TIÊU\r\nCHUẨN QUỐC GIA
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\nSẢN PHẨM DẦU MỎ VÀ HYDROCACBON - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LƯU\r\nHUỲNH - PHƯƠNG PHÁP ĐỐT WICKBOLD
\r\n\r\nPetroleum products and\r\nhydrocarbons - Determination of sulfur content - Wickbold\r\ncombustion method
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 6021 : 2008 thay thế\r\nTCVN 6021 :1995.
\r\n\r\nTCVN 6021 : 2008 hoàn toàn\r\ntương đương với ISO 4260 : 1987.
\r\n\r\nTCVN 6021 : 2008 do Tiểu ban\r\nkỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC28/SC5 Nhiên liệu sinh học biên soạn, Tổng\r\ncục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công\r\nnghệ công bố.
\r\n\r\n\r\n\r\n
TCVN 6021 : 2008
\r\n\r\nSẢN PHẨM DẦU\r\nMỎ VÀ HYDROCACBON - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LƯU HUỲNH - PHƯƠNG PHÁP ĐỐT WICKBOLD
\r\n\r\nPetroleum products and\r\nhydrocarbons - Determination of sulfur content - Wickbold\r\ncombustion method
\r\n\r\nChú ý - Qui trình qui\r\nđịnh trong tiêu chuẩn này có đốt hydro trong các thiết bị thủy tinh hoặc thép\r\nkhông gỉ (trong trường hợp có olefin), việc này\r\nrất nguy hiểm, cần tuân thủ các điều chú ý.
\r\n\r\n\r\n\r\nTiêu chuẩn này qui định phương pháp\r\nxác định hàm lượng lưu huỳnh tổng có trong sản phẩm dầu mỏ, khí tự nhiên và các olefin.\r\nPhương pháp này áp dụng cho các sản phẩm có hàm lượng lưu huỳnh từ 1 mg/kg đến\r\n10 000 mg/kg và đặc biệt thích hợp cho các phần chưng cất có hàm lượng lưu\r\nhuỳnh tổng nhỏ hơn 300 mg/kg.\r\nVới các mẫu quá nhớt, có hàm lượng chất thơm cao hoặc hàm lượng lưu huỳnh cao,\r\ntrước hết phải pha loãng với dung môi không chứa lưu huỳnh.
\r\n\r\nSử dụng phương pháp này để xác định\r\nhàm lượng lưu huỳnh tổng có trong các khí tự nhiên và khí tinh lọc, cũng như\r\nđối với các chất được cấp\r\ncho lò đốt ở trạng thái lỏng và để xác\r\nđịnh lưu huỳnh bay hơi trong các chất cấp cho lò đốt ở trạng thái khí sau khi\r\ncho bay hơi từ pha lỏng. Phương\r\npháp này không thích hợp cho việc xác định lưu huỳnh trong các dầu động cơ xe\r\ntải nặng. Để xác định lưu\r\nhuỳnh trong các olefin nhẹ, xem điều 13 về trường hợp đặc biệt.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH
\r\n\r\n1) Nếu cần, có\r\nthể xác định hàm\r\nlượng clo tổng của sản phẩm dầu mỏ bằng phương pháp thể tích, khối lượng hoặc\r\nđiện thế thông thường, để xác định ion clo có mặt trong dung dịch hấp thụ sau\r\nkhi đốt theo phương pháp này.
\r\n\r\nClo vô cơ phải được loại trừ bằng việc\r\nchiết tách nước trong khi đốt nếu không sẽ xuất hiện nhiễu.
\r\n\r\n2) Đối với chất\r\nrắn hoặc nhớt\r\nnhư bitum hoặc dầu đốt lò nặng bị đốt trong thuyền đốt, một số lưu huỳnh có thể\r\nbị đốt thành tro ở lại trong thuyền. Trong trường hợp này, lưu huỳnh trong tro\r\nsẽ được xác định trong cặn.
\r\n\r\n\r\n\r\nCác tài liệu viện dẫn sau là cần thiết\r\nkhi áp dụng tiêu\r\nchuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu.\r\nĐối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên\r\nbản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi (nếu có).
\r\n\r\nTCVN 6022 (ISO 3171) Chất lỏng dầu mỏ\r\n- Lấy mẫu tự động trong đường ống.
\r\n\r\nISO 641 Dụng cụ thí nghiệm thủy tinh -\r\nKhớp nối dạng cầu thay đổi\r\nđược.
\r\n\r\nISO 3170 Sản phẩm dầu mỏ - Hydrocacbon\r\nlỏng - Lấy mẫu thủ công.
\r\n\r\nISO 4850 Phương tiện bảo vệ mắt dùng khi hàn\r\nvà những kỹ thuật có liên quan - Kính lọc - Yêu cầu sử dụng và truyền sáng.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐưa mẫu thử lỏng hoặc khí vào ngọn lửa\r\noxy-hydro của đèn hút, và đốt với một lượng dư oxy đáng kể. Các mẫu rắn hoặc quả nhớt\r\ncần được hòa tan trong hỗn hợp toluen và dầu mỏ nhẹ, sau đó xử lý như mẫu lỏng\r\nhoặc có thể được đốt trong một dòng oxy trong thuyền đốt.
\r\n\r\nLưu huỳnh oxit sinh ra được chuyển thành axit\r\nsunfuric bằng cách hấp thụ chúng vào dung dịch hydro peoxit. Tùy thuộc vào hàm\r\nlượng lưu huỳnh của mẫu thử, lượng ion sunfat trong dung dịch hấp thụ được xác định bằng\r\nphương pháp phân tích như trong Bảng 1 và nêu trong điều 9.
\r\n\r\n\r\n\r\nTrong quá trình phân tích, nếu không\r\ncó các yêu cầu khác, phải dùng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích (TKPT)\r\nvà chỉ sử dụng nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.
\r\n\r\nCác dung dịch thể tích và\r\nthuốc thử khác được qui định trong điều 9 đối với từng phương pháp phân tích riêng\r\nbiệt.
\r\n\r\n4.1. Hydro peoxit, dung dịch 3\r\n% khối lượng,\r\nkhông chứa lưu huỳnh.
\r\n\r\n4.2. Etanol, 96 % thể\r\ntích, không chứa lưu huỳnh.
\r\n\r\n4.3. Trộn bốn thể\r\ntích dầu mỏ nhẹ (dải sôi từ 60 oC đến 80 oC) và một thể tích toluen\r\nkhông chứa lưu huỳnh (dưới đây gọi là hỗn hợp toluen/dầu mỏ nhẹ).
\r\n\r\n4.4. Oxy, khí nén,\r\nloại thương mại, không chứa lưu huỳnh.
\r\n\r\n4.5. Hydro, khí nén,\r\nloại thương mại, không chứa lưu huỳnh.
\r\n\r\n4.6. Axit\r\nclohydric,\r\nđậm đặc, r20 = 1,19 g/ml.
\r\n\r\n4.7. Thủy ngân.
\r\n\r\n4.8. Hỗn hợp so sánh\r\ndihexyldisunfua hoặc dibenzothiophen
\r\n\r\nHòa tan một lượng đã biết dihexyldisunfua hoặc\r\ndibenzothiophen, cân chính xác tới\r\n0,1 mg vào trong hỗn hợp toluen/dầu mỏ nhẹ (4.3). Nồng độ của sản phẩm được chọn từ nồng độ\r\nlưu huỳnh trong dải nêu ở Bảng 1 cột 1.
\r\n\r\nDihexyldisunfua chứa 27,36 % khối\r\nlượng lưu huỳnh và dibenzothiophen chứa 14,7 % khối lượng lưu huỳnh.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Cần lưu ý không\r\nđể các bình khí\r\náp suất cao trong phòng thử nghiệm.
\r\n\r\nBảng 1 - Quan\r\nhệ giữa hàm lượng lưu huỳnh dự đoán, lượng mẫu thử và phương pháp thử
\r\n\r\n\r\n Hàm lượng\r\n lưu huỳnh dự kiến, mg/kg \r\n | \r\n \r\n Lượng mẫu\r\n thử(1), g \r\n | \r\n \r\n Lưu huỳnh\r\n trong dung dịch hấp\r\n thụ,\r\n mg \r\n | \r\n \r\n Phần nhỏ\r\n của dung dịch hấp thụ \r\n | \r\n \r\n Lưu huỳnh\r\n trong lượng mẫu nhỏ, mg \r\n | \r\n \r\n Phương pháp\r\n phân tích khuyên dùng đối với các hàm lượng lưu huỳnh khác nhau \r\n | \r\n ||
\r\n \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 1/2 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n Chuẩn độ điện lượng (9.4) \r\n | \r\n \r\n Chuẩn độ độ đục khuếch tán (Nephelo-meter) (9.2) \r\n | \r\n \r\n Chuẩn độ độ đục hấp thụ (Turbidi-meter)\r\n (9.3) \r\n | \r\n
\r\n \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 1/1 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n |||
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 1/1 \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |||
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 1/2 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 250 \r\n | \r\n \r\n 1/5 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 250 \r\n | \r\n \r\n 1/1 \r\n | \r\n \r\n 250 \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n Chuẩn độ bằng mắt (9.1) \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 1/1 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 1/2 \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 1/2 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 1/2 \r\n | \r\n \r\n 250 \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |||
\r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 150 \r\n | \r\n \r\n 1/2 \r\n | \r\n \r\n 75 \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n | \r\n \r\n 1/2 \r\n | \r\n \r\n 150 \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 600 \r\n | \r\n \r\n 1/2 \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 1 500 \r\n | \r\n \r\n 1/5 \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n ||
\r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 250 \r\n | \r\n \r\n 1/2 \r\n | \r\n \r\n 125 \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 1/2 \r\n | \r\n \r\n 250 \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n 30 \r\n | \r\n \r\n 1 500 \r\n | \r\n \r\n 1/5 \r\n | \r\n \r\n 300 \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |||
\r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 1/1 \r\n | \r\n \r\n 100 \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 500 \r\n | \r\n \r\n 1/2 \r\n | \r\n \r\n 250 \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 1 000 \r\n | \r\n \r\n 1/5 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n \r\n \r\n | \r\n |||
\r\n 1 000 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 1 000 \r\n | \r\n \r\n 1/5 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n |||
\r\n \r\n | \r\n \r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 2 000 \r\n | \r\n \r\n 1/5 \r\n | \r\n \r\n 400 \r\n | \r\n |||
\r\n 10 000 \r\n | \r\n \r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 10 000 \r\n | \r\n \r\n 1/10 \r\n | \r\n \r\n 1 000 \r\n | \r\n
(1) Lượng mẫu khi thử có thể\r\nđược tính chính xác\r\ntừ khối lượng\r\nvà khối lượng riêng của khí. Dữ liệu độ chụm trong điều 12 không áp dụng cho mẫu thử\r\ndạng khí.
\r\n\r\n\r\n\r\nCHÚ THÍCH Để mô tả chi\r\ntiết về cách vận hành, tiêu chuẩn dựa\r\ntrên hai kiểu đèn và một\r\nkiểu hấp thụ đơn\r\ngiản.
\r\n\r\nCác kiểu đèn khác sử dụng nguyên tắc\r\nđốt mẫu trong ngọn lửa hydro-oxy với một lượng dư đáng kể oxy (xem\r\nĐiều 13). Các đèn này được vận hành theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và kiểm tra bằng\r\ncách đốt một mẫu thử chứa lưu huỳnh tiêu chuẩn (xem Điều 10).
\r\n\r\nĐối với từng phương pháp phân tích riêng,\r\nthiết bị được qui định trong Điều 9.
\r\n\r\n5.1. Thiết bị đốt (xem Hình 1\r\nvề sơ đồ lắp đặt\r\nthiết\r\nbị để đốt mẫu khí hoặc lỏng và Hình 2 về sơ đồ thiết\r\nbị để đốt mẫu rắn\r\nhoặc quá nhớt), chủ yếu gồm các bộ phận sau:
\r\n\r\n5.1.1. Van giảm áp\r\n(1),\r\nđồng hồ có dải đo từ 0 kPa đến 500 kPa (0 bar đến 5 bar) 1), dùng cho oxy.
\r\n\r\n5.1.2. Van giảm áp\r\n(2),\r\nđồng hồ có dải đo từ 0 kPa đến 200 kPa (0 bar đến 2 bar), dùng cho hydro.
\r\n\r\n5.1.3. Lưu lượng kế\r\n(3),\r\ncó dải đo từ 20 l/h đến 300 l/h, vận hành theo nguyên tắc phao nổi có van kiểm\r\ntra chính xác để đo dòng oxy phụ.
\r\n\r\n5.1.4. Lưu lượng kế\r\n(4),\r\ncó dải đo từ 200 l/h đến 300 l/h, vận hành theo nguyên tắc phao nổi có van kiểm\r\ntra chính xác để đo dòng hydro.
\r\n\r\n5.1.5. Lưu lượng kế (5), có dải đo từ\r\n200 I/h đến 2 000\r\nl/h, vận hành theo nguyên tắc phao nổi có van kiểm tra chính xác để đo dòng oxy\r\nchính.
\r\n\r\n5.1.6. Bình áp suất\r\ndư (6),\r\nví dụ để rửa\r\nchai khí chứa thủy\r\nngân (4.7) và dầu trắng (xem 8.2) hoặc van an toàn chịu áp bằng kim loại. Cần ba bình. Các van\r\nđầu vào bắt buộc là loại một chiều.
\r\n\r\n5.1.7. Bẫy ngọn lửa (7), có các đầu\r\nnối kim loại.
\r\n\r\n5.1.8. Bộ hiển thị lưu lượng kế (8), bằng thủy tinh.
\r\n\r\n5.1.9. Đồng hồ chân\r\nkhông (11),\r\ncó dải đo từ 60 kPa - 110 kPa (0,6 bar đến 1,1 bar) tuyệt đối.
\r\n\r\n5.1.10. Ống chân không\r\n(12),\r\ncó van chân không (9) ống nhánh tới đồng hồ chân không (11) và\r\nống nhánh có khóa (10) tới bộ hiển thị lưu lượng kế.
\r\n\r\n5.1.11. Bình định mức\r\nmột vạch cổ hẹp (13), dung tích 100 ml hoặc 250 ml có đầu nối bằng thủy tinh\r\nnhám dạng cầu, ISO 641 -\r\nS29/15.
\r\n\r\n5.1.12. Buồng đốt\r\n(20),\r\nbằng thạch anh nóng chảy trong suốt, ống sinh hàn (19), tháp hấp thụ (17), bộ lọc thủy tinh\r\nkích thước lỗ 1,6 mm (16), khoang chảy nhỏ giọt (15), khóa ba chạc (14) và mối\r\nnối thủy tinh nhám dạng cầu, ISO 641 - S29/15 được lắp ráp trong một bộ riêng. Buồng\r\nđốt, thiết bị làm lạnh và\r\ntháp hấp thụ được đặt trong một vỏ bọc làm lạnh bằng nước.
\r\n\r\n5.1.13. Đèn (21), bằng thép\r\nkhông gỉ hoặc thạch anh nóng chảy trong suốt. Đèn phải là loại hút (xem Hình 1) để đốt\r\ncác sản phẩm lỏng hoặc khí, đèn thép không gỉ dùng cho olefin nhẹ (xem Hình 3).
\r\n\r\n5.1.14. Khóa vòi (18), được lắp\r\nvào đường ống nối giữa bình dung dịch hấp thụ và tháp hấp thụ (17).
\r\n\r\n5.1.15. Bình đựng mẫu\r\nthử (22):\r\nTổ hợp thiết bị đốt trên Hình 1 dùng bình đựng mẫu thử, ví dụ bình nón\r\ndung tích 100 ml (xem từ 8.6.1 đến 8.6.4), khi thử mẫu bay hơi mạnh, thì bình\r\nnón được đặt trong bình kín có vỏ chân\r\nkhông hoặc thiết bị khác\r\ntương tự. Giữ bình nón bằng giá đỡ có thể điều chỉnh được.
\r\n\r\nTổ hợp thiết bị đốt trên Hình 2 sử dụng\r\nthuyền đốt làm bình chứa mẫu.
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n\r\n
Hình 1 - Sơ đồ\r\nlắp đặt thiết bị đốt các mẫu lỏng và khí
\r\n\r\nHình 2 - Sơ\r\nđồ lắp đặt thiết bị đốt các mẫu rắn và mẫu nhớt
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n\r\n
Hình 3 - Đèn\r\nđốt bằng thép\r\nkhông gỉ dùng cho olefin
\r\n\r\n5.1.16. Đồng hồ đo\r\nmẫu khí.\r\nNối đồng hồ đo khí khô với van\r\nđo lượng mẫu sẽ dùng, trừ khi mẫu được xác định bằng phương pháp phân tích\r\ntrọng lượng. Dải đo của đồng hồ phải thích hợp với lượng mẫu được đốt và đồng\r\nhồ phải được hiệu chuẩn đúng định kỳ.
\r\n\r\n5.1.17. Bộ nối: Để nối các bình oxy và hydro\r\nvới các lưu lượng kế (3), (4) và (5) dùng ống dẫn kim loại áp suất\r\ncao, các ống dẫn\r\ncòn lại trong hệ\r\nthống được làm bằng chất đàn hồi, ví dụ cao su silicon.
\r\n\r\n5.1.18. Đèn đốt bunsen.
\r\n\r\n5.1.19. Cân phân\r\ntích.
\r\n\r\n5.2. Trang thiết\r\nbị an toàn
\r\n\r\n5.2.1. Màn chắn, ví dụ bằng thủy tinh bảo\r\nhộ hoặc lưới thép mịn hoặc bằng nhựa trong\r\nsuốt hoặc vật\r\nliệu\r\ntương đương, để che chắn đèn, buồng đốt và tháp hấp thụ.
\r\n\r\n5.2.2. Kính lọc bảo\r\nhộ bằng thủy tinh, có khả năng\r\nhấp thụ các tia phát xạ độc hại trong quá trình đốt, đeo vào để bảo vệ mắt khi làm\r\nviệc. Kính bảo hộ hàn oxy/axetylen là phù hợp (xem ISO 4850).
\r\n\r\n5.2.3. Các van điện\r\nan toàn,\r\ncó khả năng cắt dòng hydro, một van nằm trên đường dẫn nước lạnh, van này chỉ vận hành\r\ntrong trường hợp sự nạp nước ngừng lại, và một van khác trong ống chân không\r\n(12) van này chỉ vận hành\r\ntrong trường hợp có giảm áp trong buồng đốt.
\r\n\r\n\r\n\r\nMẫu thử được lấy theo đúng qui trình lấy\r\nmẫu sản phẩm dầu mỏ. Qui trình thích hợp để lấy mẫu từ một khối lượng lớn tồn chứa theo\r\nISO 3170 và qui trình lấy mẫu tự động trong đường ống theo TCVN 6022 (ISO\r\n3171). Đối với các sản phẩm khi lấy mẫu trên đường ống và thử nghiệm theo qui định.
\r\n\r\n\r\n\r\nYêu cầu về lượng mẫu thử phụ thuộc vào hàm\r\nlượng lưu huỳnh có\r\ntrong mẫu và phương pháp phân tích được áp dụng để xác định hàm lượng lưu huỳnh.\r\nLượng mẫu thử cần cho các tổ hợp hàm lượng lưu huỳnh và phương pháp phân tích\r\nkhác nhau được nêu trong Bảng 1.
\r\n\r\n\r\n\r\n8.1. Làm sạch thiết\r\nbị
\r\n\r\nCẩn thận làm sạch bình chứa mẫu thử và\r\nthiết bị. Rửa bình đựng\r\nmẫu, đường ống, van và các bộ nối dùng trong các mẫu thử khí và LPG bằng hỗn hợp\r\ntoluen/dầu\r\nmỏ nhẹ (4.3)\r\ncho tới khi hàm lượng lưu huỳnh của nước rửa được xác định theo qui trình cho\r\nmẫu thử lỏng là không đáng\r\nkể. Phải đảm bảo rằng bình chứa\r\nkhông còn dung môi trước khi lấy mẫu thử. Các dụng cụ thủy tinh cần được tẩy rửa bằng chất\r\ntẩy rửa đậm đặc\r\nnhưng cuối cùng phải rửa thật kỹ bằng nước để loại hết các chất chứa lưu huỳnh,\r\ncẩn thận hơn có thể rửa bằng dung dịch dicromat/axit nitric. Dụng cụ\r\nsilicat có thể được làm sạch bằng cách đốt nóng trong lò nung.
\r\n\r\nTốt nhất là để dành một bộ bình chứa\r\nmẫu thử và dụng cụ thủy tinh cho những mẫu thử có hàm lượng lưu huỳnh thấp và\r\ngiữ một bộ khác\r\ncho mẫu thử có hàm lượng lưu huỳnh cao.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Sau mỗi lần đốt hoặc một\r\nđợt đốt, cần làm sạch buồng đốt bằng cách rửa cẩn thận với axit clohydric (4.6),\r\npha loãng (1 + 1) và\r\nvới nước.
\r\n\r\n8.2. Lắp ráp thiết\r\nbị
\r\n\r\nĐể thử nghiệm mẫu khí hoặc lỏng lắp\r\ncác thiết bị đã được lau rửa\r\ncẩn thận như\r\ntrên Hình 1, hoặc như trên Hình 2 đối với các mẫu thử rắn hoặc quá\r\nnhớt.
\r\n\r\nCho thủy ngân (4.7) vào 3 bình áp suất\r\ndư tới mức xấp xỉ 300 mm và để nổi xấp xỉ 20 mm dầu trắng ở phía trên thủy ngân\r\nhoặc điều chỉnh van an toàn tới áp suất giảm tương đương.
\r\n\r\nCho nước vào bộ hiển thị lưu lượng (8)\r\ncho tới mức khoảng 30 mm vào cả hai ngăn.
\r\n\r\nTrong tổ hợp trên Hình 1, đỡ đèn hút (21)\r\nbằng dây hoặc vòng dây có độ dài thích hợp.
\r\n\r\nĐảm bảo rằng các thiết bị an toàn (xem\r\n5.2) được lắp đầy đủ.
\r\n\r\n8.3. Chuẩn bị thiết bị
\r\n\r\nCho dòng nước lạnh mạnh vào theo hướng\r\nghi trong Hình 1 và Hình 2, qua vỏ bọc làm lạnh phủ ngoài buồng\r\nđốt, thiết bị làm\r\nlạnh và tháp hấp thụ.
\r\n\r\nCho dung dịch hydro peoxit (4.1) vào đầy bình chứa\r\ndung dịch hấp thụ.
\r\n\r\nĐiều chỉnh van hạ áp oxy (1) đến 100\r\nkPa và van hạ áp hydro đến 50 kPa. Phải đóng các van đồng hồ (3), (4)\r\nvà (5). Quay khóa 3 chạc (14) về vị trí (a).
\r\n\r\nTháo đèn (21) và mở khóa (10)\r\nđầu nguồn của đồng hồ chỉ dòng chảy\r\n(8). Mở van đầu\r\nnguồn của lưu lượng kế (5) để cho dòng oxy từ 600 l/h đến 800 l/h đi qua đường\r\noxy chính và mở van đầu\r\nnguồn của lưu lượng kế (3) để cho dòng oxy chảy qua đường oxy phụ với tốc độ từ\r\n100 l/h đến 200 l/h. Lại lắp đèn (21) vào và đồng thời mở van chân không (9)\r\ncho tới khi kim chỉ dòng chảy (8) quay trở về số 0. Đóng khóa (10).
\r\n\r\nĐặt van chân không (9) sao cho đồng hồ\r\nchân không (11) chỉ áp suất từ 13,5 kPa\r\nđến 35 kPa (từ 0,135 bar đến 0,35 bar).
\r\n\r\n8.4. Đốt ngọn lửa\r\nhydro - oxy
\r\n\r\n8.4.1. Đèn hút (xem Hình 1)
\r\n\r\nTháo đèn hút (21) ra khỏi buồng đốt\r\n(20). Mở van đầu nguồn của lưu lượng kế (4) sao cho nhận được dòng hydro với\r\nlưu lượng 200 l/h (xem Chú thích 2). Cho hydro chảy trong khoảng 30 s trước khi\r\nđốt ngọn lửa hydro-oxy bằng nến hoặc dụng cụ mồi lửa điện, tuyệt đối không dùng\r\ndiêm.
\r\n\r\nCHÚ Ý - Phải dùng kính bảo hộ\r\n(xem 5.2.2).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH
\r\n\r\n1) Qui trình này\r\nsẽ thay đổi khi đốt một số mẫu khí (xem 8.6.1).
\r\n\r\n2) Khi đèn chứa\r\ntràn đầy hydro, thao tác cẩn thận để hydro chỉ còn lại đến miệng\r\nđèn, không thể tràn vào buồng\r\nđốt, nếu không có thể xuất hiện sự cố hỏng hóc khi đốt đèn.
\r\n\r\nĐặt lại đèn hút (21) tránh để buồng\r\nđốt (20) tiếp xúc với ngọn lửa hydro-oxy. Dùng van thượng nguồn của lưu lượng\r\nkế (4) điều chỉnh lưu lượng hydro sao cho ngọn lửa hydro-oxy có chiều dài từ 10 mm đến 20 mm.\r\nĐiều này sẽ gây ra sự tụt áp suất ở đồng hồ chân không (11). Lại điều chỉnh chân không cho\r\ntới áp suất từ 13,5 kPa đến 35 kPa (từ 0,135 bar - 0,35 bar) bằng van chân\r\nkhông (9). Việc giữ mức chân không này để có được sự đốt đều đặn là vô cùng\r\nquan trọng.
\r\n\r\nTrong thời gian đốt, nếu thực hiện phép\r\nthử mẫu trắng các chất khí thì phải lưu ý\r\ncác chú thích này.
\r\n\r\n8.4.2. Đèn đốt sản\r\nphẩm dạng rắn\r\n(xem Hình 2)
\r\n\r\nÁp dụng 8.4.1 để đốt ngọn lửa hydro-oxy trong đèn\r\nđốt các sản phẩm dạng rắn (21).
\r\n\r\n8.5. Kiểm soát\r\nviệc cung cấp dung dịch hấp thụ
\r\n\r\nVặn khóa vòi (18) sao cho việc cấp\r\ndung dịch hấp thụ đạt tốc độ từ 1 giọt/s đến 5 giọt/s.
\r\n\r\n8.6. Đốt mẫu thử
\r\n\r\n8.6.1. Các mẫu thử\r\nkhí\r\n(nói chung)
\r\n\r\n8.6.1.1. Trong qui\r\ntrình chung, mẫu được đốt trong ngọn lửa oxy-hydro, tuy nhiên các mẫu thử\r\nkhí tự nhiên thường có hàm lượng\r\nlưu huỳnh rất thấp (xấp xỉ 1 mg/kg) và\r\ncần đốt một\r\nlượng lớn mẫu.
\r\n\r\nVới những mẫu như vậy, không cần ngọn lửa\r\nhydro-oxy, có thể đốt những khí này trực tiếp trong dòng oxy như trong 8.6.2.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Các qui trình trong 8.6.1 và\r\n8.6.2 liên quan tới các mẫu thử được lấy trực tiếp từ khối mẫu hoặc từ thùng\r\nchứa lớn. Ngoài ra, mẫu thử có thể là toàn bộ lượng chứa trong một bình chứa\r\nmẫu khí thích hợp, lượng mẫu thử có thể xác định bằng cách cân bình chứa trước\r\nvà sau quá trình đốt. Điều quan trọng là phải đảm bảo sao cho tất cả các mẫu\r\nthử được chuyển tới buồng đốt.
\r\n\r\n8.6.1.2. Cho mẫu thử\r\nkhí chảy từ bình chứa\r\nmẫu qua van chính xác và đồng hồ đo khí khô vào trong đường cấp mẫu thử của\r\nđèn hút (21), có thể đặt một van an toàn giảm áp trước đồng hồ đo khí.
\r\n\r\nĐiều chỉnh van chân không (9) và khóa\r\nvan (23) sao cho ngọn lửa có chiều cao xấp xỉ 3/4 chiều dài buồng đốt (20), cẩn thận để\r\nngọn lửa không bị kéo dài chạm vào\r\ncuộn ngưng tụ của ống sinh hàn.
\r\n\r\nĐảm bảo trong suốt quá trình đốt, đồng\r\nhồ chân không (11) luôn hiển thị mức chân không ổn định.
\r\n\r\n8.6.1.3. Khi đã đốt cháy một\r\nthể tích đủ của\r\nmẫu thử (xem Bảng 1) đóng van đồng hồ đo khí. Tháo kẹp nối giữa\r\nđồng hồ đo khí và đường dẫn mẫu thử để tất cả cặn khí trong đường dẫn mẫu thử đi vào đèn hút\r\n(21) và được đốt cháy. Đóng khóa (18) để cắt dòng dung dịch hấp thụ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Nếu mẫu khí thử được chứa\r\ntrong một bình, khi mẫu thử được\r\nđốt hoàn toàn thì lấy ra hai\r\nphần hỗn hợp\r\ntoluen/dầu mỏ nhẹ, mỗi phần có thể tích tương ứng\r\nvới xấp xỉ 2 % thể tích\r\ncủa bình chứa (4.3) cho vào trong bình chứa mẫu để hòa tan hết các phần\r\ncặn của mẫu còn trong bình và sau đó đốt từng phần trong ngọn lửa hydro-oxy.
\r\n\r\n8.6.1.4. Cắt dòng\r\nhydro bằng cách đóng van thượng\r\nnguồn của lưu lượng kế (4). Khi đỉnh đèn rõ ràng không còn những hạt đỏ rực,\r\ncắt cả hai dòng oxy bằng cách đóng van thượng nguồn của lưu lượng kế (3) và (5)\r\nvà tháo ngay đèn hút ra khỏi buồng đốt.
\r\n\r\n8.6.1.5. Phun nước cất từ bình\r\nnước lên thành bên\r\ntrong buồng đốt để rửa tất cả các sản phẩm đốt cháy còn dính lại qua bộ\r\nphận làm lạnh và tháp hấp thụ rồi chảy vào bình định mức (13).
\r\n\r\n8.6.1.6. Quay khóa ba\r\nchạc (14) về vị trí (b) để làm giảm bớt chân không trong bình định mức (13) và\r\nsau đó tháo nó ra.\r\nĐóng van chân\r\nkhông (9) và mở khóa (10).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Nếu đốt một loạt mẫu thử, không được tắt\r\nngọn lửa khí hydro-oxy\r\nhoặc cắt chân không\r\nsau khi đốt từng mẫu để chuẩn\r\nbị thiết bị cho\r\nlần đốt tiếp theo. Sau khi đốt mẫu đầu tiên, ngừng cấp dung dịch\r\nhấp thụ, và tháo đèn (21) ra khỏi buồng đốt (20). Sau khi phun nước\r\ncất qua buồng\r\nđốt (xem 8.1.6.5) thay bình định mức cổ hẹp (13) bằng bình khác và lắp lại đèn\r\nvào trong buồng đốt.
\r\n\r\n8.6.2. Các mẫu thử khí\r\n(hàm lượng lưu huỳnh\r\nthấp)
\r\n\r\n8.6.2.1. Tháo đường\r\ncấp hydro tới đèn hút (21) và thế vào đó nối đường cấp mẫu thử cho\r\nkhí, đường cấp này cần có van chính xác cao và đồng hồ đo khí khô (5.1.16) và\r\ncó thể có van an toàn giảm áp ở trước đồng hồ. Chuẩn bị thiết bị như qui định\r\ntừ 8.1 đến 8.3 nhưng không đốt đèn như 8.4.
\r\n\r\n8.6.2.2. Tháo đèn hút\r\n(21) ra khỏi buồng đốt (20) cho mẫu thử khí chảy qua van chính xác và đồng hồ đo khí khô vào đèn.\r\nĐóng khóa (23). Để\r\nkhí chảy tự do trong khoảng 30 s trước khi đốt đèn, dùng nến hoặc\r\ndụng cụ châm lửa điện. Không\r\ndùng diêm. Đặt lại\r\nđèn vào buồng đốt, tránh để đầu nối buồng đốt tiếp xúc với ngọn lửa. Điều chỉnh\r\nvan chân không (9) và van chính xác của đường cấp mẫu thử khí sao cho ngọn\r\nlửa xấp xỉ 3/4 chiều dài buồng đốt (20). Cẩn thận để ngọn lửa không bị kéo\r\ndài chạm vào cuộn ngưng tụ của ống sinh hàn. Cần đảm bảo\r\ntrong suốt quá trình đốt, đồng hồ chân không (11) luôn hiển thị mức chân không\r\nổn định.
\r\n\r\n8.6.2.3. Khi đã đốt đủ\r\nmột thể tích mẫu\r\n(xem Bảng 1), đóng van chính xác, tháo đầu nối giữa đồng hồ và đường cấp khí để tất cả cặn khí\r\ntrong đường cấp khí đi vào\r\nđèn hút và được đốt hết, càng nhiều càng tốt. Với những mẫu thử có hàm lượng\r\nlưu huỳnh thấp, phần mẫu không cháy phải đủ nhỏ để không gây sai số lớn. Đóng\r\nkhóa (18) để cắt dòng dung dịch hấp\r\nthụ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Nếu mẫu khí thử được\r\nchứa trong một bình, thì tiến hành như đã nêu trong\r\n8.6.1.3.
\r\n\r\n8.6.2.4. Khi nhìn đỉnh đèn thấy không còn\r\nnhững hạt đỏ rực thì cắt cả hai\r\ndòng oxy bằng cách đóng các van thượng nguồn của lưu lượng kế (3) và (5) và\r\ntháo ngay đèn hút ra khỏi buồng đốt. Tiến hành như trong 8.6.1.5 và 8.6.1.6\r\n(không áp dụng phần chú thích).
\r\n\r\n8.6.3. Mẫu thử là khí\r\ndầu mỏ hóa lỏng
\r\n\r\nChuyển một phần mẫu thử ở dạng\r\nlỏng từ vật chứa vào bình\r\nchứa mẫu thử. Từ bình này cho chất lỏng đi qua một cuộn hóa hơi ở nhiệt độ từ\r\n60 oC đến 80 oC, và cho khí thu được đi qua đường cấp mẫu\r\nthử tới đèn hút (21).
\r\n\r\nĐiều chỉnh kích thước ngọn\r\nlửa như đã nêu tại\r\n8.6.1.2 (trường hợp này không áp dụng đoạn đầu của 8.6.1.2), điều chỉnh lại tốc\r\nđộ dòng oxy nếu cần, và hoàn tất việc đốt mẫu (xem Chú thích trong\r\n8.6.4.2). Tiến hành như\r\ncác điều từ 8.6.1.3 đến 8.6.1.6. Tính lượng mẫu thử đã dùng từ hiệu\r\nsố khối lượng bình chứa mẫu trước và sau khi đốt. Nói chung cần từ 30 g đến 50\r\ng mẫu là đủ.
\r\n\r\n8.6.4. Mẫu thử dạng\r\nlỏng
\r\n\r\nNhững phân đoạn hydrocacbon dầu mỏ\r\nlỏng và kể cả dầu đốt lò nhẹ (FO) có thể được đốt bằng cách dẫn trực tiếp vào trong\r\nngọn lửa hydro-oxy. Các dầu bôi trơn không\r\nchứa phụ gia tạo tro và các\r\nhydrocacbon dầu mỏ có độ nhớt cao hơn dầu đốt lò nhẹ cũng có thể được đốt trong\r\nthiết bị lắp ráp theo Hình 1, sau khi pha loãng bằng hỗn hợp toluen/dầu mỏ nhẹ\r\n(4.3).
\r\n\r\nChú ý - Các chất lỏng có độ bay hơi như của\r\nisopentan có thể gây nổ. Vì vậy cần trộn mẫu thử với dung môi có điểm sôi cao\r\ntrước khi đốt, ví dụ\r\niso-octan.
\r\n\r\n8.6.4.1. Cân lượng mẫu\r\n(xem Bảng 1) chính xác tới 0,05 g, cho vào bình chứa (22) đã cân bì. Đặt bình\r\ncó mẫu lên trên giá đỡ có thể điều\r\nchỉnh, dưới đầu hở của đường\r\ncấp tới đèn hút (21). Nâng bình chứa lên cho tới khi đường cấp chạm đáy bình chứa.
\r\n\r\n8.6.4.2. Cẩn thận tăng\r\nchân không bằng van chân\r\nkhông (9) để mẫu thử được đưa từ từ vào trong ngọn lửa hydro-oxy, điều chỉnh van chân\r\nkhông (9) cho tới khi ngọn lửa đốt\r\ncao xấp xỉ 3/4 chiều dài buồng đốt (20) tương ứng với tốc độ đốt xấp\r\nxỉ từ 3 ml/min đến 5 ml/min. Đảm bảo ngọn lửa hoàn toàn không\r\nkhói và không bị kéo dài\r\nchạm vào cuộn ngưng tụ của ống sinh hàn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Nếu mẫu thử không cháy, kiểm\r\ntra số đo áp suất của đồng hồ chân không (11). Có thể tăng cường độ đốt bằng\r\ncách điều chỉnh van thượng nguồn của lưu lượng kế (3) để tăng\r\ntốc độ của dòng oxy phụ. Điều chỉnh lại áp suất đồng hồ chân không (11).
\r\n\r\nCó thể cải thiện việc đốt bằng cách\r\ndùng khóa (23) giảm lưu lượng chất lỏng trong đường cấp mẫu thử.
\r\n\r\n8.6.4.3. Khi mẫu được\r\nđốt hoàn toàn, lấy hai phần, mỗi phần 2 ml etanol (4.2) cho vào bình chứa mẫu\r\nthử (22) để rửa hết những cặn chưa cháy và đốt từng phần trong ngọn lửa\r\nhydro-oxy. Để rửa các sản phẩm dầu mỏ có điểm sôi cao hơn, dùng hỗn hợp\r\ntoluen/dầu mỏ nhẹ (4.3).
\r\n\r\n8.6.4.4. Cắt dòng oxy\r\nvà hydro theo cách đã nêu ở 8.6.1.4\r\nvà tháo bình định mức (13). Đóng van chân không (9) và mở khóa (10). Tiến hành\r\nnhư 8.6.1.5 và 8.6.1.6.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Nếu đốt hàng loạt mẫu xem Chú thích 8.6.1.6.
\r\n\r\n8.6.5. Mẫu xăng pha\r\nchì (xem Chú\r\nthích trong điều 12.2).
\r\n\r\n8.6.5.1. Cách tiến\r\nhành
\r\n\r\nNếu biết chính xác hàm lượng chì của\r\nmẫu thì áp dụng qui trình\r\nđốt trực tiếp nêu trong 8.6.5.3.
\r\n\r\nTuy nhiên nếu không biết hàm\r\nlượng chì, hoặc biết mà
\r\n\r\ngiá trị nồng độ chì x
là đáng kể đối với nồng độ lưu huỳnh\r\nthì áp dụng phương pháp chiết 8.6.5.2 sẽ tốt hơn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Nếu sử dụng qui trình 8.6.5.3, chì oxit được\r\ntạo ra trong quá trình đốt có thể ngưng tụ trên đèn và kết quả không ổn định. Hơn\r\nnữa vết chì oxit có thể\r\ncòn lại trong hệ thiết bị, gây cản trở cho các phép thử trên mẫu không chứa chì, nếu sử dụng\r\nphương pháp Thorin (9.1).
\r\n\r\n8.6.5.2. Xăng có hàm\r\nlượng chì chưa biết
\r\n\r\nCho khoảng 100 ml mẫu và 50 ml dung\r\ndịch axit clohydric (4.6) vào\r\ndụng cụ chiết (xem Hình 4). Để tránh thất thoát các thành phần dễ bay hơi, cho\r\ndòng nước đá chảy qua sinh hàn ngược, chiết trong 5 min kể từ khi bắt\r\nđầu sôi. Sau khi làm lạnh và để cho các pha tách ra khỏi nhau, rút\r\nlớp axit clohydric ra và bỏ đi. Dùng nước rửa lớp xăng cho tới khi nước\r\nrửa trung tính với metyl da cam. Sau đó lớp xăng được đốt như một mẫu thử lỏng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Nếu sử dụng phương pháp chuẩn\r\nđộ độ đục (Turbidimetric)\r\nnhư 9.3 thì có thể bỏ bước chiết\r\ntách, và mẫu thử được đốt như một mẫu lỏng (xem 8.6.4). Nếu bỏ chiết tách, thì chỉ dùng\r\nphương pháp chuẩn độ đục.
\r\n\r\n8.6.5.3. Xăng có hàm\r\nlượng chì đã biết
\r\n\r\nĐốt mẫu thử, không cần chiết\r\ntách và sử dụng phương pháp Thorin (9.1), áp dụng hiệu chỉnh hàm lượng chì như\r\n9.1.7.2 để tính hàm lượng lưu huỳnh (xem 9.1.7.1).
\r\n\r\n8.6.6. Mẫu thử quá nhớt hoặc rắn
\r\n\r\nĐốt mẫu thử nhớt hoặc rắn trong tổ hợp lắp ráp\r\nnhư Hình 2, dùng\r\nthuyền đốt (22) và dòng oxy trực tiếp, trừ khi mẫu được pha loãng trước bằng\r\nhỗn hợp toluen/dầu mỏ nhẹ (4.3) và đốt như chất lỏng (xem 8.6.4). Nhựa\r\nđường và các vật liệu tương tự chứa dung môi thường được đốt như chất lỏng sau khi\r\npha loãng.
\r\n\r\nCân mẫu trong thuyền đốt một lượng\r\nchính xác mẫu thử (xem Bảng 1). Châm ngọn lửa hydro-oxy như mô tả trong 8.4.2.\r\nTháo đầu nối thủy tinh của\r\nđường cấp oxy phụ ra khỏi đèn\r\nđốt chất rắn (21) trong khi khóa (23) đang mở. Đặt thuyền đốt vào trong đèn đốt sản phẩm\r\nrắn và dùng một que đẩy, đẩy vào giữa\r\nđèn. Đặt lại đầu nối của đường cấp oxy phụ và đèn đốt sản phẩm rắn. Đóng khóa\r\n(23) và đặt đèn bunsen (5.1.18) với ngọn lửa nóng bên dưới đèn đốt sản phẩm\r\nrắn, sao cho ngọn lửa đèn bunsen ở phía trước thuyền đốt khoảng 20 mm. Sau vài giây\r\nống đèn đốt sản phẩm rắn sẽ\r\nđỏ rực lên. Nhiệt phát\r\nra từ phần đỏ rực của ống sẽ hóa hơi và đốt mẫu thử ở gần đầu của thuyền đốt. Mẫu thử được\r\nđốt trong dòng oxy trong vòng vài giây.
\r\n\r\nĐể ngăn chặn các phần tử rắn không cháy có thể\r\nchui vào ống mao dẫn thượng nguồn của buồng đốt, gài một miếng bông\r\nthủy tinh vào trong phần chóp nhọn giữa buồng đốt và mao dẫn đèn.
\r\n\r\nTùy thuộc vào độ bay hơi và nhiệt độ\r\nđốt của sản phẩm, có thể cần thay đổi\r\nkhoảng cách giữa ngọn lửa đèn bunsen và ống đốt để bắt đầu đốt mẫu thử.
\r\n\r\nSau khi đốt mẫu thử trong thuyền đốt,\r\ndi chuyển đèn bunsen dọc theo buồng đốt sản phẩm rắn để đốt hết cặn lưu huỳnh.
\r\n\r\nĐể tăng tốc độ đốt nóng ống đèn sản\r\nphẩm rắn, có thể sử\r\ndụng thêm một đèn\r\nbunsen hoặc một đèn tương tự thứ hai.
\r\n\r\n8.6.6.1. Khi việc đốt\r\nmẫu đã hoàn thành,\r\nđóng khóa (18) để cắt dòng dung dịch hấp thụ, sau đó mở khóa (23) để\r\nlàm cho thông hơi buồng đốt. Tháo thuyền đốt ra khỏi đèn sản phẩm rắn, qua chỗ\r\nnối thủy tinh đã được mở.
\r\n\r\nPhun nước cất từ bình\r\nphun nước qua đèn sản phẩm rắn vào trong ngọn lửa để rửa hết các hạt cặn còn\r\ndính vào ống mao dẫn đèn trong ngọn lửa hydro-oxy.
\r\n\r\n8.6.6.2. Cắt dòng\r\nhydro và oxy theo qui trình 8.6.1.4 và tiến hành như trong 8.6.1.5 và 8.6.1.6.
\r\n\r\nKích thước tính\r\nbằng milimet
\r\n\r\nHình 4 -\r\nThiết bị chiết tách
\r\n\r\n9. Xác định lưu huỳnh\r\nhấp thụ
\r\n\r\nTùy thuộc vào hàm lượng lưu huỳnh của\r\nmẫu thử hoặc sự có mặt của ion gây nhiễu, xác định ion sunfat trong dung dịch hấp\r\nthụ hoặc theo phương pháp chuẩn độ bằng mắt (9.1), phương pháp chuẩn độ đục\r\nkhuếch tán (9.2), phương pháp chuẩn độ đục hấp thụ (9.3) hoặc phương pháp điện lượng\r\n(9.4).
\r\n\r\nXác định nhanh nhất là chuẩn độ bằng\r\nmắt như nêu trong 9.1. Tuy nhiên điều kiện tiên quyết để áp dụng là không có\r\ncác cation trong dung dịch hấp thụ. Cần phải loại trừ các cation có mặt bằng chất trao đổi\r\ncation. Không dùng phương pháp chuẩn độ bằng mắt khi có mặt ion phốt phát. Việc\r\ngây cản trở bởi các anion\r\nkhác là không đáng kể và\r\ncó thể bỏ qua.
\r\n\r\n9.1. Chuẩn độ bằng\r\nmắt
\r\n\r\n9.1.1. Phạm vi
\r\n\r\nXem Bảng 1.
\r\n\r\n9.1.2. Các cản trở
\r\n\r\nKhi dùng phương pháp Thorin thì nồng độ clo\r\nvà nitơ trong mẫu thử có lớn hơn lưu huỳnh vài lần cũng không gây cản trở. Flo sẽ gây cản trở\r\nnếu nồng\r\nđộ\r\ncao hơn\r\n30\r\n%\r\ncủa\r\nhàm\r\nlượng lưu huỳnh. Phốt pho và\r\ncác cation có gây cản trở. Các ion\r\nnatri,\r\nkali,\r\nkẽm,\r\nmagiê\r\nvà\r\namoni làm giảm kết quả từ 2 % đến 3\r\n% do cộng kết, các cation tạo sunfat không tan gây cản trở đáng kể và nhiều ion\r\nkim loại khác gây cản trở do\r\ntạo ra các phức màu với Thorin trong dung dịch rượu. Sự có mặt của đa số các\r\nsản phẩm này gây cản trở không đáng kể, nhưng chúng loại trừ việc sử dụng phương\r\npháp này đối với hầu hết các dầu bôi trơn chứa phụ gia.
\r\n\r\n9.1.3. Thuốc thử
\r\n\r\nTrong quá trình phân tích chỉ dùng các\r\nthuốc thử loại tinh khiết phân tích và chỉ dùng nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.
\r\n\r\n9.1.3.1. 2-propanol\r\n(rượu isopropylic)
\r\n\r\n9.1.3.2. Bari\r\npeclorat, các dung dịch tiêu chuẩn
\r\n\r\na) Dung dịch\r\ntiêu chuẩn (1). Cần 10,6 g bari\r\npeclorat [Ba(ClO4)2]\r\nhoặc 12,2 g bari peclorat trihydrat [Ba(ClO4)2.3H2O]\r\nvà hòa tan trong 200 ml nước, pha loãng đến 1 000 ml bằng rượu isopropylic\r\n(9.1.3.1), điều chỉnh tới pH = 3,5 bằng axit pecloric. Chuẩn hóa dung dịch này bằng\r\ndung dịch tiêu chuẩn axit sunfuric c(H2SO4) = 0,005 mol/l.
\r\n\r\n1 ml dung dịch tiêu chuẩn này tương\r\nđương với 1 mg lưu huỳnh.
\r\n\r\nb) Dung dịch\r\ntiêu chuẩn (2). Pha loãng chính xác\r\ndung dịch tiêu chuẩn (1) theo tỷ lệ (1 + 19)
\r\n\r\n1 ml dung dịch tiêu chuẩn này tương\r\nđương với 50 mg lưu huỳnh.
\r\n\r\n9.1.3.3. Dung dịch chỉ thị
\r\n\r\na) Thorin, muối\r\ndinatri của axit benzenearsonic [2-(2, hydroxy 3,6 disunto, 1,\r\nnaphtylazo] dung dịch nước 0,2 % khối lượng.
\r\n\r\nCẢNH BÁO - Thorin độc khi hít và khi tiếp xúc với da.
\r\n\r\nb) Metylen xanh\r\n(C.I.52015) dung\r\ndịch nước 0,01 % khối lượng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Có thể thay các dung dịch chỉ thị a) và b), bằng\r\ncách dùng dimetyl sunfonazo III [2,7 bis (4-metyl - 2 sunfonylazo) axit\r\ncromotropic].
\r\n\r\nBảo quản các dung dịch chỉ thị trong bình\r\nthủy tinh hoặc\r\nchai polyetylen.
\r\n\r\n9.1.4. Thiết bị,\r\ndụng cụ
\r\n\r\n9.1.4.1. Các pipet một\r\nvạch, để chuyển các lượng\r\nnhỏ.
\r\n\r\n9.1.4.2. Bình nón, cổ\r\nrộng, dung tích 250 ml.
\r\n\r\n9.1.4.3. Buret, 25 ml,\r\ncó vạch chia 0,05 ml, hoặc một máy chuẩn độ tự động.
\r\n\r\n9.1.5. Cách tiến\r\nhành
\r\n\r\nPha dung dịch hấp thụ\r\ntrong bình định mức cổ hẹp (13) tới\r\nvạch mức bằng nước và\r\ntrộn thật kỹ. Dùng pipet (9.1.4.1) lấy một phần (xem Bảng 1) dung dịch hấp thụ cho vào\r\nbình nón (9.1.4.2) và thêm bốn phần rượu 2-isopropylic (9.1.3.1). Thêm bốn giọt\r\ndung dịch chỉ thị Thorin (9.1.3.3 a) cũng có thể thêm năm giọt metylen xanh\r\n(9.1.3.3 b) đối với từng 50 ml dung dịch hấp thụ.
\r\n\r\nTỷ số giữa dung dịch chỉ thị Thorin (9.1.3.3 a)\r\nvà metylen xanh (9.1.3.3 b) có thể biến đổi tùy người làm cũng như khi cần\r\nthiết.
\r\n\r\nChuẩn độ với dung dịch tiêu chuẩn bari\r\npeclorat (9.1.3.2 (1)) hoặc (2) tùy theo nồng độ của ion sunfat cho tới khi mẫu\r\nchuyển từ màu vàng sang hồng hoặc có\r\nmặt của metylen xanh từ xanh lá cây sang đỏ tím/ xám.
\r\n\r\nRất khó nhận ra điểm cuối Thorin trong một số\r\ndạng ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng huỳnh quang và ánh sáng mặt trời trực tiếp.\r\nCó thể thu được kết quả tốt bằng chuẩn độ trước đèn neon ánh sáng trắng.
\r\n\r\nSự chuyển màu có thể được\r\nphát hiện rất dễ bằng quang phổ tại bước sóng 520 nm.
\r\n\r\n9.1.6. Xác định mẫu\r\ntrắng
\r\n\r\nTiến hành xác định mẫu trắng bằng cách đốt oxy\r\nvà hydro trong một thời gian bằng thời gian đốt mẫu và thực hiện qui trình nêu\r\ntrong 9.1.5.
\r\n\r\n9.1.7. Tính kết quả
\r\n\r\n9.1.7.1. Trường hợp không\r\ncó chì
\r\n\r\nTính hàm lượng lưu huỳnh S, bằng\r\nmiligam trên kilogam (phần triệu) theo công thức (1) hoặc tính bằng\r\nmiligam trên mét khối ở 0 oC và áp suất 103,1 kPa (1 013 mbar) theo\r\ncông thức (2) hoặc phần trăm khối lượng theo công thức (3):
\r\n\r\n(mg/kg) (1)
(mg/m3) (2)
(% khối lượng) (3)
trong đó
\r\n\r\nVo thể\r\ntích\r\ndung\r\ndịch bari peclorat đã dùng đối với mẫu trắng, tính bằng mililít;
\r\n\r\nV1 thể tích dung dịch\r\nbari peclorat đã dùng đối với\r\ndung dịch\r\nhấp\r\nthụ, tính bằng\r\nmililít;
\r\n\r\nV2 phần dung\r\ndịch hấp thụ đã lấy,\r\ntính bằng mililít;
\r\n\r\nV3 tổng thể tích của\r\ndung dịch hấp thụ, tính bằng mililít;
\r\n\r\nV4 thể tích mẫu thử ở 0\r\noC và áp suất 101,3 kPa (1 013 mbar), tính bằng lít;
\r\n\r\nT đương lượng lưu\r\nhuỳnh của dung dịch bari peclorat đã dùng, tính bằng microgam trên mililít;
\r\n\r\nmo khối lượng\r\nmẫu thử, tính bằng gam.
\r\n\r\n9.1.7.2. Trường hợp có\r\nchì
\r\n\r\nNếu đã biết hàm lượng chì, tính kết quả\r\ntheo công thức (4).
\r\n\r\nS = S (biểu kiến) + (172,7 x Pb) (4)
\r\n\r\ntrong đó
\r\n\r\nS (biểu kiến) hàm lượng lưu\r\nhuỳnh tính theo công\r\nthức (1),\r\ntính\r\nbằng miligam trên kilogam;
\r\n\r\nPb hàm lượng chì,\r\ntính bằng gam trên lít.
\r\n\r\nPhương pháp hiệu chỉnh hàm lượng chì của mẫu thử\r\nnày không dùng cho các mẫu thử chứa ít hơn 50 mg/kg lưu huỳnh.
\r\n\r\n9.2. Phương pháp\r\nđo độ đục khuếch tán
\r\n\r\n9.2.1. Phạm vi
\r\n\r\nXem Bảng 1.
\r\n\r\n9.2.2. Thuốc thử
\r\n\r\nTrong quá trình phân tích chỉ dùng các\r\nthuốc thử loại tinh khiết phân tích và chỉ dùng nước cất hoặc nước có độ tinh khiết\r\ntương đương.
\r\n\r\n9.2.2.1. Hỗn hợp\r\netanol/glycerin
\r\n\r\nTrộn 2 thể tích etanol (C2H5OH)\r\n99 % thể tích với một thể tích glycerin\r\n[C3H6O(OH)2].
\r\n\r\n9.2.2.2. Bari nitrat
\r\n\r\nRây kỹ và cẩn thận các tinh thể bari\r\nnatrat [Ba(NO3)] qua rây có kích thước lỗ danh nghĩa từ 150 mm đến 300 mm. Không nghiền và\r\ntránh không làm vón bột, vì kích thước tinh thể bari nitrat ảnh hưởng độ đục.
\r\n\r\n9.2.2.3. Axit clohydric, dung dịch
\r\n\r\nPha loãng 77 ml axit\r\nclohydric đậm đặc (HCl) r20 = 1,19 g/ml\r\nthành 1 000 ml bằng nước.
\r\n\r\n9.2.2.4. Lưu huỳnh, dung dịch\r\ntiêu chuẩn
\r\n\r\na) Dung dịch A:\r\nCho 62,4 ml dung dịch tiêu chuẩn axit sunfuaric (H2SO4) 0,050 mol/l\r\nvào bình định mức 1 000 ml và thêm nước đến vạch mức.
\r\n\r\n1 ml dung dịch tiêu chuẩn này\r\ntương đương với 100 mg lưu huỳnh.
\r\n\r\nb) Dung dịch B:\r\nCho 10,00 ml dung dịch A vào bình định mức 100 ml và thêm nước đến vạch mức.
\r\n\r\n1 ml dung dịch tiêu chuẩn này\r\ntương đương với 10 mg lưu huỳnh.
\r\n\r\n9.2.3. Thiết bị, dụng cụ
\r\n\r\n9.2.3.1. Đục kế khuếch\r\ntán và đồng hồ đo điện
\r\n\r\nĐục kế khuếch tán được lắp bộ lọc có độ truyền\r\nqua cực đại tại 415 nm. Các cuvet đo cần có kích thước phù hợp với lượng dung\r\ndịch thử đã dùng.
\r\n\r\n9.2.3.2. Buret, 10 ml, có\r\nvạch chia 0,05 ml.
\r\n\r\n9.2.3.3. Cốc, dạng cao\r\nthành, có mỏ, dung tích 250 ml.
\r\n\r\n9.2.3.4. Bình định mức, dung tích\r\n50 ml.
\r\n\r\n9.2.3.5. Các pipet một\r\nvạch mức,\r\nđể chuyển các lượng nhỏ của dung\r\ndịch hấp thụ.
\r\n\r\n9.2.3.6. Các pipet một\r\nvạch,\r\ndung tích 10 ml.
\r\n\r\n9.2.4. Xây dựng đường\r\ncong hiệu chuẩn
\r\n\r\n9.2.4.1. Dùng buret\r\nlấy 0,25 - 0,50 - 0,75 - 1,00 - 1,50 - 2,00 - 3,00 và 5,00 ml dung dịch\r\nlưu huỳnh tiêu chuẩn A (9.2.2.4) cho vào tám bình định mức 50 ml. Thêm vào mỗi bình\r\n1,0 ml axit clohydric loãng (9.2.2.3),\r\nthêm nước vào cho đến vạch và lắc kỹ. Tiến hành phép thử trắng bằng cách đốt hydro\r\nvà oxy trong khoảng thời gian như đã đốt mẫu, và nếu thể tích dung dịch hấp thụ đủ thấp, chuyển hết\r\nsang bình định mức 50 ml và làm theo qui trình nêu trong đoạn một và\r\nba của 9.2.5. Nếu cần giảm thể tích, thì áp dụng qui trình nêu trong đoạn hai và ba của\r\n9.2.5. Rót lượng chứa trong từng bình kể cả mẫu trắng vào chín cốc dung tích 100 ml.
\r\n\r\n9.2.4.2. Dùng pipet\r\nthêm vào mỗi cốc 10,0 ml ± 0,1 ml hỗn hợp\r\netanol/glycerin (9.2.2.1) và trộn trong 3 min bằng máy khuấy từ. Chọn tốc độ khuấy đủ\r\nchậm để tránh bắn tung tóe. Duy trì tốc độ này trong suốt toàn bộ qui trình. Để\r\nyên các dung dịch trong 4 min và thêm vào dung dịch 0,30 g bari nitrat\r\n(9.2.2.2). Lượng chính xác bari nitrat không quá khắt khe mà có thể được thêm\r\ntừ một cái môi nhỏ. Khuấy bằng máy khuấy từ trong 1 min và để yên trong 4 min.\r\nChuyển vào cuvet của đục kế khuếch tán và đọc ngay trên đồng hồ đo điện.
\r\n\r\n9.2.4.3. Lặp lại qui trình\r\ntrên cho bảy chất chuẩn hiệu chuẩn và trên mẫu trắng.
\r\n\r\nChuẩn bị đồ thị hàm lượng lưu huỳnh,\r\ntheo số microgam, ứng với số đọc của đục kế khuếch tán. Thu được đồ thị là\r\nđường thẳng.
\r\n\r\nNếu hàm lượng lưu huỳnh được xác định\r\nlà quá thấp, xây dựng đường cong hiệu chuẩn theo qui trình trên nhưng pha\r\ncác dung dịch định chuẩn từ dung dịch B (9.2.2.4 b) theo các thể tích 1,0 - 2,0\r\n- 3,0 - 4,0 - 5,0 - 8,0 - 10 ml và vẽ đồ thị hàm lượng lưu huỳnh, theo\r\nsố microgam, ứng với số đọc của đục kế khuếch tán.
\r\n\r\nĐể kiểm tra độ lệch có thể có, hàng\r\nngày kiểm tra đường cong hiệu chuẩn bằng cách thực hiện phép đo đơn giản, lấy\r\ndung dịch tiêu chuẩn gần dải\r\ntrung bình của bất cứ đường cong\r\nnào.
\r\n\r\n9.2.5. Cách tiến\r\nhành
\r\n\r\nNếu cần toàn bộ dung dịch hấp thụ\r\ntrong bình định mức cổ hẹp (13) theo qui định và thể tích không quá lớn, chuyển hết sang bình\r\nđịnh mức 50 ml. Cũng có thể giảm thể tích theo qui trình nêu dưới đây. Nếu một lượng nhỏ (xem Bảng 1) của dung\r\ndịch hấp thụ, pha loãng lượng trong bình định mức (13) đến vạch mức bằng nước cất và trộn kỹ.\r\nNếu thể tích phần mẫu không quá lớn, dùng pipet chuyển sang bình\r\nđịnh mức 50 ml.
\r\n\r\nNếu thể tích dung dịch hấp thụ hoặc\r\nphần mẫu yêu cầu là quá lớn đối với việc chuyển sang bình 50 ml thì chuyển hết\r\ntoàn bộ thể tích phần mẫu sang cốc 250 ml (9.2.3.3) và làm bay hơi trên bếp điện\r\nkín (KHÔNG LÀM BAY HƠI TRÊN NGỌN LỬA) cho tới\r\nkhi thể tích giảm còn 25 ml. Chuyển hết lượng này sang bình định mức 50 ml.
\r\n\r\nTrong mỗi trường hợp, thêm 1 ml dung\r\ndịch axit clohydric (9.2.2.3) và pha loãng tới vạch.
\r\n\r\nRót toàn bộ lượng chứa trong bình vào\r\ncốc 100 ml và tiến hành như qui định đối với dung dịch hiệu chuẩn (9.2.4.2).
\r\n\r\nChuyển số đọc đục kế khuếch tán\r\nsang khối lượng lưu huỳnh, bằng cách dùng một trong hai đường cong hiệu chuẩn\r\ntương ứng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH: Nếu hàm lượng lưu huỳnh của\r\nmẫu trắng lớn hơn 4 mg thì kết quả là\r\nkhông đáng tin cậy.
\r\n\r\n9.2.6. Tính toán kết\r\nquả
\r\n\r\nTính hàm lượng lưu huỳnh S theo miligam\r\ntrên kilogam (phần triệu) theo công thức (5) hoặc tính bằng miligam trên mét\r\nkhối ở 0 oC và áp suất 101,3 kPa (1013 mbar) theo công thức (6) hoặc\r\nphần trăm khối lượng theo công thức (7).
\r\n\r\n (mg/kg) (5)
(mg/m3) (6)
(% khối lượng) (7)
trong đó
\r\n\r\nmo khối lượng\r\ncủa phần mẫu thử, tính bằng gam;
\r\n\r\nm1 khối lượng\r\nlưu huỳnh thu được từ đường hiệu chuẩn, tính bằng microgam;
\r\n\r\nV2 thể\r\ntích phần lượng nhỏ của mẫu thử đã lấy, tính bằng mililít;
\r\n\r\nV3 tổng thể tích của dung\r\ndịch hấp thụ, tính bằng mililít;
\r\n\r\nV4 thể tích lượng nhỏ\r\ncủa mẫu thử ở 0 oC và áp suất 101,3 kPa (1 013 mbar), tính bằng lít.
\r\n\r\n9.3. Phương pháp chuẩn\r\nđộ độ đục hấp thụ
\r\n\r\n9.3.1. Phạm vi
\r\n\r\nXem Bảng 1.
\r\n\r\n9.3.2. Thuốc thử
\r\n\r\nTrong quá trình phân tích chỉ dùng các\r\nthuốc thử loại tinh khiết phân tích và chỉ dùng nước cất hoặc nước có độ tinh\r\nkhiết tương\r\nđương.
\r\n\r\n9.3.2.1. Bari clorua, dung dịch tiêu\r\nchuẩn
\r\n\r\nHòa tan 0,38 g bari clorua dihidrat\r\n(BaCl2.2H2O)\r\ntrong nước, trong bình định mức một vạch 1 000 ml và thêm nước cho tới vạch.
\r\n\r\nĐể chuẩn hóa các dung dịch bari clorua\r\ndùng pipet lấy 2,00 ml\r\ndung dịch axit sulfuric tiêu chuẩn c(H2SO4) = 0,0025\r\nmol/l, cho vào bình nón 250 ml chứa khoảng 25 ml nước. Thêm 1,0 ml dung dịch\r\nnatri clorua (9.3.2.4), cho bay hơi và chuẩn độ như 9.3.4. Tính lượng lưu\r\nhuỳnh tương đương với dung dịch bari clorua. 1 ml dung dịch này tương đương với\r\n50 mg lưu huỳnh.
\r\n\r\n9.3.2.2. Dung dịch làm\r\nđông tụ
\r\n\r\nHòa tan 20 g magie clorua hexahydrat\r\n(MgCl2.6H2O)\r\nvà 3,5 g amoni clorua (NH4Cl) trong 1 000 ml nước. Điều chỉnh để có pH từ\r\n8,0 đến 8,2 bằng dung dịch amoni hydroxit (NH4OH) đậm đặc.
\r\n\r\n9.3.2.3. Metanol
\r\n\r\n9.3.2.4. Natri clorua, dung dịch\r\n100 g/l
\r\n\r\nHòa tan 100 g natri clorua (NaCl) trong 1 000\r\nml nước.
\r\n\r\n9.3.3. Thiết bị
\r\n\r\n9.3.3.1. Máy quang phổ\r\nhấp thụ phân tử, có bề rộng vạch hữu hiệu khoảng 50 nm, được trang bị ống quang\r\nđiện nhạy với màu xanh sử dụng tại 450 nm, hoặc được trang bị thiết bị quang\r\nphổ với kính lọc màu có độ truyền cực đại tại xấp xỉ 450 nm.
\r\n\r\n9.3.3.2. Các cuvet\r\nquang học,\r\ncó chiều dày 50\r\nnm.
\r\n\r\n9.3.3.3. Pipet một vạch, để chuyển\r\ncác lượng nhỏ của dung\r\ndịch hấp thụ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Qui trình đã mô tả có độ\r\nhấp thụ thay đổi khoảng 0,1\r\nđối với từng 100 mg lưu huỳnh trong 50\r\nml dung dịch được đo trong cuvet 50 mm. Các máy quang phổ sử dụng các cuvet\r\nmỏng hơn không đạt độ chụm qui định trong phương pháp này.
\r\n\r\n9.3.4. Cách tiến\r\nhành
\r\n\r\nPha loãng dung dịch hấp thụ trong bình\r\ncổ hẹp (13) bằng nước cho đến vạch mức và trộn kỹ. Dùng pipet (9.3.3.3) chuyển\r\ncác lượng nhỏ (xem Bảng 1) dung dịch hấp thụ vào cốc 250 ml. Cho thêm 1 ml dung\r\ndịch natri clorua (9.3.2.4). Cho bay hơi trên bếp điện kín (KHÔNG LÀM BAY HƠI TRÊN\r\nNGỌN LỬA) cho tới\r\nkhi còn một lượng nhỏ, không ít hơn 1 ml.
\r\n\r\nĐể nguội cốc và mẫu, sau đó thêm 5 ml\r\ndung dịch làm đông tụ (9.3.2.2), đảm bảo lượng chứa trong cốc hòa tan hết. Thêm\r\n20 ml metanol (9.3.2.3) và chuyển hết lượng chứa trong cốc vào cuvet. Tráng cốc ba lần, mỗi\r\nlần với 10 ml\r\nmetanol, dồn nước tráng vào cuvet, trộn kỹ bằng cánh khuấy.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Dung dịch ở giai đoạn này có\r\nthể bị vẩn đục do sự kết tủa của magie photphat nhưng không gây cản trở cho\r\nchuẩn độ độ đục.
\r\n\r\nĐặt cuvet vào máy quang phổ (9.3.3.1)\r\nvà ghi số đọc ban đầu trên đồng hồ\r\nđiện. Thêm từng lượng nhỏ đều đặn dung dịch bari clorua (9.3.2.1) từ buret\r\nxuống. Nếu hàm lượng lưu huỳnh nhỏ hơn 0,05 mg, thêm từng 0,1 ml, nếu hàm lượng\r\nlưu huỳnh đến 0,15 mg, thêm từng 0,2 ml, nếu hàm lượng lưu huỳnh lớn hơn 0,2\r\nmg, thêm từng 0,5 ml. Sau mỗi lần thêm, dùng cánh khuấy trộn kỹ chất lỏng chứa trong\r\ncuvet, sau đó quan sát và ghi số đọc trên đồng hồ điện. Thêm ít nhất năm lần trước điểm\r\nuốn và tiếp theo bốn lần nữa.
\r\n\r\nĐể loại trừ càng nhiều càng tốt ảnh\r\nhưởng của ánh sáng bên ngoài, nên đậy cuvet sau mỗi lần khuấy dung dịch thêm\r\nvào.
\r\n\r\n9.3.5. Phép xác định mẫu trắng
\r\n\r\nTiến hành các phép thử mẫu trắng bằng\r\ncách đốt oxy và hydro trong khoảng thời gian bằng thời gian đốt mẫu, sau đó xác\r\nđịnh và ghi thể tích dung dịch bari clorua (9.3.2.1) đã dùng trong qui trình\r\nnêu ở 9.3.4.
\r\n\r\n9.3.6. Tính toán kết\r\nquả
\r\n\r\nVẽ đồ thị liên quan giữa thể\r\ntích dung dịch bari clorua (9.3.2.1) thêm vào, tính bằng milimét và số đo điện tương\r\nứng. Nối các điểm vẽ được. Đường cong thu được gồm 2 phần, điểm giao cắt của\r\ntiếp tuyến với hai nhánh là điểm tương đương.
\r\n\r\nTính hàm lượng lưu huỳnh S, được tính bằng\r\nmiligam trên kilogam (phần triệu) từ công thức 8 hoặc được tính bằng miligam trên mét khối ở\r\n0 oC và 101,3 kPa (1 013 bar) theo công thức (9) hoặc phần trăm khối lượng theo\r\ncông thức (10).
\r\n\r\n(mg/kg) (8)
(mg/m3) (9)
(% khối lượng) (10)
trong đó
\r\n\r\nVo thể tích dung dịch\r\nbari clorua đã dùng cho\r\nmẫu trắng, tính bằng mililít;
\r\n\r\nV1 thể tích dung dịch\r\nbari clorua ở điểm\r\ntương đương, tính bằng mililít;
\r\n\r\nV2 thể tích phần mẫu\r\nđã lấy, tính bằng mililít;
\r\n\r\nV3 tổng thể tích\r\ncủa dung dịch hấp thụ, tính bằng mililít;
\r\n\r\nV4 thể tích mẫu\r\nthử ở 0 oC và áp suất 101,3 kPa (1 013 mbar), tính bằng lít;
\r\n\r\nT đương lượng lưu huỳnh của dung dịch bari clorua, tính bằng\r\nmicrogam trên mililít;
\r\n\r\nmo khối lượng\r\nmẫu thử, tính bằng gam.
\r\n\r\n9.4. Phương pháp điện\r\nlượng
\r\n\r\n9.4.1. Phạm vi
\r\n\r\nXem Bảng 1.
\r\n\r\n9.4.2. Thuốc thử
\r\n\r\nTrong quá trình phân tích chỉ sử dụng\r\ncác loại thuốc thử loại tinh khiết phân tích (TKPT).
\r\n\r\n9.4.2.1. Nước cất 3 lần, lần cất thứ ba có\r\nmặt kali hydroxit. Nước cất này được\r\ndùng để chuẩn bị các dung dịch và để rửa các thiết bị.
\r\n\r\n9.4.2.2. Aceton
\r\n\r\n9.4.2.3. Amoni hydroxit, dung dịch\r\n0,1 mol/l.
\r\n\r\n9.4.2.4. Bromothymol\r\nxanh,\r\ndung dịch chỉ thị 0,1 %\r\nkhối lượng.
\r\n\r\n9.4.2.5. Bari clorua, dung dịch\r\ntiêu chuẩn
\r\n\r\na) Hòa tan 0,38 g\r\nbari clorua dihidrat (BaCl2.2H2O) trong nước (9.4.2.1) vào bình\r\nđịnh mức 1 000 ml, thêm nước cùng loại đến vạch mức.
\r\n\r\n1 ml dung dịch tiêu chuẩn này tương\r\nđương với khoảng 50 mg lưu huỳnh.
\r\n\r\nb) Pha loãng\r\ndung dịch a) với nước\r\n(9.4.2.1) theo tỷ lệ (1 + 4). Cần pha dung\r\ndịch này hàng ngày.
\r\n\r\n1 ml dung dịch này tương đương với\r\nkhoảng 10 mg lưu huỳnh.
\r\n\r\nChuẩn hóa dung dịch bari clorua a) bằng\r\nphương pháp khối lượng và tính đương lượng lưu huỳnh của dung dịch; dùng dung\r\ndịch đã chuẩn này để chuẩn hóa dung dịch lưu huỳnh (9.4.2.6) theo qui trình đã nêu trong\r\n9.4.4. Dung dịch lưu huỳnh đã được chuẩn hóa lại được dùng để kiểm tra dung dịch bari\r\nclorua b) khi cần, theo qui trình đã nêu trong 9.4.4.
\r\n\r\n9.4.2.6. Lưu huỳnh, dung dịch tiêu chuẩn
\r\n\r\nCho 31,2 ml dung dịch axit sunfuric\r\nchuẩn c(H2SO4) = 0,050 mol/l vào trong một bình định mức\r\n1 000 ml và pha loãng bằng nước (9.4.2.1) đến vạch.
\r\n\r\n1 ml dung dịch\r\ntiêu chuẩn này tương đương với 50 mg lưu huỳnh.
\r\n\r\n9.4.3. Thiết bị, dụng cụ
\r\n\r\n9.4.3.1. Cầu đo độ dẫn, đọc trực\r\ntiếp, đủ nhạy cho phép hiệu chỉnh độ dẫn điện ban đầu.
\r\n\r\n9.4.3.2. Máy ghi, được ghép liền với thiết\r\nbị đo độ dẫn.
\r\n\r\n9.4.3.3. Buret tự động\r\nghép liền đối với bộ phận\r\nvẽ đồ thị
\r\n\r\nTốc độ vẽ đồ thị đạt khoảng 60 mm/ml\r\nchất chuẩn.
\r\n\r\n9.4.3.4. Tổ hợp lắp\r\nráp cực điện, có hằng số khoảng 1,0 cm-1
\r\n\r\nLoại thích hợp gồm hai cực, mỗi cực 10\r\nmm x 10 mm được\r\nđặt cách nhau 10 mm.
\r\n\r\n9.4.3.5. Bình chuẩn\r\nđộ,\r\ndung tích 300 ml, có vỏ bọc để kiểm soát nhiệt.
\r\n\r\n9.4.3.6. Bình ổn\r\nnhiệt,\r\ncó bơm tuần hoàn để giữ cuvet ở nhiệt độ 25 oC ± 0,1 oC.
\r\n\r\n9.4.3.7. Máy khuấy từ.
\r\n\r\n9.4.3.8. Các pipet một\r\nvạch,\r\nđể chuyển các lượng\r\nnhỏ của dung dịch hấp thụ.
\r\n\r\nKiểm tra tính năng các thiết bị phân tích\r\nbằng cách sử dụng dung dịch lưu huỳnh tiêu chuẩn (9.4.2.6).
\r\n\r\n9.4.4. Qui trình
\r\n\r\nVẽ đường cong biểu thị mối liên quan\r\ngiữa đường di động và thể tích đo được trên buret.
\r\n\r\nNếu cần toàn bộ dung dịch hấp thụ\r\ntrong bình định mức cổ hẹp (13) (xem Bảng 1), thì chuyển hết sang bình chuẩn độ\r\n(9.4.3.5). Nếu thể\r\ntích lớn hơn 50 ml, rót sang cốc 250 ml và cho bay hơi trên bếp điện kín (KHÔNG\r\nLÀM BAY HƠI TRÊN NGỌN LỬA)\r\nđến khi thể tích còn khoảng 25 ml. Chuyển hết lượng này vào bình chuẩn độ. Nếu\r\ncần, lấy lượng nhỏ của mẫu (xem Bảng 1) để pha loãng dung dịch hấp thụ trong\r\nbình định mức (13) bằng nước (9.4.2.1) cho đến vạch mức và trộn kỹ. Nếu thể\r\ntích của phần mẫu khoảng\r\n50 ml hoặc nhỏ hơn, dùng pipet chuyển sang bình\r\nchuẩn độ. Nếu thể tích phần mẫu lớn hơn 50 ml, dùng pipet chuyển sang cốc\r\n250 ml và giảm thể tích như đã nêu, chuyển lượng còn lại sang bình chuẩn độ.
\r\n\r\nThêm vài giọt chỉ thị\r\n(9.4.2.4) và điều chỉnh pH tới 7,6 bằng dung dịch amoni hydroxit (9.4.2.3) để\r\nmàu chuyển từ vàng sang xanh. Lượng dung dịch amoni hydroxit cần thiết không\r\nđược quá một giọt.
\r\n\r\nThêm vào bình chuẩn độ 200 ml aceton\r\n(9.4.2.2) (hoặc thể\r\ntích tương đương với bốn lần thể tích dung dịch, nếu dung dịch này lớn hơn 50\r\nml), để dung dịch tới nhiệt độ cân bằng ở 25 oC ± 0,1 oC\r\nkhuấy bằng máy\r\nkhuấy từ (9.4.3.7).
\r\n\r\nChọn vùng thích hợp của\r\ncầu đo độ dẫn (9.4.3.1) và đặt cầu để hiệu chỉnh độ dẫn điện ban\r\nđầu của dung dịch. Cho chạy buret tự động (9.4.3.3) và bộ phận ghi\r\n(9.4.3.2) đồng thời.\r\nChuẩn độ bằng dung dịch bari clorua (9.4.2.5) a) hoặc b) tùy thuộc vào nồng độ của ion\r\nsunfat trong dung dịch thử. Điểm tương đương là giao điểm của 2 phần đường cong\r\nthu được. Đổi số đọc trên biểu đồ ra số mililít chất chuẩn, sử dụng đường cong chuẩn đã xây dựng\r\ntrước theo thể tích.
\r\n\r\n9.4.5. Xác định mẫu trắng
\r\n\r\nTiến hành thử mẫu trắng, đốt hydro\r\nvà oxy trong thời gian bằng thời gian đã đốt mẫu và xác định lưu huỳnh trong\r\ndung dịch hấp thụ theo qui trình 9.4.4.
\r\n\r\nNếu sử dụng cách pha loãng để đốt mẫu\r\ndễ dàng hơn, thì phải dùng\r\nmột lượng pha loãng tương tự như vậy khi xác định mẫu trắng.
\r\n\r\nMẫu trắng được coi là thỏa mãn nếu hai\r\nphép xác định liên tiếp cho các giá\r\ntrị lưu huỳnh bé hơn 4 mg. Nếu thu được một\r\ngiá trị mẫu trắng lớn hơn, rửa,\r\ntráng thiết bị đốt và\r\nlàm lại phép thử mẫu trắng.
\r\n\r\n9.4.6. Kiểm tra thiết bị
\r\n\r\nPhải định kỳ kiểm tra đặc tính sử dụng\r\ncủa thiết bị được dùng để chuẩn độ dẫn điện bằng cách xác định\r\nhàm lượng lưu huỳnh của dung dịch lưu huỳnh tiêu chuẩn (9.4.2.6) theo qui trình\r\nđã nêu tại 9.4.4.
\r\n\r\n9.4.7. Tính toán kết\r\nquả
\r\n\r\nHàm lượng lưu huỳnh S, tính bằng\r\nmiligam trên kilogam (phần triệu) theo công thức (11) hoặc được tính bằng\r\nmiligam trên mét khối ở 0 oC và 101,3 kPa (1 013 mbar) theo công thức (12)\r\nhoặc phần trăm khối lượng theo công thức (13):
\r\n\r\n(mg/kg) (11)
(mg/m3) (12)
(% khối lượng) (13)
trong đó
\r\n\r\nVo thể tích dung\r\ndịch bari clorua đã dùng chuẩn mẫu trắng, tính bằng mililít;
\r\n\r\nV1 thể tích dung\r\ndịch bari clorna đã dùng chuẩn mẫu thử, tính bằng mililít;
\r\n\r\nV4 thể\r\ntích mẫu thử ở 0 oC và áp suất 101,3 kPa (1 013 mbar), tính bằng\r\nlít;
\r\n\r\nmo khối lượng\r\nmẫu thử, tính bằng gam;
\r\n\r\nm1 khối lượng\r\nlưu huỳnh tương đương với 1 ml dung dịch bari clorua, tính bằng microgam.
\r\n\r\n\r\n\r\nĐể kiểm tra độ chính xác của người\r\nthực hiện và thiết bị cần phải xác định hàm lượng lưu huỳnh của các hỗn hợp\r\nchuẩn được chế ra từ\r\ndihexyl disunfua hoặc dibenzothiophen (4.8) và hỗn hợp toluen/dầu mỏ nhẹ (4.3).
\r\n\r\n\r\n\r\nHàm lượng lưu huỳnh S có thể được biểu\r\nthị bằng miligam trên kilogam (ppm) hoặc miligam trên mét khối ở 0\r\noC và 101,3 kPa (1 013 mbar), hoặc phần trăm khối lượng. Biểu diễn\r\nkết quả bằng số tương ứng với số thể hiện độ chụm qui định (xem Bảng 2).
\r\n\r\n\r\n\r\nĐộ chụm của phương pháp thu được bằng\r\nphương pháp kiểm tra thống\r\nkê các kết quả thử nghiệm liên phòng, như sau
\r\n\r\n12.1. Độ lặp lại
\r\n\r\nChênh lệch giữa các kết quả thử nhận\r\nđược do cùng một thí nghiệm viên tiến hành trên cùng một thiết bị, dưới các\r\nđiều kiện thử không đổi, trên cùng một mẫu thử, trong một thời gian dài với thao tác bình thường\r\nvà chính xác của phương pháp thử này, chỉ một trong hai mươi trường hợp được vượt các giá trị ghi trên Bảng 2.
\r\n\r\n12.2. Độ tái lập
\r\n\r\nSự chênh lệch giữa hai kết\r\nquả thử độc lập, nhận được do các thí nghiệm viên khác nhau làm việc\r\ntrong các phòng thử nghiệm khác nhau, trên cùng một mẫu thử, trong một thời\r\ngian dài với thao tác bình thường và chính xác của phương pháp thử này, chỉ một\r\ntrong hai mươi trường hợp được vượt các giá trị ghi trên Bảng 2.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Các giá trị độ lặp lại và độ tái lập ghi trong\r\nBảng 2, không áp dụng cho hàm lượng lưu huỳnh của các mẫu khí hoặc xăng pha chì xác định\r\ntheo 8.6.4.2 và 8.6.4.3, vì không thực hiện trong chương trình thống kê.
\r\n\r\nBảng 2 - Độ\r\nchụm
\r\n\r\n\r\n Hàm lượng\r\n lưu huỳnh, mg/kg \r\n | \r\n \r\n Độ lặp lại,\r\n mg/kg \r\n | \r\n \r\n Độ tái lập, mg/kg \r\n | \r\n
\r\n Từ 1 đến < 1 000 \r\n | \r\n \r\n Xem Hình 5 \r\n | \r\n \r\n Xem Hình 5 \r\n | \r\n
\r\n 1 000 \r\n | \r\n \r\n 35 \r\n | \r\n \r\n 130 \r\n | \r\n
\r\n 5 000 \r\n | \r\n \r\n 180 \r\n | \r\n \r\n 700 \r\n | \r\n
\r\n 10 000 \r\n | \r\n \r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 1 500 \r\n | \r\n
\r\n\r\n
Hình 5 - Độ\r\nchụm
\r\n\r\n13. Trường hợp đặc\r\nbiệt (các olefin nhẹ)
\r\n\r\nĐối với các olefin nhẹ [etylen (eten), propylen\r\n(propen), buten, butadien, izopren và các hỗn hợp của chúng], khi được nén, được hóa lỏng\r\nhoặc ở trạng thái lỏng, cần phải tính đến các thay đổi và bổ sung sau:
\r\n\r\n13.1. Thiết bị
\r\n\r\nTrong điều 5, đọc điều sau:
\r\n\r\n5.1.13. Đèn (21) (xem Hình\r\n3), bằng thép không\r\ngỉ, phần cuối là một bộ phận hình côn cổ được lắp vòng-O. Đèn được trang bị van (24) để nạp\r\nmẫu thử dạng khí và ống hút có van (25), dùng cho mẫu thử lỏng.
\r\n\r\n13.2. Quy trình đốt
\r\n\r\nTrong điều 8, trước khi theo qui định\r\ncủa 8.4 và 8.6 cần chú ý các qui\r\nđịnh về an toàn sau:
\r\n\r\nCẢNH BÁO - Luôn luôn thận trọng không bao giờ đưa các hỗn\r\nhợp chứa hydro (hoặc cacbua hydro) và oxy gây nổ vào trong buồng đốt (20).
\r\n\r\n13.2.1. Đốt đèn
\r\n\r\nĐặt đèn (21) càng xa buồng đốt (20)\r\ncàng tốt, không để đèn (21) trong trục của buồng, nhưng lệch về phía người vận\r\nhành. Đốt đèn ngay sau khi hydro được nạp vào.
\r\n\r\n13.2.2. Sự cháy
\r\n\r\nPhải đảm bảo là đầu ngọn\r\nlửa không dài hơn 2/3 chiều dài ngang của buồng (20). Đảm bảo là số đọc trên các lưu\r\nlượng kế 3, 4, 5 và 8 cũng như số đọc trên đồng hồ chân không (11) được duy trì ổn định.
\r\n\r\n13.2.3. Bảo vệ cho\r\nngười vận hành
\r\n\r\nCần có tấm che bảo vệ (5.2.1)\r\ntrong khu vực làm việc ngay khi cho hydro tiếp xúc với đèn và đặt tấm che bảo\r\nvệ trong suốt quá trình đốt và sử dụng đèn và cho tới khi cắt dòng hydro. Người\r\nvận hành cũng như bất kỳ một người nào khác phải ở phía sau tấm che\r\ntrong suốt giai đoạn này.
\r\n\r\n13.2.4. Những nguy hiểm có thể xảy ra - Các\r\nbiện pháp
\r\n\r\nTrong trường hợp khi ngọn lửa bị tắt,\r\nngừng hoặc giảm tốc độ hút, mà quan sát được ở lưu lượng kế (8) hoặc sự giảm dòng oxy\r\nhoặc hydro hiển thị ở lưu\r\nlượng kế (3) hoặc (5) hoặc có sự trợ giúp của lưu lượng kế (4) thì đóng van vào\r\ncủa mẫu thử (24) hoặc (25) (xem Hình 3), và sau đó, đóng ngay van hydro (2).
\r\n\r\nTrong lúc ngọn lửa tắt, mở ngay\r\nvan oxy (1), kéo đèn và đóng van (1).
\r\n\r\n\r\n\r\nBáo cáo thử nghiệm bao gồm ít nhất các thông\r\ntin sau:
\r\n\r\na) loại và đặc\r\nđiểm sản phẩm đem thử;
\r\n\r\nb) viện dẫn tiêu\r\nchuẩn này;
\r\n\r\nc) kết quả của\r\nphép thử;
\r\n\r\nd) các sai khác,\r\ncó thỏa thuận hoặc\r\nkhông, so với qui định trong phương pháp;
\r\n\r\ne) ngày thử.
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6021:2008 về Sản phẩm dầu mỏ và hiđrocacbon – Xác định hàm lượng lưu huỳnh – Phương pháp đốt Wickbold đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6021:2008 về Sản phẩm dầu mỏ và hiđrocacbon – Xác định hàm lượng lưu huỳnh – Phương pháp đốt Wickbold
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN6021:2008 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2008-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Hóa chất |
Tình trạng | Còn hiệu lực |