ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 150/2003/QĐ-UB | Quy Nhơn, ngày 19 tháng 8 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC TẠM GIỮ PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI NHÀ CHỦ SỞ HỮU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19/2/2003 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về giao thông đường bộ;
- Căn cứ Công văn số 50/TTHĐND ngày 15/8/2003 của Thường trực HĐND tỉnh về thực hiện phương thức tạm giữ phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông tại nhà chủ sở hữu;
- Xét đề nghị của Ban An toàn giao thông tỉnh;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Quy định phương thức tạm giữ phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ tại nhà chủ sở hữu với những nội dung chủ yếu như sau:
1- Đối tượng áp dụng: Là phương tiện mô tô, xe máy có giấy tờ hợp pháp, hợp lệ.
2- Điều kiện áp dụng: Chủ sở hữu phương tiện tự nguyện thực hiện biện pháp phương tiện tạm giữ tại nhà.
3- Các hành vi sau đây được áp dụng tạm giữ phương tiện tại nhà:
- Người điều khiển phương tiện (viết tắt là NĐKPT) không có giấy phép lái xe theo quy định;
- NĐKPT chưa đủ tuổi quy định;
- NĐKPT vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi ngược chiều của đường một chiều;
- NĐKPT sử dụng rượu, bia quá quy định hoặc sử dụng chất kích thích khác mà pháp luật cấm;
- NĐKPT chở quá số người quy định (trừ trường hợp chở bệnh nhân đi cấp cứu, áp giải tội phạm);
- NĐKPT tránh, vượt sai quy định, vượt ngay trước đầu xe khác hoặc chuyển hướng đột ngột gây nguy hiểm;
- NĐKPT không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông;
- NĐKPT cản trở việc tiến hành kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
- Phương tiện không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn.
4- Thời gian tạm giữ phương tiện tại nhà: Tối thiểu là 10 ngày.
5- Tổ chức thực hiện:
Hết thời gian tạm giữ tại nhà theo quy định, chủ phương tiện hoặc người vi phạm đưa xe đến cơ quan ra quyết định xử lý để kiểm tra, tháo niêm phong và làm thủ tục nộp phạt theo quy định.
Nếu phát hiện niêm phong bị mất hoặc bị hỏng hoặc có dấu hiệu tháo niêm phong thì cơ quan có thẩm quyền xử lý sẽ xử phạt các hành vi vi phạm trước đó theo mức tối đa được quy định tại Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19/2/2003 của Chính phủ.
Nếu phát hiện phương tiện đang bị tạm giữ tại nhà mà đưa vào tham gia giao thông thì cơ quan có thẩm quyền xử lý sẽ xử phạt các hành vi vi phạm trước đó theo mức tối đa như trên, đồng thời quyết định xử lý hành vi vi phạm tiếp theo theo quy định tại Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19/2/2003 của Chính phủ và bổ sung biện pháp tạm giữ phương tiện 60 ngày tại kho bãi của cơ quan công an.
Không thực hiện thu phí đối với trường hợp tạm giữ phương tiện tại nhà.
Điều 2: Giao Công an tỉnh chủ trì cùng với Ban An toàn giao thông tỉnh nghiên cứu ban hành quy định niêm phong, mẫu đơn tự nguyện áp dụng phương thức tạm giữ xe tại nhà, biên bản xử phạt và chỉ đạo triển khai thực hiện phương thức tạm giữ phương tiện tại nhà theo quy định.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2003.
Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Trưởng ban Ban An toàn giao thông tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ngành chức năng liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH |
File gốc của Quyết định 150/2003/QĐ-UB thực hiện phương thức tạm giữ phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ tại nhà chủ sở hữu do Tỉnh Bình Định ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 150/2003/QĐ-UB thực hiện phương thức tạm giữ phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ tại nhà chủ sở hữu do Tỉnh Bình Định ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Định |
Số hiệu | 150/2003/QĐ-UB |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Vũ Hoàng Hà |
Ngày ban hành | 2003-08-19 |
Ngày hiệu lực | 2003-09-15 |
Lĩnh vực | Vi phạm hành chính |
Tình trạng | Hết hiệu lực |