BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ****** TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2004 |
Ngày 25/6/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 139/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (sau đây gọi tắt là Nghị định số 139/2004/NĐ-CP). Để áp dụng thống nhất trong cả nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể một số quy định tại Nghị định số 139/2004/NĐ-CP như sau:
I. VỀ MỘT SỐ ĐIỂM TRONG QUY ĐỊNH CHUNG
Gỗ từ nước ngoài nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam quy định tại Khoản 1, Điều 1 của Nghị định 139/2004/NĐ-CP được hiểu như sau:
- Gỗ từ nước ngoài nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam là các loại gỗ có hồ sơ hoàn thành thủ tục hải quan như tờ khai hải quan cửa khẩu, lý lịch gỗ, tên gỗ do nước ngoài lập. Tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu gỗ, sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, khi vận chuyển gỗ nguyên liệu nhập khẩu về kho, chế biến, tiêu thụ phải ghi vào sổ nhập xuất lâm sản làm cơ sở cho việc quản lý, giám sát trong quá trình chế biến, tiêu thụ theo quy định về kiểm tra việc vận chuyển, sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản và quy định về đóng búa kiểm lâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Gỗ nhập khẩu hợp pháp không áp dụng xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 139/2004/NĐ-CP.
- Khi tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu tiêu thụ gỗ có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả trường hợp tái xuất khẩu) thì phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam; nếu có sai phạm thì tùy từng trường hợp cụ thể, chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP.
2. Xử lý đối với trường hợp tái phạm
Các trường hợp tái phạm được xác định theo quy định tại khoản 5, Điều 2 của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP. Để tích cực ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp tái phạm theo tinh thần của Bộ luật Hình sự năm 1999, hướng xử lý đối với các trường hợp tái phạm như sau:
a) Các hành vi vi phạm gồm: "Khai thác cây rừng trái phép", "Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép", "Đốt phá, huỷ hoại rừng, gây cháy rừng", "Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã quý hiếm và sản phẩm của chúng" (quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999), thì người tái phạm một trong các hành vi này phải bị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự.
b) Đối với các hành vi vi phạm khác (ngoài các hành vi hướng dẫn tại điểm a trên đây), thì tái phạm được coi là tình tiết tăng nặng để xem xét quyết định mức xử phạt vi phạm hành chính tương ứng.
3. Trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm, nhiều người thực hiện một hành vi vi phạm
a) Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm là trường hợp một người cùng một lúc bị phát hiện đã thực hiện từ hai hành vi vi phạm trở lên quy định từ Điều 6 đến Điều 21 của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP. Như một người vừa vi phạm quy định về khai thác gỗ (Điều 9), vừa vi phạm quy định về khai thác củi (Điều 10) thì bị xử phạt về cả hai hành vi vi phạm.
b) Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm là tại thời điểm phát hiện vi phạm có từ hai người trở lên cùng thực hiện hành vi vi phạm quy định từ Điều 6 đến Điều 21 của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP. Mỗi người vi phạm chịu trách nhiệm về thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.
Trường hợp một số người trong cùng gia đình hoặc cùng một tổ chức, theo yêu cầu của chủ gia đình, của tổ chức, cùng gây ra một thiệt hại chung đối với rừng, lâm sản, thì chủ gia đình, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định có tình tiết tăng nặng đối với thiệt hại chung do họ gây ra.
4. Những trường hợp không thuộc phạm vi xử phạt vi phạm hành chính
Những trường hợp dưới đây không thuộc phạm vi xử phạt vi phạm hành chính mà phải chuyển để truy cứu trách nhiệm hình sự:
a) Hành vi vi phạm gây thiệt hại đối với thực vật hoặc động vật hoang dã thuộc nhóm IA, IB quy định trong Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP, khi thực vật hoặc động vật hoang dã có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên.
b) Các hành vi vi phạm: “Khai thác cây rừng trái phép”, “Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép”, “Đốt phá, huỷ hoại rừng, gây cháy rừng”, “Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã quý hiếm và sản phẩm của chúng” (những hành vi thuộc các tội phạm về rừng quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999), mà gây thiệt hại vượt quá mức thiệt hại tối đa đối với mỗi loại rừng, loại lâm sản quy định tại Điều 7, Điều 9, Điều 11, Điều 13, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP.
c) Người vi phạm xâm hại từ hai loại rừng trở lên hoặc từ hai loại gỗ, hai loại động vật hoang dã trở lên, thì mức độ vi phạm được xác định trên cơ sở tổng hợp mức phạt tiền đối với từng loại rừng, loại gỗ, loại động vật hoang dã thành mức phạt tiền chung. Nếu tổng hợp mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm mà vượt quá 30.000.000 đồng thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ: Hoàng Minh N khai thác trái phép 12,00m3 gỗ nhóm VI ở rừng sản xuất, 4,00m3 gỗ nhóm IIA ở rừng đặc dụng.
Tuy khối lượng mỗi loại gỗ mà Hoàng Minh N khai thác trái phép chưa đến mức chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự (dưới 20m3 nhóm IV đến nhóm VIII, theo điểm a, Khoản 1 Điều 9; dưới 5m3 gỗ nhóm IIA theo điểm c, Khoản 3, Điều 9 của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP), nhưng tổng mức phạt tiền tạm tính ở mức trung bình (không có tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng) đối với hành vi vi phạm trên là 31.700.000 đồng (vượt quá 30.000.000 đồng), nên phải xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với của Hoàng Minh N.
d) Trường hợp tái phạm quy định tại tiết a, điểm 2 mục này.
5. Xử lý đối với trường hợp hồ sơ vụ án hình sự đã khởi tố được chuyển để xử phạt vi phạm hành chính.
a) Đối với trường hợp đối tượng bị xâm hại là thực vật, động vật hoang dã thuộc nhóm IA, IB quy định tại Danh mục thực vật, động vật hoang dã ban hành kèm theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP, thì xử lý như đối với thực vật, động vật hoang dã thuộc nhóm IIA, IIB.
b) Trường hợp vượt quá mức xử phạt hành chính, trường hợp tái phạm, thì áp dụng mức xử phạt cao nhất về hành vi vi phạm tương ứng.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC KHI XÉT, XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
A- Xác định hành vi vi phạm hành chính
1. Trong Chương II của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP, từ Điều 6 đến Điều 21 đã quy định các hành vi vi phạm phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Khi lập biên bản vi phạm hành chính và xét xử phạt, phải căn cứ các quy định về dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 2 và quy định cụ thể tại các điều từ Điều 6 đến Điều 21, xác định và ghi đúng hành vi vi phạm đó là hành vi gì, được quy định tại điểm, Khoản, Điều nào của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP.
Ví dụ: Nguyễn Văn A tự ý chặt một cây Dổi trong rừng phòng hộ, khối lượng là 2,3 m3.
Hành vi vi phạm của Nguyễn Văn A là hành vi vi phạm quy định về khai thác gỗ, được quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 9 của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP.
2. Về một số hành vi khác:
a) Về hành vi vi phạm về thiết kế và khai thác rừng:
Điều 8 của Nghị định 139/2004/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thiết kế và khai thác rừng nhằm bảo đảm việc thực hiện nghiêm túc các quy định về thiết kế khai thác rừng và thực hiện khai thác rừng.
- Xử phạt đối với đơn vị thiết kế khai thác rừng khi thiết kế khai thác rừng xác định không đúng lô rừng được phép khai thác theo phương án điều chế đã được phê duyệt, khối lượng gỗ theo thiết kế khai thác sai số vượt tỷ lệ cho phép so với khối lượng khi nghiệm thu thực tế. Theo quy định tại Quy chế khai thác rừng, thì người thiết kế khai thác phải chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế khai thác rừng, sai số cho phép về khối lượng gỗ giữa thiết kế khai thác so với thực tế khi nghiệm thu là không quá 10%. Do vậy quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 8 thống nhất áp dụng như sau: Trường hợp khối lượng khai thác thực tế những cây bài chặt trong lô lớn hơn 15% so với khối lượng theo thiết kế khai thác thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với đơn vị thiết kế khai thác. Số tiền phạt trên được áp dụng đối với mỗi lô khai thác.
- Xử phạt đối với đơn vị khai thác rừng: Theo quy định tại Quy chế khai thác rừng thì người khai thác phải chặt tối thiểu 90% số cây bài chặt trong lô. Do đó, quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 thống nhất áp dụng như sau: Trường hợp đơn vị khai thác để lại trên 10% so với tổng số cây bài chặt trong lô thì phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, số tiền phạt đó được áp dụng đối với mỗi lô khai thác.
Trường hợp khai thác chưa đến 90 % tổng số cây bài chặt trong lô, nhưng đã đạt khối lượng theo thiết kế mà không khai thác tiếp, thì không xử phạt người khai thác.
b) Về hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã:
Điều 17 của Nghị định 139/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã được hiểu là tổ chức, cá nhân đó đã săn bắt, mua bán, nuôi nhốt, cất giữ động vật hoang dã và sản phẩm của chúng trái với quy định của Nhà nước.
c) Về hành vi vận chuyển trái phép lâm sản:
Người điều khiển phương tiện không bị coi là vi phạm và không bị xử lý theo quy định tại Điều 19 trong trường hợp người điều khiển phương tiện không phải là chủ lâm sản nhưng phải chứng minh được chủ lâm sản, lâm sản được vận chuyển có thủ tục hợp pháp, người điều khiển phương tiện đã kiểm tra nhưng không phát hiện được là lâm sản sai chủng loại, kích thước, khối lượng so với quy định.
B- Áp dụng các hình thức xử phạt
1. Áp dụng hình thức phạt chính
a) Hình thức phạt cảnh cáo quy định tại khoản 1 của các điều: Điều 6, Điều 12, Điều 14, Điều 15, Điều 17 và Điều 19, chỉ được áp dụng khi hành vi chưa gây thiệt hại đến rừng, lâm sản và cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm có một trong các tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP. Hình thức phạt cảnh cáo được thực hiện bằng quyết định xử phạt theo thủ tục đơn giản.
b) Hình thức phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm ngoài tiết a điểm này, tương ứng đối với mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra quy định tại các điều từ Điều 6 đến Điều 21. Mức phạt tiền được xác định theo khung phạt tiền đã quy định hoặc được tính toán bằng cách lấy giá trị bị thiệt hại nhân với mức phạt tương ứng với m2 rừng, m3 gỗ, ster củi hoặc 100.000 đồng giá trị lâm sản bị vi phạm.
c) Trường hợp Nghị định quy định mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính (khoản 2, 3 Điều 21), thì người có thẩm quyền không được ra quyết định xử phạt vượt quá mức đã quy định.
2- Áp dụng một số hình thức phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm
a) Xử lý đối với phương tiện vận chuyển trái phép lâm sảnTheo quy định tại nghị định số 139/2004/NĐ-CP, không tịch thu phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:
- Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và khối lượng lâm sản vi phạm không quá hai lần mức quy định tại điểm g, khoản 3, Điều 32 của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP.
- Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính lần đầu mà khối lượng lâm sản vi phạm không vượt quá mức quy định tại điểm g, khoản 3, Điều 32 của Nghị định số 139/2004/NĐ-CP mà không có tình tiết tăng nặng.
Trong mọi trường hợp không tịch thu phương tiện thì phương tiện vẫn bị tạm giữ. Thời gian tạm giữ phương tiện tối thiểu là đến khi người vi phạm thực hiện xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thời gian tạm giữ phương tiện tối đa là 90 ngày.
Ngoài các trường hợp nêu trên, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đều bị tịch thu, kể cả trường hợp chủ phương tiện đồng thời là người điều khiển phương tiện, hoặc chủ phương tiện đồng thời là chủ hàng, hoặc chủ phương tiện thoả thuận với người điều khiển sử dụng phương tiện để vận chuyển trái phép nhiều loại lâm sản, tuy khối lượng, giá trị mỗi loại lâm sản vi phạm nhỏ hơn mức quy định phải tịch thu phương tiện, nhưng tổng khối lượng, giá trị các loại lâm sản được vận chuyển lớn hơn mức quy định tại điểm g, khoản 3, Điều 32 Nghị định số 139/2004/NĐ-CP đối với loại lâm sản có mức độ quý hiếm thấp nhất (trong số lâm sản được vận chuyển trái phép).
Ví dụ: Nguyễn Mạnh D là chủ xe, điều khiển xe ô tô tải vận chuyển trái phép 0,4 m3 gỗ tròn nhóm II và 0,7 m3 gỗ tròn nhóm V.
Tuy khối lượng mỗi loại gỗ vi phạm nhỏ hơn mức quy định tại điểm g khoản 3 của Điều 32, nhưng tổng khối lượng hai loại gỗ là 1,1m3, lớn hơn mức quy định tịch thu phương tiện đối với gỗ thông thường từ nhóm IV đến nhóm VIII (1,0m3), nên Nguyễn Mạnh D bị tịch thu xe ôtô.
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề quy định ở khoản 2 của Điều 5 và khoản 4 của Điều 30 Nghị định số 139/2004/NĐ-CP thống nhất áp dụng như sau:
- Thẩm quyền tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề: Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác lâm sản, Giấy phép sử dụng súng săn, Giấy phép lái xe, Giấy phép vận chuyển đặc biệt, Giấy phép vận chuyển động vật hoang dã thông thường, Giấy phép hành nghề kinh doanh nhà hàng, khách sạn.
- Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người đã ra quyết định xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề về việc đã áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
3. Phân định thẩm quyền xử phạt
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan Kiểm lâm và Uỷ ban nhân dân các cấp. Khi các cá nhân, tổ chức khác phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì thông báo, chuyển hồ sơ vụ vi phạm để cơ quan Kiểm lâm xử lý hoặc cơ quan Kiểm lâm tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử lý.
Vụ vi phạm hành chính có một trong các hình thức phạt chính, phạt bổ sung hoặc khắc phục hậu quả thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cơ quan Kiểm lâm phải chuyển hồ sơ và đề xuất hình thức xử lý vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền đó để giải quyết. Người có thẩm quyền xử phạt không được chia một vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền của cấp mình thành nhiều vụ vi phạm nhỏ để xử phạt nhiều lần cho phù hợp với thẩm quyền xử phạt của cấp mình.
- Trường hợp vượt thẩm quyền của nhân viên Kiểm lâm thì chuyển lên Trạm trưởng Kiểm lâm hoặc Hạt trưởng Kiểm lâm hoặc Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động giải quyết.
- Trường hợp vượt thẩm quyền của Trạm trưởng Kiểm lâm thì chuyển lên Hạt trưởng Kiểm lâm (trường hợp Trạm thuộc Hạt Kiểm lâm) hoặc Chi cục trưởng Kiểm lâm (trường hợp Trạm thuộc Chi cục Kiểm lâm) giải quyết hoặc để tham mưu cho cấp có thẩm quyền giải quyết.
- Trường hợp vượt thẩm quyền của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động, Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia thì chuyển lên Chi cục trưởng Kiểm lâm giải quyết hoặc để tham mưu cho cấp có thẩm quyền giải quyết.
- Trường hợp vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Kiểm lâm thì chuyển lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
Cơ quan Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ vụ việc do tổ chức, cá nhân khác chuyển đến để xử lý hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử lý, nếu xét thấy chưa đủ căn cứ để xử lý theo quy định của pháp luật thì có quyền phối hợp hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân đã chuyển hồ sơ đến tiếp tục bổ sung hồ sơ. Bộ phận pháp chế các Hạt Kiểm lâm, Hạt phúc kiểm lâm sản, Đội Kiểm lâm cơ động, Chi cục Kiểm lâm chịu trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo cấp mình trong việc xem xét, xử lý các vụ vi phạm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn hệ thống biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (có các biểu mẫu cụ thể kèm theo) gồm:
1. Biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
2. Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
3. Biên bản khám người theo thủ tục hành chính;
4. Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính;
5. Biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
6. Biên bản kiểm tra;
7. Biên bản xác minh;
8. Biên bản ghi lời khai;
9. Biên bản giao, nhận tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
10. Biên bản xác nhận gỗ đóng dấu búa Kiểm lâm;
11. Biên bản phạm pháp quả tang;
12. Biên bản tiêu huỷ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
13. Biên bản giao nhận hồ sơ vụ án;
14. Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
15. Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
16. Quyết định khám người theo thủ tục hành chính;
17. Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
18. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản;
19. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
20. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt;
21. Quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính trong trường hợp không áp dụng xử phạt vi phạm hành chính;
22. Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không có chủ;
23. Giấy báo gọi;
24. Lý lịch gỗ tròn;
25. Lý lịch gỗ xẻ;
26. Bảng kê động vật hoang dã;
27. Bảng kê sản phẩm động vật hoang dã;
1. Cục Kiểm lâm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này trong lực lượng Kiểm lâm cả nước; tổ chức in ấn, phát hành hệ thống biểu mẫu cho các Chi cục Kiểm lâm và hướng dẫn cách ghi chép hệ thống biểu mẫu trên để áp dụng thống nhất trong lực lượng Kiểm lâm toàn quốc.
2. Nghị định số 139/2004/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 21/7/2004. Các vụ vi phạm hành chính xảy ra trước ngày Nghị định số 139/2004/NĐ-CP có hiệu lực mà chưa ra quyết định xử lý, thì xử lý theo Nghị định số 77/CP ngày 29/11/1996 và Nghị định số 17/2002/NĐ-CP ngày 08/02/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 77/CP ngày 29/11/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính mà Nghị định số 139/2004/NĐ-CP không quy định hoặc quy định trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm hành chính nhẹ hơn Nghị định số 77/CP và Nghị định số 17/2002/NĐ-CP thì áp dụng Nghị định số 139/2004/NĐ-CP để xử lý.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì vướng mắc, các đơn vị báo cáo kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn./.
Quyển số: ..........
................................................. ................................................. Số: /BB-VPHC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN
Hôm nay, hồi ....... giờ ...... ngày ....... tháng ....... năm 200..., tại ........................................,
Chúng tôi gồm:
1)………………………… Chức vụ …………………… Đơn vị ………………………………...
2)………………………… Chức vụ …………………… Đơn vị ………………………………...
3)………………………… Chức vụ …………………… Đơn vị …..…………………………….
Với sự chứng kiến của ông, bà (nếu có):
1) ...................................... Nghề nghiệp/chức vụ:.................................; Địa chỉ ......................... .................….; Giấy CMND số: .................; Ngày cấp....../..../.........; Nơi cấp: ..............................;
2) .................................... Nghề nghiệp/chức vụ:........................................; Địa chỉ........................ .................….; Giấy CMND số: .................; Ngày cấp...../...../..........; Nơi cấp ...............................;
Người (tổ chức) bị thiệt hại (nếu có): …………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hành vi vi phạm hành chính như sau (ghi rõ các tình tiết vụ việc, thái độ của người vi phạm): ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................……………………………………………………………
Các hành vi trên được quy định tại Điều ....... khoản ..... điểm .......................................…..
...........................................................................................................................................................
Nghị định số ……………………… của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
ý kiến của cá nhân (đại diện tổ chức) vi phạm hành chính: ...........................................…………..
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
ý kiến của người chứng kiến: ..........................................................................................………….
............................................................................................................................................................
ý kiến của người (đại diện tổ chức) bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra (nếu có) ................
............................................................................................................................................................
Chúng tôi đã yêu cầu ông (bà)/tổ chức: ........................................... đình chỉ ngay hành vi vi phạm trên; áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính gồm: .............................. ..........................................................................................................................................................;
Chúng tôi tạm giữ những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và giấy tờ sau chuyển về .................................................. để cấp có thẩm quyền giải quyết:
STT | Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ. | Số lượng | Chủng loại, nhãn hiệu, số đăng ký, xuất xứ, tình trạng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Yêu cầu ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại ………..............................................
…………. hồi ....... giờ ....... ngày ........ tháng ....... năm 200...... để giải quyết vụ việc vi phạm.
Biên bản được lập thành ........... bản có nội dung và giá trị như nhau; được giao cho người (đại diện tổ chức) vi phạm một bản và ................................................................………………….
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản.
ý kiến khác (nếu có): .............................................................................................................
............................................................................................................................................................
Biên bản này được những người có mặt cùng ký xác nhận.
NGƯỜI VI PHẠM (HOẶC ĐD TỔ CHỨC VI PHẠM) (Ký, ghi rõ họ tên)
| NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI (nếu có) (HOẶC ĐD TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI) (Ký, ghi rõ họ tên) | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (Ký, ghi rõ họ tên) |
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (Nếu có) (Ký, ghi rõ họ tên) | NGƯỜI CHỨNG KIẾN (Nếu có) (Ký, ghi rõ họ tên) |
|
Lý do người (đại diện tổ chức) thực hiện hành vi vi phạm không ký biên bản: ........................…..
............................................................................................................................................................
Lý do người (đại diện tổ chức) bị thịêt hại không ký biên bản: ................................................…....
............................................................................................................................................................
Quyển số: ..........
.............................................. ........................................ Số: /BB- KNCGTVPT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
KHÁM NGƯỜI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Căn cứ Điều 45, Điều 49 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ....... Nghị định số ……………. của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Căn cứ Quyết định khám người theo thủ tục hành chính số: ...........…… ngày .... tháng .... năm 200....; do : ....................................................; chức vụ................................................... ....ký;
Hôm nay, hồi .... giờ ...... ngày ....... tháng ..... năm .......... tại ..........................................….
Chúng tôi gồm :
1. ..................................................... Chức vụ: ............................................................
2. ..................................................... Chức vụ: ............................................................
Với sự chứng kiến của ông (bà):
1........................................... Nghề nghiệp: ............................ Địa chỉ: .........................................;
Giấy CMND số: ............................; Ngày cấp ........................ Nơi cấp: .........................................;
2. .......................................... Nghề nghiệp: ............................ Địa chỉ: ..........................................;
Giấy CMND số: ............................; Ngày cấp ........................; Nơi cấp: ........................................;
Tiến hành khám ngưòi và lập biên bản về việc khám người đối với ông (bà): ......................................... Nghề nghiệp: ............................ Địa chỉ: ................................................ …………. Giấy CMND số: ............................; Ngày cấp ........................; Nơi cấp: ......................;
Sau khi khám người chúng tôi thu giữ được những đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính, gồm:
STT | Tên đồ vật, phương tiện, tài liệu. | Số lượng | Chủng loại, nhãn hiệu, số đăng ký, xuất xứ, tình trạng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Việc khám kết thúc vào hồi .......... giờ .........ngày ...... tháng ........ năm 200.......
Biên bản được lập thành ba bản có nội dung và giá trị như nhau. Người bị khám được giao một bản. Ngoài ra, biên bản này được gửi cho .....…............................ và một bản lưu hồ sơ.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản.
ý kiến bổ sung khác (nếu có): ..........................................................................................
............................................................................................................................................................
NGƯƠI BỊ KHÁM (Ký, ghi rõ họ tên) | NGƯỜI CHỨNG KIẾN (Ký, ghi rõ họ tên) | NGƯỜI KHÁM (Ký, ghi rõ họ tên)
|
Quyển số: ..........
.............................................. ........................................ Số: /BB- KPTVT, ĐV | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
KHÁM PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI, ĐỒ VẬT THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Căn cứ Điều 45, Điều 48 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ....... khoản ........ điểm ...... Nghị định số ………………… của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Căn cứ ...................................................................…………………….............…….……………..;
Hôm nay, hồi .... giờ .... ngày ..... tháng ..... năm 200......., tại ......................................…………….
Chúng tôi gồm:
1. ..................................................... Chức vụ: ...................................... Đơn vị:............................................
2. ..................................................... Chức vụ: ...................................... Đơn vị: ..........................................
Tiến hành khám phương tiện, đồ vật là: ……………………………….......... vì có căn cứ cho rằng trong ................................................................................. có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.
Với sự chứng kiến của ông (bà):
1. .......................................... Nghề nghiệp: .........................;.Địa chỉ: .........................................................;
Giấy CMND số: ............................; Ngày cấp .....................; Nơi cấp: ...................................................….;
2. .......................................... Nghề nghiệp: .........................; Địa chỉ: .........................................................;
Giấy CMND số: ............................; Ngày cấp .....................; Nơi cấp: ...................................................….;
Người chủ đồ vật, phương tiện vận tải/người điều khiển phương tiện vận tải là: .....................……..; Nghề nghiệp: ..………………..; Địa chỉ: ..............................................................…………………………
Giấy CMND số: ............................; Ngày cấp ............................; Nơi cấp: ............................................….;
Phạm vi khám: ........................................................................................................................................…...
Sau khi khám chúng tôi tạm giữ những tang vật vi phạm hành chính sau:
STT | Tên tang vật, phương tiện bị tạm giữ. | Số lượng | Chủng loại, nhãn hiệu, số đăng ký, xuất xứ, tình trạng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Việc khám kết thúc vào hồi ..........giờ............ngày ............ tháng ........... năm 200.............
Biên bản được lập thành ...... bản có nội dung và giá trị như nhau; chủ phương tiện vận tải, đồ vật (người điều khiển phương tiện vận tải) được giao một bản. Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản.
ý kiến bổ sung khác (nếu có): ...........................................................................................................
NGƯỜI CHỨNG KIẾN (ĐD) | NGƯỜI THAM GIA KHÁM |
| NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN KHÁM |
Quyển số: ..........
.............................................. ........................................ Số: /BB- KNCGTVPT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
KHÁM NƠI CẤT GIẤU TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ Điều 45, Điều 49 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ....... Nghị định số ………………….. của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Căn cứ Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ....................... ngày ......... tháng ...... năm 200........ của ............……………………………………..................................,
Hôm nay, hồi .... giờ .... ngày ..... tháng ..... năm 200......., tại ......................................…………...;
Chúng tôi gồm:
1. ..................................................... Chức vụ: ...................................... Đơn vị:............................................
2. ..................................................... Chức vụ: ...................................... Đơn vị: ..........................................
Tiến hành khám tại: …………………………………….......................... là nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và lập biên bản về việc khám.
Với sự chứng kiến của ông (bà):
1. .......................................... Nghề nghiệp: .........................; Địa chỉ: .....................................................…;
Giấy CMND số: ............................; Ngày cấp ....................…; Nơi cấp: ................................................….;
2. .......................................... Nghề nghiệp: .........................; Địa chỉ: .........................................................;
Giấy CMND số: ............................; Ngày cấp ........................; Nơi cấp: .....................................................;
Người chủ nơi bị khám: .......................................... ; Nghề nghiệp: ..…………………………………….
Địa chỉ: ..........................................................………………………………………………………………
Giấy CMND số: …............................; Ngày cấp .............................; Nơi cấp: ............................................;
Sau khi khám chúng tôi đã phát hiện, thu giữ những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:
STT | Tên tang vật, phương tiện bị tạm giữ. | Số lượng | Chủng loại, nhãn hiệu, số đăng ký, xuất xứ, tình trạng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Việc khám kết thúc vào hồi .......... giờ ............ ngày .............. tháng .............. năm 200........
Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau, chủ nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được giao một bản.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản.
ý kiến bổ sung khác (nếu có): ....................................................................................................
CHỦ NƠI BỊ KHÁM | NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH TẠM GIỮ |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN (ĐD) | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN KHÁM |
Quyển số: ..........
.............................................. ........................................ Số: /QĐ-TGN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TẠM GIỮ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ Điều 45, Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ........ Nghị định số ……………….. của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Xét: .........................................................................................................................................
Tôi: ...............................…….; Chức vụ: ...................; Đơn vị: ............................................;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của: …….…..................................….;
Tuổi ...........; Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .................................…..……………………….;
Địa chỉ: .........................…….………….…………………………………………………………..;
Giấy CMND/QĐ thành lập, ĐKKD số ...................; Ngày cấp ....../...../........; Nơi cấp .........…….;
Lý do: đã có hành vi vi phạm hành chính .........................................................................................
được quy định tại Điều ........ khoản ............ điểm ............................................................................
............................................................................................ của Nghị định số ……………… của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ gồm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………(có Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính kèm theo).
Điều 2 Giao cho …………………………… chịu trách nhiệm bảo quản số tang vật, phương tiện trên tại ……………………………………………………………………………………………..
Điều 3 Hẹn ông (bà)/Tổ chức …………..……………….. có mặt tại …………………………. hồi ….. giờ …. ngày ……/…./……… để giải quyết.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Nơi nhận:
- Như Điều 1, Điều 2
- Lưu
ý kiến Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ:.............................................................................
Quyển số: ..........
.............................................. ........................................ Số: /QĐ-KN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ..........................., ngày ......... tháng ..... năm 200.... |
KHÁM NGƯỜI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
______
Căn cứ Điều 45, Điều 47 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002;
Căn cứ Điều ..... khoản ..... Nghị định số ……………. của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Xét................................................................................................................................
Tôi .....................................; Chức vụ: ......................; Đơn vị ...............................;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 Khám người ông (bà) ...................................., tuổi ….., nghề nghiệp: ……………..
Địa chỉ: .......................................................................................................................;
Giấy CMND số ....................; Ngày cấp ....../....../..........; Nơi cấp: ..........................;
Quyết định khám người này đã được thông báo cho ông (bà) ...................................
Việc khám người có sự chứng kiến của ông (bà) …….............................................
Nghề nghiệp: ........…………..; Địa chỉ:.....................................................................;
Giấy CMND số ……….…….. Ngày cấp ......../....../.........; Nơi cấp .........................;
Điều 2 Giao cho ông (bà):
1. ………………………….; Chức vụ ………………..
2. ………………………….; Chức vụ ………………..
thực hiện việc khám người đối với ông (bà) ………………………… và lập biên bản về kết quả việc khám người (kèm theo Quyết định này).
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
Nơi nhận: (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Như Điều 1, Điều 2
- Lưu
Quyển số: ..........
.............................................. ........................................ Số: /QĐ-KNCGTV-PT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ..........................., ngày ......... tháng ..... năm 200.... |
KHÁM NƠI CẤT GIẤU TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ Điều 45, Điều 49 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002;
Căn cứ Điều ...... khoản ..... điểm ..... Nghị định số ……………. của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Xét ….....................................................................................................................…..
Tôi: ...............................; Chức vụ: .......................; Đơn vị: ................................…..;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tại: ..................
………………………………………………………………………………………..
Chủ nơi bị khám là: ông (bà)/Đại diện tổ chức……....................................................
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .......…………......................................................;
Điạ chỉ: .......................................................................................................................;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD…..........................
Cấp ngày......./....../............; Nơi cấp:............................................................................
Lý do………...............................................................................................................;
Điều 2 Giao cho các ông (bà) có tên dưới đây thực hiện việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và lập biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
1. …………………………. Chức vụ ……………………………………………….
2. ... ..................................... Chức vụ .........................................................................
3. ......................................... Chức vụ .........................................................................
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Nơi nhận:
- Như Điều 1, Điều 2
- Chủ tịch UBND huyện ……………….
- Lưu VT
ý kiến đồng ý của Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp huyện trước khi tiến hành khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện là nơi ở:
(Ký, ghi rõ họ tên)
Quyển số: ..........
.............................................. ........................................ Số: /QĐ-XPHC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ..........................., ngày ......... tháng ..... năm 200.... |
TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ...... khoản ....... điểm ...... Nghị định số ……………….. của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Xét hành vi vi phạm hành chính ngày …./…./……. tại ……………………………. do ............................................................. thực hiện;
Tôi ..................................; Chức vụ: .............................; Đơn vị : .....................................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phạt .........................................
đối với ông (bà)/tổ chức: ................................................ Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ......................................; Điạ chỉ: .......................................................................................
Giấy CMND số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số ...................................................
Cấp ngày....../.... /........... nơi cấp .......................................................................................;
Về hành vi ...........................................................................................................................
được qui định tại Điều ..... khoản ..... điểm ..................................................................................
của Nghị định số ……………………. của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: ........................................….
...........................................................................................................................................................
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ...................................... phải nộp số tiền phạt quy định tại Điều 1 trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.
Nơi nộp tiền phạt: ……………………………………………………………………
Ông (bà)/tổ chức ................................................…. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo qui định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và được gửi cho:
Nơi nhận: NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
- Như Điều 1 (Ký, ghi rõ họ tên)
- Kho bạc Nhà nước …………………. (để p/h)
Quyển số: ..........
.............................................. ........................................ Số: /QĐ-XPHC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ..........................., ngày ......... tháng ..... năm 200.... |
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG,
BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều...... khoản … điểm ............................................................................................. ............................................. Nghị định số ……………….. của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số ................ lập hồi… giờ…. ngày…../…./…….. tại ..................................……………………………………………………………………………. Tôi: ............................................; Chức vụ:........................; Đơn vị: ....................................;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính Ông (bà)/tổ chức: ...............................; Điạ chỉ: ....................
...............................................; Giấy CMND/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: .......................
Ngày cấp ......./...../.........., nơi cấp: ..................................................................................................;
Với các hình thức sau:
1. Phạt chính: ...................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
2. Phạt bổ sung: ................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................…
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả:...............................................................................…………. ............................................................................................................................................................
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức .................................. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày ..... / .... /200 ........
Tiền phạt nộp tại: ..........................................................................................................……………
Quá thời hạn trên, nếu ông (bà)/tổ chức .................................. cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành ...................................................................................
Ông (bà)/tổ chức ................................... có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo qui định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng … năm 200..
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
Nơi nhận: (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Như Điều 1 (để chấp hành)
- Kho bạc Nhà nước ………………… (để p/h)
- Lưu VT, PC
Quyển số: ..........
.............................................. ........................................ Số: /QĐ-CC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ..........................., ngày ......... tháng ..... năm 200.... |
CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾN ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN
Căn cứ Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Để bảo đảm thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số: .............…. ngày ....... tháng .......... năm 200.... của .............................................................................................................
Tôi: ...................................….; Chức vụ:........................; Đơn vị: ........................................;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số: ............….. ngày ...... tháng ......... năm 200.... của ......................................................…………
đối với ông (bà)/tổ chức ……...........……..........…. Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .........…...
……………………………………………………………………………………………………..;
Điạ chỉ: ...............................................................................................................................………..;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD ……......................……………
Cấp ngày......./..../........., nơi cấp: .....................................................................................…………;
Biện pháp cưỡng chế:..........................................................................................................……….
............................................................................................................................................................
Ông (bà)/tổ chức ……............................. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
Điều 2: Giao cho: ………………………………………………………………………….. tổ chức thực hiện việc cưỡng chế.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ....… tháng .… năm 200.......
Nơi nhận: NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
- Như Điều 1, Điều 2 (để t/hiện) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- ……………………… (để p/hợp)
- ……………………… (để p/hợp)
- Lưu VT, PC
Quyển số: ..........
.............................................. ........................................ Số: /QĐ-KPHQ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ..........................., ngày ......... tháng ..... năm 200.... |
ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO VI PHẠM HÀNH CHÍNH GÂY RA TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ÁP DỤNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN
Căn cứ Điều …… Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ...... khoản ....... Nghị định số ………………….. quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Tôi .....................................; Chức vụ: ...........................; Đơn vị: ............................………;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính đối với ông (bà)/tổ chức ……..………................ Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ........…....................…..………;
Điạ chỉ:...................................................................................................................................;
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD……................................,
cấp ngày ....... /.... /........., nơi cấp .....................................................................................………...;
Đã có hành vi vi phạm hành chính ........................................................................................ quy định tại Điều ….. khoản ….. điểm ..................................................................... Nghị định số …………………… của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Lý do không xử phạt vi phạm hành chính: ............................................................................
………………………………………………………………………………………………………
Hậu quả cần khắc phục là: ..................................................................................................
Biện pháp để khắc phục hậu quả là:.................................................................................... ................................................................................................................................................
Điều 2: Ông (bà)/tổ chức ……............................. phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này. Nếu cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.
Ông (bà)/tổ chức …............................ có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định này theo qui định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ....… tháng ..… năm 200........
Giao cho: …………………………………………………………………………………… tổ chức thực hiện Quyết định
Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/tổ chức …................................................ để chấp hành
2. …............................................................................................................................
Nơi nhận: NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
- Như Điều 1, Điều 3 (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- …………………………….. (để p/hợp)
- Lưu VT
Quyển số: ..........
.............................................. ........................................ Số: /BB-TGTVPT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
TẠM GIỮ TANG VÂT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ Điều 46, Điều 49 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ....... Nghị định số ……………. của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Căn cứ Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ................................ ngày ......... tháng ...... năm 200....... của ............................................……………................................…...
Hôm nay, hồi .... giờ .... ngày ..... tháng ..... năm 200......., tại .......................................…………...;
Chúng tôi gồm:
1. ..................................................... Chức vụ: ...................................... Đơn vị:............................................
2. ..................................................... Chức vụ: ...................................... Đơn vị: ..........................................
Người/Đại diện tổ chức vi phạm hành chính là ông (bà): ………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Người chứng kiến (nếu có) là:
Ông (bà).............................………..; Nghề nghiệp: ..…………….. Địa chỉ : ...............................................
………………….; Giấy CMND số: ................…...; Ngày cấp ....../...../.........; Nơi cấp: ........................…;
Tiến hành lập biên bản tạm giữ những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sau:
STT | Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ. | Số lượng | Chủng loại, nhãn hiệu, số đăng ký, xuất xứ, tình trạng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Biên bản được lập thành ...… bản có nội dung và giá trị như nhau, ..................................................
....................................................................... người/đại diện tổ chức vi phạm hành chính được giao một bản.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản. ý kiến bổ sung khác (nếu có): .....................................................................
........................................................................................................................................................................
NGƯỜI VI PHẠM
| NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN TẠM GIỮ
|
NGƯỜI CHỨNG KIẾN (NẾU CÓ) | ĐD. CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN TẠM GIỮ |
Quyển số: ..........
.............................................. ........................................ Số: /QĐ-TGN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ..........................., ngày ......... tháng ..... năm 200.... |
TẠM GIỮ NGƯỜI THEO THỦ TỤC PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN
Căn cứ Điều 44, Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ........ khoản .......... điểm ......... của Nghị định số ……………… của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Xét cần phải áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ..........................
............................................................................................................................................................
Tôi ......................................, Chức vụ: ...........................; Đơn vị: .......................................;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 Tạm giữ theo thủ tục hành chính đối với ông (bà): ..........................................; Tuổi .......... Nghề nghiệp :.....................................; Địa chỉ: ....................................................………………...;
Giấy CMND số....................; cấp ngày....../......./..........; nơi cấp......................................................;
Lý do: đã có hành vi vi phạm hành chính ..................... ...................................................................
Quy định tại Điều ........ khoản .......... điểm ..................................................................................…
....................................................................... của Nghị định số …………………. của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Thời hạn tạm giữ là 12 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu tạm giữ là hồi ....... giờ ..... ngày .......
Tháng .... năm 200....... Vì lý do ................................................................................................. nên thời gian tạm giữ kéo dài là .......... giờ.
Địa điểm tạm giữ: ………………………………………………………………………….
Điều 2 Theo yêu cầu của ông (bà) ................................................... việc tạm giữ được thông báo cho .................................. địa chỉ: .....................................................................................................
Vì ................................................... là người chưa thành niên và tạm giữ vào ban đêm/thời hạn tạm giữ trên 6 giờ, việc tạm giữ được thông báo vào hồi ..... giờ ...... ngày ........ tháng ...... năm 200..... cho cha, mẹ/người giám hộ là .......................……. địa chỉ: .........................................
………………………………………………………………………………………………………
Điều 3 Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Giao cho: …………………………………………………………………………………... thực hiện việc tạm giữ.
Nơi nhận: NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
- Như Điều 1, Điều 3 (để chấp hành) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- Như Điều 2 (để thông báo)
- Lưu VT
Quyển số: ..........
.............................................. ........................................ Số: | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Hôm nay, ngày………tháng……..năm……..hồi ……giờ……………………………….
Tại:………………………………………………………………………………………..
Chúng tôi gồm:
1)……………………, chức vụ:…………………….Đơn vị:……………………..
2)……………………, chức vụ:…………………….Đơn vị:……………………..
3)……………………, chức vụ:…………………….Đơn vị:……………………..
Tiến hành hỏi và ghi lời khai của:
Họ và tên:………………..tuổi …………nghề nghiệp……………………………………
……………………………địa chỉ………………………………………………………..
số CMND………………ngày cấp……………..nơi cấp…………………………………
Hỏi và trả lời
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Việc hỏi và trả lời kết thúc lúc….giờ…. cùng ngày.
Biên bản gồm….tờ, lập xong đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên.
Người khai Người lập biên bản
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Quyển số: ..........
.............................................. ........................................ Số: /BB-GNTVPT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ …………..…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………..
Hôm nay, ngày…. tháng … năm………., hồi …. giờ……………………………………..
tại…………………………………………………………………………………………..
Chúng tôi gồm:
Bên giao:
1)………………………., chức vụ …………. Đơn vị ……..…………………….
2)………………………., chức vụ …………. Đơn vị ……..…………………….
Bên nhận:
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
cùng tiến hành giao nhận số tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm (ghi cụ thể từng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, tình trạng):
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Toàn bộ số tang vật, phương tiện trên đã được hai bên giao nhận đúng và đủ. Việc giao nhận kết thúc vào hồi ….. giờ ….. ngày …… tháng …… năm …..……..
Biên bản lập thành ba bản, mỗi bên giữ một bản, đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên.
Bên nhận Bên giao Người lập biên bản
(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)
Quyển số: ..........
.............................................. ........................................ Số: /BB-KT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Về việc ………...................................................................................................………….
Hôm nay, ngày ..... tháng ..... năm ...………, hồi ..... giờ ……...........................................
Tại: …………………..........................................................................................................
Chúng tôi gồm:
1)...................…………., chức vụ: .................... Đơn vị: ……….............................
2)...................…………., chức vụ: ................… Đơn vị: ...........................………..
3)...................…………., chức vụ: .................... Đơn vị: ……….............................
Tiến hành kiểm tra (cá nhân, tổ chức): ................................................................................
Trong khi tiến hành kiểm tra có sự chứng kiến của:
Họ và tên ................................. tuổi ................ nghề nghiệp ......................………………..
Địa chỉ ...................................................................................................……………………
Số giấy CMND ...........................; ngày cấp .................. nơi cấp ….………........................
KẾT QUẢ KIỂM TRA
(sự việc, giấy tờ, hiện trạng; loại, số lượng, khối lượng, chất lượng lâm sản, phương tiện, đồ vật khác; thái độ của cá nhân, đơn vị được kiểm tra)
..............................................................................................................................................................................................................................…………………………………………..
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kết luận sau kiểm tra: ................................................................…................................................................................................................…………………………………………………………………………………...………………………………………………………………………………….
Việc kiểm tra kết thúc vào hồi ….. giờ .…. ngày …. tháng ..… năm ……….…………….
Trong quá trình kiểm tra không làm hư hỏng, mất mát gì.
Biên bản lập thành ba bản, giao cho cá nhân, tổ chức được kiểm tra một bản và đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên.
Cá nhân, tổ chức nơi kiểm tra (ký, ghi rõ họ tên)
| Người chứng kiến (ký, ghi rõ họ tên) | Người lập biên bản (ký, ghi rõ họ tên) |
Quyển số: ..........
.............................................. ........................................ Số: /BBLV | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Căn cứ ....................................................................................................................................
Hôm nay, ngày…… tháng ….. năm …….. hồi … giờ …, tại: ........................................….
Chúng tôi gồm:
1)…………………….., chức vụ: …………………. Đơn vị: ..……………………..
2)…………………….., chức vụ: …………………. Đơn vị: ……………………....
3)…………………….., chức vụ: …………………. Đơn vị: ……………………....
Đại diện chủ gỗ:
Họ và tên: ................................, chức vụ: .......................... Đơn vị: ......................................
Cùng tiến hành đo, đếm, lập lý lịch và đóng dấu búa kiểm lâm số hiệu KL...........
- Gỗ nhóm: ............ Số lượng lóng, khúc gỗ tròn, gỗ xẻ ............. khối lượng ................. m3
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Tổng cộng: .......................... (lóng khúc, phiến hộp) = ............................... m3
(bằng chữ: .....................................................................................................................……
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...)
(kèm theo lý lịch gỗ)
Biên bản lập thành hai bản, giao cho chủ gỗ một bản, đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên.
Đại diện tổ chức, cá nhân làm việc (Ký và ghi rõ họ tên)
| Đại diện cơ quan kiểm tra (Ký và ghi rõ họ tên) | Người lập biên bản (Ký và ghi rõ họ tên) |
Quyển số: ..........
.............................................. ........................................ Số: /BB-PPQT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ..........................., ngày ......... tháng ..... năm 200.... |
Hôm nay, hồi ..... giờ ..... ngày ..... tháng .... năm …........., tại ..................................
Chúng tôi gồm:
1 ............................................... Chức vụ: .................... Đơn vị: ...........................................
2 ............................................... Chức vụ: .................... Đơn vị: ...........................................
Tiến hành lập biên bản phạm pháp quả tang về lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đối với:
Ông (bà)/tổ chức: ....................................................... Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .............................................; Địa chỉ: ............................................................……………..
Giấy CMND số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD ..........................…………………….;
Ngày cấp: ........................…; Nơi cấp: ...............................................................…………;
Đã có hành vi vi phạm như sau:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…………………………………….
Với sự chứng kiến của:
1 ............................................... Nghề nghiệp/chức vụ: ……................................................
Địa chỉ thường trú (tạm trú): ……......................................................................................…
Giấy CMND số: ..........................; Ngày cấp ......................; Nơi cấp:.............................….;
2 ............................................... Nghề nghiệp/chức vụ: ……................................................
Địa chỉ thường trú (tạm trú):......................................................................................………
Giấy CMND số: ..........................; Ngày cấp .......................; Nơi cấp: ............................…;
Người (tổ chức) bị thiệt hại:
Họ tên: ............................................; Địa chỉ: ...........................................................……….
Giấy CMND số: ..........................; Ngày cấp: ……..............; Nơi cấp: .................................
Người có thẩm quyền đã yêu cầu ông (bà)/tổ chức đình chỉ ngay hành vi vi phạm.
Các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm được áp dụng gồm:
Chúng tôi tạm giữ những tang vật, phương tiện vi phạm và giấy tờ sau và chuyển về ......................................................................... để cấp có thẩm quyền giải quyết.
STT | Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ. | Số lượng | Chủng loại, nhãn hiệu, số đăng ký, xuất xứ, tình trạng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Yêu cầu ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại: ……………………………………. ........................................................ lúc ......... giờ ..... ngày ......... tháng ...... năm 200... để giải quyết vụ việc vi phạm.
Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản, người lập biên bản giữ một bản.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản.
Biên bản này gồm ....... trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.
NGƯỜI VI PHẠM (HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM) (Ký, ghi rõ họ tên)
| NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI (HOẶC ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BỊ THIẸT HẠI) (Ký, ghi rõ họ tên) |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN (Ký, ghi rõ họ tên) | NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (Ký, ghi rõ họ tên) |
Quyển số: ..........
.............................................. ........................................ Số: | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Về việc:……………………………………………………………………………………. Căn cứ ………………………………………………………………………………….….
……………………………………………………………………………………………..
Hôm nay, ngày ……… tháng …. năm ………..., hồi …… giờ …………………………..
Tại:…………………………………………………………………………………………
Chúng tôi gồm:
1)……………………, chức vụ:…………………….Đơn vị:……………………..
2)……………………, chức vụ:…………………….Đơn vị:……………………..
3)……………………, chức vụ:…………………….Đơn vị:……………………..
4)……………………, chức vụ:…………………….Đơn vị:……………………..
Trong khi tiến hành xác minh, lập biên bản có mặt:
- Người chứng kiến (nếu có):………………..tuổi …………nghề nghiệp……………….
……………………………địa chỉ………………………………………………………..
số CMND………………ngày cấp……………..nơi cấp…………………………………
- Đương sự: (họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, CMND số, ngày cấp, nơi cấp):
…………………………………………………………………………………………….
KẾT QUẢ XÁC MINH
(cân, đong, đo, đếm lâm sản, thiệt hại đã gây ra đối với rừng)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Kết luận sau xác minh: ……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Biên bản lập thành ba bản, giao cho đương sự một bản và đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên.
Đương sự (Ký và ghi rõ họ tên)
| Người chứng kiến (Ký và ghi rõ họ tên) | Người lập biên bản (Ký và ghi rõ họ tên) |
Quyển số: ..........
.............................................. ........................................ Số: /BB-THTVPT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ..........................., ngày ......... tháng ..... năm 200.... |
BIÊN BẢN TIÊU HUỶ
TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ Quyết định số …………… ngày …./…../…… của …………..………….……….. về việc ……………………………………………………………………………………...;
Căn cứ Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ………………. Ngày …….. tháng …….. năm ……..
Vào hồi ….. giờ …… ngày ….. tháng ….. năm ……. tại: ………………………….……..
Đại diện cơ quan tổ chức tiêu huỷ: …………………………………………….. gồm:
1/………………… Chức vụ: ………………. Đơn vị: …………………………………….
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Đại diện các cơ quan phối hợp tiêu hủy:
1/………………….…. Chức vụ ………………Đại diện cơ quan: ………………………..
2/…………………….. Chức vụ ………………Đại diện cơ quan: ………………………..
3/…………………….. Chức vụ ………………Đại diện cơ quan: ………………………..
Họ và tên người chứng kiến (nếu có) …………………. Địa chỉ: ………………………….
………………… Giấy CMND số: …………..; ngày cấp …………; nơi cấp: …………….
Cùng tiến hành tiêu huỷ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:
Số TT | Tên, nhãn hiệu, qui cách, xuất xứ tang vật phương tiện | Đơn vị tính | Số lượng | Tình trạng tang vật, phương tiện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Địa điểm tiêu hủy:………………………………………………………………………….
Hình thức tiêu hủy: …………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Toàn bộ số tang vật, phương tiện nêu trên đã được tiêu hủy xong vào hồi … giờ … ngày……/..…/…….. trước sự chứng kiến của những người có tên nói trên.
Biên bản lập thành …. bản đã đọc lại cho mọi người có tên nói trên cùng nghe, đồng ý và cùng ký tên.
Đại diện các cơ quan tham dự tiêu huỷ (ký, ghi rõ họ tên)
| Đại diện cơ quan kiểm tra (ký, ghi rõ họ tên) | Người lập biên bản (ký, ghi rõ họ tên) |
Quyển số: ..........
.............................................. ........................................ Số: /BB-GNHSVA | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
BIÊN BẢN GIAO, NHẬN HỒ SƠ VỤ ÁN
Hôm nay, ngày……….tháng …. năm …..…., hồi……. giờ……
Tại ……………………………………………………………………..………………..
Chúng tôi gồm:
Bên giao:
1)…………………………..., chức vụ …………. Đơn vị…………………………
2)…………………………..., chức vụ …………. Đơn vị…………………………
Bên nhận:
1)…………….…………….., chức vụ ..…………. Đơn vị………………………..
2)…………….…………….., chức vụ ..…………. Đơn vị………………………..
Lý do bàn giao: ………………………………………………………………………….
Hồ sơ gồm: ……………….. tập. Tổng số:
(có Danh mục các loại văn bản, thủ tục kèm theo).
Kèm theo: ……..…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
Việc giao nhận kết thúc vào hồi ….. giờ ….. ngày …… tháng …… năm ……..
Bên nhận đã soát xét lại các danh mục có trong hồ sơ và nhận đủ.
Biên bản lập thành ba bản và cùng ký tên, mỗi bên giữ một bản.
Bên nhận (Ký và ghi rõ họ tên)
| Bên giao (Ký và ghi rõ họ tên) | Người lập biên bản (Ký và ghi rõ họ tên) |
Quyển số: ..........
Tờ số: ..........
........................................ ........................................
| (kèm theo ……………………… số ….. ngày…….. tháng ….. năm …….. tại…………..) | ||||||||||||
S TT | Tên gỗ | Nhóm gỗ | Số hiệu lóng | Dấu búa bài | Chiều dài (m) | Đường kính (m) | Khối lượng (m3) | Dấu búa KL | Ghi chú |
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||
Tổng cộng:…………..lóng (bằng chữ…………………………………………………)
…………….m3 (bằng chữ…………………………………………………)
Đại diện chủ gỗ (Ký, ghi rõ họ tên)
| Cán bộ đóng búa (Ký, ghi rõ họ tên) | Người lập lý lịch (Ký, ghi rõ họ tên) |
Quyển số: ..........
Tờ số: ..........
........................................ ........................................
| (kèm theo ……………………… số ….. ngày…….. tháng ….. năm …….. tại…………..) | |||||||||
S TT | Tên gỗ | Nhóm gỗ | Dài (m) | Dầy (cm) | Rộng (cm) | Số lượng thanh, tấm | Khối lượng (m3) | Dấu búa KL | Ghi chú | |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Tổng cộng: ………….. lóng (bằng chữ …………………………………………………)
……………. m3 (bằng chữ ………………………………………………….)
Đại diện chủ gỗ (Ký, ghi rõ họ tên)
| Cán bộ đóng búa (Ký, ghi rõ họ tên) | Người lập lý lịch (Ký, ghi rõ họ tên) |
Quyển số: ..........
.............................................. ........................................ Số: /QĐ-TTTVPT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ..........................., ngày ......... tháng ..... năm 200.... |
TỊCH THU TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN ĐƯỢC SỬ DỤNG
ĐỂ VI PHẠM HÀNH CHÍNH KHÔNG CÓ CHỦ
Căn cứ Điều 35, Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều …… Nghị định số ……………….. của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Căn cứ biên bản vi phạm hành chính số …………. ngày …………………………..;
Tôi,...…………………………; Chức vụ: ........……………………………………..;
Đơn vị: …………...………………………………………………………….............;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 Tịch thu, sung công quỹ nhà nước tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính không có chủ gồm:
………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………….
(kèm theo biên bản ……..………….. số …………. ngày ……/…./……).
Điều 2 Giao cho (ông/bà/tổ chức)
.…………………………… chức vụ: ………..………………………………………
……………………………. chức vụ: ………………………………………………..
có trách nhiệm bảo quản toàn bộ số tang vật, phương tiện tại: ………………………
…...………………………..………….……………………………………………….
Điều 3 Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các ông/bà/tổ chức có tên tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Nơi nhận:
- Như Điều 2
- Lưu VT
Quyển số: ..........
.............................................. ........................................ Số: /KL | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ..........................., ngày ......... tháng ..... năm 200.... |
GIẤY BÁO GỌI
(Lần thứ ……)
Báo cho ông (bà)/tổ chức: …………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………….
Có mặt tại: …………………………………………………………………………………..
Vào hồi ……… giờ ………. ngày ……. tháng …… năm …………………………………
gặp ông (bà): ………………………………… chức vụ …..……………………………….
để giải quyết về việc: ……………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
Nếu ông (bà)/tổ chức ………………………………………………………………...…….. không đến, chúng tôi sẽ giải quyết vắng mặt.
Thủ trưởng cơ quan
(Ký tên và đóng dấu)
Tờ: ..........
........................................ ........................................
| kèm theo…………………..số……………….ngày ……/…/..….) | |||||||
STT
| Tên phổ thông loài động vật | Tên khoa học | Số lượng (con) | Trọng lượng(kg) | Chuồng, lồng, bao, nhốt | Mô tả tình trạng con vật | Phân loại (động vật thông thường, quý hiếm (IB,IIB), CITES(I,II) | |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| |
| Cộng …….. |
|
|
|
|
|
| |
……., ngày…..tháng…..năm…….
Chủ hàng Người lập biểu
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
Tờ: ..........
........................................ ........................................
| kèm theo…………………..số……………….ngày ……/…/..….) | |||||||
Số TT | Loại sản phẩm | Tên con vật | Số lượng (con, tấm) | Trọng lượng (kg)
| Nhận xét | Phân loại (động vật thông thường, quý hiếm (IB,IIB), CITES(I,II) | ||
Tên phổ thông | Tên khoa học | Khẳng định | Nghi vấn | |||||
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
| |
| Cộng: |
|
|
|
|
|
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……., ngày…..tháng…..năm…….
Chủ hàng Người lập biểu
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
File gốc của Thông tư 63/2004/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 139/2004/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 63/2004/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 139/2004/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số hiệu | 63/2004/TT-BNN |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Hứa Đức Nhị |
Ngày ban hành | 2004-11-11 |
Ngày hiệu lực | 2004-12-17 |
Lĩnh vực | Vi phạm hành chính |
Tình trạng | Hết hiệu lực |