiết được trong bình\r\nđến 500 ml bằng xăng nhẹ (5.3) và trộn đều. Cân (m1) bình khô, chính\r\nxác 1 mg, có chứa vài tinh thể cacbua silic hoặc bi thủy tinh (5.4). Dùng pipet\r\nhút 50 ml dung dịch xăng nhẹ cho vào bình này.
\r\n\r\n9.2.2. Đun nóng bình cho bay gần hết dung\r\nmôi. Thêm vào bình 2 ml aceton (5.5), lắc đều và đun nóng nhẹ thiết bị đun nóng\r\n(6.3) để đuổi aceton. Đuổi hết những vết aceton cuối cùng. Làm khô cặn thu được\r\ntrong (10 ± 0,1) phút trong tủ\r\nsấy (6.4) ở 103oC. Làm nguội trong bình hút ẩm (6.6) và cân (m2)\r\nchính xác đến 0,1 mg.
\r\n\r\nHoặc có thể áp dụng quá trình sau:
\r\n\r\nLàm bay hết dung môi. Làm khô cặn thu được\r\ntrong bình trong 1,5 giờ trong tủ sấy chân không (6.5) ở 80oC. Để\r\nnguội trong bình hút ẩm (6.6) và cân (m2) chính xác đến 0,1 mg.
\r\n\r\n9.2.3. Cho cặn chiết trong phễu chiết khô\r\ntrong không khí để bay hết dung môi. Cân (m3) cặn này chính xác đến\r\n0,1 mg.
\r\n\r\nNghiền cặn đến khi kích thước hạt đạt 1 mm.
\r\n\r\nLàm tiếp theo 9.3.
\r\n\r\n9.3. Phần mẫu thử
\r\n\r\nCân 5 g mẫu (m4) đã chuẩn bị ở\r\ntrên (điều 8 hoặc 9.2) chính xác đến 1 mg.
\r\n\r\nĐối với mẫu thuộc nhóm B (xem điều 1) làm theo\r\n9.4.
\r\n\r\nĐối với mẫu thuộc nhóm A, chuyển phần mẫu thử\r\nvào phễu chiết (6.1) và đậy bằng bông sạch không chứa chất béo. Làm theo 9.5.
\r\n\r\n9.4. Thủy phân
\r\n\r\nChuyển phần mẫu thử vào cốc có mỏ dung tích\r\n400 ml hoặc vào bình tam giác dung tích 300 ml. Thêm 100 ml axit clohydric\r\n(5.6) và vài tinh thể cacbua silic (5.4). Đậy cốc bằng mặt kính đồng hồ hoặc\r\nđậy bình bằng nút nhám. Đem đun nhẹ trong 1 giờ. Cứ 10 phút khuấy nhẹ một lần\r\nđể tránh hiện tượng đóng dính trên thành cốc hoặc bình.
\r\n\r\nLàm nguội ở nhiệt độ phòng và thêm một ít\r\nchất trợ lọc (5.7) đủ để tránh mất chất béo trong quá trình lọc. Lọc ướt, dùng\r\ngiấy lọc kép không chứa chất béo lọc qua phễu Buchner có gắn máy hút. Rửa cặn\r\nbằng nước lạnh đến khi thu được lọc trung tính.
\r\n\r\nChú ý – Nếu xuất hiện dầu hoặc mỡ trên bề mặt\r\nphần lọc, có thể dẫn đến kết quả sai. Do vậy, phải lặp lại quy trình với phần\r\nmẫu nhỏ hơn hoặc dùng axit nồng độ cao hơn.
\r\n\r\nCẩn thận lấy phễu lọc ra và cho giấy lọc kép\r\ncùng cặn thu được vào phễu chiết (6.1) và làm khô trong tủ sấy chân không (6.5)\r\ntrong 60 phút ở 80oC. Lấy phễu ra và đậy bằng nút bông không chứa\r\nchất béo.
\r\n\r\n9.5. Chiết
\r\n\r\n9.5.1. Cho vài tinh thể cacbua silic (5.4)\r\nvào bình khô và cân (m5) chính xác đến 1 mg. Nếu sau đó còn kiểm tra\r\nchất lượng chất béo thì dùng bi thủy tinh thay cho tinh thể cacbua silic. Lắp\r\nbình vào bộ chiết để thu phần chiết xăng nhẹ.
\r\n\r\nLắp phễu chiết vào bộ chiết (6.2) và tiến\r\nhành chiết bằng xăng nhẹ (5.3) trong 6 giờ. Điều chỉnh thiết bị đun nóng (6.3)\r\nvừa phải, nếu dùng loại chiết Soxhlet thì trong 1 giờ thực hiện ít nhất 10 lần\r\nchiết tuần hoàn, hoặc tốc độ chảy ít nhất là 5 giọt trong 1 giây (khoảng 10\r\nml/phút) nếu dùng thiết bị chiết tương tự.
\r\n\r\n9.5.2. Đun bình cho bay gần hết dung môi.\r\nThêm vào bình 2 ml aceton (5.5), lắc đều và đun nóng nhẹ trên thiết bị đun nóng\r\n(6.3) để đuổi aceton. Đuổi hết những vết aceton cuối cùng. Làm khô cặn thu được\r\ntrong (10 ± 0,1) phút trong tủ\r\nsấy (6.4) ở 103oC. Làm nguội trong bình hút ẩm (6.6) và cân (m6)\r\nchính xác đến 0,1 mg.
\r\n\r\nHoặc có thể áp dụng quá trình sau:
\r\n\r\nLàm bay hết dung môi. Làm khô cặn thu được\r\ntrong bình trong 1,5 giờ trong tủ sấy chân không (6.5) ở 80oC. Để\r\nnguội trong bình hút ẩm (6.6) và cân (m6) chính xác đến 0,1 mg.
\r\n\r\n\r\n\r\n10.1. Xác định khi có chiết sơ bộ (9.2)
\r\n\r\nTính hàm lượng chất béo của mẫu thử w1\r\n(g/kg) theo công thức:
\r\n\r\nTrong đó
\r\n\r\nm0 là khối lượng mẫu thử cân ở\r\n9.2, tính bằng gam;
\r\n\r\nm1 là khối lượng bình cùng tinh\r\nthể cacbua silic ở 9.2, tính bằng gam;
\r\n\r\nm2 là khối lượng bình cùng tinh\r\nthể cacbua silic và phần khô thu được từ dịch chiết được tính bằng gam;
\r\n\r\nm3 là khối lượng phần thu được từ\r\ndịch chiết đã làm khô ở 9.2, tính bằng gam;
\r\n\r\nm4 là khối lượng phần mẫu thử ở\r\n9.3, tính bằng gam;
\r\n\r\nm5 là khối lượng bình cùng tinh\r\nthể cacbua silic ở 9.5, tính bằng gam;
\r\n\r\nm6 là khối lượng bình cùng tinh\r\nthể cacbua silic phần khô thu được từ dịch chiết ở 9.5, tính bằng gam;
\r\n\r\nf là hệ số hiệu chỉnh đơn vị (f = 1000 g/kg),\r\ntính bằng gam trên kilogam.
\r\n\r\nBiểu thị kết quả chính xác đến 1 g/kg.
\r\n\r\n10.2. Xác định khi không có chiết sơ bộ
\r\n\r\nHàm lượng chất béo của mẫu thử, w2,\r\n(g/kg), được tính theo công thức:
\r\n\r\nTrong đó
\r\n\r\nm4 là khối lượng phần mẫu thử ở\r\n9.3, tính bằng gam;
\r\n\r\nm5 là khối lượng bình cùng tinh\r\nthể cacbua silic ở 9.5, tính bằng gam;
\r\n\r\nm6 là khối lượng bình cùng tinh\r\nthể cacbua silic và phần khô thu được từ dịch chiết ở 9.5, tính bằng gam;
\r\n\r\nf là hệ số hiệu chỉnh đơn vị (f = 1000 g/kg),\r\ntính bằng gam trên kilogam.
\r\n\r\nBiểu thị kết quả chính xác đến 1 g/kg.
\r\n\r\n\r\n\r\n11.1. Thử nghiệm ở liên phòng thí nghiệm
\r\n\r\nNhững chi tiết thử nghiệm của những thử\r\nnghiệm liên phòng thí nghiệm về độ chụm của phương pháp được tóm tắt trong phụ\r\nlục A. Những giá trị này không áp dụng với những dải nồng độ và các thành phần\r\nkhác với dải nồng độ và nhóm thành phần đã cho.
\r\n\r\n11.2. Độ lặp lại
\r\n\r\nSự chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử\r\nnghiệm đơn độc lập, do cùng một kiểm nghiệm viên thực hiện khi áp dụng cùng một\r\nphương pháp, cùng thiết bị kiểm tra, cùng một phòng thí nghiệm ở một khoảng thời\r\ngian ngắn, sẽ không có trên 5% các trường hợp vượt quá giới hạn lặp lại r đã\r\ncho trong bảng 1.
\r\n\r\nBảng 1 – Giới hạn lặp\r\nlại (r) và giới hạn tái lập (R)
\r\n\r\n\r\n Mẫu \r\n | \r\n \r\n r \r\n(g/kg) \r\n | \r\n \r\n R \r\n(g/kg) \r\n | \r\n
\r\n Nhóm B (cần thủy phân) \r\nNhóm A (không cần thủy phân) \r\n | \r\n \r\n 5,0 \r\n2,5 \r\n | \r\n \r\n 12,0a \r\n7,7b \r\n | \r\n
\r\n a Trừ bột cá và bột thịt; xem bảng A.1 \r\nb Trừ bột dừa; xem bảng A.2. \r\n | \r\n
11.3. Độ tái lập
\r\n\r\nSự chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử\r\nnghiệm đơn trên cùng một phương pháp, trên những mẫu thử giống hệt nhau trong\r\ncác phòng thí nghiệm khác nhau do các kỹ thuật viên khác nhau tiến hành, sử\r\ndụng những thiết bị khác nhau sẽ không có trên 5% các trường hợp vượt quá giới\r\nhạn độ tái lập R đã cho trong bảng 1.
\r\n\r\n\r\n\r\nBáo cáo thử nghiệm phải thể hiện:
\r\n\r\n- Toàn bộ thông tin cần thiết để nhận biết\r\nđầy đủ về mẫu;
\r\n\r\n- Phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;
\r\n\r\n- Phương pháp thử đã áp dụng;
\r\n\r\n- Các thao tác không qui định trong tiêu\r\nchuẩn này hoặc những điều được coi là tự chọn cùng với các chi tiết của bất kỳ\r\nyếu tố nào có thể ảnh hưởng đến kết quả;
\r\n\r\n- Kết quả kiểm nghiệm hoặc hai kết quả kiểm\r\nnghiệm có được nếu kiểm tra độ lặp lại.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham khảo)
\r\n\r\nKẾT\r\nQUẢ THỬ NGHIỆM LIÊN PHÒNG THÍ NGHIỆM
\r\n\r\nĐộ chụm của phương pháp được xác lập bởi các\r\nthí nghiệm của 3 phòng thí nghiệm do các tổ chức thành viên của Sec và\r\nSlovanhia cũ, Hà Lan và Pháp tổ chức năm 1984 và thực hiện theo ISO 5725 [5]1.
\r\n\r\nTrong thí nghiệm ở Sec và Slovanhia cũ, có 21\r\nphòng thí nghiệm tham gia. Các mẫu thí nghiệm gồm sữa bột nguyên, bột cá, thức\r\năn hỗn hợp cho gà broiler và thức ăn cho bò dạng viên.
\r\n\r\nTrong thí nghiệm ở Pháp, có 33 phòng thí\r\nnghiệm tham gia. Các mẫu thí nghiệm gồm dung dịch bia cô đặc, ngô, bột thịt,\r\nkhô đậu tương và thức ăn cho gà tây.
\r\n\r\nTrong thí nghiệm ở Hà Lan, có 10 phòng thí\r\nnghiệm tham gia. Các mẫu thí nghiệm gồm lúa mạch, bột xương, bột dừa, bột lông\r\nvũ thức ăn có chứa gluten ngô và hai loại thức ăn hỗn hợp.
\r\n\r\nXem Bảng A.1 và A.2 tóm tắt kết quả thống kê\r\ncủa các thử nghiệm
\r\n\r\nChú thích – Những thông tin chi tiết được nêu\r\ntrong ISO/TC 34/SC 10 N 353.
\r\n\r\nBảng A.1 – Kết quả\r\nthống kê của thử nghiệm liên phòng thí nghiệm đối với mẫu thuộc nhóm B (cần\r\nthủy phân)
\r\n\r\n\r\n Thông số \r\n | \r\n \r\n Mẫu a \r\n | \r\n ||||||||||||
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 2b \r\n | \r\n \r\n 3 \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 6 \r\n | \r\n \r\n 7 \r\n | \r\n \r\n 8b \r\n | \r\n \r\n 9b \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 11 \r\n | \r\n |||
\r\n Số phòng thí nghiệm *) \r\n | \r\n \r\n 25 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n \r\n 23 \r\n | \r\n \r\n 24 \r\n | \r\n \r\n 18 \r\n | \r\n \r\n 23 \r\n | \r\n \r\n 27 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n \r\n 19 \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n ||
\r\n Hàm lượng chất béo trung bình g/kgc \r\n | \r\n \r\n 23,4 \r\n | \r\n \r\n 40,2 \r\n | \r\n \r\n 44,7 \r\n | \r\n \r\n 55,0 \r\n | \r\n \r\n 78,0 \r\n | \r\n \r\n 80,9 \r\n | \r\n \r\n 88,4 \r\n | \r\n \r\n 101,3 \r\n | \r\n \r\n 150,6 \r\n | \r\n \r\n 188,0 \r\n | \r\n \r\n 251,0 \r\n | \r\n ||
\r\n Độ lệch chuẩn lặp lại, sr, g/kg \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 0,78 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 1,73 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 1,20 \r\n | \r\n \r\n 1,73 \r\n | \r\n \r\n 1,24 \r\n | \r\n \r\n 1,84 \r\n | \r\n ||
\r\n Hệ số biến động lặp lại, % \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 1,98 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 2,23 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 1,20 \r\n | \r\n \r\n 1,13 \r\n | \r\n \r\n 0,67 \r\n | \r\n \r\n 0,74 \r\n | \r\n ||
\r\n Giới hạn của độ lặp lại, r, (2,8 x sr),\r\n g/kg \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 2,2 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 4,9 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 3,4 \r\n | \r\n \r\n 4,9 \r\n | \r\n \r\n 3,5 \r\n | \r\n \r\n 5,2 \r\n | \r\n ||
\r\n Độ lệch chuẩn tái lập, SR, g/kg \r\n | \r\n \r\n 4,03 \r\n | \r\n \r\n 1,98 \r\n | \r\n \r\n 2,57 \r\n | \r\n \r\n 4,38 \r\n | \r\n \r\n 5,55 \r\n | \r\n \r\n 2,97 \r\n | \r\n \r\n 5,69 \r\n | \r\n \r\n 1,80 \r\n | \r\n \r\n 3,32 \r\n | \r\n \r\n 2,65 \r\n | \r\n \r\n 3,39 \r\n | \r\n ||
\r\n Hệ số biến động tái lập, % \r\n | \r\n \r\n 17,29 \r\n | \r\n \r\n 4,95 \r\n | \r\n \r\n 5,77 \r\n | \r\n \r\n 7,98 \r\n | \r\n \r\n 7,10 \r\n | \r\n \r\n 3,68 \r\n | \r\n \r\n 6,44 \r\n | \r\n \r\n 1,77 \r\n | \r\n \r\n 2,23 \r\n | \r\n \r\n 1,41 \r\n | \r\n \r\n 1,34 \r\n | \r\n ||
\r\n Giới hạn tái lập, R, (2,8 x SR),\r\n g/kg \r\n | \r\n \r\n 11,4 \r\n | \r\n \r\n 5,6 \r\n | \r\n \r\n 7,3 \r\n | \r\n \r\n 12,4 \r\n | \r\n \r\n 15,7 \r\n | \r\n \r\n 8,4 \r\n | \r\n \r\n 16,1 \r\n | \r\n \r\n 5,1 \r\n | \r\n \r\n 9,4 \r\n | \r\n \r\n 7,5 \r\n | \r\n \r\n 9,6 \r\n | \r\n ||
\r\n a) \r\nMẫu 1: khô đậu tương; \r\nMẫu 2: thức ăn chăn nuôi chứa gluten ngô; \r\nMẫu 3: ngô; \r\nMẫu 4: dịch bia cô đặc; \r\nMẫu 5: bột cá; \r\nMẫu 6: thức ăn cho gà tây; \r\n | \r\n \r\n Mẫu 7: bột thịt; \r\nMẫu 8: bột lông vũ; \r\nMẫu 9: bột xương; \r\nMẫu 10: thức ăn viên cho bò; \r\nMẫu 11: sữa bột nguyên. \r\n | \r\n \r\n b) Kết quả biểu thị theo chất khô \r\nc) Dung môi sử dụng: sản phẩm dầu mỏ nhẹ có\r\n nhiệt độ sôi từ 40oC đến 60oC. \r\n | \r\n |||||||||||
\r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n |
1) ISO 5725: 1986 (nay đã hủy bỏ) được sử\r\ndụng để xác định độ chính xác của số liệu.
\r\n\r\n*) Số phòng thử nghiệm được chọn không tính\r\nđến phòng thử nghiệm đã bị loại.
\r\n\r\nBảng A.2 – Kết quả\r\nthống kê của thử nghiệm liên phòng thí nghiệm đối với mẫu thuộc nhóm A (không\r\ncần thủy phân)
\r\n\r\n\r\n Thông số \r\n | \r\n \r\n Mẫu \r\n | \r\n |||||||||||
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 2b \r\n | \r\n \r\n 3b \r\n | \r\n \r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 6 \r\n | \r\n \r\n 7 \r\n | \r\n \r\n 8 \r\n | \r\n \r\n 9 \r\n | \r\n \r\n 10 b \r\n | \r\n \r\n 11 b \r\n | \r\n \r\n 12 \r\n | \r\n |
\r\n Số phòng thí nghiệm *) \r\n | \r\n \r\n 31 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 29 \r\n | \r\n \r\n 21 \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 21 \r\n | \r\n \r\n 28 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 19 \r\n | \r\n
\r\n Hàm lượng chất béo trung bình g/kgc \r\n | \r\n \r\n 15,5 \r\n | \r\n \r\n 15,9 \r\n | \r\n \r\n 31,8 \r\n | \r\n \r\n 37,8 \r\n | \r\n \r\n 40,1 \r\n | \r\n \r\n 51,0 \r\n | \r\n \r\n 69,7 \r\n | \r\n \r\n 72,0 \r\n | \r\n \r\n 75,0 \r\n | \r\n \r\n 107,1 \r\n | \r\n \r\n 117,3 \r\n | \r\n \r\n 177,0 \r\n | \r\n
\r\n Độ lệch chuẩn lặp lại, sr, g/kg \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 0,42 \r\n | \r\n \r\n 0,60 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 0,64 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 0,88 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 0,81 \r\n | \r\n \r\n 0,78 \r\n | \r\n \r\n 0,88 \r\n | \r\n
\r\n Hệ số biến động lặp lại, % \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 2,76 \r\n | \r\n \r\n 1,87 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 1,24 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 1,24 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 0,78 \r\n | \r\n \r\n 0,67 \r\n | \r\n \r\n 0,49 \r\n | \r\n
\r\n Giới hạn lặp lại, r, (2,8 x sr),\r\n g/kg \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 1,2 \r\n | \r\n \r\n 1,7 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 1,8 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 2,5 \r\n | \r\n \r\n - \r\n | \r\n \r\n 2,3 \r\n | \r\n \r\n 2,2 \r\n | \r\n \r\n 2,5 \r\n | \r\n
\r\n Độ lệch chuẩn tái lập, sR, g/kg \r\n | \r\n \r\n 1,97 \r\n | \r\n \r\n 1,24 \r\n | \r\n \r\n 2,72 \r\n | \r\n \r\n 1,57 \r\n | \r\n \r\n 1,74 \r\n | \r\n \r\n 2,12 \r\n | \r\n \r\n 2,04 \r\n | \r\n \r\n 2,61 \r\n | \r\n \r\n 1,85 \r\n | \r\n \r\n 4,59 \r\n | \r\n \r\n 1,94 \r\n | \r\n \r\n 1,59 \r\n | \r\n
\r\n Hệ số biến động tái lập, % \r\n | \r\n \r\n 12,73 \r\n | \r\n \r\n 7,84 \r\n | \r\n \r\n 8,62 \r\n | \r\n \r\n 4,17 \r\n | \r\n \r\n 4,35 \r\n | \r\n \r\n 4,17 \r\n | \r\n \r\n 2,94 \r\n | \r\n \r\n 3,64 \r\n | \r\n \r\n 2,47 \r\n | \r\n \r\n 4,28 \r\n | \r\n \r\n 1,66 \r\n | \r\n \r\n 0,88 \r\n | \r\n
\r\n Giới hạn tái lập, R, (2,8 x sR),\r\n g/kg \r\n | \r\n \r\n 5,6 \r\n | \r\n \r\n 3,5 \r\n | \r\n \r\n 7,7 \r\n | \r\n \r\n 4,4 \r\n | \r\n \r\n 4,9 \r\n | \r\n \r\n 6,0 \r\n | \r\n \r\n 5,8 \r\n | \r\n \r\n 7,4 \r\n | \r\n \r\n 5,2 \r\n | \r\n \r\n 13,0 \r\n | \r\n \r\n 5,5 \r\n | \r\n \r\n 4,5 \r\n | \r\n
\r\n a) Mẫu 1: khô đậu tương \r\n | \r\n \r\n Mẫu 7: bột thịt; \r\n | \r\n \r\n b) Kết quả biểu thị theo chất khô \r\n | \r\n ||||||||||
\r\n Mẫu 2: lúa mạch; \r\n | \r\n \r\n Mẫu 8: bột cá; \r\n | \r\n \r\n c) Dung môi sử dụng: sản phẩm dầu mỏ nhẹ có\r\n nhiệt độ sôi từ 40oC đến 60oC \r\n | \r\n ||||||||||
\r\n Mẫu 3: thức ăn hỗn hợp; \r\n | \r\n \r\n Mẫu 9: thức ăn cho gà tây; \r\n | \r\n |||||||||||
\r\n Mẫu 4: dịch bia cô đặc; \r\n | \r\n \r\n Mẫu 10: khô dầu dừa; \r\n | \r\n |||||||||||
\r\n Mẫu 5: ngô; \r\n | \r\n \r\n Mẫu 11: thức ăn hỗn hợp; \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n ||||||||||
\r\n Mẫu 6: thức ăn hỗn hợp cho gà broiler; \r\n | \r\n \r\n Mẫu 12: thức ăn viên cho bò. \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n ||||||||||
\r\n *) Số phòng thử nghiệm được chọn, không\r\n tính phòng thử nghiệm đã bị loại. \r\n | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999) về thức ăn chăn nuôi – Xác định hàm lượng chất béo đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999) về thức ăn chăn nuôi – Xác định hàm lượng chất béo
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN4331:2001 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2001-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Nông nghiệp |
Tình trạng | Còn hiệu lực |