UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/QĐ-UB | Huế, ngày 02 tháng 01 năm 2002 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ;
- Căn cứ Quyết định số 42/2001/QĐ-BKHCNMT, ngày 18/7/2001 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường, Quy định tạm thời về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường tại Công văn số 272/CV-KHCN, ngày 20/9/2001,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này ''Quy định tạm thời về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Tỉnh''.
Điều 2: Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện việc thi hành Quyết định này.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kế từ ngày ký.
Điều 4: Chánh Văn phong HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận | TM. UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ |
VỀ VIỆC TUYỂN CHỌN TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-UB ngày 02 tháng 01 năm 2002
Mỗi cá nhân không đồng thời chủ trì từ 2 đề tài, dự án cấp tỉnh trở lên.
Mỗi tổ chức, cơ quan (dưới đây gọi là tổ chức) được phép đồng thời chủ trì nhiều đề tài, dự án khoa học và công nghệ.
Cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn chủ trì đề tài, dự án (làm chủ nhiệm đề tài, dự án) phải có chuyên môn hoặc đã, đang hoạt động, công tác ở lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan với đề tài, dự án tuyển chọn.
Các tổ chức và cá nhân không được tham gia tuyển chọn khi chưa hoàn thành đúng hạn việc quyết toán, hoặc chưa hoàn trả kinh phí thu hồi theo hợp đồng KHCN.
1. Đơn đăng ký chủ trì thực hiện đề tài, dự án KHCN;
2.Thuyết minh đề tài, dự án;
3.Tóm tắt hoạt động KHCN của tổ chức đăng ký chủ trì;
4. Lý dịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài, dự án.
1. Tên, địa chỉ của tổ chức đăng ký chủ trì đề tài, dự án;
2. Họ tên của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài, dự án và danh sách những người tham gia thực hiện đề tài, dự án.
3. Tên đề tài, dự án đăng ký tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì.
4. Liệt kê danh mục tài liệu, văn bản có trong hồ sơ.
Hồ sơ phải nộp đúng hạn. Ngày nhận hồ sơ được tính là ngày ghi dấu của bưu điện hoặc dấu ''Đến'' của văn thư.
Quá trình mở hồ sơ sẽ được ghi thành biên bản (theo mẫu Bộ KH-CN và MT).
Những hồ sơ đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 5, 6, 7 và 8 của Quy định này sẽ được đưa vào xem xét đánh giá.
Việc tồ chức đánh giá tuyển chọn được thực hiện thông qua các Hội đồng KHCN tư vấn tuyển chọn.
Việc đánh giá tuyển chọn căn cứ vào hồ sơ đã đăng ký và bảo vệ trước Hội đồng.
Hội đồng KHCN tư vấn tuyển chọn không có các thành viên là những người đăng ký tham gia thực hiện đề tài, dự án hoặc những người đang công tác tại cơ quan đăng ký chủ trì.
Việc đánh giá hồ sơ phải theo những tiêu chuẩn và thang điểm thống nhất được quy định tại Điều 11 của Quy định này.
Đánh giá hồ sơ được tiến hành bằng phương pháp chấm điểm theo 3 nhóm tiêu chuẩn sau:
1. Giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của nội dung nghiên cứu, phương án triển khai và kết quả dự kiến (tối đa 60 điểm);
2. Năng lực của cá nhân và tổ chức đăng ký chủ trì đề tài, dự án (tối đa 30 điểm);
3- Tính hợp lý của kinh phí đề nghị (tới đa 10 điểm);
Tiêu chuẩn đánh giá và thang điểm chi tiết theo mẫu của Bộ KHCNMT.
Hội đồng có từ 7 đến 11 thành viên, gồm đại diện các nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ có uy tín, am hiểu lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, dự án, đại diện các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu và các nhà quản lý. Hội đồng có một thư ký giúp việc.
Hội đồng chịu trách nhiệm về việc tư vấn của mình.
Trong thành viên Hội đồng phải có 2 chuyên gia am hiểu sâu lĩnh vực của đề tài, dự án làm phản biện.
Hội nghị đánh giá - tuyển chọn phải có ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng có mặt (ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt chỉ có giá trị tham khảo).
Tại hội nghị, việc làm rõ thêm bản thuyết minh đề tài, dự án và trả lời các chất vấn, thắc mắc của Hội đồng và đại biểu được từng đơn vị, cá nhân đăng ký chủ trì lần lượt trình bày riêng lẽ. Hội đồng và các đại biểu không nên nêu các ý kiến mang tính nhận định, đánh giá khi chất vấn, thắc mắc.
Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ đăng ký và nghe thuyết minh bảo vệ, Hội đồng thảo luận riêng và đánh giá bằng phiếu chấm điểm theo mẫu của Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Trong khi tổng hợp, nếu có phiếu chấm điểm nào chênh lệch lớn so với điểm trung bình của Hội đồng thì Chủ tịch Hội đồng đề nghị thành viên đó xem xét lại phiếu chấm điểm của mình hoặc thay phiếu điểm đó bằng điểm trung bình của Hội đồng.
Tổ chức, cá nhân được đề nghị chọn và tổ chức, cá nhân có điểm xếp,hạng cao nhất, nhưng số điểm trung bình phải đạt tối thiểu 60/100 điểm, trong đó, số điểm về giá trị khoa học và thực tiễn tối thiểu phải đạt 40/60 điểm.
Hội đồng xếp thứ tự ưu tiên các hồ sơ được đề nghị chọn theo các nguyên tắc sau đây:
1. Điểm trung bình của tổng số điểm theo thứ tự từ cao xuống thấp;
2. Ưu tiên điểm trung bình về giá trị khoa học và thực tiễn (đối với các Hồ sơ có cùng số điểm trung bình của tổng số điểm);
3. Ưu tiên điểm của Chủ tịch Hội đồng (đối với các Hồ sơ có cùng số điểm trung bình của tổng số điểm và cùng số điểm trung bình về giá trị khoa học và thực tiễn);
Đối với các hồ sơ có cùng số điểm trung bình của tổng số điểm, cùng điểm trung bình về giá trị khoa học và thực tiễn, cùng điểm của Chủ tịch Hội đồng, Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm xem xét quyết định.
Trường hợp không có đơn vị, cá nhân đăng ký tuyển chọn nào đạt số điểm trung bình từ 60/100 điểm trở lên, thì đề tài, dự án đó không được đưa vào thực hiện trong năm kế hoạch:
Đối với các hồ sơ được đề nghị chọn, Hội đồng thảo luận để kiến nghị những điểm cần lưu ý bổ sung, sửa đổi về những nội dung đã nêu trong bản thuyết minh và khuyến nghị về kinh phí thực hiện đề tài, dự án.
Trong trường hợp chỉ có một (01) hồ sơ tham gia tuyển chọn chủ trì một (01) đề tài, dự án Hội đồng vẫn tổ chức đánh giá theo các tiêu chuẩn và quy trình nêu trong Quy định này.
Một cá nhân tham gia tuyển chọn có 2 đề tài, dự án được kiến nghị trúng tuyển có quyền đề nghị (bằng văn bản) chọn một (01) đề tài, dự án để chủ trì thực hiện.
Trong trường hợp cá nhân trúng tuyển từ chối đề tài, dự án mình được chọn thì tổ chức, cá nhân có hồ sơ đạt tổng số điểm trung bình tiếp theo sẽ được thay thế, nhưng vẫn phải bảo đảm đạt từ 60/100 điểm trở lên, trong đó, số điểm về giá trị khoa học và thực tiễn tối thiểu phải đạt 40/60 điểm.
Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường xem xét và tổ chức thẩm định dự toán kinh phí thực hiện đề tài, dự án theo quy định hiện hành.
Quyết định phê duyệt là căn cứ pháp lý cho việc ký kết hợp đồng KHCN với tổ chức, cá nhân trúng tuyển và cấp kinh phí cho việc triển khai đề tài, dự án.
Việc lưu giữ các hồ sơ và tài liệu liên quan đến quá trình đánh giá tuyển chọn được thực hiện theo quy định hiện hành.
Các sở /ngành, huyện /thành phố vận dụng Quy định này trong việc tổ chức tuyển chọn, xét duyệt hồ sơ của các tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì các đề tài, dự án thuộc phạm vi quản lý của mình.
File gốc của Quyết định 03/QĐ-UB năm 2002 quy định tạm thời về việc tuyển chọn tố chức và cá nhân chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Tỉnh Thừa Thiên Huế đang được cập nhật.
Quyết định 03/QĐ-UB năm 2002 quy định tạm thời về việc tuyển chọn tố chức và cá nhân chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Tỉnh Thừa Thiên Huế
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Số hiệu | 03/QĐ-UB |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Lê Văn Hoàng |
Ngày ban hành | 2002-01-02 |
Ngày hiệu lực | 2002-01-02 |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
Tình trạng | Hết hiệu lực |