BỘ NGOẠI GIAO |
|
Số: 68/2004/LPQT | Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2004 |
Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ma-lai-xi-a về hợp tác công nghệ thông tin và truyền thông có hiệu lực từ ngày 21 tháng 04 năm 2004./.
TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO |
Mong muốn tăng cường quan hệ song phương giữa các Bên trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông (sau đây gọi tắt là “ICT”);
Nhận thấy nhu cầu tăng cường hơn nữa các mối liên kết trong lĩnh vực ICT giữa các Bên với mục đích thúc đẩy các khả năng và cơ hội của cả hai bên;
Dự định tiến hành chương trình hợp tác về mặt công nghiệp và công nghệ trong lĩnh vực ICT nhằm tăng cường mối quan hệ đối tác kinh doanh giữa các Bên;
2. Mối quan hệ và trao đổi thông tin liên quan đến lĩnh vực ICT trong Bản ghi nhớ này, trong bất cứ trường hợp nào, cũng không giới hạn quyền của mỗi Bên trong việc đưa ra và tiến hành các biện pháp nhằm bảo đảm quyền lợi quốc gia của Bên đó.
Bộ Bưu chính, Viễn thông, thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Năng lượng, Truyền thông và Đa phương tiện thay mặt Chính phủ Ma-lai-xi-a sẽ là các cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện Bản ghi nhớ này.
Các Bên sẽ khuyến khích các cơ quan, tổ chức và các công ty liên quan của cả hai nước hợp tác nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn và trao đổi thông tin liên quan đến lĩnh vực ICT và trong trường hợp thích hợp, có thể xúc tiến ký kết thoả thuận hoặc hợp đồng hoặc tiến hành các hoạt động hoặc dự án mà các Bên cùng nhất trí.
Phạm vi hợp tác giữa các Bên có thể bao gồm các lĩnh vực liên quan đến ICT vào bất cứ thời điểm nào thích hợp cho cả hai bên như sau:
(b) trao đổi thông tin và chia sẻ ý kiến, nếu cần thiết, về các chiến lược và những thông lệ tốt nhất trong việc phát triển công nghiệp ICT và đa phương tiện;
(d) thúc đẩy hợp tác nhằm tăng cường quảng bá hàng hóa và dịch vụ ICT trên thị trường của các Bên;
(f) phát triển và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực ICT;
(h) bất cứ các lĩnh vực hợp tác khác trong lĩnh vực ICT mà các Bên nhất trí.
Để thực hiện phạm vi hợp tác nêu tại Điều 4, một Nhóm công tác Việt Nam - Ma-lai-xi-a trong lĩnh vực ICT (sau đây được gọi là “Nhóm công tác”) sẽ được thành lập nhằm xác định và hỗ trợ các chương trình với mục đích:
(b) tăng cường các kỹ năng của cán bộ thông qua việc tiến hành trao đổi chương trình, và thông qua việc đồng tài trợ tổ chức các hội nghị, các chương trình đào tạo và hội thảo trong lĩnh vực ICT;
(d) trao đổi thông tin và các tài liệu theo chủ đề các bên cùng quan tâm trong lĩnh vực ICT và thiết lập các kênh trao đổi thông tin và tài liệu một cách thích hợp;
(f) các lĩnh vực hợp tác khác mà các Bên cùng nhất trí.
1. Một đại diện của Bộ Bưu chính, Viễn thông của Việt Nam và một đại diện Bộ Năng lượng, Truyền thông và Đa phương tiện của Ma-lai-xi-a sẽ là hạt nhân của Nhóm công tác. Các thành viên khác sẽ được chỉ định bởi mỗi Bên khi cần thiết.
(a) chuẩn bị các đề xuất chương trình hàng năm trong quá trình thực hiện Bản ghi nhớ này để các Bên thông qua;
(c) đề xuất các phương thức mới và các lĩnh vực hợp tác giữa các Bên trong lĩnh vực ICT để các Bên phê duyệt; và
3. Nhóm Công tác sẽ họp ít nhất một năm một lần, địa điểm luân phiên, ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc ở Ma-lai-xi-a. Ngoài ra, Nhóm công tác có thể tiến hành họp vào bất cứ thời điểm nào mà các Bên thấy cần thiết.
Điều 7. Kinh phí và các nguồn lực
2. Mỗi Bên sẽ tự trang trải chi phí cho thành viên của mình khi tham gia các phiên họp của Nhóm công tác.
1. Việc bảo vệ sở hữu trí tuệ sẽ được thực thi theo đúng luật pháp và quy định của mỗi Bên và các điều ước quốc tế mà mỗi Bên là thành viên.
3. Không ảnh hưởng đến các quy định nêu tại Điều này, mỗi Bên sẽ có quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phát triển công nghệ, phát triển các sản phẩm, dịch vụ, do Bên đó tiến hành một cách độc lập và riêng rẽ.
1. Mỗi Bên sẽ phải thực hiện việc bảo mật các các tài liệu, thông tin và các dữ liệu khác nhận được hoặc cung cấp cho Bên kia trong quá trình thực hiện Bản ghi nhớ này hoặc bất kỳ một thoả thuận hoặc hợp đồng khác được ký kết căn cứ vào Bản ghi nhớ này.
Điều 12. Giải quyết tranh chấp
Điều 14. Hiệu lực, thời hạn và kết thúc
2. Một Bên có thể chấm dứt hiệu lực Bản ghi nhớ thông qua thông báo bằng văn bản cho Bên kia ý định chấm dứt hiệu lực Bản ghi nhớ này, thông qua đường ngoại giao, trong vòng tối thiểu chín mươi (90) ngày trước khi Bên đó có ý định như vậy.
Để làm bằng, những người được Chính phủ hai Bên ủy quyền đầy đủ, cùng ký vào Bản ghi nhớ này.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ MA-LAI-XI-A | THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Từ khóa: Điều ước quốc tế 68/2004/LPQT, Điều ước quốc tế số 68/2004/LPQT, Điều ước quốc tế 68/2004/LPQT của Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều ước quốc tế số 68/2004/LPQT của Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều ước quốc tế 68 2004 LPQT của Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 68/2004/LPQT
File gốc của Bản ghi nhớ số 68/2004/LPQT giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ma-lai-xi-a về hợp tác công nghệ thông tin và truyền thôn đang được cập nhật.
Bản ghi nhớ số 68/2004/LPQT giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Ma-lai-xi-a về hợp tác công nghệ thông tin và truyền thôn
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
Số hiệu | 68/2004/LPQT |
Loại văn bản | Điều ước quốc tế |
Người ký | Mai Liêm Trực |
Ngày ban hành | 2004-04-21 |
Ngày hiệu lực | 2004-04-21 |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
Tình trạng | Còn hiệu lực |