BỘ CÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2006/QĐ-BCN | Hà Nội, ngày 11 tháng 04 năm 2006 |
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VÀ ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG ĐIỆN LÀM PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ TRỰC TIẾP
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn công nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống hàng rào điện.
1. Hàng rào điện phải được thiết kế, lắp đặt an toàn, tránh được mọi tiếp xúc ngẫu nhiên đối với người và gia súc, không gây ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của hệ thống điện, không gây nguy hiểm cho khu vực lân cận và môi trường sống, bảo đảm vững chắc trong điều kiện mưa bão và đảm bảo mỹ quan.
2. Hàng rào điện có thể được bố trí kết hợp với hàng rào bảo vệ khác hoặc được bố trí độc lập nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Nếu hàng rào điện được bố trí kết hợp với hàng rào bảo vệ khác thì hàng rào điện phải được bố trí phía trên, độ cao treo vật dẫn điện không nhỏ hơn 2,5 mét so với mặt đất;
b) Nếu hàng rào điện được bố trí độc lập thì phía ngoài và phía trong của hàng rào điện phải có hàng rào bảo vệ để đề phòng người, động vật có thể va chạm ngẫu nhiên với hàng rào điện. Khoảng cách giữa hàng rào điện với hàng rào bảo vệ không nhỏ hơn 2 mét.
3. Dọc theo suốt hàng rào điện về cả 2 phía phải có các biển báo “Dừng lại có điện, nguy hiểm chết người” đặt ở nơi dễ thấy. Khoảng cách giữa 2 biển báo không quá 20m. Biển báo được gắn cố định ở độ cao 1,7 - 2,0 mét so với mặt đất. Mẫu biển báo theo TCVN 2572-78.
4. Điện áp sử dụng cho hàng rào điện được quy định như sau:
a) Dưới 1000V khi dùng nguồn điện xoay chiều;
b) Không quy định đối với điện áp xung khi dùng nguồn điện một chiều.
5. Tại khu vực làm việc của người trực phải có hệ thống báo động tín hiệu âm thanh và ánh sáng. Hệ thống báo động phải làm việc khi xảy ra mất điện trên hàng rào điện hoặc xuất hiện dòng diện chạm đất, dòng diện ngắt mạch. Tín hiệu báo động chỉ được giải trừ khi có thao tác của người trực. Việc kiểm tra sự hoạt động bình thương của hệ thống báo động được thực hiện mội khi giao ca bằng các nút thử.
6. Vật dẫn điện phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Vật liệu làm vật dẫn cho hàng rào điện có thể là tấm, lưới hoặc dây, thanh kim loại. Nếu sử dụng dây thép mạ hoặc lưới thép, tiết diện dây không nhỏ hơn 6mm2. Trường hợp sử dụng dây đồng hoặc dây nhôm phải có tiết diện không nhỏ hơn 10mm2. Dây dẫn đơn không được có mối nối ở giữa khoảng trụ để đảm bảo độ bền cơ học. Trường hợp cần nối thì 2 đầu dây phải quấn cố định quanh cổ sứ cách điện, sau đó mới nối 2 đầu dây bằng kẹp nối, tết xoắn hoặc bằng phương pháp hàn.
b) Vật dẫn điện phải được gắn cố định, chắc chắn trên sứ cách điện. Khoảng cách giữa hai sứ đỡ một vật dẫn theo chiều dài không được quá 5 mét. Khoảng cách giữa hai vật dẫn của hai pha liền kề hoặc giữa pha với đất không quá 0,20mét.
c) Sứ cách điện thông thường không được đặt nghiêng quá 45 độ so với phương thẳng đứng để tránh nước mưa có thể gây chạm chập hoặc rò điện ra xung quanh. Trường hợp cần đặt sứ nghiêng quá 45 độ phải sử dụng loại sứ có cách điện tăng cường.
Điều 4. Điều kiện sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp
Cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ được sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp khi sử dụng các biện pháp bảo vệ khác không hiệu quả và phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng (đối với đơn vị quân đội) cho phép bằng văn bản theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật Điện lực.
2. Hàng rào điện phải được cơ quan có chuyên môn về điện và có tư cách pháp nhân thiết kế, được cơ quan cho phép sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp phê duyệt và nghiệm thu.
3. Người vận hành hệ thống hàng rào điện phải có đủ tiêu chuẩn sau:
a) Được đào tạo chuyên môn về kỹ thuật điện, có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp do cơ sở có chức năng đào tạo chuyên môn về kỹ thuật điện cấp.
b) Được huấn luyện, sát hạch đạt yêu cầu về quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống hàng rào điện và các quy định an toàn điện, được cấp chứng chỉ sau khi sát hạch yêu cầu.
c) Được đào tạo nghiệp vụ bảo vệ tại cơ sở có tư cách pháp nhân và có chức năng đào tạo nghiệp vụ bảo vệ.
4. Có quy trình, biểu mẫu phục vụ công tác quản lý vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống hàng rào điện và quy trình an toàn điện.
5. Chỉ được phép đưa hàng rào điện vào sử dụng khi chủ đầu tư đã hoàn thành công tác nghiệm thu theo quy định, đã bàn giao đầy đủ các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến xây dựng hệ thống hàng rào điện cho đơn vị quản lý vận hành và đơn vị quản lý vận hành đã bố trí đủ nhân sự theo quy định.
Điều 5. Thủ tục xin phép sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp
1. Cơ quan, đơn vị có nhu cầu sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp phải xây dựng đề án và có văn bản trình Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng (đối với các đơn vị quân đội) để xem xét, quyết định.
2. Cơ quan cho phép sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm tiến hành kiểm tra nghiệm thu, kiểm tra định kỳ và chấn chỉnh thực hiện các biện pháp an toàn tại các cơ quan, đơn vị được phép sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Cục Kỹ thuật an toàn công nghiệp Bộ Công nghiệp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Sở Công nghiệp để phổ biến, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
2. Cơ quan, đơn vị xảy ra tai nạn chết người có liên quan đến hệ thống hàng rào điện của mình phải khai báo ngay với cơ quan quản lý cấp trên theo ngành dọc, cơ quan công an, quân sự (đối với đơn vị quân đội) và Sở Công nghiệp địa phương để phối hợp điều tra, xác định nguyên nhân, trách nhiệm.
3. Cơ quan công an, quân sự và Sở Công nghiệp địa phương có trách nhiệm thống kê, phân tích, báo cáo Bộ quản lý ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các vụ tai nạn chết người liên quan đến hàng rào điện.
Điều 7.
2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được Bộ Quốc phòng và Bộ Công an cho phép sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp theo quy định tại Quyết định số 54/2001/QĐ-BCN không phải làm thủ tục để xin phép lại nhưng phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Quyết định này.
3. Các cơ quan, tổ chức đã được các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp theo quy định tại Quyết định số 54/2001/QĐ-BCN phải làm thủ tục xin phép Bộ Công an theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật Điện lực.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
File gốc của Quyết định 07/2006/QĐ-BCN quy định tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 07/2006/QĐ-BCN quy định tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Công nghiệp |
Số hiệu | 07/2006/QĐ-BCN |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Hoàng Trung Hải |
Ngày ban hành | 2006-04-11 |
Ngày hiệu lực | 2006-05-14 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Còn hiệu lực |