BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2004/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2004 |
Thi hành Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội; Nghị định số 73/CP/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao; Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước và Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn; Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn bổ sung Thông tư số 09/LĐ-TBXH-TT ngày 26 tháng 4 năm 1996 về việc hướng dẫn cấp và ghi sổ bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng thuộc các Nghị định nói trên như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG CẤP SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Bổ sung vào điểm 1 mục II Thông tư số 09/LĐ-TBXH-TT các đối tượng sau:
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên trong các tổ chức không có tư cách pháp nhân như hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác... theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ.
2. Người lao động làm việc trong các tổ chức ngoài công lập theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 73/CP/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ;
3. Người lao động tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 3 và khoản 3 Điều 4 Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ;
4. Cán bộ chuyên trách cấp xã tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2, Điều 5 Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ.
II. CÁCH GHI SỔ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Bổ sung tại tiết b điểm 2 mục III của Thông tư số 09/LĐ-TBXH-TT khi ghi xác nhận tại cột 9 và cột 10 theo trình tự sau:
1. Đối với đối tượng thuộc điểm 1, điểm 2, mục I nói trên:
Người sử dụng lao động là hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, dân lập, tư nhân và các tổ chức khác, trong mỗi lần ghi sổ bảo hiểm xã hội sau khi đóng bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động ký, ghi rõ họ tên tại cột 9; Sau đó cơ quan Bảo hiểm xã hội ký, xác nhận tại cột 10.
2. Đối với đối tượng thuộc điểm 3, điểm 4, mục I nói trên:
Sau mỗi lần đóng bảo hiểm xã hội, người lao động ký, ghi rõ họ tên tại cột 9, cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi quản lý thu bảo hiểm xã hội của người lao động sau khi nghỉ việc (theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam) ký, xác nhận tại cột 10.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh nghiên cứu, giải quyết.
| Lê Duy Đồng (Đã ký) |
File gốc của Thông tư 08/2004/TT-BLĐTBXH bổ sung Thông tư 09/LĐ-TBXH-TT hướng dẫn cấp và ghi sổ bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 08/2004/TT-BLĐTBXH bổ sung Thông tư 09/LĐ-TBXH-TT hướng dẫn cấp và ghi sổ bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Số hiệu | 08/2004/TT-BLĐTBXH |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Lê Duy Đồng |
Ngày ban hành | 2004-06-04 |
Ngày hiệu lực | 2004-07-01 |
Lĩnh vực | Bảo hiểm |
Tình trạng | Hết hiệu lực |