Radiation\r\nprotection - terms and definitions - Part 1: terms\r\nin alphabetical A to E
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 7885 - 1 : 2008 thay thế cho\r\nTCVN 3727 : 1982 và TCVN 5134 : 1990.
\r\n\r\nTCVN 7885 - 1 : 2008 hoàn toàn\r\ntương đương với phần tương ứng của Tài liệu chú giải thuật ngữ an toàn của\r\nIAEA.
\r\n\r\nTCVN 7885 - 1 : 2008 do Ban kỹ\r\nthuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 85 Năng lượng hạt nhân biên soạn, Tổng\r\ncục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
\r\n\r\nTCVN 7885 gồm bốn phần:
\r\n\r\n- Phần 1: Các thuật ngữ xếp theo thứ tự\r\nchữ cái trong tiếng Anh từ A đến E;
\r\n\r\n- Phần 2: Các thuật ngữ xếp theo thứ tự\r\nchữ cái trong tiếng Anh từ F đến L;
\r\n\r\n- Phần 3: Các thuật ngữ xếp theo thứ tự\r\nchữ cái trong tiếng Anh từ M đến R;
\r\n\r\n- Phần 4: Các thuật ngữ xếp theo thứ tự\r\nchữ cái trong tiếng Anh từ S đến Z.
\r\n\r\n\r\n\r\n
AN TOÀN BỨC XẠ\r\n- THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA - PHẦN 1: CÁC THUẬT NGỮ XẾP THEO THỨ TỰ CHỮ CÁI TRONG\r\nTIẾNG ANH TỪ A ĐẾN E
\r\n\r\nRadiation\r\nprotection - terms and definitions - Part 1: terms\r\nin alphabetical A to E
\r\n\r\n\r\n\r\nTCVN 7885 - 1 : 2008 đề cập đến những\r\nthuật ngữ đặc trưng hoặc được sử dụng riêng trong lĩnh vực bảo vệ và an toàn bức\r\nxạ (và với chừng mực nhất định được sử dụng trong lĩnh vực an ninh).
\r\n\r\nTiêu chuẩn này không đề cập đến các\r\nthuật ngữ cơ bản của lĩnh vực vật lý hạt nhân (ví dụ như hạt alpha, phân rã,\r\nphân hạch, nhân phóng xạ), các thuật ngữ rất đặc trưng trong một lĩnh vực cụ\r\nthể của lĩnh vực bảo vệ và an toàn (ví dụ như các thuật ngữ chuyên sâu về đo liều\r\nvà đánh giá an toàn).
\r\n\r\n\r\n\r\nThe Safety Glossary of IAEA\r\n(Bộ Tài liệu chú giải thuật ngữ an toàn của Cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế,\r\nIAEA).
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n3.1. A1
\r\n\r\nGiá trị hoạt độ của chất phóng xạ dạng\r\nđặc biệt được\r\nliệt kê tại Bảng 1 hoặc được trích từ Mục IV trong Quy định vận chuyển an toàn chất phóng xạ, số TS-R-I IAEA và được\r\nsử dụng để xác định giới hạn hoạt độ cho các yêu cầu trong Quy định này TS-R-I IAEA.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 A1 là hoạt độ tối\r\nđa của chất phóng xạ dạng đặc biệt có thể được vận chuyển bằng kiện Loại A. Các\r\nphân số hoặc bội số của A1 cũng được sử dụng làm tiêu chí cho các loại\r\nkiện khác.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Giá trị tương ứng đối với\r\ncác chất phóng xạ dạng khác là A2.
\r\n\r\n3.2. A2
\r\n\r\nGiá trị hoạt độ của chất phóng xạ không phải là chất phóng xạ dạng\r\nđặc biệt được liệt kê tại Bảng 1 hoặc trích từ Mục IV trong Quy định vận chuyển an toàn chất phóng xạ,\r\nsố TS-R-I IAEA và được sử dụng để xác định giới hạn hoạt độ cho các yêu cầu\r\ntrong Quy định này.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 A2 là hoạt độ tối\r\nđa của mọi chất phóng xạ không phải là chất phóng xạ dạng đặc biệt để có thể được\r\nvận chuyển bằng kiện Loại A. Các phân số và bội số của A2 cũng được\r\nsử dụng làm tiêu chuẩn cho các loại kiện khác.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Giá trị tương ứng đối với\r\nchất phóng xạ dạng đặc biệt là A1.
\r\n\r\n3.3. Hoạt động bất thường
\r\n\r\nXem phần các tình trạng của nhà máy: sự cố vận\r\nhành dự đoán trước.
\r\n\r\n3.4. Liều hấp thụ
\r\n\r\nXem phần các đại lượng liều.
\r\n\r\n3.5. Phần hấp thụ
\r\n\r\nPhần năng lượng phát ra dưới dạng một\r\nloại bức xạ nhất định trong một khu vực nguồn nhất định được hấp thụ trong một\r\nmô tế bào đích nhất định.
\r\n\r\n3.6. Sự hấp thụ
\r\n\r\n1) Xem phần sự hút thấm bề mặt.
\r\n\r\n2) Xem phần dạng hấp thụ qua phổi.
\r\n\r\n3.7. Dạng hấp thụ, phổi
\r\n\r\nXem phần dạng hấp thụ qua phổi.
\r\n\r\n3.8. Giới hạn có thể chấp nhận được
\r\n\r\nXem phần giới hạn.
\r\n\r\n3.9. Tiêu chí chấp nhận
\r\n\r\nCác giới hạn quy định cho giá trị của\r\nmột chỉ số chức năng hay chỉ số điều kiện dùng để đánh giá khả năng của một cấu\r\ntrúc, một hệ thống hay một bộ phận đạt chức năng theo thiết kế của nó.
\r\n\r\n3.10. Tai nạn
\r\n\r\n1) Bất kỳ sự kiện nào xảy ra ngoài ý\r\nmuốn, gồm: các sai sót vận hành, hỏng hóc của thiết bị hoặc sai sót khác, mà hậu\r\nquả hoặc hậu quả tiềm tàng của nó không thể bỏ qua được theo quan điểm bảo vệ\r\nhoặc an toàn.
\r\n\r\n3.10.1. Các điều kiện tai nạn
\r\n\r\nXem phần các tình trạng của nhà máy.
\r\n\r\n3.10.2. Tai nạn vượt quá giới hạn dùng\r\nlàm cơ sở thiết kế
\r\n\r\nXem phần các tình trạng của nhà máy.
\r\n\r\n3.10.3. Tai nạn tới hạn
\r\n\r\nTai nạn liên quan đến sự tới hạn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Điển hình là trong cơ sở có\r\nsử dụng vật liệu phân hạch.
\r\n\r\n3.10.4. Tai nạn sử dụng làm cơ sở thiết\r\nkế
\r\n\r\nXem phần các tình trạng của nhà máy.
\r\n\r\n3.10.5. Tai nạn hạt nhân
\r\n\r\n[Bất kỳ tai nạn trong các cơ sở hoặc\r\ntrong các hoạt động làm thoát ra hoặc có\r\nkhả năng làm thoát ra vật liệu phóng xạ dẫn\r\nđến hoặc có thể dẫn đến việc thoát vật liệu\r\nphóng xạ qua biên giới Quốc gia gây ra ảnh hưởng đáng kể về mặt an toàn bức xạ\r\nđối với Quốc gia khác]. [6]
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Đây không hẳn là một định\r\nnghĩa về tai nạn hạt nhân, mà được rút ra từ phạm vi áp dụng trong Điều 1 của\r\nCông ước Thông báo sớm về tai nạn Hạt nhân. Tuy nhiên, Công ước này có phạm vi\r\náp dụng hạn chế và việc coi tai nạn hạt nhân chỉ gồm tai nạn dẫn đến hoặc có thể\r\ndẫn đến thoát phóng xạ qua biên giới Quốc\r\ngia là không hợp lý.
\r\n\r\n3.10.6. Tai nạn nghiêm trọng
\r\n\r\nXem phần các tình trạng của nhà máy.
\r\n\r\n2) Xem phần sự kiện\r\nvà INES.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH vẫn có sự không thống nhất\r\ncơ bản giữa thuật ngữ sử dụng trong các tiêu chuẩn an toàn và các thuật ngữ sử\r\ndụng trong INES. Một cách ngắn gọn, sự kiện mà có thể được coi là tai nạn theo\r\nđịnh nghĩa trong các tiêu chuẩn an toàn có thể là tai nạn hoặc ‘sự cố’ (có\r\nnghĩa là không phải tai nạn) trong thuật ngữ của INES. Xem INES để biết thêm\r\nthông tin chi tiết.
\r\n\r\n3.11. Các điều kiện tai nạn
\r\n\r\nXem phần các tình trạng của nhà máy.
\r\n\r\n3.12. Quản lý tai nạn
\r\n\r\nXem phần các tình trạng của nhà máy.
\r\n\r\n3.13. Tại nạn gây nguy cơ cho bên\r\nngoài cơ sở
\r\n\r\nXem phần INES.
\r\n\r\n3.14. Tại nạn không gây nguy cơ cho\r\nbên ngoài cơ sở
\r\n\r\nXem phần INES.
\r\n\r\n3.15. Dấu hiệu báo trước tai nạn
\r\n\r\nMột sự kiện khởi đầu có thể dẫn tới\r\ncác điều kiện tai nạn.
\r\n\r\n3.16. Mức hành động
\r\n\r\nXem phần mức hành động.
\r\n\r\n3.16.1. Mức hành động khẩn cấp
\r\n\r\nXem phần mức hành động.
\r\n\r\n3.17. Kích hoạt
\r\n\r\nQuá trình tạo ra tính phóng xạ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Thường dùng để chỉ việc tạo\r\nra tính phóng xạ trong các chất làm chậm, chất làm nguội, các vật liệu kết cấu\r\nvà vật liệu che chắn, do chiếu xạ nơtron.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Định\r\nnghĩa của BSS “Việc sản xuất ra các nhân phóng xạ bằng chiếu xạ” [1] là đầy đủ\r\nvề mặt kỹ thuật; tuy nhiên, từ “sản xuất” mang ý nghĩa rằng việc này được thực\r\nhiện một cách có chủ định, trong khi thông thường, lại xảy ra một cách ngẫu\r\nnhiên.
\r\n\r\nCẢNH BÁO - Cần thận\r\ntrọng khi sử dụng để tránh nhầm lẫn thuật ngữ này trong tiếng Anh với nghĩa\r\nthông thường là “hành động” (ví dụ như trong các hệ thống an toàn thuật\r\nngữ này nghĩa là “hành động”).
\r\n\r\n3.18. Sản phẩm kích hoạt
\r\n\r\nMột nhân phóng xạ được tạo ra do kích\r\nhoạt.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Thường dùng để phân biệt với\r\nsản phẩm phân hạch. Ví dụ, trong chất thải tháo dỡ nhà máy hạt nhân bao gồm các\r\nvật liệu kết cấu, sản phẩm kích hoạt thường được thấy nằm lẫn trong cấu trúc của\r\nvật liệu đó, trong khi sản phẩm phân hạch thường hay xuất hiện dưới dạng nhiễm\r\nbẩn trên bề mặt.
\r\n\r\n3.19. Bộ phận động
\r\n\r\nĐây là bộ phận mà hoạt động của nó phụ\r\nthuộc tác động từ bên ngoài như sự khởi động, chuyển động cơ học hoặc cấp năng\r\nlượng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Có nghĩa là bất kỳ bộ phận\r\nnào không phải là bộ phận bất động.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Các ví dụ về bộ phận động\r\nlà các máy bơm, quạt gió, rơ-le, và các bóng bán dẫn. Chú ý rằng định nghĩa này\r\nvề mặt bản chất phải có tính khái quát tương ứng với định nghĩa về bộ phận bất\r\nđộng. Một số bộ phận như đĩa tự vỡ chống quá áp, van kiểm tra, van an toàn, vòi\r\nphun và một số các thiết bị điện tử ở trạng thái rắn, có các đặc trưng cần phải\r\nxem xét đặc biệt trước khi xác định là bộ phận động hay bất động.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Thuật ngữ trái nghĩa bộ phận\r\nbất động.
\r\n\r\n3.20. Hoạt độ
\r\n\r\n1) Đại lượng A ứng với một số lượng hạt\r\nnhân phóng xạ ở một trạng thái năng lượng nhất định tại một thời điểm nhất định\r\nđược xác định như sau:
\r\n\r\nTrong đó dN là giá trị kỳ\r\nvọng của số các biến đổi\r\nhạt nhân tự phát từ trạng thái năng lượng\r\nxác định đó trong khoảng thời gian dt. [1]
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Hoạt độ cũng được hiểu là\r\ntốc độ các biến đổi của hạt nhân trong một vật liệu phóng xạ. Phương trình đôi\r\nkhi được đưa ra dưới dạng
\r\n\r\nTrong đó N là số hạt nhân của\r\nnhân phóng xạ, và do vậy tốc độ thay đổi của N theo thời gian là số âm. Về giá\r\ntrị bằng số thì hai công thức trên là giống nhau.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Đơn vị hoạt độ theo hệ SI là nghịch đảo của giây (s-1),\r\ngọi là bequeren (Bq). [1]
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Trước đây hoạt độ được\r\ntính theo curi (Ci); giá trị hoạt độ có thể viết theo Ci (với giá\r\ntrị tương đương theo đơn vị Bq để trong\r\nngoặc) nếu giá trị này được trích ra từ một tài liệu sử dụng đơn vị là Ci.
\r\n\r\n3.20.1. Hoạt độ riêng
\r\n\r\nCủa một vật liệu, dùng cho Quy định\r\nvận chuyển an toàn chất phóng xạ, là hoạt độ của một đơn vị khối lượng vật\r\nliệu có các nhân phóng xạ phân bố đồng đều. [2]
\r\n\r\nCủa một nhân phóng xạ, là hoạt độ của\r\nmột đơn vị khối lượng của nhân phóng xạ đó. Của một vật liệu, là hoạt độ của một\r\nđơn vị khối lượng hoặc đơn vị thể tích của vật liệu có các nhân phóng xạ phân bố đồng đều.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 4 Có nhiều tranh cãi về sự\r\nkhác nhau trong cách sử dụng giữa hoạt độ riêng và nồng độ hoạt độ.\r\nMột số người coi hai thuật ngữ này là đồng nghĩa, và có thể thích dùng thuật ngữ\r\nnày hơn thuật ngữ kia (như ở trên). ISO 921 [7] phân biệt hoạt độ riêng\r\nlà hoạt độ của một đơn vị khối lượng\r\nvà nồng độ hoạt độ là hoạt độ của một đơn vị thể tích. Một điểm\r\nkhác biệt thông dụng nữa là hoạt độ riêng được sử dụng (thường với nghĩa\r\nlà hoạt độ của một đơn vị khối lượng) để tham chiếu đến một mẫu nguyên chất của\r\nmột nhân phóng xạ hoặc kém chặt chẽ hơn, đến trường hợp mà một nhân phóng xạ đã\r\ncó một cách tự nhiên trong vật liệu (ví dụ: carbon-14 ở trong các vật liệu hữu\r\ncơ, uranium-235 ở trong urani tự nhiên), ngay cả trong trường hợp lượng\r\nhạt nhân phóng xạ đã bị thay đổi do tác động của con người. Theo nghĩa sử dụng\r\nnày, nồng độ hoạt độ (có thể là hoạt độ của một đơn vị khối lượng\r\nhay một đơn vị thể tích) được sử dụng cho mọi tình huống khác (ví dụ: khi nói đến\r\ntình trạng nhiễm bẩn bên trong hay bên trên bề mặt của một vật liệu).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 5 Nói chung, thuật ngữ nồng\r\nđộ hoạt độ thường hay được sử dụng hơn, có nghĩa rõ ràng hơn, và không bị\r\nnhầm lẫn với từ “hoạt độ đặc biệt” như khi sử dụng thuật ngữ "hoạt\r\nđộ riêng". Do vậy, nồng độ hoạt độ thường hay được sử dụng hơn hoạt\r\nđộ riêng trong các tài liệu liên quan đến an toàn của Cơ quan năng lượng\r\nnguyên tử quốc tế (IAEA).
\r\n\r\n(Xem phần các cơ sở và các hoạt động để phân biệt nghĩa của từ "activity").
\r\n\r\n3.21. Nồng độ hoạt độ
\r\n\r\nXem phần Hoạt độ hoạt độ riêng.
\r\n\r\n3.22. Đường kính khí động học quân bình\r\nvề hoạt độ (AMAD)
\r\n\r\nGiá trị đường kính khí động học1)\r\nđể 50 % hoạt độ của một sol khí xác định được mang bởi các hạt có đường\r\nkính nhỏ hơn AMAD và 50 % hoạt độ còn lại được mang bởi các hạt có đường\r\nkính lớn hơn AMAD.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Được sử dụng để đơn giản hóa trong phép đo liều chiếu trong như là một\r\ngiá trị “trung bình” đơn lẻ, đại diện cho đường\r\nkính khí động học của toàn bộ sol khí.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 AMAD được sử dụng\r\ncho các kích thước hạt mà sự lắng đọng của chúng phụ thuộc chủ yếu do sự va chạm\r\nquán tính và quá trình lắng đọng (điển hình\r\nlà những hạt có kích thước lớn hơn 0,5 mm). Đối với các hạt nhỏ hơn, thì sự lắng đọng\r\nchủ yếu phụ thuộc vào sự khuyếch tán và do đó đường kích nhiệt động\r\nhọc quân bình về hoạt độ (AMTD) - (được định nghĩa tương tự như AMAD,\r\nnhưng sẽ được sử dụng đến đường kính nhiệt\r\nđộng học1) của các hạt).
\r\n\r\n3.23. Đường kính nhiệt động học quân bình\r\nvề hoạt độ (AMTD)
\r\n\r\nXem đường kính khí động học trung bình\r\nvề hoạt độ (AMAD).
\r\n\r\n3.24. Thiết bị (cần) khởi động
\r\n\r\nMột tổ hợp gồm bộ phận cấp lực dẫn động\r\nvà bộ phận hoạt động nhờ lực dẫn động, sử dụng để thực hiện một hay nhiều nhiệm\r\nvụ an toàn.
\r\n\r\n3.25. Thiết bị khởi động
\r\n\r\nBộ phận trực tiếp kiểm soát việc chuyển\r\nđộng các thiết bị cần khởi động.
\r\n\r\nVí dụ về các thiết bị khởi động\r\ngồm cầu dao điện và rơ-le kiểm soát việc phân phối và sử dụng điện năng và các\r\nvan điều khiển dùng để điều khiển các dòng thủy\r\nlực hoặc dòng khí nén.
\r\n\r\n3.26. Phơi xạ cấp
\r\n\r\nXem phần các tình huống phơi xạ.
\r\n\r\n3.27. Nhiễm xạ cấp
\r\n\r\nXem phần nhiễm xạ (2).
\r\n\r\n3.28. Mô hình dự đoán rủi ro bổ sung
\r\n\r\nXem phần mô hình dự đoán rủi ro.
\r\n\r\n3.29. Sự hấp phụ
\r\n\r\nXem phần sự hút thấm bề mặt.
\r\n\r\n3.30. Bình lưu
\r\n\r\nSự chuyển động của một chất hoặc sự truyền\r\nnhiệt do chuyển động của chất khí (thường là không khí) hoặc chất lỏng (thường\r\nlà nước) mà nó nằm trong đó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Đôi khi được sử dụng với nghĩa thông dụng hơn - sự truyền\r\nnhiệt do chuyển động theo chiều ngang của không khí - nhưng trong các tài liệu\r\ncủa IAEA thì thường được sử dụng với nghĩa khái quát hơn, đặc biệt là trong việc\r\nđánh giá an toàn, để miêu tả sự chuyển động của một nhân phóng xạ do\r\nchuyển động của chất lỏng mà trong đó nhân phóng xạ này hòa tan hoặc lơ lửng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Thường trái nghĩa với khuếch\r\ntán, trong đó nhân phóng xạ chuyển động tương đối đối với môi trường chứa\r\nnhân phóng xạ.
\r\n\r\n3.31. Sự phát tán khi động học
\r\n\r\nXem phần sự phát tán.
\r\n\r\n3.32. Sự lão hóa
\r\n\r\nMột quá trình, trong đó các đặc tính của\r\nmột cấu trúc, hệ thống hoặc bộ phận bị thay đổi dần dần do thời gian hoặc\r\ndo sử dụng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Mặc dù thuật ngữ lão hóa được định nghĩa với nghĩa trung lập -\r\nnghĩa là những thay đổi trong quá trình lão hóa\r\ncó thể không có tác động xấu đến việc bảo vệ hay an toàn, mà thậm\r\nchí có thể còn có tác động có lợi - song thuật ngữ này thường được sử dụng với\r\nnghĩa sự thay đổi sẽ (hoặc có thể sẽ) bất lợi cho việc bảo vệ và an toàn\r\n(tức là đồng nghĩa với sự xuống cấp do lão hóa).
\r\n\r\n3.32.1. Sự lão hóa phi vật thể
\r\n\r\nQuá trình trở nên lạc hậu (có nghĩa là\r\nlỗi thời) do sự phát triển của tri thức và công nghệ và sự thay đổi của các quy\r\ntắc và tiêu chuẩn liên quan.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Ví dụ về ảnh hưởng của quá trình lão hóa phi vật chất là việc thiếu hệ thống\r\nngăn chặn hiệu quả hoặc làm lạnh vùng hoạt trong trường hợp khẩn cấp, thiếu các\r\nđặc trưng thiết kế an toàn (như tính đa dạng, sự riêng rẽ hoặc sự dư thừa),\r\nkhông có sẵn các bộ phận thay thế đủ tiêu chuẩn cho các thiết bị cũ, sự không\r\ntương thích giữa thiết bị cũ và mới, và các quy trình\r\nhoặc các tài liệu đã lỗi thời (ví dụ các tài liệu và quy trình không còn phù\r\nhợp với các quy định hiện hành)
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Một cách chặt chẽ, ví dụ\r\nnày không hẳn là sự lão hóa theo định nghĩa trên, vì đôi khi đó không phải là\r\ndo các thay đổi trong bản thân cấu trúc, hệ thống hoặc bộ phận. Tuy\r\nnhiên, ảnh hưởng đối với tính an toàn và\r\ncác giải pháp cần được thực hiện, thường là rất giống với những điều đối với quá\r\ntrình lão hóa vật thể.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Thuật ngữ lỗi thời công\r\nnghệ cũng được sử dụng.
\r\n\r\n3.32.2. Lão hóa vật thể
\r\n\r\nQuá trình lão hóa của các cấu trúc, hệ thống và bộ phận do các quá\r\ntrình vật lý, hóa học và/hoặc sinh học\r\ngây ra (các cơ chế lão hóa).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Ví dụ về các cơ chế lão\r\nhóa có thể là mài mòn, giòn do nhiệt hay bức xạ, ăn mòn và tắc nghẽn do vi\r\nsinh vật.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Người ta cũng sử dụng thuật\r\nngữ lão hóa vật chất.
\r\n\r\n3.33. Xuống cấp do lão hóa
\r\n\r\nTác động của quá trình lão hóa\r\ncó thể làm suy yếu khả năng của một cơ cấu, hệ thống hoặc bộ phận để có\r\nthể hoạt động trong tiêu chí được chấp nhận của nó.
\r\n\r\nVí dụ sự giảm đường kính do mài mòn của\r\nmột trục quay, sự giảm độ cứng của vật liệu do giòn bởi bức xạ hoặc do lão\r\nhóa nhiệt, và sự nứt gãy vật liệu do hiện tượng mỏi hoặc đo ăn mòn ứng suất.
\r\n\r\n3.34. Quản lý sự lão hóa
\r\n\r\nViệc áp dụng các biện pháp kỹ thuật,\r\ncách vận hành và hoạt động bảo dưỡng để kiểm soát sự xuống cấp do lão hóa của\r\ncác cấu trúc, hệ thống hoặc các bộ phận nằm trong giới hạn chấp nhận.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Ví dụ về các biện pháp kỹ\r\nthuật bao gồm thiết kế, kiểm tra chất\r\nlượng và phân tích lỗi. Ví dụ về cách vận hành bao gồm giám sát, tiến hành\r\ncác quy trình vận hành trong các giới hạn quy định và thực hiện các phép đo môi\r\ntrường.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Quản lý thời gian sống\r\nlà sự kết hợp việc quản lý sự lão hóa với kế hoạch hóa về mặt kinh tế:\r\n(1) để tối ưu hóa việc vận hành, bảo dưỡng và thời gian phục vụ của các\r\ncấu trúc, hệ thống hoặc các bộ phận: (2) để duy trì mức chấp nhận về an\r\ntoàn và đặc tính làm việc; (3) để tối đa hóa việc quay vòng vốn trong thời\r\ngian làm việc của cơ sở.
\r\n\r\n3.35. Biện pháp đối phó nông nghiệp
\r\n\r\nXem phần biện pháp đối phó.
\r\n\r\n3.36. Kerma không\r\nkhí
\r\n\r\nXem phần kerma.
\r\n\r\n3.37. Máy bay
\r\n\r\n3.37.1. Máy bay chở hàng
\r\n\r\nBất kỳ máy bay nào không phải là máy\r\nbay chở khách và đang chở hàng hóa hoặc tài sản. [2]
\r\n\r\n3.37.2. Máy bay chở khách
\r\n\r\nMáy bay có chở người không phải là\r\nthành viên của phi hành đoàn, nhân viên của hãng vận tải có tư cách\r\nchính thức, đại diện được ủy quyền của cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia, hoặc\r\nngười đi áp tải chuyến hàng. [2]
\r\n\r\n3.38. Thấp nhất có thể đạt được một\r\ncách hợp lý (ALARA)
\r\n\r\nXem phần tối ưu hóa bảo vệ (và an\r\ntoàn).
\r\n\r\n3.39. Báo động
\r\n\r\nXem phần cấp độ khẩn cấp.
\r\n\r\n3.40. Tương đương liều môi\r\ntrường
\r\n\r\nXem phần các đại lượng tương đương\r\nliều.
\r\n\r\n3.41. Phân tích
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Thường được sử dụng tương\r\nđương với thuật ngữ đánh giá, đặc biệt trong những thuật ngữ mang tính cụ\r\nthể ví dụ như phân tích an toàn. Tuy nhiên, thuật ngữ phân tích thường\r\nngụ ý đến quá trình và kết quả của một nghiên cứu với mục đích để hiểu được chủ\r\nđề cần phân tích, trong khi đánh giá còn có thể bao hàm cả việc\r\nxác định hoặc phán quyết về khả năng có thể chấp nhận được. Phân tích cũng\r\nthường đi cùng với việc sử dụng một kỹ thuật cụ thể. Do vậy, một hay nhiều dạng\r\nphân tích có thể được sử dụng trong một đánh giá.
\r\n\r\n3.41.1. Phân tích chi phí - lợi nhuận
\r\n\r\nĐánh giá tính kinh tế một cách hệ thống\r\nvề các tác động tích cực (có lợi) và các tác động tiêu cực (không có lợi, gồm cả\r\nchi phí về tiền) khi thực hiện một hành động.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Đây là một kỹ thuật giúp đỡ\r\ncho việc đưa ra quyết định và được sử dụng trong tối ưu hóa việc bảo vệ và\r\nan toàn. Kỹ thuật này và các kỹ thuật khác được để cập trong ấn phẩm ICRP\r\n55 [8].
\r\n\r\n3.41.2. Phân tích cây sự kiện
\r\n\r\nMột phương pháp quy nạp, bắt đầu bằng\r\nviệc thiết lập giả thiết về việc xảy ra các sự kiện khởi đầu cơ bản và tiếp diễn\r\nthông qua diễn biến lôgíc dẫn tới các sự kiện sai hỏng của hệ thống.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Cây sự kiện là dạng\r\nthể hiện sơ đồ của các kết quả có thể có của các sự kiện khởi đầu cụ thể.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Phân tích cây lỗi\r\nxem xét chuỗi tương tự các sự kiện nhưng\r\nbắt đầu từ hướng ngược lại (có nghĩa là bắt đầu từ ‘các kết quả’ chứ không phải\r\ntừ 'các nguyên nhân’). Cây sự kiện và cây lỗi hoàn chỉnh của một bộ tập hợp các\r\nsự kiện cho trước sẽ tương tự nhau.
\r\n\r\n3.41.3. Phân tích cây lỗi
\r\n\r\nMột phương pháp suy luận bắt đầu bằng\r\nviệc thiết lập giả thiết và xác định các sự kiện lỗi và suy luận một\r\ncách hệ thống các sự kiện hoặc tổ hợp các sự kiện đã dẫn đến các sự\r\nkiện lỗi xảy ra.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Cây lỗi là dạng thể hiện\r\nsơ đồ của các sự kiện.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Phân tích cây sự kiện\r\nxem xét chuỗi tương tự các sự kiện nhưng bắt đầu từ hướng\r\nngược lại (có nghĩa là bắt đầu từ ‘các nguyên nhân’ chứ không phải ‘các kết quả’).\r\nCác cây sự kiện và các cây lỗi hoàn chỉnh của một bộ tập hợp các sự kiện cho\r\ntrước sẽ tương tự nhau.
\r\n\r\n3.41.4. Phân tích an toàn
\r\n\r\nĐánh giá các nguy hiểm tiềm tàng khi\r\ntiến hành một hoạt động.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Phân tích an toàn thường\r\ncó thể được dùng thay thế cho thuật ngữ đánh giá an toàn. Tuy nhiên, khi\r\ncần phải phân biệt thì phân tích an toàn nên sử dụng đối với việc nghiên\r\ncứu an toàn và đánh giá an toàn nên sử dụng cho việc đánh giá về\r\nsự an toàn. Ví dụ như đánh giá mức độ nguy hiểm, đánh giá hiệu quả hoạt động của\r\ncác biện pháp an toàn và phán xét về tính thích hợp của các biện pháp đó, hoặc\r\nlượng hóa các tác động phóng xạ hoặc sự an toàn của một cơ sở hoặc một hoạt\r\nđộng.
\r\n\r\n3.41.5. Phân tích độ nhạy
\r\n\r\nXem xét một cách định lượng hành vi\r\nthay đổi của một hệ thống khi có sự thay\r\nđổi thường là thay đổi giá trị của các tham số chủ yếu.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Phương pháp tiếp cận phổ biến\r\nlà thay đổi thông số, (theo đó, những biến đổi trong kết quả thu được sẽ được\r\nxem xét so với sự thay đổi về giá trị của một hay nhiều thông số đầu vào trong\r\nmột phạm vi hợp lý xung quanh các giá trị tham chiếu hoặc giá trị trung bình được\r\nlựa chọn) và phân tích sự thay đổi, (theo đó, mức độ thay đổi kết quả do thay đổi\r\ngiá trị của tất cả các thông số đầu vào sẽ được đánh giá bằng cách áp dụng phân\r\ntích riêng biệt hoặc phân tích toàn bộ).
\r\n\r\n3.41.6. Phân tích độ không tin cậy
\r\n\r\nĐây là phân tích để ước tính độ không\r\ntin cậy và các giới hạn sai số của các đại lượng liên quan, và các kết quả có\r\nthể có từ việc áp dụng giải pháp xử lý cho một vấn đề.
\r\n\r\n3.42. Liều hàng năm
\r\n\r\nXem phần các khái niệm về liều.
\r\n\r\n3.43. Giới hạn phơi xạ năm (ALE)
\r\n\r\nXem phần giới hạn.
\r\n\r\n3.44. Giới hạn nhiễm xạ năm (ALI)
\r\n\r\nXem phần giới hạn.
\r\n\r\n3.45. Rủi ro năm
\r\n\r\nXem phần rủi ro (3).
\r\n\r\n3.46. Sự bất thường
\r\n\r\nXem phần INES.
\r\n\r\n3.47. Sự cố (trục trặc) vận hành được\r\ndự đoán trước
\r\n\r\nXem phần các tình trạng của nhà máy.
\r\n\r\n3.48. Thoáng\r\nqua nhanh dự báo được trước nhưng không lệnh\r\ndập lò (ATWS)
\r\n\r\nĐối với một lò phản ứng hạt nhân, là một\r\ntai nạn mà sự kiện ban đầu là một sự cố vận hành được dự đoán trước và trong đó\r\nhệ thống dừng lò nhanh không hoạt động được.
\r\n\r\n3.49. Người xin cấp phép
\r\n\r\nNgười đứng tên nộp đơn cho cơ quan quản\r\nlí nhà nước xin cấp phép để tiến hành các hoạt động cụ thể.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Hiểu một cách chặt chẽ, người\r\nxin cấp phép được hiểu là từ lúc nộp đơn đến khi được cấp giấy phép hay bị\r\ntừ chối cấp phép. Tuy nhiên, người ta thường sử dụng thuật ngữ này mở rộng hơn\r\nmột chút, đặc biệt là trong những trường\r\nhợp quá trình cấp phép phức tạp và kéo dài.
\r\n\r\n3.50. Cho phép, chấp thuận
\r\n\r\nViệc đồng ý cho phép của cơ quan quản\r\nlí nhà nước.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Được sử dụng một cách điển\r\nhình cho mọi hình thức đồng ý cho phép của cơ quan quản lý nhà nước nhưng không\r\nphải là giấy phép. Tuy nhiên, khi được sử dụng trong quy định về vận chuyển [2]\r\n(Xem phần chấp thuận đa phương và chấp thuận đơn phương dưới đây\r\n- thuật ngữ chấp thuận không được định nghĩa riêng) thì chấp thuận là đồng\r\nnghĩa với giấy phép.
\r\n\r\n3.50.1. Chấp thuận đa phương
\r\n\r\nĐây là sự đồng ý cho phép của Cơ\r\nquan quản lý Nhà nước của Quốc gia nơi lô hàng được chuyển đi hoặc xuất xứ\r\ncủa thiết kế và sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước của Quốc gia mà kiện\r\nhàng sẽ được vận chuyển qua hoặc đến. Thuật ngữ “qua hoặc đến" không\r\nbao gồm “bay qua”, có nghĩa là các yêu cầu liên quan đến khai báo và chấp\r\nthuận sẽ không áp dụng đối với trường hợp mà vật liệu phóng xạ được\r\nvận chuyển bằng máy bay qua bầu trời một Quốc gia, với điều kiện sẻ\r\nkhông dừng lại tại Quốc gia đó. [2]
\r\n\r\n3.50.2. Chấp thuận đơn phương
\r\n\r\nSự chấp thuận một thiết kế được yêu\r\ncầu cấp bởi Cơ quan có thẩm quyền của\r\nchính nước là xuất xứ của thiết kế đó. [2]
\r\n\r\n3.51. Khu vực
\r\n\r\n3.51.1. Khu vực kiểm soát
\r\n\r\nKhu vực quy định trong đó các biện\r\npháp bảo vệ cũng như các quy định về an toàn cụ thể để được yêu cầu\r\nhoặc có thể được yêu cầu để kiểm soát sự phơi xạ bình thường hoặc để\r\nngăn chặn sự phát tán ô nhiễm dưới các điều kiện làm việc bình thường và\r\nngăn chặn hoặc hạn chế mức độ phơi xạ tiềm tàng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Khu vực kiểm soát\r\nthường, nhưng không nhất thiết phải bắt buộc nằm trong khu vực giám sát.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Thuật ngữ khu vực bức\r\nxạ đôi khi được sử dụng để miêu tả một khái niệm tương tự, nhưng thuật ngữ khu vực kiểm soát\r\nthường được sử dụng hơn.
\r\n\r\n3.51.2. Khu vực hoạt động bức xạ
\r\n\r\nKhu vực mặt bằng của một cơ sở được\r\ncấp phép. Khu vực này được bao quanh bởi hàng rào (biên giới\r\nhoạt động) để ngăn chặn việc tiếp cận trái phép, và do đó, việc quản lý\r\ncủa cơ sở được cấp phép này có thể được thực hiện trong thẩm quyền trực\r\ntiếp của họ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Thuật ngữ này cũng áp dụng với\r\nvới các cơ sở lớn hơn.
\r\n\r\n3.51.3. Khu vực bức xạ
\r\n\r\nXem phần khu vực kiểm soát.
\r\n\r\n3.51.4. Khu vực địa điểm cơ sở
\r\n\r\nKhu vực trong đó có một cơ sở được\r\ncấp phép, hoạt động được cấp phép hoặc đặt nguồn được cấp phép và trong khu\r\nvực đó, bộ phận quản lý cơ sở hoặc hoạt động được cấp phép có thể trực\r\ntiếp triển khai các hành động khẩn cấp.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Đặc trưng là khu vực nằm\r\ntrong hàng rào thuộc vành đai an ninh hoặc vùng có biển báo hiệu khác về quyền sở hữu. Đó\r\ncũng có thể là khu vực kiểm soát xung quanh một nguồn chụp ảnh phóng xạ hoặc một\r\nkhu vực được cách ly bằng hàng rào của lực\r\nlượng ứng phó sự cố xây dựng xung quanh nơi nghi ngờ là nguy hiểm bức xạ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Khu vực này thường giống với\r\nkhu vực hoạt động bức xạ, trừ các trường hợp (ví dụ như các lò phản ứng\r\nnghiên cứu, các cơ sở chiếu xạ) khi mà cơ sở được cấp phép nằm trong khu\r\nvực này và ở đó có các hoạt động khác đang được tiến hành ngoài khu vực hoạt động\r\nbức xạ, nhưng sự quản lý của cơ sở được cấp phép đó sẽ có phạm vi bao trùm cho\r\ncả khu vực.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Ranh giới địa bàn cơ sở là\r\nbiên giới của khu vực địa điểm cơ sở.
\r\n\r\n3.51.5. Khu vực giám sát
\r\n\r\nMột khu vực xác định, không phải là\r\nkhu vực kiểm soát. Trong đó, các điều kiện phơi xạ nghề nghiệp vẫn cần\r\nđược xem xét, tuy nhiên thường không cần có các biện pháp bảo vệ hoặc\r\ncác quy định an toàn đặc biệt.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Xem thêm khu vực kiểm\r\nsoát.
\r\n\r\n3.52. Kiểm xạ khu vực
\r\n\r\nXem phần kiểm xạ (1).
\r\n\r\n3.53. Khảo sát khu vực
\r\n\r\nXem phần khảo sát.
\r\n\r\n3.54. Công tác chuẩn bị (cho ứng phó\r\nkhẩn cấp)
\r\n\r\nXem phần công tác chuẩn bị cho ứng\r\nphó khẩn cấp.
\r\n\r\n3.55. Đánh giá
\r\n\r\n1) Quá trình, và kết quả, của việc\r\nphân tích một cách hệ thống và đánh giá mối nguy hiểm liên quan đến các nguồn\r\nbức xạ, công việc bức xạ và các biện pháp bảo vệ và biện pháp an toàn\r\nliên quan.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Việc đánh giá thường nhằm\r\nmục đích xác định định lượng các biện pháp thực hiện để so sánh với các tiêu\r\nchí.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Trong các tài liệu xuất bản\r\ncủa IAEA, cần phân biệt đánh giá và phân tích. Việc đánh giá\r\nlà nhằm cung cấp các thông tin, làm cơ sở để đưa ra quyết định xem một cái gì\r\nđó có thỏa mãn hay không. Có thể sử dụng nhiều cách phân tích để làm\r\ncông cụ cho việc đánh giá. Do vậy, một đánh giá có thể gồm nhiều phân\r\ntích.
\r\n\r\n3.55.1. Đánh giá hậu quả
\r\n\r\nĐánh giá hậu quả phóng xạ (ví\r\ndụ liều, nồng độ hoạt động2) trong điều kiện hoạt động bình\r\nthường và các tai nạn có thể xảy ra với một cơ sở được cấp phép hoặc\r\nmột phần của cơ sở đó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Đánh giá hậu quả khác\r\nvới đánh giá rủi ro ở chỗ là đánh giá này không bao gồm xác suất.
\r\n\r\n3.55.2. Đánh giá liều
\r\n\r\nĐánh giá liều đối với từng cá nhân\r\nhoặc nhóm người.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Ví dụ, đánh giá liều\r\nhoặc liều nhiễm đối với một người dựa vào các kết quả kiểm xạ nơi làm việc\r\nhoặc xét nghiệm sinh học.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Đôi khi thuật ngữ đánh\r\ngiá sự phơi xạ được cũng sử dụng.
\r\n\r\n3.55.3. Đánh giá sự chiếu xạ
\r\n\r\nXem phần đánh giá (1), đánh giá liều.
\r\n\r\n3.55.4. Đánh giá hoạt động
\r\n\r\nĐánh giá hoạt động của một hệ thống hoặc\r\nbộ phận của hệ thống và tác động liên quan của nó đến vấn đề bảo vệ và an\r\ntoàn tại một số cơ sở được cấp phép.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Thuật ngữ này khác với đánh\r\ngiá an toàn ở chỗ có thể áp dụng cho các phần của\r\nmột cơ sở được cấp phép (và môi trường các cơ sở) và không cần đánh giá\r\ncác tác động phóng xạ.
\r\n\r\n3.55.5. Đánh giá rủi ro
\r\n\r\nđánh giá các rủi ro\r\nphóng xạ liên quan trong điều kiện hoạt động bình thường và các tai nạn\r\ncó thể xảy ra liên quan đến nguồn hoặc công việc bức xạ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Thuật ngữ này thường bao gồm\r\nđánh giá hậu quả, cùng với đánh giá về xác suất để gây ra các hậu\r\nquả này.
\r\n\r\n3.55.6. Đánh giá an toàn
\r\n\r\na) Đánh giá tất cả các khía cạnh của một\r\ncông việc bức xạ liên quan đến bảo vệ và an toàn; đối với một cơ\r\nsở được cấp phép, đánh giá an toàn còn gồm cả đánh giá cho lựa chọn địa điểm,\r\nthiết kế và vận hành của cơ sở đó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Thuật ngữ này thường bao gồm\r\ncả đánh giá rủi ro.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Xem thêm đánh giá an\r\ntoàn xác suất (PSA).
\r\n\r\nb) Phân tích để dự đoán hoạt động của\r\ntoàn bộ hệ thống và tác động của nó, ở đây thước đo đánh giá hoạt động là tác động\r\nphóng xạ hoặc các mức độ chung khác về tác động đối với an toàn.
\r\n\r\nc) Quá trình mang tính hệ thống được\r\nthực hiện trong suốt quá trình thiết kế để bảo đảm rằng thiết kế\r\nđề xuất (hoặc thiết kế thực tế) đáp ứng tất cả các yêu cầu an toàn liên quan. Đánh\r\ngiá an toàn bao gồm nhưng không chỉ hạn chế ở phân tích an toàn chính thức.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Xem phần Đánh giá và Thẩm định\r\nAn toàn cho các Nhà máy Điện Nguyên tử, Tiêu chuẩn An toàn No. NS-G-1.2 (2002).
\r\n\r\n3.55.7. Đánh giá nguy cơ
\r\n\r\nQuá trình phân tích một cách có hệ thống\r\ncác mối nguy hiểm liên quan đến cơ sở, hoạt động và nguồn trong phạm vi Quốc\r\ngia hoặc bên ngoài biên giới Quốc gia để xác định:
\r\n\r\na) Các sự kiện và các khu vực\r\nliên quan cần có các hành động bảo vệ trong phạm vi Quốc gia;
\r\n\r\nb) Các hành động có thể có hiệu quả\r\ntrong việc làm giảm nhẹ hậu quả của các sự kiện đó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Thuật ngữ đánh giá nguy\r\ncơ không hàm ý rằng đã có một nguy cơ nào đó xảy ra đe doạ hoặc có khả năng\r\ngây hại liên quan đến cơ sở, hoạt động hoặc nguồn.
\r\n\r\n2) Các hoạt động được tiến hành để xác\r\nđịnh những yêu cầu đã được đáp ứng đầy đủ, các quá trình là phù hợp, hiệu quả\r\nvà để khuyến khích các nhà quản lý tiến\r\nhành nâng cấp các biện pháp bảo đảm an toàn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Cách sử dụng này bắt nguồn\r\ntừ chương trình bảo đảm chất lượng và các lĩnh vực liên quan khác
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 IAEA đang xem xét lại các\r\nyêu cầu và hướng dẫn trong lĩnh vực bảo đảm chất lượng để có các tiêu\r\nchuẩn an toàn mới về hệ thống quản lý đối với an toàn của các cơ\r\nsở hạt nhân và hoạt động liên quan đến sử dụng bức xạ ion hóa.
\r\n\r\nThuật ngữ “hệ thống quản lý” đã\r\nđược sử dụng trong các tiêu chuẩn sửa đổi thay cho các thuật ngữ “đảm bảo chất\r\nlượng” và “chương trình đảm bảo chất lượng”.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Các hoạt động đánh giá có\r\nthể bao gồm xem xét, kiểm tra, thanh tra, thử nghiệm, khảo sát, kiến nghị sửa đổi,\r\nđánh giá của chuyên gia và rà soát về mặt kỹ thuật. Những hoạt động này có thể\r\nđược chia thành hai nhóm lớn: đánh giá độc lập và tự đánh giá.
\r\n\r\n3.55.8. Đánh giá độc lập
\r\n\r\nCác đánh giá như kiến nghị sửa đổi hoặc\r\nkhảo sát được tiến hành để xác định mức độ các yêu cầu đối với hệ thống quản\r\nlý đã được thực hiện, để đánh giá tính hiệu quả của hệ thống quản lý\r\nvà để xác định các cơ hội nâng cấp. Các đánh giá này có thể do cơ sở đó tiến\r\nhành hoặc một đơn vị thay mặt cơ sở tiến hành vì mục đích nội bộ, hoặc do các\r\nbên có liên quan như khách hàng và nhà quản lý (hoặc các cá nhân khác đại diện\r\ncho họ) hoặc do các tổ chức độc lập bên ngoài tiến hành.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Định nghĩa này áp dụng\r\ntrong các hệ thống quản lý và các lĩnh vực liên quan khác.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Các cá nhân tiến hành đánh\r\ngiá độc lập không trực tiếp tham gia vào hoạt động đang được đánh giá.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Các hoạt động đánh giá\r\nđộc lập bao gồm kiểm tra kiến nghị nội bộ và kiểm tra kiến nghị do\r\nđơn vị bên ngoài thực hiện, khảo sát, đánh giá của chuyên gia và rà soát về mặt\r\nkỹ thuật, trong đó tập trung vào các khía cạnh an toàn và những nơi, những\r\nphần được phát hiện là có vấn đề.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 4 Kiểm tra kiến nghị\r\nđược sử dụng với nghĩa là một hoạt động được tài liệu hóa, được tiến hành bằng việc\r\nđiều tra, kiểm tra và đánh giá các chứng cứ khách quan để xác định tính phù hợp\r\nvà sự tuân thủ đối với các quy trình, hướng dẫn, thông số kỹ thuật, luật, tiêu\r\nchuẩn, các chương trình quản lý hoặc vận\r\nhành và các tài liệu khác đã được thiết lập, và hiệu quả của việc thực hiện các\r\nyêu cầu này.
\r\n\r\n3.55.9. Tự đánh giá
\r\n\r\nMột quá trình thường xuyên và liên tục\r\ndo các cấp quản lý trong một cơ sở tiến hành để đánh giá hiệu quả hoạt động\r\ntrong tất cả lĩnh vực thuộc trách nhiệm của họ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Định nghĩa này áp dụng đối\r\nvới các hệ thống quản lý và các lĩnh vực liên quan khác.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Các hoạt động tự đánh\r\ngiá bao gồm xem xét, khảo sát, và kiểm tra riêng biệt, tập trung vào việc\r\nngăn chặn hoặc xác định và điều chỉnh các vấn đề về quản lý gây cản trở cho việc\r\nđạt được các mục tiêu của tổ chức đó, đặc biệt là các mục tiêu về an toàn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Tự đánh giá cho\r\nphép có được cái nhìn tổng quát về hoạt động của\r\ntổ chức và mức độ hoàn thiện của hệ thống quản lý. Nó cũng giúp chỉ ra\r\ncác lĩnh vực cần cải thiện trong tổ chức đó, xác định các vấn đề ưu tiên và thiết\r\nlập mốc cho việc cải thiện tiếp theo.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 4 Quản lý cấp cao có\r\nnghĩa là người, hoặc nhóm người chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm soát và đánh giá\r\ntổ chức đó ở cấp cao nhất.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 5 Thuật ngữ tự đánh giá công\r\ntác quản lý cũng được sử dụng, chủ yếu trong các tiêu chuẩn an toàn của\r\nIAEA về đảm bảo chất lượng trong các nhà máy điện hạt nhân.
\r\n\r\n3.56. Hoạt động được (IAEA) hỗ trợ
\r\n\r\nMột hoạt động do một Quốc gia hoặc\r\nnhóm các Quốc gia tiến hành và được IAEA hỗ trợ hoặc được hỗ trợ thông qua IAEA\r\ndưới dạng tài liệu hướng dẫn, dịch vụ, thiết bị, trang thiết bị hỗ trợ giúp hoặc\r\nthông tin theo một thỏa thuận giữa IAEA và Quốc gia hoặc nhóm Quốc gia đó.
\r\n\r\n3.57. Phát tán trong khí quyển
\r\n\r\nXem phần phát tán.
\r\n\r\n3.58. Sự suy giảm
\r\n\r\nSự giảm cường độ của bức xạ khi\r\nđi qua vật chất do hấp thụ và tán xạ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Tương tự, thuật ngữ này cũng\r\nđược sử dụng trong các trường hợp khác, trong đó một số tính chất, đặc điểm hoặc\r\ntham số phóng xạ nào đó giảm dần trong quá trình đi qua một môi trường (ví dụ\r\nlàm giảm nồng độ hoạt độ trong nước ngầm đi qua tầng địa quyển do một số\r\nquá trình như sự hút thấm bề mặt).
\r\n\r\n3.59. Rủi ro được\r\nqui cho
\r\n\r\nXem phần rủi ro (3).
\r\n\r\n3.60. Kiểm tra, kiến nghị
\r\n\r\nXem phần đánh giá (2) Đánh giá\r\nđộc lập
\r\n\r\n3.61. Cấp phép
\r\n\r\nViệc cơ quan quản lý nhà nước cấp văn\r\nbản cho phép một tổ chức cá nhân được thực hiện các hoạt động cụ thể.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Cấp phép có thể bao\r\ngồm: cấp giấy phép, cấp giấy đăng ký hoặc cấp giấy chứng nhận.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Thuật ngữ cấp phép\r\nđôi khi cũng được sử dụng để chỉ sự cho phép bằng văn bản.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Cấp phép thường là\r\nquá trình mang tính pháp quy hơn là sự chấp nhận.
\r\n\r\n3.62. Hoạt động được cấp phép
\r\n\r\nXem phần các cơ sở và các hoạt\r\nđộng.
\r\n\r\n3.63. Sự xả thải được cấp phép
\r\n\r\nXem phần sự xả thải (1).
\r\n\r\n3.64. Cơ sở được cấp phép
\r\n\r\nXem phần các cơ sở và các hoạt động.
\r\n\r\n3.65. Giới hạn cho phép
\r\n\r\nXem phần giới hạn.
\r\n\r\n3.66. Công nhận hết trách nhiệm
\r\n\r\nViệc cơ quan quản lý nhà nước công nhận\r\nmột người vận hành (hoặc một người đã từng là người vận hành) không còn phải chịu\r\ncác trách nhiệm pháp lý liên quan đến một cơ sở hoặc hoạt động đã cấp phép.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Đây có thể là một quá trình\r\nkhác với chấm dứt sự cho phép, ví dụ chấm dứt trách nhiệm kiểm soát về\r\nmặt pháp lý đối với kho lưu giữ chất thải phóng xạ.
\r\n\r\n3.67. Chuyển nhượng được cấp phép
\r\n\r\nViệc chuyển nhượng trách nhiệm pháp luật\r\nđối với các vật liệu phóng xạ cụ thể từ người này sang người khác.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Không nhất thiết phải bao gồm\r\nsự di chuyển chính vật liệu đó.
\r\n\r\n3.68. Sử dụng được cấp phép
\r\n\r\nXem phần sử dụng.
\r\n\r\n3.69. Khoảng thời gian hiệu quả
\r\n\r\nPhần thời gian để một hệ thống\r\ncó thể đảm bảo thực hiện được mục đích dự kiến của nó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Độ tin cậy cũng biểu hiện\r\nthông tin đó, nhưng dưới dạng khác.
\r\n\r\n3.70. Liều có thể tránh
\r\n\r\nXem phần các khái niệm về liều.
\r\n\r\n3.71. Liều tránh được
\r\n\r\nXem phần các khái niệm về liều.
\r\n\r\n\r\n\r\n3.72. Vật liệu dùng để lấp
\r\n\r\nVật liệu được sử dụng để phủ lên sau\r\nkhi đưa chất thải xuống kho chôn cất.
\r\n\r\n3.73. Phông bức xạ
\r\n\r\nGiá trị liều hay suất liều\r\n(hay một đại lượng đo có liên quan tới liều hay suất liều), quy\r\ncho tất cả các nguồn khác với một (một số) nguồn cụ thể đang được xem\r\nxét.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Một cách chặt chẽ, định\r\nnghĩa này áp dụng đối với các phép đo suất liều hay tốc độ đếm của một mẫu,\r\ntrong đó các kết quả đo phải trừ đi suất liều hay tốc độ đếm phông. Tuy nhiên,\r\ntrong trường hợp xem xét một nguồn (hay một nhóm nguồn) cụ thể, phông\r\nđược sử dụng để chỉ ảnh hưởng của các nguồn\r\nkhác so với nguồn đang xem xét. Phông cũng được dùng cho các đại lượng\r\nkhác; ví dụ như nồng độ hoạt độ trong môi trường.
\r\n\r\n3.73.1. Phông phóng xạ tự nhiên
\r\n\r\nLiều, suất liều hay nồng\r\nđộ hoạt độ liên quan tới các nguồn tự nhiên hay bất cứ nguồn nào\r\nkhác trong môi trường mà chúng không thể kiểm soát được.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Phông phóng xạ tự nhiên thường\r\nbao gồm cả liều, suất liều hay nồng độ hoạt độ liên\r\nquan tới các nguồn tự nhiên, phát tán chất phóng xạ toàn cầu (nhưng\r\nkhông phải phát tán chất phóng xạ tại chỗ) từ các vụ thử vũ khí hạt nhân trên\r\nkhông và tai nạn Chernobyl.
\r\n\r\n3.74. Rào chắn
\r\n\r\nCác vật cản trở dùng để ngăn chặn, hạn\r\nchế sự di chuyển của người, các chất phóng xạ hay một hiện tượng nào đó (ví dụ\r\nhỏa hoạn), hoặc tạo ra sự che chắn bức xạ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Xem thêm lớp vỏ (vật liệu),\r\ncấu trúc ngăn chặn, bảo vệ theo chiều sâu.
\r\n\r\n3.74.1. Rào chắn chống xâm nhập
\r\n\r\nBộ phận của kho chôn cất được thiết kế\r\nnhằm ngăn cản việc vô ý tiếp cận của người, động vật, thực vật với chất thải.
\r\n\r\n3.74.2. Rào chắn nhiều lớp
\r\n\r\nCó từ hai rào chắn tự nhiên hoặc nhân\r\ntạo trở lên để cô lập chất thải phóng xạ trong nơi chôn cất cũng như ngăn cản sự\r\ndi cư của nhân phóng xạ ra khỏi nơi chôn cất.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Thuật ngữ “rào chắn hóa học” đôi khi được sử dụng trong bối cảnh\r\nliên quan đến chôn cất chất thải, để chỉ tác động hóa\r\nhọc của một vật liệu làm tăng mức độ phản ứng hóa\r\nhọc của một nhân phóng xạ với vật liệu đó, hoặc với tầng đá chủ, và do đó ngăn\r\ncản sự di cư của nhân phóng xạ. Như định nghĩa ở trên, đây không hẳn là một rào\r\nchắn (trừ khi vật liệu đó cũng có tạo thành vật cản trở), nhưng nó có tác dụng\r\nnhư một rào chắn và vì thế, để thuận tiện cũng có thể coi đó là rào chắn.
\r\n\r\n3.75. Becơren (Bq)
\r\n\r\nĐơn vị hoạt độ theo Hệ thống Đơn vị Quốc\r\ntế (SI), bằng một phân rã trong một giây.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Dùng thay thế cho đơn vị\r\nkhông thuộc hệ SI là curie (Ci). 1 Bq = 27 pCi (2.7 x 10-11\r\nCi);
\r\n\r\n1 Ci = 3.7 x\r\n1010 Bq.
\r\n\r\n3.76. Tai nạn vượt quá giới hạn dùng\r\nlàm cơ sở thiết kế
\r\n\r\nXem phần các tình trạng của nhà máy.
\r\n\r\n3.77. Xét nghiệm sinh học
\r\n\r\nBất kỳ quy trình nào được sử dụng để\r\nxác định bản chất, hoạt độ, vị trí hay sự lưu giữ nhân phóng xạ cách đo\r\ntrực tiếp trên cơ thể (in vivo) hoặc bằng cách phân tích các chất được thải ra\r\nhoặc lấy ra từ cơ thể (in vitro).
\r\n\r\n3.78. Chu kỳ bán hủy sinh học
\r\n\r\nXem phần chu kỳ bán hủy (2)
\r\n\r\n3.79. Sinh quyển
\r\n\r\nPhần môi trường nơi sống của các sinh\r\nvật.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Trên thực tế, sinh quyển\r\nkhông được định nghĩa một cách chính xác, nhưng thường bao gồm cả bầu khí quyển\r\nvà bề mặt trái đất, như đất, nước bề mặt, biển, đại dương và các trầm tích. Vẫn\r\nchưa có một định nghĩa được công nhận nào về chiều sâu dưới bề mặt mà tại đó đất\r\nđá hay trầm tích không được coi là một phần của sinh quyển, nhưng có thể\r\ncoi đó là độ sâu mà có thể bị ảnh hưởng bởi tác động của các hoạt động của con\r\nngười, cụ thể là hoạt động canh tác.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Cụ thể trong an toàn chất\r\nthải, sinh quyển thường được phân biệt với địa quyển.
\r\n\r\n3.80. Chất đệm
\r\n\r\nBất kỳ chất nào được sử dụng để bao\r\nquanh kiện chất thải trong kho chôn cất, có tác dụng như một rào\r\nchắn ngăn cản nước ngầm xâm nhập vào kiện chất thải và giảm tốc độ thoát nhân phóng xạ ra khỏi chất thải do quá\r\ntrình thấm hút bề mặt và kết tủa.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Định nghĩa trên là sử dụng\r\nriêng với an toàn chất thải. Thuật ngữ đệm (ví dụ như trong dung\r\ndịch đệm) cũng được sử dụng, theo nghĩa khoa học thông thường (và vì thế thường\r\nkhông có định nghĩa cụ thể), trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.
\r\n\r\n3.81. Chất hấp thụ có thể cháy
\r\n\r\nVật liệu hấp thụ nơtron, được sử dụng\r\nđể kiểm soát độ phản ứng, với khả năng đặc biệt là bị làm suy kiệt dần\r\ndo hấp thụ nơtron.
\r\n\r\n3.82. Chất độc có thể cháy
\r\n\r\nXem chất hấp thụ có thể cháy và chất độc.
\r\n\r\n3.83. Đấu tắt, đường tắt
\r\n\r\n1) Một thiết bị dùng để dừng hoạt động\r\ncủa một mạch điện hay hệ thống một cách tạm thời có chủ ý, ví dụ bằng cách làm\r\nđoản mạch tiếp điểm của một rơ le.
\r\n\r\n3.83.1. Đấu tắt cho bảo dưỡng
\r\n\r\nSự đấu tắt của thiết bị an toàn trong\r\nquá trình bảo dưỡng, sửa chữa hoặc kiểm tra.
\r\n\r\n3.83.2. Làm tắt trong vận hành
\r\n\r\nViệc bỏ qua một số hành động bảo vệ\r\nkhi thấy rằng chúng không cần thiết trong một trạng thái vận hành cụ thể của\r\nnhà máy.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Làm tắt trong vận hành có thể\r\nđược sử dụng khi hành động bảo vệ gây cản trở, hoặc có thể gây cản trở sự vận hành\r\ntin cậy trong chế độ được yêu cầu.
\r\n\r\n2) Một đường cho phép các sản phẩm\r\nphân hạch từ tâm lò phản ứng thoát ra môi\r\ntrường mà không qua một cấu trúc ngăn cản được thiết kế để giam giữ và giảm thiểu\r\nrò rỉ trong trường hợp sự cố khẩn cấp.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Đường này có thể do chính\r\nngười vận hành tạo ra một cách có chủ ý làm hoặc được\r\ntạo thành do một sự cố.
\r\n\r\n\r\n\r\n3.84. Hiệu chuẩn
\r\n\r\nViệc đo hoặc điều chỉnh một dụng cụ, một\r\nbộ phận hoặc một hệ thống nhằm bảo đảm rằng độ chính xác hoặc độ nhạy của nó là\r\ncó thể chấp nhận được.
\r\n\r\n3.84.1. Hiệu chuẩn mô hình
\r\n\r\nQuá trình trong đó các dự đoán theo mô\r\nhình được so sánh với các quan sát thực tế hoặc các phép đo thực nghiệm từ hệ\r\nthống được mô hình hóa, và mô hình sẽ được điều chỉnh, nếu cần, để đạt được độ\r\nphù hợp cao nhất với số liệu đo được hoặc quan sát được.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Cách sử dụng của thuật ngữ\r\nnày không được chấp nhận phổ biến. Thuật ngữ công nhận mô hình và thuật\r\nngữ kiểm tra xác nhận mô hình được sử dụng phổ biến hơn để mô tả các quá\r\ntrình liên quan đến các mô hình.
\r\n\r\n3.85. Hộp kim loại đựng chất thải
\r\n\r\nXem công ten nơ, chất thải.
\r\n\r\n3.86. Máy bay chở hàng
\r\n\r\nXem máy bay.
\r\n\r\n3.87. Người\r\nvận tải
\r\n\r\nBất cứ cá nhân, tổ chức hoặc chính phủ\r\nthực hiện việc vận chuyển vật liệu phóng xạ bằng bất cứ phương tiện vận\r\nchuyển nào. Thuật ngữ này bao gồm cả người vận tải thuê (một số nước gọi là người\r\nvận tải theo hợp đồng) và người vận tải cho mình (một số nước gọi là người tự vận\r\ntải). [2].
\r\n\r\n3.88. Nguyên nhân
\r\n\r\n3.88.1. Nguyên nhân trực tiếp
\r\n\r\nCác yếu điểm tiềm ẩn dẫn đến hoặc\r\ngây ra nguyên nhân quan sát được để một hiện tượng khởi đầu xảy ra, bao\r\ngồm cả những lý do của các yếu điểm tiềm ẩn đó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Các hành động điều chỉnh được\r\nđưa ra nhằm mục đích khắc phục các nguyên nhân trực tiếp đôi khi được gọi là sửa\r\nchữa.
\r\n\r\n3.88.2. Yếu điểm tiềm ẩn
\r\n\r\nSự kém chất lượng không phát hiện được\r\ntrong một bộ phận của một lớp an toàn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Sự kém chất lượng có thể dẫn\r\nđến việc bộ phận đó không hoạt động như mong muốn, khi cần.
\r\n\r\n3.88.3. Nguyên nhân quan sát được
\r\n\r\nSự không hoạt động, hành động, sự hoạt\r\nđộng không đủ chức năng hoặc điều kiện trực tiếp dẫn đến một sự kiện khởi đầu.
\r\n\r\n3.88.4. Nguyên nhân cội nguồn
\r\n\r\nNguyên nhân cơ bản của một hiện tượng\r\nkhởi đầu, khắc phục nó sẽ ngăn chặn được sự tái diễn hiện tượng khởi đầu (nói\r\ncách khác, nguyên nhân cội nguồn là việc không phát hiện và chỉnh sửa được các\r\nyếu điểm tiềm ẩn liên quan và các lý do làm cho không phát hiện và chỉnh sửa được).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Việc chỉnh sửa được thiết kế\r\nđể giải quyết các nguyên nhân cội nguồn đôi khi được gọi là sự khắc\r\nphục (hoặc là hành động khắc phục).
\r\n\r\n3.89. Kênh
\r\n\r\nTổ hợp các bộ phận nối với nhau trong\r\nmột hệ thống để cho ra một tín hiệu đầu ra đơn lẻ. Một kênh sẽ mất nhận diện của\r\nmình khi các tín hiệu ra đơn lẻ được kết hợp với tín hiệu từ các kênh khác (ví\r\ndụ từ kênh điều khiển hoặc kênh khởi động an toàn).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Định nghĩa trên chỉ dùng\r\ntrong lĩnh vực an toàn hạt nhân. Thuật ngữ kênh cũng được sử dụng\r\nvới nghĩa thông thường (và vì vậy thường không có định nghĩa riêng biệt) trong\r\nnhiều ngữ cảnh khác nhau.
\r\n\r\n3.90. Xác định đặc tính
\r\n\r\n1) Xác định bản chất và hoạt độ của\r\nnhân phóng xạ có tại một địa điểm xác định.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Ví dụ, xác định nhân phóng xạ\r\ncó trong một mẫu xét nghiệm sinh học hoặc trong một khu vực bị nhiễm bẩn\r\nchất phóng xạ (là bước đầu tiên trong khi lập kế hoạch để hạn chế tác động của\r\nnhiễm bẩn). Trong ví dụ xác định nhân phóng xạ một khu vực bị nhiễm bẩn phóng xạ\r\ncần tránh nhầm lẫn với định nghĩa của\r\nthuật ngữ xác định đặc tính của khu vực.
\r\n\r\n2) Xác định đặc điểm một vật.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Đây là một\r\nđịnh nghĩa chuẩn theo từ điển, không cần phải đưa vào trong tiêu chuẩn này. Đề\r\ncập ở đây chỉ nhằm để phân biệt giữa cách sử dụng thông thường với cách sử dụng\r\nrất cụ thể đưa ra trong mục (1).
\r\n\r\n3.90.1. Xác định đặc\r\ntính của địa điểm
\r\n\r\nNghiên cứu chi tiết về bề mặt và lớp\r\ndưới bề mặt và hoạt độ tại một địa điểm để xác định điều kiện bức xạ tại địa điểm\r\nđó hoặc để đánh giá các địa điểm chôn cất chất thải thứ sinh nhằm thu thập\r\nthông tin xác định sự phù hợp của địa điểm làm kho chôn cất và để đánh giá hoạt\r\nđộng lâu dài của kho chôn cất tại địa điểm đó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Việc xác định đặc tính của\r\nđịa điểm là một giai đoạn trong quá trình lựa chọn địa điểm cho kho chôn cất,\r\nlà bước tiếp sau giai đoạn khảo sát khu vực và là bước trước khi kết luận việc\r\nlựa chọn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Việc xác định đặc tính của\r\nđịa điểm cũng có thể áp dụng vào quá trình\r\nlựa chọn địa điểm cho bất cứ cơ sở được cấp phép khác. Xem phần đánh giá địa điểm\r\n(bao gồm xác định đặc tính của địa điểm, nhưng không cụ thể để cho địa điểm kho\r\nchôn thải) và khảo sát khu vực.
\r\n\r\n3.90.2. Xác định đặc tính của chất thải
\r\n\r\nViệc xác định các đặc tính vật lý, hóa\r\nhọc và phóng xạ của chất thải để xác định nhu cầu điều chỉnh xử lý hoặc điều\r\nkiện hóa tiếp theo, hoặc xác định sự\r\nthích hợp của chất thải đó để xử lý, chế biến, bảo quản hoặc thải bỏ sau đó..
\r\n\r\n3.91. Hấp phụ hóa học
\r\n\r\nXem sự hấp phụ.
\r\n\r\n3.92. Trẻ em
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Trong đo liều (ví dụ, trong\r\nbảng các giá trị của liều ứng với mỗi đơn vị\r\nnhiễm phóng xạ), trẻ em thường được giả thiết là 10 tuổi. Nếu thừa nhận như vậy,\r\nthì cần phải nêu rõ. Xem thêm từ đồng nghĩa "infant" và\r\n"reference\r\nindividual".
\r\n\r\n3.93. Phơi xạ trường\r\ndiễn
\r\n\r\nXem các tình huống bị chiếu xạ.
\r\n\r\n3.94. Nhiễm xạ trường diễn
\r\n\r\nXem nhiễm xạ (2).
\r\n\r\n3.95. Phơi xạ tiềm tàng trường diễn
\r\n\r\nXem các tình huống phơi xạ.
\r\n\r\n3.96. Che phủ, vỏ bọc (vật liệu)
\r\n\r\n1) Lớp bên ngoài của vật liệu trực tiếp\r\nphủ lên bề mặt của một vật liệu khác để bảo vệ trong môi trường dễ xảy ra phản ứng\r\nhóa học (ví dụ, lớp phủ bề mặt vật liệu ferit để ngăn ngừa ăn mòn).
\r\n\r\n2) Điển hình là ống chứa các viên\r\nnhiên liệu hạt nhân và để bao bọc lấy các chất phóng xạ sinh ra trong quá trình\r\nphân hạch hạt nhân.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Các ống vỏ bọc này cũng\r\ngiúp bền vững về mặt cấu trúc.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Ống vỏ bọc, cùng với các\r\nnút ở đầu cũng giúp hỗ trợ về mặt cấu trúc.
\r\n\r\n3.97. Sự làm sạch
\r\n\r\nXem phân hạn chế tác động của nhiễm bẩn
\r\n\r\n3.98. Thanh lý hoặc loại bỏ
\r\n\r\n1) Việc đưa vật liệu phóng xạ\r\nhoặc vật thể phóng xạ của hoạt động được cấp phép ra khỏi sự kiểm\r\nsoát của cơ quan pháp quy. Trường hợp này dùng với nghĩa thanh lý.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Việc bỏ kiểm soát trong tình\r\nhuống này liên quan đến việc\r\nkiểm soát áp dụng nhằm bảo đảm an toàn bức xạ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Về mặt khái niệm, thanh\r\nlý (đưa các vật liệu hoặc vật thể nào đó trong các hoạt động được cấp phép\r\nra khỏi kiểm soát) liên quan chặt chẽ, nhưng khác và không nên nhầm lẫn với\r\nkhái niệm miễn trừ (xác định rằng không cần áp dụng kiểm soát đối với các\r\nnguồn và hoạt động nhất định).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Các thuật ngữ khác nhau được\r\nsử dụng ở các Quốc gia khác nhau để mô tả khái niệm này, như “thải bỏ tự do”.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 4 Một số vấn đề liên quan đến\r\nkhái niệm thanh lý và mối quan hệ của khái niệm này với các khái niệm\r\nkhác được đưa ra trong tài liệu tham khảo [10].
\r\n\r\n2) Hiệu ứng thực của các quá trình\r\nsinh học mà nhờ đó nhân phóng xạ được loại khỏi mô, bộ phận hoặc phần cơ thể.\r\nTrường hợp này dùng với nghĩa loại bỏ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Tốc độ loại bỏ\r\nlà tốc độ diễn ra quá trình loại bỏ.
\r\n\r\n3.99. Mức thanh lý
\r\n\r\nXem phần mức độ.
\r\n\r\n3.100. Tốc độ loại bỏ
\r\n\r\nXem thanh lý, loại bỏ (2).
\r\n\r\n3.101. Hiệu ứng biên
\r\n\r\nTrong nhà máy điện hạt nhân, đó là một\r\ntrường hợp hoạt động khác thường nghiêm trọng của nhà máy do sự chuyển đổi đột\r\nngột từ trạng thái này sang trạng thái khác theo sau một sự sai lệch nhỏ trong\r\nmột thông số của nhà máy và vì thế có sự biến thiên lớn đột ngột trong các điều\r\nkiện của nhà máy ứng với một sự biến thiên nhỏ của đầu vào.
\r\n\r\n3.102. Đóng cửa3)
\r\n\r\n1) Các hoạt động hành chính và kỹ thuật\r\ncần thực hiện tại một nơi chôn cất chất thải ở thời điểm cuối của thời gian\r\nvận hành, ví dụ như phủ chất thải (đối với nơi chôn cất gần bề mặt)\r\nhoặc lấp đầy và/hoặc niêm phong kín (đối với nơi chôn cất sâu và các lối\r\nđi dẫn đến đó), chấm dứt và hoàn thành các hoạt động tại các công trình phụ\r\ntrợ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Đối với các cơ sở khác, thuật\r\nngữ tháo dỡ được sử dụng.
\r\n\r\n2) [Kết thúc tất cả các hoạt động tại\r\nmột khoảng thời gian sau khi đưa nhiên liệu đã cháy hoặc chất\r\nthải phóng xạ vào cơ sở chôn chất thải phóng xạ. Việc này gồm các\r\ncông việc về kỹ thuật cuối cùng hoặc các công việc khác để đảm bảo điều kiện\r\ncho cơ sở an toàn lâu dài]. [5]
\r\n\r\n3.103. Chiếu xạ từ mây
\r\n\r\nBức xạ Gamma từ nhân phóng\r\nxạ trong đám bụi khí.
\r\n\r\n3.104. Sự trùng lặp
\r\n\r\nMột đặc trưng cần thiết của thiết kế hệ\r\nthống bảo vệ, để cho hai hoặc nhiều tín hiệu chồng chập, đồng thời phát ra từ một\r\nsố kênh để phát ra tín hiệu điều khiển hành động bảo vệ theo logic.
\r\n\r\n3.105. Liều tập thể
\r\n\r\nXem phần khái niệm liều.
\r\n\r\n3.106. Liều hiệu dụng tập thể
\r\n\r\nXem phần các đại lượng liều.
\r\n\r\n3.107. Đưa vào hoạt động3
\r\n\r\nQuá trình để các hệ thống và thành\r\nphần cấu thành của các cơ sở\r\nvà các hoạt động đã được lắp đặt và xây dựng xong được đưa vào vận hành\r\nvà để xác nhận chúng phù hợp với thiết kế và đã thỏa mãn các tiêu chí tính năng\r\nđược yêu cầu.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Đưa vào hoạt động có\r\nthể bao gồm cả sự thử nghiệm phóng xạ/hạt nhân và phi phóng xạ/phi hạt nhân.
\r\n\r\n3.108. Liều nhiễm
\r\n\r\n1) Xem phần khái niệm liều.
\r\n\r\n2) Xem phần liều (2).
\r\n\r\n3.109. Liều nhiễm hiệu dụng
\r\n\r\nXem phần các đại lượng liều.
\r\n\r\n3.110. Liều nhiễm tương đương
\r\n\r\nXem phần các đại lượng liều.
\r\n\r\n3.111. Không hoạt động do nguyên nhân\r\nthông thường
\r\n\r\nXem phần không hoạt động.
\r\n\r\n3.112. Không hoạt động với cách thức thông thường
\r\n\r\nXem phần không hoạt động.
\r\n\r\n3.113. Cơ quan có thẩm quyền
\r\n\r\nMọi Cơ quan quản lý hay Cơ\r\nquan có thẩm quyền Quốc gia hay Quốc tế được chỉ định hoặc được thừa nhận\r\ncho bất kì mục đích nào liên quan đến quy chế [vận chuyển.]
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Chỉ sử dụng thuật ngữ này\r\ntrong quy chế vận chuyển. Với các trường hợp khác, thì nên sử dụng thuật ngữ\r\nchung hơn là: cơ quan quản lý.
\r\n\r\n3.114. Đảm bảo sự tuân thủ
\r\n\r\nMột chương trình có tính hệ thống gồm\r\ncác biện pháp được Cơ quan có thẩm quyền áp dụng nhằm đảm bảo rằng các\r\nquy định của quy chế vận chuyển được tuân thủ đúng trong thực tế.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Thuật ngữ này có thể được sử\r\ndụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau về cơ bản có nghĩa giống nhau nhưng thường không có định nghĩa rõ ràng.
\r\n\r\n3.115. Bộ phận
\r\n\r\nXem phần cấu trúc, hệ thống, bộ phận\r\nvà các bộ phận của vùng hoạt.
\r\n\r\n3.116. Mô hình tính toán
\r\n\r\nXem phần mô hình.
\r\n\r\n3.117. Xác nhận giá trị hệ thống tính\r\ntoán
\r\n\r\nXem phần sự kiểm tra xác nhận giá\r\ntrị (1).
\r\n\r\n3.118. Kiểm tra xác nhận hệ thống tính\r\ntoán
\r\n\r\nXem phần kiểm tra xác nhận (1).
\r\n\r\n3.119. Mô hình dựa trên khái niệm
\r\n\r\nXem phần mô hình.
\r\n\r\n3.120. Sự bảo trì dựa vào điều kiện/\r\ntrạng thái
\r\n\r\nXem phần bảo trì: bảo trì dự báo.
\r\n\r\n3.121. Chỉ báo điều kiện/trạng thái
\r\n\r\nXem phần chỉ báo.
\r\n\r\n3.122. Giám sát điều kiện/trạng thái
\r\n\r\nXem phần sự giám sát (2).
\r\n\r\n3.123. Giá trị xác suất có điều kiện\r\n(cpv)
\r\n\r\nGiới hạn trên của xác suất (có điều kiện)\r\nđể một dạng sự kiện cụ thể sẽ gây nên hậu quả bức xạ không thể chấp nhận được.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Thuật ngữ này được sử dụng\r\ntrong quá trình xem xét các sự kiện một cách chi tiết khi đánh giá địa điểm.
\r\n\r\n3.124. Rủi ro có điều kiện
\r\n\r\nXem phần rủi ro (3).
\r\n\r\n3.125. Điều kiện hóa
\r\n\r\nXem phần quản lý chất thải, phóng xạ\r\n(1).
\r\n\r\n3.126. Quản lý tổng thể
\r\n\r\nQuà trình xác định và lập\r\nthành tài liệu các đặc tính về cấu trúc, hệ thống và các thành phần của\r\nmột cơ sở (kể cả phần mềm và hệ thống máy tính) và quá trình của việc đảm\r\nbảo rằng những thay đổi của các đặc tính này được phát triển, đánh giá, chấp\r\nthuận, ban hành, thực hiện, kiểm định, ghi lại và đưa vào bộ hồ sơ quản lý của cơ\r\nsở đó một cách thích hợp.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH "Tổng thể" được\r\ndùng với nghĩa đặc tính vật lý, chức năng và vận hành của các cấu trúc, hệ\r\nthống, các bộ phận và bao hàm cả các thành phần của một cơ sở.
\r\n\r\n3.127. Giam giữ
\r\n\r\nViệc ngăn ngừa hoặc kiểm soát\r\nsự rò rỉ của vật liệu phóng xạ ra môi trường trong quá trình vận hành\r\nhay khi có các tai nạn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Sự kiềm chế có liên\r\nquan chặt chẽ với nghĩa ngăn kiểm, nhưng sự giam giữ được sử dụng\r\nchủ yếu để nói đến chức năng an toàn nhằm phòng ngừa sự thoát ra của vật liệu phóng xạ, trong\r\nkhi sự ngăn kiểm được sử dụng với\r\ný nghĩa là các biện pháp để đạt được chức năng đó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Các quy định về vận chuyển\r\nchấp nhận có sự phân biệt rõ ràng giữa sự giam giữ và ngăn kiểm,\r\ncụ thể là giam giữ nhằm phòng ngừa trạng thái tới hạn và ngăn kiểm\r\nnhằm phòng ngừa sự thoát ra (xem hệ thống\r\ngiam giữ và hệ thống ngăn kiểm).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Điều chủ yếu ở đây là sự\r\nkhác nhau trong cách sử dụng trong an toàn hạt nhân và an toàn vận\r\nchuyển. Cả hai thuật ngữ ngăn kiểm và giam giữ đều được sử dụng\r\ntrong cả hai lĩnh vực (trong quy tắc vận chuyển là thuật ngữ hệ thống giam\r\ngiữ và hệ thống ngăn kiểm) và những cách sử dụng thuật ngữ ngăn\r\nkiểm là nhất quán về mặt khái niệm, nhưng cách dùng thuật ngữ giam giữ\r\nthì không nhất quán. Giam giữ trong an toàn hạt nhân là chức năng an\r\ntoàn được thể hiện thông qua sự ngăn kiểm. Hệ thống giam giữ\r\ntheo định nghĩa trong quy tắc vận chuyển có chức năng chủ yếu là kiểm soát trạng\r\nthái tới hạn (Trong khi hệ thống ngăn kiểm có chức năng ngăn chặn sự rò\r\nrỉ vật liệu phóng xạ). Các chuyên gia trong lĩnh vực này đã xác nhận rằng\r\nmỗi thuật ngữ riêng biệt cần được mô tả trong một ngữ cảnh riêng và giam giữ\r\nlà thuật ngữ đã được sử dụng nhưng không\r\ncó lý do bắt buộc để phải chọn sử dụng đúng từ đó.
\r\n\r\n3.128. Hệ thống giam giữ
\r\n\r\nSự kết hợp của vật liệu phân hạch\r\nvà phần bao gói được nhà thiết kế quy định\r\nvà được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhằm đảm bảo an toàn tới hạn.[2]
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Chỉ dùng khái niệm này trong\r\nquy định vận chuyển. Xem phần giam giữ để biết các cách dùng phổ biến\r\nkhác.
\r\n\r\n3.129. Đánh giá hậu quả
\r\n\r\nXem phần sự đánh giá (1).
\r\n\r\n3.130. Người nhận hàng
\r\n\r\nBất cứ cá nhân, tổ chức hay Quốc gia\r\nnào nhận một lô hàng gửi. [2]
\r\n\r\n3.131. Lô hàng gửi
\r\n\r\nBất cứ một kiện hay một lô kiện\r\nhàng, hoặc một lượng chất phóng xạ được người gửi hàng đề nghị vận\r\nchuyển. [2]
\r\n\r\n3.132. Người gửi hàng
\r\n\r\nBất kỳ cá nhân, tổ chức hoặc Quốc gia\r\nnào chuẩn bị một lô hàng gửi để thuê vận chuyển [2].
\r\n\r\n3.133. Xây dựng3)
\r\n\r\nQuá trình chế tạo và lắp\r\nráp các thành phần của một cơ sở, việc tiến hành các công việc\r\nxây dựng, việc lắp đặt các thành phần và thiết bị và việc thực hiện các\r\nphép thử nghiệm kèm theo.
\r\n\r\n3.134. Sản phẩm tiêu dùng
\r\n\r\nThiết bị như detector phát hiện khói,\r\nđồng hồ dạ quang hay ống phóng ion có chứa một lượng nhỏ chất phóng xạ\r\n[1].
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Nói chung, đó là sản phẩm đã\r\nđược bán và sử dụng và không bị áp đặt bất\r\ncứ yêu cầu nào liên quan tới bất cứ nguồn bức xạ nào trong đó.
\r\n\r\n3.135. Công-ten-nơ, chất thải
\r\n\r\nThùng rỗng đựng chất thải để xử lý,\r\nvận chuyển, cất giữ hoặc thải bỏ hẳn; lớp bao bọc ngoài cùng bảo vệ chất thải\r\nkhỏi sự xâm phạm từ bên ngoài, công-te-nơ chứa chất thải là một phần cấu\r\nthành của kiện hàng chất thải. Ví dụ, chất thải mức cao dạng kính nấu chảy\r\nđược rót vào một công-te-nơ thiết kế đặc biệt (hộp kim loại đựng chất thải),\r\ntrong đó chúng sẽ nguội và cứng lại.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Lưu ý rằng thuật ngữ hộp\r\nkim loại chứa chất thải được coi như một thuật ngữ riêng cho công-te-nơ\r\nchứa nhiên liệu đã qua sử dụng hoặc chất thải mức cao thủy tinh hóa.
\r\n\r\n3.136. Ngăn kiểm
\r\n\r\nPhương pháp hoặc cấu trúc vật lý được\r\nthiết kế để ngăn chặn hoặc kiểm soát sự rò rỉ và phát tán của chất phóng\r\nxạ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Mặc dù có liên quan với thuật\r\nngữ giam giữ, ngăn kiểm thường được sử dụng để nói đến các phương pháp hoặc cấu trúc thực hiện chức\r\nnăng giam giữ, cụ thể là ngăn ngừa hoặc kiểm soát sự thoát ra và sự phát tán vào môi trường của chất phóng xạ. Xem phần giam giữ\r\nđể rõ hơn.
\r\n\r\n3.137. Hệ thống ngăn kiểm
\r\n\r\nTổ hợp/bộ các thành phần của bao\r\nbì do nhà thiết kế quy định để giữ vật\r\nliệu phóng xạ trong quá trình vận chuyển [2].
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Không như thuật ngữ hệ thống\r\ngiam giữ, thuật ngữ này nhất quán với cách sử dụng của thuật ngữ ngăn kiểm\r\ntrong an toàn chung.
\r\n\r\n3.138. Nhiễm bẩn
\r\n\r\n1) Các chất phóng xạ có trên bề\r\nmặt hoặc bên trong các chất rắn, lỏng, khí (kể cả cơ thể con người) một cách\r\nkhông mong muốn hoặc không có chủ định, hay quá trình làm tăng sự có mặt\r\ncủa các chất phóng xạ ở những nơi như vậy.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Thuật ngữ này đôi khi còn\r\nđược sử dụng để nói đến một lượng, cụ thể là hoạt độ phóng xạ trên bề mặt\r\n(hoặc trên một đơn vị diện tích của bề mặt).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Nhiễm bẩn không bao\r\ngồm phần vật liệu phóng xạ còn dư lại tại một địa điểm sau khi đã hoàn\r\nthành công việc tháo dỡ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Thuật ngữ nhiễm bẩn\r\ncó thể còn có một nghĩa riêng khác. Thuật ngữ nhiễm bẩn chỉ hàm ý sự tồn\r\ntại hoạt độ phóng xạ, mà không cho biết mức độ nguy hại kèm theo.
\r\n\r\n2) Sự tồn tại của chất phóng xạ\r\ntrên bề mặt vượt quá 0,4 Bq/cm2 đối với bức xạ beta và\r\ngamma và bức xạ alpha độ độc hại thấp, hoặc 0,04 Bq/cm2\r\nđối với tất cả các chất phát bức xạ alpha khác [2].
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Đây là nhiễm bẩn được\r\nsử dụng trong quản lý, cụ thể trong quy định vận chuyển. Mức dưới 0,4 Bq/cm2\r\nhoặc 0,04 Bq/cm2 vẫn được coi là nhiễm bẩn theo định\r\nnghĩa khoa học (1).
\r\n\r\n3.138.1. Nhiễm bẩn bám chắc
\r\n\r\nNhiễm bẩn khác với nhiễm bẩn\r\nkhông bám chắc [2].
\r\n\r\n3.138.2. Nhiễm bẩn không bám chắc
\r\n\r\nNhiễm bẩn có thể bị rời khỏi bề mặt\r\ntrong các điều kiện vận chuyển thông thường [2].
\r\n\r\n3.139. Vùng nhiễm bẩn
\r\n\r\nVùng cần có các biện pháp bảo vệ đặc\r\nbiệt do nhiễm bẩn không khí thực tế hoặc tiềm năng hay nhiễm bẩn không bám chắc\r\ntrên bề mặt vượt quá mức được quy định.
\r\n\r\n3.140. Kiểm soát
\r\n\r\n1) Chức năng hoặc thẩm quyền hoặc biện\r\npháp để điều khiển, điều chỉnh hoặc ngăn giữ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH cần lưu ý rằng nghĩa thông\r\nthường của từ tiếng Anh control\r\ntrong các ngữ cảnh liên quan đến an toàn thường là mạnh mẽ hơn (chủ động\r\nhơn) khi dịch sang các ngôn ngữ khác. Ví dụ, 'control' không chỉ là kiểm\r\ntra hay giám sát một cái gì đó mà còn là nhằm đảm bảo rằng các biện pháp\r\ncưỡng chế hoặc chỉnh sửa được thực hiện, nếu các kết quả kiểm tra hay giám sát\r\ncho thấy những việc đó là cần thiết. Điều này trái ngược với cách dùng của từ\r\ntương đương trong tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha.
\r\n\r\n3.140.1. Kiểm soát của cơ quan, tổ chức
\r\n\r\nSự kiểm soát của một cơ quan có thẩm\r\nquyền hoặc một tổ chức được ủy quyền theo quy định của pháp luật của Quốc gia đối\r\nvới một địa điểm chứa chất thải phóng xạ. Sự kiểm soát này có thể mang tính chủ\r\nđộng (kiểm tra, giám sát, tẩy xạ) hoặc bị động (kiểm soát việc sử dụng đất) và\r\ncó thể là một yếu tố trong thiết kế của cơ sở hạt nhân (như bãi thải nông).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Hầu hết thường được sử dụng\r\nđể mô tả sự kiểm soát một bãi thải sau khi đóng cửa hoặc một cơ sở đang\r\nthực hiện tháo dỡ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Cũng được dùng để chỉ sự\r\nkiểm soát đối với một địa điểm không còn chịu sự kiểm soát nhà nước nữa\r\ntrong việc đảm bảo rằng các quy định hạn chế đối với việc sử dụng của nó trong\r\ntương lai là được tuân thủ đầy đủ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Thuật ngữ kiểm soát của\r\ncơ quan, tổ chức có nghĩa chung hơn là thuật ngữ kiểm soát nhà nước\r\n(kiểm soát nhà nước có thể coi như một dạng cụ thể của kiểm soát của cơ quan, tổ chức). Cụ thể, các biện pháp kiểm\r\nsoát này có thể là thụ động. Các biện pháp có thể được đặt ra do một số lý do\r\nkhông liên quan đến bảo vệ và an toàn (mặc dù các biện pháp đó có thể có\r\nmột vài tác động đối với bảo vệ và an toàn), các biện pháp này có thể được\r\ncác tổ chức áp dụng mà về định nghĩa thì không phải là cơ quan quản lý nhà nước\r\nvà có thể áp dụng trong các tình huống không thuộc phạm vi của các cơ sở và các\r\nhoạt động. Vì thế, một số dạng kiểm soát của cơ quan, tổ chức có lẽ trong tương\r\nlai sẽ tồn tại lâu dài hơn là kiểm soát nhà nước.
\r\n\r\n3.140.2. Kiểm soát nhà nước
\r\n\r\nBất cứ kiểm soát hay quy định nào áp dụng\r\nđối với các cơ sở hoặc hoạt động bởi cơ quan quản lý nhà nước với các lý do\r\nliên quan đến bảo vệ bức xạ hoặc an toàn hay an ninh nguồn phóng xạ [11].
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Xem thêm kiểm soát của cơ\r\nquan, tổ chức.
\r\n\r\n2) Tiêu chuẩn so sánh được sử dụng để\r\nkiểm tra các kết luận rút ra từ một thực nghiệm.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Trong bảo vệ và an\r\ntoàn, kiểm soát còn được dùng với nghĩa đối chứng, nghĩa là một mẫu\r\nhay một nhóm người không chịu chiếu xạ từ một nguồn cụ thể; các tác động\r\ncụ thể có trong một mẫu hay một nhóm người bị chiếu xạ được so sánh với sự xuất\r\nhiện các tác động đó trong nhóm đối chứng để có được chỉ thị nào đó chỉ ra rằng\r\ntác động đó có thể là do chiếu xạ. Ví dụ, nghiên cứu đối chứng trong một đối tượng,\r\nhoàn cảnh cụ thể là một dạng phổ biến trong nghiên cứu dịch tễ học, trong đó tỉ\r\nlệ (các trường hợp) sức khỏe bị ảnh hưởng của một nhóm người do bị chiếu xạ từ\r\nmột nguồn cụ thể được so sánh với tỉ lệ đó của nhóm đối chứng không chịu chiếu\r\nxạ, để nghiên cứu liệu bị chiếu xạ từ nguồn đó có ảnh hưởng đến sức khỏe không.
\r\n\r\n3.141. Khu vực kiểm soát
\r\n\r\nXem phần khu vực.
\r\n\r\n3.142. Chuyên chở
\r\n\r\na) đối với vận chuyển bằng đường bộ\r\nhay đường sắt: bất cứ loại phương tiện nào.
\r\n\r\nb) đối với vận chuyển bằng đường thủy:\r\nbất cứ loại tàu, thuyền nào hoặc bất cứ khoang, ngăn hoặc khu vực boong\r\ntàu của tàu, thuyền.
\r\n\r\nc) đối với vận chuyển bằng đường hàng\r\nkhông: bất cứ loại máy bay nào [2].
\r\n\r\n3.143. Phần hợp thành của vùng hoạt
\r\n\r\nTất cả các bộ phận của vùng hoạt trong\r\nlò phản ứng hạt nhân, trừ các bó nhiên liệu, được sử dụng để tăng độ bền\r\nvững cho cấu trúc của vùng hoạt, hoặc các công cụ, thiết bị hay các bộ phận\r\nkhác được đưa vào vùng hoạt để giám sát vùng hoạt, kiểm soát dòng hoặc phục vụ\r\ncác mục đích kỹ thuật khác và được coi như các bộ phận của vùng hoạt.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Ví dụ về các phần hợp\r\nthành của vùng hoạt là các thiết bị kiểm soát độ phản ứng hoặc các thiết bị\r\ndừng lò, các nguồn nơtron, nhiên liệu giả, kênh nhiên liệu,\r\nthiết bị đo, chất giới hạn dòng và chất hấp thụ có thể cháy.
\r\n\r\n3.144. Sự bảo trì hiệu chỉnh
\r\n\r\nXem phần bảo trì.
\r\n\r\n3.145. Phân tích chi phí - lợi nhuận
\r\n\r\nXem phần phân tích.
\r\n\r\n3.146. Biện pháp đối phó
\r\n\r\nHành động nhằm làm giảm bớt hậu quả\r\nphóng xạ của một tai nạn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Các biện pháp đối phó\r\nlà các dạng của hành động can thiệp, có thể là các hành động bảo vệ hoặc\r\nhành động tẩy xạ, và các thuật ngữ cụ thể này cần sử dụng một cách thích\r\nhợp trong từng trường hợp.
\r\n\r\n3.146.1. Biện pháp đối phó nông nghiệp
\r\n\r\nHành động được thực hiện để làm giảm sự\r\nnhiễm bẩn của lương thực, nông sản hay lâm sản trước khi đến tay người tiêu\r\ndùng [1].
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Cần lưu ý rằng sự nghiêm cấm\r\nđối với việc bán, di chuyển hoặc sử dụng\r\nlương thực, nông sản hay lâm sản nhiễm bẩn (tức là các biện pháp nhằm ngăn cản\r\nngười tiêu dùng tiếp xúc với chúng) là các biện pháp đối phó, nhưng không được\r\nxem như là các biện pháp đối phó về nông nghiệp.
\r\n\r\n3.147. Cách tiếp cận từ đầu đến cuối
\r\n\r\nCách tiếp cận trong đó tất cả các giai\r\nđoạn trong suốt thời gian tồn tại của một cơ sở, một hoạt động\r\nhay sản phẩm được đưa vào xem xét.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Ví dụ, cách tiếp từ đầu đến\r\ncuối đối với việc đảm bảo an toàn và an ninh cho các nguồn phóng xạ.
\r\n\r\nXem phần quản lý lão hóa.
\r\n\r\nXem phần quản lý vòng đời.
\r\n\r\n3.148. Tới hạn (tính từ)
\r\n\r\n1) Có độ phản ứng bằng không.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Cũng có thể được dùng khi độ\r\nphản ứng lớn hơn không. Xem phần trạng thái tới hạn.
\r\n\r\n2) Liên quan đến liều hay rủi ro cao\r\nnhất do một nguồn xác định gây ra.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Ví dụ, nhóm tới hạn, đường dẫn\r\ntới hạn hay nhân phóng xạ tới hạn.
\r\n\r\n3) Có khả năng duy trì phản ứng hạt\r\nnhân dây chuyền.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Ví dụ, khối lượng tới hạn.
\r\n\r\n3.149. Cơ cấu tới hạn
\r\n\r\nMột cơ cấu có chứa vật liệu phân hạch\r\nvới mục đích để duy trì phản ứng phân hạch dây chuyền được kiểm soát ở mức năng\r\nlượng thấp nhằm nghiên cứu thành phần và điều kiện hình học của vùng hoạt lò phản\r\nứng hạt nhân.
\r\n\r\n3.150. Nhóm trọng yếu
\r\n\r\nNhóm dân chúng tương đối đồng\r\nnhất về phương diện bị chiếu xạ từ một nguồn bức xạ xác định và\r\nbao gồm các cá nhân nhận liều hiệu dụng hay liều tương đương cao nhất từ nguồn đó. [1]
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Trong định nghĩa này đã lược\r\nbỏ đi điều kiện "giống nhau về cách bị chiếu xạ" với hàm ý rằng không\r\ncó nhiều nhóm trọng yếu đối với một nguồn cho trước. Một số ấn phẩm\r\nkhông phải của IAEA, đặc biệt là của Ủy ban\r\nbảo vệ phóng xạ Quốc tế [12], sử dụng định\r\nnghĩa về nhóm trọng yếu không nhắc đến cách bị chiếu xạ để muốn\r\nnhấn mạnh chỉ có một nhóm trọng yếu duy nhất đối với nguồn đã\r\ncho, tức là nhóm chịu liều chiếu cao nhất từ tất cả các kiểu chiếu xạ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Việc áp dụng thuật ngữ này\r\ncho các trường hợp chiếu xạ tiềm tàng, ví dụ như chiếu xạ có thể xẩy ra\r\ntrong tương lai do thải chất thải phóng xạ, trở nên rất phức tạp vì trên thực tế\r\nlà cả liều (nếu có) và xác suất nhận liều đều có liên quan, và hai thông số này\r\nvề cơ bản là độc lập với nhau. Vì thế, một nhóm có thể đồng nhất về liều\r\nnhưng không như nhau về sự rủi ro, và càng quan trọng hơn trong trường hợp\r\nngược lại. Một giải pháp thường được chấp nhận để định nghĩa nhóm trọng yếu\r\n- thường là nhóm trọng yếu giả định - là nhóm tương đối đồng nhất\r\nvề rủi ro và gồm những người có thể là đối tượng phải chịu những rủi\r\nro cao nhất.
\r\n\r\n3.150.1. Nhóm trọng yếu giả định
\r\n\r\nNhóm các cá nhân giả định tương\r\nđối đồng nhất về rủi ro có thể có đối với các thành viên trong nhóm từ một\r\nnguồn bức xạ đã cho và bao gồm các cá nhân được cho là chịu rủi ro nhất\r\ntừ nguồn đã cho.
\r\n\r\n3.151. Mức tối thiểu cần thiết
\r\n\r\nXem phần hoạt độ có nghĩa tối thiểu\r\n(msa)
\r\n\r\n3.152. Trạng thái tới hạn
\r\n\r\nTrạng thái của môi trường phản ứng hạt\r\nnhân dây chuyền khi phản ứng dây chuyền là tự duy trì (hoặc tới hạn),\r\nnghĩa là khi đó độ phản ứng bằng không.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Cũng có thể sử dụng một cách\r\nít chặt chẽ hơn khi nói đến các trạng thái trong đó độ phản ứng lớn hơn\r\nkhông.
\r\n\r\n3.153. Tai nạn tới hạn
\r\n\r\nXem phần tai nạn
\r\n\r\n3.154. Chỉ số an\r\ntoàn tới hạn (csi)
\r\n\r\nSố được ấn định cho một kiện hàng,\r\nmột gói hàng hoặc công-te-nơ chuyên chở có chứa vật liệu phân\r\nhạch để kiểm soát việc đặt chung các kiện hàng, gói hàng hoặc công-te-nơ với\r\nnhau [2]
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Cách tính chỉ số an toàn\r\ntới hạn và giới hạn của tổng chỉ số an toàn tới hạn trong một công-te-nơ\r\nhoặc trên một phương tiện vận chuyển được đưa ra trong các mục 528 và 529 của\r\nquy định vận chuyển của IAEA [2].
\r\n\r\n3.155. [Curie (Ci)]
\r\n\r\nĐơn vị đo hoạt độ, và bằng\r\n3,7x1010 Bq (chính xác).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Curie (Ci) đã được thay thế\r\nbằng becơren (Bq). Giá trị hoạt độ có thể được viết theo Ci (với\r\ngiá trị tương ứng theo đơn vị Bq để trong ngoặc đơn) nếu được trích dẫn từ một\r\ntài liệu tham khảo sử dụng đơn vị Ci.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Về nguồn gốc, đây là hoạt\r\nđộ của một gam rađi.
\r\n\r\n\r\n\r\n3.156. Nguồn nguy hiểm
\r\n\r\nXem phần nguồn (2)
\r\n\r\n3.157. [de minimis]
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Các thuật ngữ phù hợp như miễn\r\ntrừ, thanh lý nên sử dụng trong các ấn phẩm của IAEA..
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Đây là một thuật ngữ mang\r\ntính chất lịch sử để mô tả các khái niệm mà hiện nay được gọi là miễn trừ,\r\nthanh lý. Thuật ngữ này đôi khi cũng được sử dụng để mô tả triết Iý liên\r\nquan (và trái ngược) là việc đánh giá liều tập thể nên loại bỏ phần liều\r\nchiếu gây ra bởi suất liều cá nhân rất thấp.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Thuật ngữ (de minimis) vẫn\r\nđược sử dụng trong một vài trường hợp đặc biệt, như trong Công ước London năm\r\n1972 [13].
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 4 Thuật ngữ này xuất phát từ\r\nchâm ngôn ‘de minimis non curat lex’ (bản thân luật không quan tới những cái lặt\r\nvặt).
\r\n\r\n3.158. Hằng số phân rã, l
\r\n\r\nĐối với một nhân phóng xạ ở một trạng\r\nthái năng lượng nhất định, hằng số phân rã là thương của dP chia\r\ncho dt, trong đó dP là xác suất để một hạt nhân đã cho chuyển dịch\r\nhạt nhân một cách tự phát từ trạng thái năng lượng đó trong khoảng thời gian dt.
\r\n\r\nTrong đó N là số hạt nhân tồn tại ở thời\r\nđiểm t và A\r\nlà hoạt độ phóng xạ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Đơn vị: nghịch đảo của\r\ngiây (s).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Hoạt độ bằng hằng số phân\r\nrã nhân với số hạt nhân của nhân phóng xạ có mặt.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Hằng số phân rã liên quan\r\nvới thời gian bán rã, T1/2, của nhân phóng xạ theo công thức:
\r\n\r\nl =
\r\n\r\n3.159. Giới hạn quyết định
\r\n\r\nXem phần hoạt độ đáng kể nhỏ nhất\r\n(MSA)
\r\n\r\n3.160. Tháo dỡ3
\r\n\r\n1) Việc thực hiện các hành động hành\r\nchính và kỹ thuật để cho phép một cơ sở không phải chịu một vài hay tất cả các\r\nbiện pháp kiểm soát nhà nước (trừ kho chứa thải hoặc các cơ sở\r\nhạt nhân nhất định được sử dụng cho việc chôn thải các chất thải từ khai\r\nthác mỏ và xử lý vật liệu phóng xạ, thì dùng khái niệm "đóng cửa"\r\nthay cho “tháo dỡ”).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Tháo dỡ thường bao\r\ngồm việc dỡ bỏ hoàn toàn cơ sở (hoặc một phần của cơ sở), nhưng theo cách dùng\r\ncủa IAEA thì không nhất thiết như vậy. Ví dụ, một cơ sở có thể được tháo dỡ\r\nnhưng không dỡ bỏ và các kết cấu hiện có sẽ được sử dụng vào việc\r\nkhác (sau khi đã tẩy xạ)
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Việc sử dụng thuật ngữ tháo\r\ndỡ hàm ý rằng sẽ không sử dụng cơ sở (hoặc một phần của cơ sở) cho\r\ncác mục đích hiện tại nữa.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Các hành động tháo dỡ\r\nđược thực hiện tại thời điểm chấm dứt hoạt\r\nđộng của cơ sở, nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn của các nhân viên và dân\r\nchúng, đồng thời bảo vệ môi trường. Tùy thuộc vào yêu cầu luật pháp của Quốc gia, cơ sở hoặc phần còn lại của\r\ncơ sở có thể được coi là đã được tháo dỡ nếu cơ sở hoặc phần còn lại của\r\ncơ sở được sát nhập vào một cơ sở mới hoặc một cơ sở đang\r\ntồn tại, hoặc thậm chí nếu địa điểm có cơ sở đó vẫn chịu kiểm soát\r\nnhà nước hay kiểm soát của cơ quan, tổ chức.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 4 Các hành động cần phải bảo\r\nđảm bảo vệ lâu dài cho người dân và cho môi trường, và thường nhằm làm giảm mức\r\nnhân phóng xạ còn lại trong các vật liệu cũng như trong địa điểm có cơ sở, sao\r\ncho các vật liệu này có thể tái chế, tái sử dụng hoặc thải bỏ một cách an toàn\r\ngiống như là chất thải miễn trừ hoặc chất thải phóng xạ và địa điểm\r\nđó có thể được cho sử dụng không hạn chế hoặc tái sử\r\ndụng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 5 Đối với kho chứa thải, thuật\r\nngữ tương ứng là đóng cửa.
\r\n\r\n2) [Tất cả bước để cho phép các cơ\r\nsở hạt nhân, trừ các cơ sở chôn thải, không còn bị chịu sự kiểm\r\nsoát nhà nước nữa. Các bước này bao gồm tẩy xạ và dỡ bỏ] [5].
\r\n\r\n3.161. Kế hoạch tháo dỡ
\r\n\r\nTài liệu về các thông tin chi tiết cho\r\nviệc tháo dỡ cơ sở dự kiến.
\r\n\r\n3.162. Tẩy xạ
\r\n\r\nViệc loại bỏ hoàn toàn hoặc một phần nhiễm\r\nbẩn bằng một quá trình vật lý, hóa học hoặc sinh học được cân nhắc kỹ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Định nghĩa này bao gồm cả\r\ncác quá trình loại bỏ nhiễm bẩn khỏi người, thiết bị và các tòa nhà,\r\nnhưng không bao gồm việc loại bỏ các nhân phóng xạ từ bên trong cơ thể người,\r\nhoặc loại bỏ các nhân phóng xạ bằng các quá trình phong hóa hay di cư tự nhiên\r\n(các quá trình này không được coi là tẩy\r\nxạ).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Xem phần khắc phục.
\r\n\r\n3.163. Hệ số tẩy xạ
\r\n\r\nTỷ số giữa hoạt độ trên một đơn\r\nvị diện tích (hoặc đơn vị khối lượng hay thể tích) trước khi một kỹ thuật tẩy xạ\r\nđược áp dụng và hoạt độ trên một đơn vị diện tích (hoặc khối lượng hay\r\nthể tích) sau khi áp dụng kỹ thuật tẩy xạ đó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Tỷ số này có thể được quy\r\nđịnh cho một nhân phóng xạ riêng biệt hoặc cho tổng hoạt độ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Hoạt độ trên một đơn vị diện\r\ntích cả trước và sau khi áp dụng các kỹ thuật tẩy xạ cần phải trừ\r\ngiá trị hoạt độ phông.
\r\n\r\n3.164. Thải bỏ ngoài biển
\r\n\r\nXem phần thải bỏ (3).
\r\n\r\n3.165. Bảo vệ nhiều lớp theo chiều sâu
\r\n\r\n1) Việc triển khai một cách trình tự\r\ncác mức khác nhau của các thiết bị và quy trình\r\nkhác nhau để ngăn chặn sự phát triển của các sự cố vận hành dự đoán trước\r\nvà để duy trì hiệu quả của các rào chắn vật lý giữa nguồn bức xạ hoặc vật\r\nliệu phóng xạ và nhân viên, người dân hoặc môi trường, trong điều kiện làm việc\r\nbình thường và đối với một vài rào chắn, trong các tình huống tai nạn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Các mục tiêu của bảo vệ\r\nnhiều lớp theo chiều sâu là:
\r\n\r\na) Để bù lại sai sót của con người hoặc\r\nsai hỏng của máy móc;
\r\n\r\nb) Để duy trì hiệu quả của các rào cản\r\nbằng việc ngăn chặn các thiệt hại cho cơ sở và cho chính các rào cản;
\r\n\r\nc) Để bảo vệ nhân viên, người dân và\r\nmôi trường tránh khỏi nguy hại trong các điều kiện tai nạn khi các rào\r\ncản này không hoàn toàn có hiệu quả.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 INSAG định nghĩa 5 mức bảo\r\nvệ nhiều lớp theo chiều sâu:
\r\n\r\na) Mức 1: Ngăn chặn các hoạt động\r\nkhác thường và các sai hỏng.
\r\n\r\nb) Mức 2: Kiểm soát các hoạt động\r\nkhác thường và phát hiện các sai hỏng.
\r\n\r\nc) Mức 3: Kiểm soát các tai nạn\r\ntừ khâu thiết kế.
\r\n\r\nd) Mức 4: Kiểm soát các điều kiện\r\nnghiêm trọng của nhà máy, bao gồm ngăn chặn tiến triển của tai nạn và\r\nlàm giảm thiểu hậu quả của các tai nạn nghiêm trọng.
\r\n\r\ne) Mức 5: Làm giảm thiểu hậu quả phóng\r\nxạ do lượng đáng kể các vật liệu phóng xạ thoát\r\nra.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Các mức bảo vệ đôi khi được\r\nnhóm thành 3 lớp an toàn: phần cứng, phần mềm và kiểm soát quản lý.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 4 Trong thải chất thải,\r\nthuật ngữ đa rào chắn được sử dụng để mô tả khái niệm tương tự.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 5 Xem tài liệu tham khảo\r\n[14] để biết thêm thông tin.
\r\n\r\n2) Việc áp dụng nhiều hơn một biện\r\npháp bảo vệ cho mục tiêu an toàn đã đặt ra, là nhằm đảm bảo mục tiêu vẫn\r\nđạt được nếu một biện pháp bảo vệ bị trục trặc. [1]
\r\n\r\n3.166. Khu vực sàn/boong quy định
\r\n\r\nPhần khu vực của boong tàu thủy,\r\nhoặc sàn để xe cộ của tàu hoặc phà được phân định để dùng cho việc sắp xếp vật liệu\r\nphóng xạ. [2]
\r\n\r\n3.167. Tính tin cậy
\r\n\r\nĐây là thuật ngữ chung mô tả độ tin cậy\r\ntổng thể của một hệ thống; có nghĩa mức độ tin cậy chắc chắn đối với hệ thống\r\nnày. Độ tin cậy, tính sẵn sàng và sự\r\nan toàn là các thuộc tính của tính tin cậy.
\r\n\r\n3.168. Uran nghèo
\r\n\r\nXem phần uran.
\r\n\r\n3.169. Nồng độ không khí chuyển hóa\r\n(DAC)
\r\n\r\nGiới hạn chuyển hóa cho nồng độ\r\nhoạt độ trong không khí của một nhân phóng xạ xác định, được tính sao cho “Người\r\nchuẩn” hít thở không khí bị nhiễm bẩn không đối với nồng độ DAC, khi\r\nthực hiện hoạt động chân tay nhẹ trong một năm sẽ bị nhiễm xạ một liều\r\ntương ứng với giới hạn nhiễm xạ hàng năm đối với nhân phóng xạ đó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Giá trị các thông số được Ủy ban quốc tế về bảo vệ bức xạ đề xuất để tính\r\ntoán các giá trị DAC là tốc độ thở 1,2 m3/h và thời gian làm việc\r\ntrong một năm 2 000 h [15].
\r\n\r\n3.170. Giới hạn chuyển hóa
\r\n\r\nXem phần giới hạn.
\r\n\r\n3.171. Thiết kế
\r\n\r\n1) Quá trình\r\nvà kết quả của việc phát triển một khái niệm, các kế hoạch chi tiết, các tính\r\ntoán hỗ trợ và các đặc tính kĩ thuật cho một cơ sở và các bộ phận của cơ\r\nsở3.
\r\n\r\n2) Bản mô tả vật liệu phóng xạ dạng\r\nđặc biệt, vật liệu phóng xạ có độ phân tán thấp, gói hàng hoặc bọc gói\r\nhàng để chúng có thể hoàn toàn được nhận dạng. Bản mô tả này có thể bao gồm\r\ncác đặc tính kĩ thuật, bản vẽ kỹ thuật, báo cáo chứng minh sự phù hợp với các\r\nyêu cầu pháp luật, và các tài liệu khác có liên quan. [2]
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Định nghĩa này chặt chẽ hơn\r\nso với định nghĩa (1) và dùng riêng cho các Quy định về vận chuyển.
\r\n\r\n3.172. Cơ sở thiết kế
\r\n\r\nMột loạt các điều kiện và sự kiện\r\nđược xem xét một cách cụ thể trong thiết kế của một cơ sở theo\r\ncác tiêu chí đã thiết lập, sao cho cơ sở đó có thể chịu được các điều kiện\r\nvà sự kiện đó mà không vượt quá giới hạn cho phép thông qua việc\r\nvận hành các hệ thống an toàn đã lập kế hoạch trước.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Được sử dụng như một danh từ,\r\nvới định nghĩa như trên. Thuật ngữ này cũng thường được sử dụng như một tính từ\r\nđối với một số loại điều kiện hay sự kiện với nghĩa là "được bao gồm\r\ntrong cơ sở thiết kế"; ví dụ như trong tai nạn làm cơ sở thiết kế, các\r\nsự kiện bên ngoài làm cơ sở thiết kế và động đất làm cơ sở thiết kế.
\r\n\r\n3.173. Tai nạn sử dụng làm cơ sở thiết\r\nkế
\r\n\r\nXem phần các tình trạng của nhà máy.
\r\n\r\n3.174. Các sự kiện bên ngoài làm cơ sở\r\nthiết kế
\r\n\r\nCác sự kiện bên ngoài hoặc tập\r\nhợp các sự kiện bên ngoài được xem xét trong cơ sở thiết kế cho\r\ntoàn bộ hoặc của một phần của cơ sở.
\r\n\r\n3.175. Giá trị xác suất làm cơ sở thiết\r\nkế (DBPV)
\r\n\r\nGiá trị xác suất hàng năm đối với một\r\nloại sự kiện cụ thể gây ra các hậu quả phóng xạ không thể chấp nhận được.\r\nĐây là tỷ số giữa mức xác suất sàng lọc và giá trị xác suất điều kiện.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Thuật ngữ này được sử dụng\r\ntrong quá trình sàng lọc chi tiết các sự\r\nkiện để đánh giá địa điểm.
\r\n\r\n3.176. Thời gian có ý nghĩa của thiết\r\nkế
\r\n\r\nXem phần thời gian hoạt động.
\r\n\r\n3.177. Giới hạn phát hiện
\r\n\r\nXem phần hoạt độ nhỏ nhất có thể\r\nphát hiện được.
\r\n\r\n3.178. Mức xác định
\r\n\r\nXem phần hoạt độ nhỏ nhất có thể\r\nphát hiện được.
\r\n\r\n3.179. Phân tích tất định
\r\n\r\nPhân tích sử dụng (đối với các\r\nthông số cơ bản) các giá trị bằng một con số (được lấy để có xác suất bằng 1),\r\nđể có kết quả là một giá trị duy nhất.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Trong an toàn hạt nhân,\r\nđiều này hàm ý là chỉ tập trung vào loại tai nạn, việc chất phóng xạ thoát ra và hậu quả, mà không xem xét đến xác\r\nsuất các chuỗi sự kiện khác nhau.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Thường được sử dụng với\r\ncác giá trị "ước tính tốt nhất" hoặc "các giá trị ước tính dè dặt"\r\ndựa trên đánh giá của chuyên gia và sự nắm rõ về hiện tượng đang được mô hình\r\nhóa.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Các thuật ngữ đối lập: phân\r\ntích xác suất hoặc các phân tích ngẫu nhiên. Xem phần phân tích\r\nxác suất.
\r\n\r\n3.180. Hiệu ứng tất định
\r\n\r\nXem phần các ảnh hưởng đến sức khỏe (của bức xạ).
\r\n\r\n3.181. Tác hại
\r\n\r\nXem phần tác hại của bức xạ.
\r\n\r\n3.182. Độ lệch
\r\n\r\nSự sai lệch khỏi các yêu cầu đã quy định.\r\nXem thêm INES.
\r\n\r\n3.183. Chiếu xạ chẩn đoán
\r\n\r\nXem phần phơi xạ, các loại\r\nchiếu xạ y tế.
\r\n\r\n3.184. Khuếch tán
\r\n\r\nSự chuyển động tương đối của các nhân\r\nphóng xạ so với môi trường mang nó do sự chênh lệch về nồng độ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Thường được sử dụng đối với\r\nchuyển động tương đối của nhân phóng xạ\r\ntrong không khí so với môi trường không khí (ví dụ do xả thải hoặc do các tai nạn),\r\nvà đối với chuyển động tương đối của nhân phóng xạ hòa tan so với nước (ví dụ\r\ntrong nước ngầm hoặc nước bề mặt, việc di cư của nhân phóng xạ sau khi thải, hoặc\r\ntrong nước bề mặt từ xả thải).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Xem thêm phần bình lưu\r\n(nhân phóng xạ không chuyển động tương đối so với môi trường, nhưng lại chuyển động cùng môi trường) và phát tán.
\r\n\r\n3.185. Nguyên nhân trực tiếp
\r\n\r\nXem phần nguyên nhân.
\r\n\r\n3.186. Thải bỏ trực tiếp
\r\n\r\nXem phần thải bỏ (1).
\r\n\r\n3.187. Tương đương liều có hướng
\r\n\r\nXem phần các đại lượng tương đương\r\nliều.
\r\n\r\n3.188. Xả thải
\r\n\r\n1) Việc xả vật liệu phóng xạ (thường\r\nlà khí hoặc lỏng) ra môi trường một cách có kế hoạch và có kiểm soát.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Nói một cách chặt chẽ, đây\r\nlà hành động hay quá trình đưa vật liệu\r\nra môi trường, nhưng cũng được sử dụng để mô tả vật liệu được thoát ra hoặc bị thoát\r\nra.
\r\n\r\n3.188.1. Sự xả thải được cấp phép
\r\n\r\nViệc xả thải tuân theo các điều kiện của\r\ngiấy phép.
\r\n\r\n3.188.2. Xả thải phóng xạ
\r\n\r\nCác chất phóng xạ sinh ra từ một nguồn\r\nphóng xạ của một công việc bức xạ được xả ra môi trường dưới dạng khí, sol khí,\r\nlỏng hay rắn, thường là với mục đích pha loãng hoặc phát tán. [1]
\r\n\r\n2) [Một hoạt động xả có kế hoạch và có\r\nkiểm soát, các vật liệu phóng xạ lỏng hoặc khí sinh ra từ hoạt động bình thường\r\ncủa các cơ sở hạt nhân chịu quản lý ra môi trường trong giới hạn được cơ\r\nquan quản lý cho phép]. [5]
\r\n\r\n3.189. Lan truyền
\r\n\r\nSự lan rộng của vật liệu phóng xạ\r\ntrong môi trường.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Thuật ngữ này được sử dụng với\r\nnghĩa rất chung, không hàm ý là có sự tham gia của quá trình hay hiện tượng cụ\r\nthể nào, ví dụ như việc lan truyền không kiểm soát được của vật liệu thoát ra từ hệ\r\nthống giam giữ hoặc từ một nguồn kín bị hư hại của vật liệu phóng xạ dạng đặc\r\nbiệt hay vật liệu phóng xạ có độ phát tán thấp.
\r\n\r\n3.190. Phát tán
\r\n\r\nSự lan rộng của nhân phóng xạ trong\r\nkhông khí (phát tán khí động học) hoặc nước (phát tán thủy động học), chủ yếu gây ra do các quá trình vật lý có ảnh hưởng đến tốc độ của các phân tử khác nhau trong\r\nmôi trường.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Thường được sử dụng với\r\nnghĩa chung hơn, kết hợp tất cả các quá trình\r\n(bao gồm cả sự khuếch tán phân tử) gây nên sự lan truyền. Thuật ngữ phát tán\r\ntrong không khí và phát tán thủy động học\r\nđược sử dụng với nghĩa chung này riêng rẽ cho các đám trong không khí và nước.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Nghĩa của thuật ngữ này giống\r\nnhư lan truyền, nhưng phát tán được sử dụng với nghĩa cụ thể theo\r\nđịnh nghĩa trên, trong khi thuật ngữ lan truyền được sử dụng với nghĩa chung hơn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Xem thêm phần bình lưu\r\nvà khuếch tán.
\r\n\r\n3.191. Thải bỏ
\r\n\r\n1) Việc đặt chất thải tại một cơ\r\nsở thích hợp và không có ý định thu hồi lại.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Ở một số Quốc gia, thuật\r\nngữ thải bỏ được sử dụng bao gồm cả xả thải ra môi trường.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Ở một số Quốc gia, thuật\r\nngữ thải bỏ được sử dụng một cách hành chính để bao gồm cả việc nung chất\r\nthải hoặc chuyển giao chất thải giữa các cơ sở.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Trong các ấn phẩm của\r\nIAEA, thuật ngữ thải bỏ được sử dụng\r\ntheo định nghĩa nghiêm ngặt ở trên.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 4 Trong nhiều trường hợp, phần\r\nquan trọng nhất trong định nghĩa này là sự phân biệt giữa thải bỏ (không\r\ncó ý định thu hồi lại) và lưu giữ (có ý định thu hồi lại). Trong những\r\ntrường hợp như vậy thì không cần định nghĩa; để phân biệt có thể chỉ cần có chú\r\nthích khi sử dụng thuật ngữ lần đầu (ví dụ: "Việc sử dụng thuật ngữ thải bỏ\r\nchỉ ra là không có ý định thu hồi chất thải. Nếu có ý định thu hồi chất\r\nthải tại bất kỳ thời điểm nào trong tương lai thì sử dụng thuật ngữ lưu\r\ngiữ.").
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 5 Thuật ngữ thải bỏ\r\nhàm ý không có ý định thu hồi; chứ không có nghĩa là không thể thu hồi được.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 6 Đối với việc lưu giữ trong\r\nmột cơ sở có cả lưu giữ và thải bỏ, sẽ phải quyết định vào\r\nthời điểm đóng cửa và sẽ di dời chất thải lưu giữ hay sẽ thải bỏ nó bằng\r\ncách bê tông hóa, quyết định liên quan đến việc có thu hồi hay không sẽ để ngỏ\r\ncho đến khi đóng cửa cơ sở.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 7 Đối lập với thuật ngữ lưu\r\ngiữ.
\r\n\r\n3.191.1. Thải bỏ trực tiếp
\r\n\r\nViệc thải bỏ nhiên liệu đã qua sử dụng\r\nnhư là chất thải.
\r\n\r\n3.191.2. Chôn thải địa chất
\r\n\r\nViệc chôn thải trong các kho trong\r\nlòng đất.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Xem thêm phẩn nơi chôn\r\ncất, bãi chôn thải..
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Thuật ngữ chôn chất thải\r\ntrung bình đôi khi cũng được sử dụng đối với việc chôn thải chất thải mức\r\nthấp và trung bình, ví dụ trong các hố khoan trong lòng đất (tức là giữa\r\nchôn thải nông và chôn thải địa chất)
\r\n\r\n3.191.3. Chôn thải nông
\r\n\r\nChôn thải, có hoặc không có\r\ncác rào chắn kỹ thuật, trong bãi thải nông.
\r\n\r\n3.191.4. Chôn thải dưới đáy biển
\r\n\r\nChôn thải trong các hốc địa\r\nchất trong các lớp đá nằm dưới đáy biển.
\r\n\r\n2) [Việc đặt nhiên liệu đã qua sử dụng\r\nhoặc chất thải phóng xạ tại một cơ sở thích hợp mà không có ý định\r\nthu hồi lại]. [5]
\r\n\r\n3) Hành động hoặc quá trình loại bỏ chất\r\nthải mà không định thu hồi lại.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Thuật ngữ thải bỏ ngoài\r\nkhơi và chôn thải ở đáy biển thì không đúng với định nghĩa (1) hoặc\r\n(2), thế nhưng nhất quán với nghĩa của thuật ngữ thải bỏ được sử dụng.
\r\n\r\n3.191.5. Thải bỏ ngoài biển
\r\n\r\nViệc thải bỏ các chất thải đã\r\nđược đóng trong các công-te-nơ ở sâu dưới đáy biển.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Thuật ngữ 'dìm dưới biển'\r\ncũng thường được sử dụng, nhưng không\r\nchính thức, nên không được sử dụng trong các ấn phẩm của IAEA.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Cách thức thải bỏ này được\r\náp dụng cho đến năm 1982 theo các yêu cầu của Công ước London 1972 [13].
\r\n\r\n3.191.6. Chôn thải ở đáy biển
\r\n\r\nViệc đặt chất thải đã\r\nđược đóng gói trong các công-te-nơ phù hợp tại độ sâu nào đó trong các lớp\r\ntrầm tích ở đáy đại dương.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Việc này có thể thực hiện bằng\r\ncách đặt trực tiếp, hoặc đặt chất thải vào thùng có khả năng đâm xuyên\r\nđược thiết kế đặc biệt rồi thả xuống biển và thùng đó sẽ tự gắn vào lớp trầm\r\ntích.
\r\n\r\n3.192. Cơ sở chôn thải
\r\n\r\nĐồng nghĩa với bãi chôn thải, nơi\r\nchôn cất.
\r\n\r\n3.193. Kế hoạch giao hàng
\r\n\r\nViệc giao, hoặc thu xếp để giao, chất\r\nthải phóng xạ cho nơi nhận (trung gian hoặc cuối cùng), ví dụ như để chế\r\nbiến, chôn thải hoặc lưu giữ.
\r\n\r\n3.194. Nguồn để vứt bỏ
\r\n\r\nXem phần nguồn (2)
\r\n\r\n3.195. Tính đa dạng
\r\n\r\nViệc có hai hoặc nhiều hệ thống\r\nhay bộ phận dư thừa để thực hiện một chức năng nhất định, trong đó, các hệ\r\nthống hoặc bộ phận khác nhau thì có các thuộc tính khác nhau nhằm\r\nlàm giảm khả năng sai hỏng do nguyên nhân chung, bao gồm cả sai hỏng\r\ntheo phương thức chung.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Ví dụ về các thuộc tính khác\r\nnhau: Các điều kiện vận hành khác nhau, nguyên lý làm việc khác nhau hoặc các\r\nnhóm thiết kế khác nhau (và do đó có tính đa dạng về chức năng), và các kích\r\nthước khác nhau của thiết bị, các hãng sản xuất khác nhau, và các loại thiết bị\r\nsử dụng các phương pháp vật lý khác nhau\r\n(do đó có sự đa dạng vật lý)
\r\n\r\n3.196. Liều
\r\n\r\n1) Đại lượng đo năng lượng mà một bia\r\nnhận được từ bức xạ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Định nghĩa của các đại lượng đo quan trọng nhất của liều, xem phần\r\ncác đại lượng liều và khái niệm liều.
\r\n\r\n2) Liều hấp thụ, liều nhiễm tương\r\nđương, liều nhiễm hiệu dụng, liều hiệu dụng, liều tương đương hoặc liều cơ\r\nquan, được sử dụng trong từng ngữ cảnh cụ thể.
\r\n\r\n3.196.1. Liều nhiễm
\r\n\r\nLiều nhiễm tương đương hoặc liều\r\nnhiễm hiệu dụng.
\r\n\r\n3.197. Hệ số hiệu dụng suất liều và liều\r\n(DDREF)
\r\n\r\nTỉ số giữa giá trị rủi ro hoặc tác\r\nhại bức xạ trên một đơn vị liều hiệu dụng đối với liều và/hay\r\nsuất liều cao, và giá trị đối với liều hay suất liều thấp.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Được sử dụng trong việc ước\r\ntính hệ số rủi ro đối với các liều và suất liều thấp từ các quan sát, và các\r\nphát hiện dịch tễ học tại liều và suất liều cao.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Thay thế cho hệ số hiệu dụng\r\nsuất liều (DREF)
\r\n\r\n3.198. Đánh giá liều
\r\n\r\nXem phần đánh giá (1).
\r\n\r\n3.199. Hệ số liều
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Được Ủy ban bảo vệ phóng xạ thế quốc tế và các tổ chức khác\r\nsử dụng với nghĩa tương tự như thuật ngữ liều trên một đơn vị nhiễm xạ,\r\nnhưng đôi khi cũng được sử dụng để mô tả các hệ số khác chỉ sự liên quan giữa\r\nlượng hay nồng độ hoạt độ với liều hay suất liều, chẳng hạn như suất\r\nliều bên ngoài tại một khoảng cách nhất định từ bề mặt với lượng hoạt độ nhất\r\nđịnh trên một đơn vị diện tích của một nhân phóng xạ xác định. Để tránh nhầm lẫn,\r\nnên cẩn thận khi dùng thuật ngữ hệ số liều.
\r\n\r\n3.200. [Nhiễm liều]
\r\n\r\nXem phần các khái niệm về liều.
\r\n\r\n3.201. Các khái niệm về liều
\r\n\r\n3.201.1. Liều năm
\r\n\r\nLiều do chiếu xạ bên ngoài trong một\r\nnăm cộng thêm liều nhiễm từ việc hấp thụ nhân phóng xạ vào cơ thể trong\r\nnăm đó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Đây là liều cá nhân, trừ\r\nkhi được nói khác.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Thuật ngữ liều năm\r\nnày nói chung không thực sự là liều bị nhận thực trong năm đang xem xét,\r\nvì liều nhận thực này cần bao gồm các liều nhận được từ các nhân\r\nphóng xạ còn lại trong cơ thể do hấp thụ từ những năm trước, và không\r\nbao gồm liều tính cho các năm tiếp theo gây ra bởi hấp thụ nhân\r\nphóng xạ trong năm đang xem xét.
\r\n\r\n3.201.2. Liều có thể tránh
\r\n\r\nLiều có thể tránh được nếu\r\náp dụng một hoặc nhiều biện pháp đối phó.
\r\n\r\n3.201.3. Liều tránh được
\r\n\r\nLiều được ngăn chặn bằng\r\nviệc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp đối phó, nghĩa là sự khác nhau giữa liều\r\ndự kiến nếu không áp dụng (các) biện pháp đối phó và liều dự kiến\r\ntrong thực tế.
\r\n\r\n3.201.4. Liều tập thể
\r\n\r\nTổng liều bức xạ mà một nhóm người dân\r\nphải chịu.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Đây là tổng cộng của tất cả\r\nliều cá nhân của các thành viên trong một\r\nnhóm người dân. Nếu liều tiếp tục kéo dài trong hơn một năm, thì liều cá nhân\r\nphải được tích hợp theo thời gian. Trừ khi được\r\nquy định khác, thời gian mà theo đó liều được tích hợp là vô hạn; nếu có giới hạn\r\ntrên về thời gian tích hợp, thì liều tập thể được mô tả như là "cụt"\r\ntại thời điểm đó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Trừ khi được quy định khác, liều liên quan thường là liều\r\nhiệu dụng (xem phần liều hiệu dụng tập thể, cho định nghĩa chính thức).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Đơn vị: người-sievert (người\r\nSv). Đây chính là một sievert, nhưng đơn vị người-sievert được sử dụng để phân\r\nbiệt liều tập thể với liều cá nhân là giá trị đo được bằng liều\r\nkế (cũng giống như thuật ngữ "người-giờ" được sử dụng để đo tổng\r\ncác nỗ lực dành cho một nhiệm vụ, phân biệt với thời gian đã trôi qua đo bằng đồng\r\nhồ).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 4 Thuật ngữ đối lập liều\r\ncá nhân.
\r\n\r\n3.201.5. Liều nhiễm
\r\n\r\nLiều suốt đời do nhiễm xạ\r\ngây ra.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Thuật ngữ này thay thế cho\r\nthuật ngữ nhiễm liều.
\r\n\r\n3.201.6. Nhiễm liều
\r\n\r\nTổng liều cuối cùng sẽ phải nhận do một\r\nsự kiện (ví dụ do vật liệu phóng xạ thoát\r\nra), một hoạt động cố ý hoặc một phần giới hạn của công việc.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Nên sử dụng các thuật ngữ cụ\r\nthể và chính xác hơn như nhiễm liều hoặc liều\r\ntập thể.
\r\n\r\n3.201.7. Liều cá nhân
\r\n\r\nLiều mà một cá nhân phải chịu.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Thuật ngữ đối lập: liều tập\r\nthể
\r\n\r\n3.201.8. Liều trong đời
\r\n\r\nTổng liều một cá nhân nhận được trong\r\nsuốt cuộc đời của cá nhân đó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Trong thực tế, thường được\r\nước tính là tổng của các liều năm. Vì liều năm bao gồm liều\r\nnhiễm, một vài phần trong một vài giá trị liều năm có thể thực tế là không\r\nđược cá nhân nhận trong cuộc đời người đó, và vì thế ước tính này có thể cao\r\nhơn liều trong đời thực.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Để đánh giá liều trong đời\r\ncho tương lai, thường coi thời gian sống là 70 năm.
\r\n\r\n3.201.9. Liều dự kiến
\r\n\r\nLiều được cho là nhận được nếu một hoặc\r\nnhiều biện pháp đối phó - hoặc đặc biệt là không có biện pháp đối phó nào - được\r\nthực hiện.
\r\n\r\n3.201.10. Liều dư lại
\r\n\r\nTrong chiếu xạ trường diễn, đây là liều\r\nđược cho là phải nhận trong tương lai sau khi biện pháp can thiệp đã được\r\nchấm dứt (hoặc đã quyết định không can thiệp).
\r\n\r\n3.202. Kiềm chế liều
\r\n\r\n1) Sự giới hạn về liều cá nhân\r\nnhận được từ một nguồn, có thể coi đó là giới hạn trên về liều trong tối\r\nưu hóa bảo vệ và an toàn cho nguồn đó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Trong chiếu xạ y tế, các mức\r\nkiềm chế liều nên được coi là các mức chỉ dẫn, trừ khi sử dụng để tối ưu\r\nhóa việc bảo vệ những người bị chiếu xạ vì mục đích nghiên cứu y tế hoặc những\r\nngười (không phải là nhân viên) giúp đỡ việc chăm sóc, hỗ trợ hay an ủi các bệnh\r\nnhân bị chiếu xạ.
\r\n\r\n2) Giới hạn tương lai liên quan đến\r\nnguồn đối với liều cá nhân nhận được từ một nguồn được dùng làm giới hạn\r\ntrong việc tối ưu hóa bảo vệ và an toàn của nguồn đó. Đối với chiếu xạ\r\nnghề nghiệp, kiềm chế liều là giá trị liều cá nhân liên quan\r\nvới nguồn được sử dụng để giới hạn các lựa chọn trong quá trình tối\r\nưu hóa. Đối với chiếu xạ dân chúng, kiềm chế liều là giới hạn trên của\r\nliều hàng năm người dân có thể nhận được từ bất cứ nguồn chịu kiểm soát\r\nnào. Liều mà trong đó kiềm chế liều áp dụng là liều năm đối với bất kỳ nhóm người trọng yếu nào, và được cộng từ tất cả các\r\nđường chiếu xạ có thể có khi vận hành một nguồn được kiểm soát. Kiềm chế liều\r\nđối với mỗi nguồn là nhằm đảm bảo rằng tổng các liều đối với nhóm\r\nngười trọng yếu từ tất cả các nguồn được kiểm soát vẫn nằm trong giới\r\nhạn liều. Đối với chiếu xạ y tế các mức kiềm chế liều nên coi\r\nlà các mức chỉ dẫn, trừ khi được sử dụng trong tối ưu hóa việc bảo vệ\r\ncho người bị chiếu xạ vì mục đích nghiên cứu y học, hoặc những người (không phải\r\nlà nhân viên) trợ giúp chăm sóc, hỗ trợ hay an ủi bệnh nhân bị chiếu xạ. [1]
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Định nghĩa này theo một mức\r\nđộ nào đó thì đã đi xa hơn sự giải thích về khái niệm kiềm chế liều của Ủy ban bảo vệ phóng xạ quốc tế (16].
\r\n\r\n3.203. Qui ước về chuyển đổi liều
\r\n\r\nLà mối quan hệ giả định giữa chiếu\r\nxạ năng lượng alpha tiềm tàng và liều hiệu dụng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Thường được sử dụng để ước tính các liều từ việc phơi xạ đo được\r\nhoặc ước tính được đối với radon.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Đơn vị: mSv trên J.h/m3.
\r\n\r\n3.204. [Tương đương liều]
\r\n\r\nTích số của liều hấp thụ tại một điểm\r\ntrong mô hoặc cơ quan của cơ thể và hệ số chất lượng đối với loại bức\r\nxạ làm tăng liều.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Là đại lượng đo của liều\r\nđối với một mô hoặc cơ quan, được xây dựng để phản ánh về định lượng sự nguy hại\r\nđược gây ra.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Đại lượng do Ủy ban các đơn vị và đo lường quốc tế sử dụng\r\ntrong việc định nghĩa các đại lượng vận\r\nhành tương đương liều môi trường xung quanh, tương đương liều có hướng và tương đương liều cá nhân (xem phần các đại\r\nlượng liều). Đại lượng tương đương liều đã được thay thế bằng thuật ngữ liều\r\ntương đương khi sử dụng cho mục đích bảo vệ bức xạ. [1]
\r\n\r\n3.204.1. [Tương đương liều hiệu dụng,\r\nHE]
\r\n\r\nĐại lượng đo liều được xây dựng\r\nđể phản ánh rủi ro liên quan đến liều, được tính là tổng được lấy trọng\r\nsố của tương đương liều trong các mô khác nhau của cơ thể.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Được thay thế bởi liều hiệu\r\ndụng.
\r\n\r\n3.205. Các đại lượng tương đương liều
\r\n\r\n3.205.1. Tương đương liều môi trường xung quanh, H*(d)
\r\n\r\nTương đương liều sinh ra bởi\r\ntrường bức xạ định hướng mở rộng trong quả cầu ICRU tại độ sâu d trên\r\nbán kính ngược với hướng của trường xạ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Thông số được xác định tại một điểm trong trường bức xạ.\r\nĐược sử dụng như là một đại lượng có thể đo được trực tiếp thay thế cho liều\r\nhiệu dụng khi giám sát chiếu xạ ngoài.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Giá trị d khuyến\r\ncáo cho bức xạ đâm xuyên mạnh là 10 mm.
\r\n\r\n3.205.2. Tương đương liều có hướng,\r\nH’(d,W)
\r\n\r\nTương đương liều sinh ra bởi trường mở\r\nrộng trong quả cầu ICRU tại độ sâu d theo bán kính có hướng W.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Thông số được xác định tại\r\nmột điểm trong trường bức xạ. Được sử dụng\r\nnhư là một đại lượng có thể đo được trực tiếp thay thế cho liều tương đương tại da khi giám sát chiếu xạ ngoài.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Giá trị d khuyến\r\ncáo cho mức bức xạ xuyên yếu là 0,07 mm.
\r\n\r\n3.205.3. [Tương đương liều cá nhân,\r\nđâm xuyên, HP(d)]
\r\n\r\nXem phần các đại lượng tương đương liều:\r\ntương đương liều cá nhân.
\r\n\r\n3.205.4. [Tương đương liều cá nhân, bề\r\nmặt, Hs(d)]
\r\n\r\nXem phần các đại lượng tương đương liều:\r\ntương đương liều cá nhân.
\r\n\r\n3.205.5. Tương\r\nđương liều cá nhân, HP(d)
\r\n\r\nLà tương\r\nđương liều trong mô mềm bên dưới một điểm trên cơ thể tại độ sâu thích hợp d.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Thông số sử dụng trong BSS\r\nnhư một đại lượng có thể đo được trực tiếp để thay thế cho liều tương đương\r\ntrong mô và các cơ quan trong cơ thể hoặc (với d = 10 mm) cho liều hiệu\r\ndụng, trong giám sát liều cá nhân do chiếu ngoài.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Giá trị d được khuyến cáo là 10 mm cho bức xạ đâm xuyên mạnh\r\nvà 0,07 mm cho bức xạ đâm xuyên yếu. ‘Mô mềm’ thường được coi như là quả cầu\r\nICRU
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Đây là thuật ngữ được Ủy ban các đơn vị bức xạ và đo lường quốc tế\r\nkhuyến cáo [17,18] nhằm đơn giản hóa hai thuật ngữ riêng biệt là tương đương\r\nliều cá nhân, xuyên qua, HP(d), và tương đương liều cá nhân, bề mặt,\r\nHs(d), xác định trong Tài liệu tham khảo [19].
\r\n\r\n3.206. Giới hạn liều
\r\n\r\nXem phần giới hạn.
\r\n\r\n3.207. Liều trên một đơn vị nhiễm xạ
\r\n\r\nLiều nhiễm hiệu dụng do hấp thu một\r\nđơn vị hoạt độ của một nhân phóng xạ ở một dạng hóa học nhất định thông qua các con\r\nđường nhất định (thường là tiêu hóa hoặc hô hấp).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Các giá trị được đưa ra\r\ntrong BSS [1] và được Ủy ban bảo vệ phóng\r\nxạ quốc tế khuyến cáo. [20]
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Đối với nhiễm xạ,\r\nđây là từ đồng nghĩa với hệ số liều.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Đơn vị: Sv/Bq.
\r\n\r\n3.208. Các đại lượng liều
\r\n\r\n3.208.1. Liều hấp thụ, D
\r\n\r\nĐây là đại lượng đo liều cơ bản D, được\r\nxác định như sau:
\r\n\r\nTrong đó, d là\r\nnăng lượng trung bình của bức xạ ion hóa truyền tới vật chất trong một\r\nđơn vị thể tích và dm là khối lượng của vật chất trong một đơn vị thể tích. [1]
CHÚ THÍCH 1 Năng lượng có thể được lấy\r\ntrung bình trên một thể tích xác định nào đó, liều trung bình là bằng tổng\r\nnăng lượng được truyền trong thể tích chia cho khối lượng của thể tích đó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Liều hấp thụ được\r\nxác định tại một điểm, còn đối với liều trung bình trong mô hoặc cơ quan\r\ncủa cơ thể thì xem phần liều cơ quan.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Đơn vị: gray (Gy), và bằng\r\n1 J/kg (trước đây, người ta sử dụng rad).
\r\n\r\n3.208.2. Liều hiệu dụng\r\ntập thể, S
\r\n\r\nTổng liều hiệu dụng S đối với một\r\nnhóm dân chúng, và được xác định như sau:
\r\n\r\nTrong đó, Ei chính là liều\r\nhiệu dụng trung bình trong nhóm\r\nnhỏ dân chúng i và Ni\r\nlà số cá thể trong nhóm. Liều hiệu dụng tập thể cũng có thể được xác định\r\ntheo tích phân:
\r\n\r\nTrong đó, là\r\nsố các cá thể nhận liều hiệu dụng giữa E và E+dE.4)
Liều hiệu dụng tập thể Sk bị nhiễm do\r\nmột sự kiện, một hành động chủ ý hoặc một phần giới hạn của một công việc\r\nk được cho bởi:
\r\n\r\nTrong đó là\r\nsuất liều hiệu dụng tập thể tại thời điểm t gây ra bởi k. [1].
3.208.3. Liều nhiễm hiệu dụng, E(t)
\r\n\r\nĐại lượng, E(t), được xác định\r\nnhư sau:
\r\n\r\nTrong đó; H(t) là liều nhiễm tương đương đối với mô T\r\nlấy tích phân trong thời gian t và wT là trọng số mô T. Nếu\r\nt không được\r\nxác định, thời gian này sẽ là 50 năm đối với người trưởng thành và 70 năm đối với trẻ em. [1]
\r\n\r\n3.208.4. Liều nhiễm tương đương, HT(t)
\r\n\r\nĐại lượng HT(t), được xác định\r\nnhư sau:
\r\n\r\nTrong đó, to là thời\r\nđiểm hấp thu, là suất liều\r\ntương đương tại thời điểm t trong cơ quan hoặc mô T và t là thời gian trôi\r\nqua sau khi hấp thu chất phóng xạ. Nếu t không được xác định,\r\nthì liều nhiễm tương đương sẽ là 50 năm cho người trưởng thành và 70 năm\r\ncho trẻ em. [1]
3.208.5. Liều hiệu dụng, E
\r\n\r\nĐại lượng E, được xác định\r\nnhư là tổng của liều tương đương của mô và mỗi liều đó được nhân\r\nvới trọng số mô:
\r\n\r\nTrong đó, HT là liều\r\ntương đương trong mô T và wT là trọng số của mô T.
\r\n\r\nTừ định nghĩa về liều tương đương, thì\r\nsẽ có:
\r\n\r\nở đây, wR là trọng số\r\nbức xạ đối với bức xạ R và DT,R là liều hấp\r\nthụ trung bình trong cơ\r\nquan hoặc trong mô T.\r\n[1]
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Đơn vị của liều hiệu dụng\r\nlà sievert(Sv), và bằng 1 J/kg. Đại lượng rem, tương đương với 0,01 Sv, đôi khi cũng được sử dụng là\r\nđơn vị của liều tương đương và liều hiệu dụng. Không nên sử dụng\r\nđơn vị này (rem), trừ khi trích dẫn trực tiếp từ các tài liệu. Trong trường\r\nhợp đó, nên ghi thêm giá trị\r\ntheo đơn vị sieverts trong dấu ngoặc.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Liều hiệu dụng là một\r\nphép đo của liều, được xây dựng để phản ánh lượng nguy hại bức xạ có thể có do liều đó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Các giá trị của liều hiệu\r\ndụng từ mọi loại bức xạ và phương\r\nthức phơi xạ đều có thể so sánh trực tiếp.
\r\n\r\n3.208.6. Liều tương đương, HT
\r\n\r\nĐại lượng HT,R, được\r\nxác định như sau:
\r\n\r\nHT,R\r\n= wRDT,R
\r\n\r\nTrong đó, DT,R là liều\r\nhấp thụ do bức xạ loại R tạo ra được lấy trung bình trong một mô hay\r\nmột cơ quan T và wR là hệ trọng số bức xạ đối với bức xạ loại\r\nR. Nếu trường bức xạ gồm nhiều loại bức xạ khác nhau có các giá trị wR\r\nkhác nhau, thì liều tương đương là:
\r\n\r\n[1]
CHÚ THÍCH 1 Đơn vị của liều tương đương là sievert (Sv), bằng với 1 J/kg. Đại\r\nlượng rem, bằng 0,01 Sv, đôi khi cũng được sử dụng làm đơn vị của liều\r\ntương đương và liều tập thể.\r\nKhông nên sử dụng đơn vị này (rem), trừ khi trích dẫn trực tiếp từ các ấn phẩm,\r\ntrong trường hợp đó, nên ghi thêm giá trị theo đơn vị sieverts trong dấu ngoặc.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Liều tương đương là đại lượng đo của liều đối với\r\nmô hoặc cơ quan của cơ thể, được xây dựng để phản ánh lượng nguy hại gây ra.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Các giá trị của liều\r\ntương đương đối với một mô xác định từ bất kỳ loại bức xạ nào đều có thể so\r\nsánh trực tiếp.
\r\n\r\n3.208.7. Liều cơ quan
\r\n\r\nLiều hấp thụ trung bình DT\r\ntrong một mô hoặc cơ quan xác định T của cơ thể, được cho bởi:
\r\n\r\nTrong đó, mT là khối\r\nlượng của mô hoặc cơ quan, D là liều hấp thụ trên đơn vị khối lượng dm\r\nvà eT là tổng năng\r\nlượng được truyền.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Đôi khi cũng được gọi là liều mô.
\r\n\r\n3.209. Suất liều
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Mặc dù về nguyên tắc, suất\r\nliều có thể được xác định theo bất kỳ đơn vị thời gian nào (ví dụ liều\r\nnăm, về kỹ thuật mà nói cũng là suất liều), trong các ấn phẩm của IAEA, thuật\r\nngữ suất liều chỉ nên dùng trong văn cảnh có thời gian ngắn, ví dụ, liều\r\ntrên giây hoặc liều trên giờ.
\r\n\r\n3.210. [Hệ số hiệu quả suất liều\r\n(DREF)]
\r\n\r\nTỷ số giữa rủi ro trên đơn vị liều\r\nhiệu dụng đối với suất liều cao và rủi ro trên đơn vị liều hiệu dụng\r\nđối với suất liều thấp.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Đã được thay thế bởi hệ số\r\nhiệu quả liều và suất liều (DDREF).
\r\n\r\n3.211. Nguyên lý ngẫu nhiên kép
\r\n\r\nXem phần tiêu chí sai hỏng đơn.
\r\n\r\n3.212. Bộ phận hoạt động nhờ lực dẫn động
\r\n\r\nBộ phận như bơm hoặc van hoạt động nhờ\r\nbộ phận cấp lực dẫn động.
\r\n\r\n3.213. Lưu giữ khô
\r\n\r\nXem phần lưu giữ.
\r\n\r\n\r\n\r\n3.214. Hiệu ứng sớm
\r\n\r\nXem phần các hiệu ứng sức khỏe (của\r\nbức xạ).
\r\n\r\n3.215. Liều hiệu dụng
\r\n\r\nXem phần các đại lượng liều.
\r\n\r\n3.216. Tương đương liều hiệu dụng
\r\n\r\nXem phần tương đương liều.
\r\n\r\n3.217. Thời gian bán hủy hiệu dụng
\r\n\r\nXem phần thời gian bán hủy (2)
\r\n\r\n3.218. Tình trạng khẩn cấp
\r\n\r\nMột tình huống bất thường xảy ra đòi hỏi\r\nphải có hành động kịp thời, trước hết nhằm giảm thiểu rủi ro hay hậu quả bất lợi\r\ncho sức khỏe và sự an toàn của con người,\r\nchất lượng của cuộc sống, tài sản hay môi trường. Các tình huống này bao gồm các\r\ntình trạng khẩn cấp phóng xạ hoặc hạt nhân và các tình trạng khẩn cấp\r\nthông thường như hỏa hoạn, rò rỉ hóa chất\r\nđộc hại, bão hay động đất. Tình trạng khẩn cấp cũng gồm các tình huống cần có\r\nhành động kịp thời để giảm thiểu tác động của một nguy hại đã xác định.
\r\n\r\n3.218.1. Tình trạng khẩn cấp phóng xạ\r\nhoặc hạt nhân
\r\n\r\nTình trạng khẩn cấp trong đó có\r\nhoặc nhận thức được là có nguy hại do:
\r\n\r\na) năng lượng sinh ra từ phản ứng hạt\r\nnhân dây chuyền hay từ sự phân rã các sản phẩm của một phản ứng dây chuyền; hoặc
\r\n\r\nb) phơi nhiễm bức xạ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Điểm (a) đại diện cho tình\r\ntrạng khẩn cấp hạt nhân và (b) đại diện cho tình trạng khẩn cấp phóng xạ. Tuy\r\nnhiên, đây không phải là sự phân biệt chính xác.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Tình trạng khẩn cấp phóng\r\nxạ được dùng trong một số trường hợp khi\r\nsự phân biệt rõ rệt trong bản chất của mối nguy hại không được coi là quan trọng (ví dụ kế hoạch ứng phó\r\ntình trạng khẩn cấp phóng xạ Quốc gia) và có nghĩa giống nhau về bản chất.
\r\n\r\n3.218.2. Tình trạng khẩn cấp xuyên Quốc\r\ngia
\r\n\r\nTình trạng khẩn cấp phóng xạ hoặc hạt\r\nnhân\r\ncó mức độ nghiêm trọng thực sự, hoặc có thể nghiêm trọng, hoặc được coi là\r\nnghiêm trọng đối với nhiều hơn một Quốc gia. Tình trạng này gồm:
\r\n\r\n1. Rò rỉ nghiêm trọng vật liệu\r\nphóng xạ vượt khỏi biên giới Quốc gia (tuy nhiên, tình trạng khẩn cấp xuyên\r\nQuốc gia không nhất thiết chỉ dùng để nói đến sự rò rỉ nghiêm trọng vật liệu\r\nphóng xạ vượt khỏi biên giới Quốc gia);
\r\n\r\n2. Một tình huống khẩn cấp thông\r\nthường tại một cơ sở hay sự cố khác có thể dẫn tới rò rỉ nghiêm trọng vật\r\nliệu phóng xạ vượt qua biên giới Quốc gia (môi trường không khí hay môi trường\r\nnước);
\r\n\r\n3. Phát hiện ra sự mất mát hay di dời\r\ntrái phép một nguồn nguy hiểm đang được vận chuyển hay bị nghi ngờ đang\r\nđược vận chuyển qua biên giới của một Quốc gia;
\r\n\r\n4. Một tình huống khẩn cấp gây\r\nra gián đoạn trong thương mại hoặc giao thông quốc tế;
\r\n\r\n5. Một tình trạng khẩn cấp cần\r\ncó những hành động bảo vệ cho người ngoại quốc\r\nhay các đại sứ quán trên lãnh thổ Quốc gia có tình trạng khẩn cấp;
\r\n\r\n6. Một tình trạng khẩn cấp dẫn\r\ntới hoặc có thể dẫn tới những hậu quả tất định nghiêm trọng và có liên\r\nquan tới một lỗi và/hay một vấn đề (ví dụ như trong thiết bị hay phần mềm) mà\r\ncó thể có ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn của thế giới;
\r\n\r\n7. Một tình trạng khẩn cấp gây\r\nra hoặc có thể gây ra sự lo ngại trong dân chúng của nhiều hơn một Quốc gia do\r\nnguy hại phóng xạ thực sự hoặc cho là có nguy hại phóng xạ.
\r\n\r\n3.219. Hành động ứng phó khẩn cấp
\r\n\r\nHành động được thực hiện để giảm thiểu\r\ntác động của một tình trạng khẩn cấp đến sức khỏe\r\nvà an toàn của con người, tài sản hay môi trường.
\r\n\r\n3.220. Mức hành động khẩn cấp (EAL)
\r\n\r\nXem phần mức: mức hành động.
\r\n\r\n3.221. Cấp độ khẩn cấp
\r\n\r\nTập hợp các điều kiện để đảm bảo việc ứng\r\nphó với cấp độ tương tự được triển khai ngay lập tức trong tình trạng khẩn cấp\r\ntương ứng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Đây là thuật ngữ được sử dụng\r\ncho việc trao đổi thông tin với các tổ chức ứng phó sự cố và công chúng về mức\r\nđộ ứng phó cần triển khai. Các sự kiện thuộc vào một cấp khẩn cấp được xác định\r\nbằng các tiêu chí cụ thể đối với một công trình, một nguồn hoặc một hoạt động\r\nvà nếu vượt quá các tiêu chí này thì sẽ được phân loại vào mức đã cho. Đối với\r\nmỗi cấp khẩn cấp, các hành động can thiệp ban đầu của các tổ chức ứng phó sự cố\r\nlà được xác định trước.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Cơ quan Năng lượng nguyên\r\ntử quốc tế đã xác định ra 3 cấp khẩn cấp, đó là (thứ tự tăng dần theo mức\r\nnghiêm trọng): mức báo động (alert), mức khẩn cấp khu vực và mức khẩn cấp\r\ntoàn diện.
\r\n\r\n3.221.1. Mức báo động
\r\n\r\nMột sự kiện liên quan đến việc giảm\r\nđáng kể (hoặc không xác định được) mức bảo vệ đối với dân chúng và nhân viên tại\r\ncơ sở.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Khi mức báo động được tuyên\r\nbố, tình trạng sẵn sàng của các cơ quan ứng phó khẩn cấp tại cơ sở (on-site)\r\nvà ngoài cơ sở (off-site) phải được tăng cường và cần phải thực hiện các\r\nđánh giá bổ sung.
\r\n\r\n3.221.2. Mức khẩn cấp toàn diện
\r\n\r\nMột sự kiện dẫn đến việc thoát ra thực sự chất phóng xạ hoặc có tiềm\r\nnăng lớn dẫn đến thoát ra chất phóng xạ,\r\nđòi hỏi phải thực hiện các hành động bảo vệ khẩn cấp bên ngoài cơ sở.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Bao gồm: (1) thiệt hại thực\r\nsự hoặc thiệt hại dự đoán trước của vùng hoạt của lò phản ứng hay lượng lớn nhiên\r\nliệu đã cháy; hoặc (2) sự thoát chất\r\nphóng xạ ra ngoài cơ sở (off-site) dẫn đến việc tăng liều vượt quá mức\r\ncan thiệp và cần có các hành\r\nđộng bảo vệ khẩn cấp trong vòng một vài giờ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Khi mức khẩn cấp toàn diện\r\nđược tuyên bố, các hành động bảo vệ khẩn cấp phải được triển khai ngay lập tức\r\ncho dân chúng khu vực lân cận cơ sở.
\r\n\r\n3.221.3. Mức khẩn cấp khu vực
\r\n\r\nMột sự kiện dẫn đến việc giảm đáng kể\r\nmức bảo vệ đối với dân chúng và nhân viên tại cơ sở.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Bao gồm: (1) giảm đáng kể\r\nmức bảo vệ đối với vùng hoạt hoặc đối với lượng lớn nhiên liệu đã cháy; hoặc\r\n(2) các điều kiện khi mà thêm bất kỳ một sai hỏng nào có thể dẫn đến hư hại\r\nvùng hoạt hoặc nhiên liệu đã cháy; hoặc (3) liều cao tại cơ sở.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Khi mức khẩn cấp khu vực\r\nđược tuyên bố, cần chuẩn bị các hành động bảo vệ ngoài cơ sở và việc kiểm soát\r\nliều cho nhân viên tại cơ sở.
\r\n\r\n3.222. Phân loại tình trạng khẩn cấp
\r\n\r\nQuá trình trong đó một quan chức có thẩm\r\nquyền phân loại một tình huống khẩn cấp để tuyên bố cấp độ khẩn cấp cần áp dụng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Ngay sau khi tuyên bố cấp độ\r\nkhẩn cấp, các tổ chức ứng phó sự cố thực hiện các hành động ứng phó tương ứng với cấp độ khẩn cấp đó.
\r\n\r\n3.223. Phơi xạ khẩn cấp
\r\n\r\nXem phần phơi xạ chiếu xạ, các loại\r\nchiếu xạ.
\r\n\r\n3.224. Giai đoạn khẩn cấp
\r\n\r\nKhoảng thời gian kể từ khi phát hiện\r\nra các điều kiện cho thấy cần có ứng phó khẩn cấp cho đến khi thực hiện tất cả\r\ncác hành động để đề phòng hoặc ứng phó lại tình trạng phóng xạ hy vọng sẽ có\r\ntrong một vài tháng đầu tiên của tình trạng khẩn cấp. Giai đoạn này thường là kết\r\nthúc khi tình hình đã được kiểm soát, các điều kiện về phóng xạ ở bên ngoài cơ\r\nsở đã được xác định rõ đủ để xác định những địa điểm cần có nghiêm cấm về thực\r\nphẩm và định cư tạm thời, và các nghiêm cấm về thực phẩm và định cư tạm\r\nthời đã được thực hiện.
\r\n\r\n3.224.1. Giai đoạn khởi đầu
\r\n\r\nKhoảng thời gian kể từ khi phát hiện\r\nra các điều kiện cho thấy cần triển khai ngay các hành động ứng phó cho đến khi\r\nhoàn thành các hành động này. Các hành động này bao gồm: các hành động làm giảm\r\nthiểu hậu quả được cơ sở thực hiện và các hành động bảo vệ khẩn cấp trong và\r\nngoài cơ sở.
\r\n\r\n3.225. Kế hoạch ứng phó khẩn cấp
\r\n\r\n1. Sự mô tả mục tiêu, chính sách và\r\nkhái niệm của các hoạt động ứng phó trong một tình huống khẩn cấp và của cấu\r\ntrúc hệ thống, quyền và trách nhiệm nhằm đạt được một sự ứng phó sự cố hiệu quả,\r\nđồng bộ và có hệ thống. Kế hoạch ứng phó khẩn cấp là cơ sở để phát triển các kế\r\nhoạch, các quy trình và các danh mục thực\r\nhiện công việc khác.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Các kế hoạch ứng phó khẩn\r\ncấp được chuẩn bị ở các mức khác nhau: mức Quốc gia, địa phương và cơ sở. Các kế hoạch này có thể gồm tất\r\ncả các hành động được đưa ra để các tổ chức\r\nvà cơ quan có thẩm quyền liên quan thực hiện, hoặc cũng có thể liên quan chủ yếu\r\ntới các hành động được một tổ chức cụ thể\r\nthực hiện. Thuật ngữ kế hoạch ứng phó khẩn cấp toàn diện đôi khi được\r\ndùng nhằm làm rõ nghĩa hơn khi sử dụng với nghĩa ban đầu của nó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Các chi tiết liên quan đến\r\nviệc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch ứng phó khẩn cấp thì được đưa\r\nvào quy trình ứng phó khẩn cấp.
\r\n\r\n2. Tập hợp các quy trình cần được thực\r\nhiện khi có tai nạn xảy ra. [1]
\r\n\r\n3.226. Sẵn sàng ứng phó sự cố khẩn cấp
\r\n\r\nKhả năng thực hiện các hành động ứng\r\nphó nhằm giảm thiểu một cách hiệu quả hậu quả của một tình trạng khẩn cấp gây\r\nra đối với sự an toàn và sức khỏe con người, tài sản và môi trường.
\r\n\r\n3.227. Quy trình ứng phó sự cố khẩn cấp
\r\n\r\nCác chỉ dẫn mô tả chi\r\ntiết các hành động cần được các nhân viên ứng phó sự cố thực hiện khi có tình\r\ntrạng khẩn cấp.
\r\n\r\n3.228. Ứng phó khẩn cấp
\r\n\r\nThực hiện các hành động\r\nnhằm giảm thiểu hậu quả do một tình trạng khẩn cấp gây ra đối với sức khỏe và\r\nan toàn của\r\ncon người, chất lượng sống, tài sản và môi trường, ứng phó khẩn cấp cũng là cơ\r\nsở để đưa các hoạt động kinh tế, xã hội trở lại bình thường.
\r\n\r\n3.229. Các tổ chức ứng phó khẩn cấp
\r\n\r\nMột hệ thống gồm các thành tố cơ bản cần\r\nthiết để có đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ hay chức năng theo quy định\r\ntrong việc ứng phó tình trạng khẩn cấp phóng xạ hay hạt nhân. Các thành tố này\r\ncó thể gồm: quyền và\r\ntrách nhiệm, việc tổ chức, sự phối hợp, nhân sự, các kế hoạch, các quy trình,\r\ncác cơ sở, thiết bị và đào tạo.
\r\n\r\n3.230. Phục vụ ứng phó khẩn cấp
\r\n\r\nCác tổ chức (cơ quan) ứng phó sự cố ngoài\r\ncơ sở của địa phương luôn sẵn sàng thực hiện chức năng ứng phó sự cố khẩn cấp.\r\nNhững tổ chức (cơ quan) này có thể bao gồm cảnh sát, cứu hỏa, đội cứu hộ, các dịch\r\nvụ cứu thương và các đội kiểm soát vật liệu nguy hiểm.
\r\n\r\n3.231. Nhân viên ứng phó khẩn cấp
\r\n\r\nNgười có thể bị chiếu xạ vượt quá giới\r\nhạn liều nghề nghiệp trong khi thực hiện các hành động ứng phó nhằm giảm thiểu\r\nhậu quả của tình trạng khẩn cấp gây ra đối với an toàn và sức khỏe con người,\r\nchất lượng sống, tài sản và môi trường.
\r\n\r\n3.232. Khu vực khẩn cấp
\r\n\r\nKhu vực cần các biện pháp phòng ngừa\r\nvà/ hoặc khu vực chuẩn bị các hành động bảo vệ khẩn cấp.
\r\n\r\n3.232.1. Khu vực cần các biện pháp\r\nphòng ngừa
\r\n\r\nKhu vực xung quanh cơ sở mà tại đó đã\r\nbố trí, sắp xếp để có các hành động bảo vệ khẩn cấp trong trường hợp xảy ra một\r\ntình huống khẩn cấp phóng xạ hay hạt nhân nhằm giảm bớt những rủi ro xảy ra các\r\nhiệu ứng tất định nghiêm trọng bên ngoài khu vực. Các hành động bảo vệ trong\r\nkhu vực này được thực hiện trước khi hoặc ngay sau khi vật liệu phóng xạ thoát ra môi trường hay có sự phơi xạ, dựa trên\r\ncác điều kiện thông thường của cơ sở.
\r\n\r\n3.232.2. Khu vực chuẩn bị các hành động\r\nbảo vệ khẩn cấp
\r\n\r\nKhu vực xung quanh cơ sở đã bố trí,\r\nthu xếp để có các hành động bảo vệ khẩn cấp trong trường hợp xảy ra tình trạng\r\nkhẩn cấp phóng xạ hay hạt nhân để ngăn chặn liều gây ra ngoài cơ sở theo các\r\ntiêu chuẩn an toàn quốc tế. Các hành động bảo vệ trong khu vực này được thực hiện\r\ndựa trên việc quan trắc môi trường, hoặc nếu thích hợp, dựa trên các điều kiện\r\nthông thường tại cơ sở.
\r\n\r\n3.233. Người\r\nsử dụng lao động
\r\n\r\nPháp nhân chịu trách nhiệm, cam kết và\r\nnghĩa vụ đối với người lao động trong quá trình làm việc của người đó thông qua\r\nmột mối quan hệ đã được thỏa thuận hai bên.[1]
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Một người làm tư vừa được\r\ncoi là người sử dụng lao động và là người lao động
\r\n\r\n3.234. Điểm cuối
\r\n\r\n1. Trạng thái cuối cùng của một quá\r\ntrình, đặc biệt là thời điểm mà tại đó có một hiệu ứng quan sát được rõ ràng.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Thuật ngữ này được sử dụng,\r\nkhông chính xác lắm, để mô tả một loạt các kết quả hay hậu quả khác nhau. Ví dụ,\r\nthuật ngữ ‘điểm cuối sinh học’ được sử dụng để mô tả một hiệu ứng sức khỏe (hoặc\r\nxác suất gây ra hiệu ứng sức khỏe đó) do bị chiếu xạ.
\r\n\r\n2. Điểm mà kết quả phân tích hay đánh\r\ngiá một biện pháp về an toàn hoặc bảo vệ phóng xạ hoặc các biện pháp khác được\r\ntính toán.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Các điểm cuối thông thường\r\nbao gồm các ước tính về liều hay rủi ro, ước tính tần suất hay\r\nxác suất xảy ra một sự kiện hay một loại sự kiện (như hư hại vùng hoạt), dự\r\nđoán số lượng các hiệu ứng sức khỏe có thể có trong một nhóm dân cư, dự đoán nồng\r\nđộ các nhân phóng xạ có trong môi trường,\r\nv.v...
\r\n\r\n3. Một tiêu chí được đặt ra để xác định\r\nthời điểm mà tại đó một quá trình hay một nhiệm vụ cụ thể được xem như là đã\r\nhoàn thành.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Cách sử dụng này thường được\r\ndùng khi nói trong ngữ cảnh tẩy xạ hay khắc phục, khi đó điểm cuối là mức nhiễm\r\nxạ mà tại đó việc tẩy xạ hay khắc phục được coi là không cần thiết nữa. (trong\r\nnhững bối cảnh như vậy, tiêu chí này cũng có thể là điểm cuối theo định\r\nnghĩa (2) - tiêu chí đó thường được tính trên cơ sở một mức liều hay nguy\r\ncơ được coi là có thể chấp nhận được - nhưng việc áp dụng vào tẩy xạ\r\nhay khắc phục thực thì lại có nghĩa như trong định nghĩa (3).
\r\n\r\n3.235. Tình trạng cuối
\r\n\r\n1. Tình trạng của chất thải phóng xạ ở\r\ngiai đoạn cuối cùng trong quá trình quản lý chất thải phóng xạ. Khi đó, chất thải\r\nphóng xạ được xem như an toàn và không phụ thuộc vào sự kiểm soát của cơ quan,\r\ntổ chức.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Trong ngữ cảnh liên quan đến\r\nquá trình quản lý chất thải phóng xạ, tình trạng cuối bao gồm cả việc chôn cất\r\nvà nếu có thể, chôn cất vĩnh viễn.
\r\n\r\n2. Một tiêu chí được đặt ra để xác định\r\nthời điểm mà tại đó một quá trình hay một nhiệm vụ cụ thể được xem như là đã\r\nhoàn thành.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Được sử dụng liên quan đến\r\ncác hoạt động tháo dỡ như là giai đoạn cuối cùng của quá trình tháo dỡ.
\r\n\r\n3.236. Thông lượng năng lượng
\r\n\r\nXem phần thông lượng (fluence).
\r\n\r\n3.237. Cưỡng chế
\r\n\r\nViệc cơ quan quản lý nhà nước áp dụng\r\ncác biện pháp xử lý đối với những vi phạm của một cơ sở nhằm chấn chỉnh và, nếu\r\ncần thiết, xử phạt do sự không tuân thủ theo các điều kiện của giấy phép.
\r\n\r\n3.238. Uran được làm giàu
\r\n\r\nXem phần Uran.
\r\n\r\n3.239. Liều xâm nhập bề mặt
\r\n\r\nLiều hấp thụ tại tâm của trường chiếu\r\nxạ tại nơi tiếp xúc của chùm tia bức xạ với bề mặt da của bệnh nhân khi làm xét\r\nnghiệm X quang\r\nchẩn đoán, được biểu thị như là liều hấp thụ trong không khí và có sự đóng góp\r\ncủa các tia tán xạ ngược. [1]
\r\n\r\n3.240. Quan trắc môi trường
\r\n\r\nXem phần quan trắc (1).
\r\n\r\n3.241. Cân bằng phóng xạ
\r\n\r\nTrạng thái trong chuỗi (hay một phần của\r\nchuỗi) phân rã phóng xạ mà tại đó hoạt độ của mỗi nhân phóng xạ trong chuỗi\r\n(hay một phần của chuỗi) là như nhau.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Trạng thái này đạt được khi\r\nnhân phóng xạ bố mẹ có chu kỳ bán rã lớn hơn rất nhiều so với chu kỳ bán rã của\r\nnhân phóng xạ con cháu, và đạt được sau một khoảng thời gian tương đương vài lần\r\nchu kỳ bán rã của nhân phóng xạ con cháu có chu kỳ bán rã dài nhất. Do đó, thuật\r\nngữ "secular equilibrium" ("cân bằng thế kỷ") cũng được sử\r\ndụng (trong ngữ cảnh này với nghĩa “cân bằng cuối cùng”).
\r\n\r\n3.242. Nồng độ cân bằng đương lượng
\r\n\r\nNồng độ hoạt độ của radon hay thoron\r\ntrong cân bằng phóng xạ với các nhân phóng xạ con cháu có chu kỳ bán rã ngắn sẽ\r\ncó cùng năng lượng bức xạ anpha tiềm tàng như nồng độ của hỗn hợp (không cân bằng).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Nồng độ cân bằng đương lượng của radon được tính theo công thức:
\r\n\r\nEEC radon = 0,104 x C(218Po)\r\n+ 0,514 x C(214Pb) + 0,382 x C(214Bi)
\r\n\r\nTrong đó, C(x) là nồng độ của\r\nnhân phóng xạ (x) trong không khí. 1 Bq/m3 EEC radon\r\ntương ứng với 5,56 x 10-6 mJ/m3.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Nồng độ cân bằng đương lượng\r\ncủa thoron được tính theo công thức:
\r\n\r\nEEC thoron = 0,913 x C(212Pb) + 0,087 x C(212Bi)
\r\n\r\nVới C(x) là nồng độ của nhân\r\nphóng xạ (x) trong không khí. 1 Bq/m3 EEC thoron tương ứng với 7,57x10-5 mJ/m3
\r\n\r\n3.243. Hệ số cân bằng
\r\n\r\nTỷ số giữa nồng độ cân bằng đương lượng\r\ncủa radon với nồng độ thực của radon. [1]
\r\n\r\n3.244. Chất lượng thiết bị
\r\n\r\nXem phần chất lượng.
\r\n\r\n3.245. Liều tương đương
\r\n\r\nXem phần các đại lượng liều.
\r\n\r\n3.246. Sơ tán
\r\n\r\nViệc nhanh chóng, tạm thời di chuyển\r\ndân chúng ra khỏi một khu vực để tránh hoặc giảm thiểu sự phơi xạ khi có tình\r\ntrạng khẩn cấp.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Sơ tán là một hành\r\nđộng bảo vệ khẩn cấp (một dạng can thiệt). Nếu dân chúng được di chuyển ra khỏi\r\nkhu vực trong khoảng thời gian dài hơn (nhiều hơn vài tháng), thì sử dụng thuật\r\nngữ di cư/ di dân.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Sơ tán có thể được\r\nthực hiện như một hành động phòng ngừa dựa vào các điều kiện đặt ra trong\r\nvùng cần các biện\r\npháp phòng ngừa.
\r\n\r\n3.247. Sự kiện
\r\n\r\nTrong ngữ cảnh khi làm báo cáo và phân\r\ntích các sự kiện, sự kiện là một việc xảy ra không theo dự tính của người quản\r\nlý cơ sở hạt nhân, bao gồm lỗi vận hành, sai hỏng thiết bị hay các lỗi khác và\r\ncác hành động có chủ tâm, mà hậu quả hay các hậu quả tiềm tàng của chúng đáng kể\r\ntheo quan điểm về bảo vệ hay an toàn bức xạ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Đối với INES, thuật\r\nngữ liên quan đến việc báo cáo và phân tích các sự kiện không phải luôn luôn nhất\r\nquán với thuật ngữ sử dụng trong các tiêu chuẩn an toàn, vì thế cần thận\r\ntrọng để tránh nhầm lẫn. Đặc biệt, định nghĩa về sự kiện đưa ra ở trên thì rất\r\ngiống với định nghĩa về tai nạn trong các tiêu chuẩn an toàn. Sự khác\r\nnhau này bắt nguồn từ thực tế là việc báo cáo và phân tích một sự kiện trực tiếp\r\nliên quan tới câu hỏi liệu rằng một sự kiện như vậy có thể dẫn đến một tai nạn\r\nvới hậu quả đáng kể không; thuật ngữ tai nạn chỉ được sử dụng để mô tả kết\r\nquả cuối cùng và do đó cần có các thuật ngữ khác để mô tả các giai đoạn trước\r\nđó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Xem sự kiện khởi đầu: sự\r\nkiện khởi đầu dự đoán trước.
\r\n\r\n\r\n Các sự kiện | \r\n \r\n Các tình huống \r\n | \r\n ||||
\r\n Sự cố | \r\n \r\n Các kịch bản: Các sự cố\r\n dự đoán trước \r\n | \r\n \r\n Tình huống | \r\n \r\n Các kịch bản: Các tình\r\n huống giả định \r\n | \r\n ||
\r\n Các tai nạn (các\r\n nguyên nhân không cố tình) \r\n | \r\n \r\n Các nguyên nhân cố tình (các hành động\r\n bất hợp pháp: \r\nác ý hay không ác ý) \r\n(ví dụ phá hoại, ăn trộm) \r\n | \r\n \r\n Ví dụ: chiếu xạ tiềm tàng cấp tính \r\n | \r\n \r\n Các trạng thái vận\r\n hành, \r\nCác điều kiện xảy ra tai nạn được sử dụng làm cơ\r\n sở thiết kế (DBA) \r\n | \r\n \r\n Tình trạng khẩn cấp\r\n phóng xạ và hạt nhân, các điều kiện xảy\r\n ra tai nạn vượt\r\n quá tai nạn được sử dụng làm cơ sở thiết kế (BDBA) \r\n | \r\n \r\n Ví dụ chiếu xạ tiềm tàng trường diễn \r\n | \r\n
\r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n | \r\n |
CHÚ THÍCH Một kịnh bản là một tập hợp\r\ncác điều kiện và/hoặc các sự kiện được công nhận. Một kịch bản có thể đại\r\ndiện cho các điều kiện tại một thời điểm hoặc một sự kiện riêng lẻ, hay\r\nlịch sử của các điều kiện và/hay các sự\r\nkiện.
\r\n\r\nAOOs: các sự cố vận hành có thể đoán\r\ntrước; BDBAs: các tai nạn vượt quá tai nạn làm cơ sở thiết kế; DBAs:\r\ncác tai nạn làm cơ sở thiết kế. Xem: các tình trạng của nhà máy.
\r\n\r\nCác đặc trưng: các thuật ngữ sử dụng\r\ncác đặc trưng sau: cấp tính hay trường diễn; có thực hay được công nhận; các\r\nnguyên nhân có chủ tâm và không có chủ tâm; cố tình hoặc vô tình; DBA và\r\nBDBA; bức xạ và hạt nhân.
\r\n\r\nCác định nghĩa (lấy trong từ điển\r\nConcise Oxford\r\nDictionary):
\r\n\r\nTình huống: Một sự việc, sự kiện hay\r\nđiều kiện, và (đặc biệt ở dạng số nhiều) là thời điểm, địa điểm, cách thức,\r\nnguyên nhân, dịp, v.v..., hoặc các yếu tố khác liên quan đến một hành động hay sự\r\nkiện. Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng\r\nhoặc có thể ảnh hưởng tới một hành động.
\r\n\r\nSự kiện: Hành động hay một trường hợp nào đó xảy ra, tức là có thể trở thành một sự\r\nkiện. Hành động hay một trường hợp diễn ra đột xuất tại một địa điểm hay điều\r\nkiện nào đó.
\r\n\r\nTình hình: Một loạt các tình huống, hiện\r\ntrạng của các sự việc.
\r\n\r\n3.248. Phân tích cây sự kiện
\r\n\r\nXem phần phân tích.
\r\n\r\n3.249. Kiện hàng được coi là ngoại lệ
\r\n\r\nXem phần kiện hàng.
\r\n\r\n3.250. Ngoại lệ
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Thuật ngữ ngoại lệ và\r\nđược coi là ngoại lệ đôi khi được sử dụng để mô tả các trường hợp không cần\r\nphải tuân thủ một vài yêu cầu hướng dẫn của Tiêu chuẩn an toàn. Trong trường\r\nhợp này, hiệu lực của ngoại lệ có thể so sánh với hiệu lực của miễn\r\ntrừ hoặc loại trừ. Tuy nhiên, thuật ngữ miễn trừ hoặc loại\r\ntrừ liên quan tới các lí do cụ thể về việc không áp dụng, trong khi ngoại\r\nlệ thì không có. Thực ra đây là cách dùng thông thường của thuật ngữ\r\n'exception' trong tiếng Anh, không phải là một thuật ngữ chuyên ngành. Thuật ngữ\r\ngói kiện hàng được coi là ngoại lệ sử dụng trong Quy tắc vận\r\nchuyển là một ví dụ của cách sử dụng này; kiện hàng có thể được miễn áp dụng một\r\nvài yêu cầu của Quy định vận chuyển nếu thỏa mãn các yêu cầu đưa ra trong Quy định\r\nnày.
\r\n\r\n3.251. Rủi ro tương đối quá mức
\r\n\r\nXem phần rủi ro (3).
\r\n\r\n3.252. Rủi ro quá mức
\r\n\r\nXem phần rủi ro (3).
\r\n\r\n3.253. Chiếu xạ được loại trừ
\r\n\r\nXem phần loại trừ.
\r\n\r\n3.254. Loại trừ
\r\n\r\nViệc loại trừ một cách có chủ ý một loại\r\nchiếu xạ cụ thể ra khỏi phạm vi kiểm soát của hệ thống quản lý nhà nước với lý\r\ndo loại chiếu xạ đó được xem là không thể kiểm soát được bằng hệ thống quản lý\r\nnhà nước. Chiếu xạ như vậy được gọi là chiếu xạ được loại trừ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến khi nói đến những chiếu xạ\r\ngây ra bởi các nguồn phóng xạ tự nhiên khó có thể kiểm soát được, như là các bức\r\nxạ vũ trụ ở bề mặt trái đất, K-40 trong cơ thể người hay các chất phóng xạ\r\ntrong tự nhiên với nồng độ hoạt độ của các nhân phóng xạ tự nhiên này thấp dưới\r\nmức các giá trị đưa ra trong Tiêu chuẩn an toàn của IAEA.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Khái niệm này liên quan đến\r\nkhái niệm thanh\r\nlý (thường được sử dụng đối với vật liệu) và miễn trừ (thường được sử dụng liên\r\nquan tới các công việc bức xạ hay nguồn phóng xạ).
\r\n\r\n3.255. Sử dụng duy nhất
\r\n\r\nViệc sử dụng duy nhất một phương tiện\r\nhay một công-te-nơ tải trọng lớn của chỉ một người gửí hàng để bốc dỡ lên xuống\r\ntại thời điểm ban đầu, trung gian và cuối cùng theo hướng dẫn của người gửi\r\nhàng hay người nhận hàng [2].
\r\n\r\n3.256. Chất thải được miễn trừ
\r\n\r\nXem phần chất thải.
\r\n\r\n3.257. Miễn trừ
\r\n\r\nViệc cơ quan pháp quy xác định một nguồn\r\nhay một công việc bức xạ không phải chịu một phần hoặc hoàn toàn các yêu cầu kiểm\r\nsoát theo các quy định của pháp luật. Việc\r\nxác định này dựa trên cơ sở là nguồn hay công việc bức xạ gây ra\r\nchiếu xạ (bao gồm cả chiếu xạ tiềm tàng) quá nhỏ, không cần áp dụng yêu cầu kiểm\r\nsoát này, hoặc dựa trên cơ sở là đây là lựa chọn tối ưu về các biện pháp bảo vệ,\r\nkhông kể mức liều thực tế hoặc mức độ rủi ro thực tế.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Xem mức thanh lý (1)\r\nvà loại trừ.
\r\n\r\n3.258. Mức miễn trừ
\r\n\r\nXem phần mức.
\r\n\r\n3.259. Phơi xạ/Chiếu xạ
\r\n\r\n1. Hành động hoặc điều kiện dẫn tới việc\r\nbị chiếu xạ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Phơi xạ/Chiếu xạ không nên\r\nsử dụng như một từ đồng nghĩa với liều. Liều là một đại lượng đo mức độ ảnh\r\nhưởng của việc bị phơi xạ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Phơi xạ/Chiếu xạ có thể được\r\nchia làm hai loại dựa trên bản chất và thời gian chịu (xem các tình huống phơi\r\nxạ) hay theo loại nguồn gây ra phơi xạ, người bị phơi xạ và/ hoặc hoàn cảnh\r\nbị phơi xạ (xem các kiểu phơi xạ/chiếu xạ).
\r\n\r\n3.259.1. Phơi xạ ngoài
\r\n\r\nPhơi xạ từ nguồn bức xạ nằm ngoài cơ\r\nthể.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Đối lập với phơi xạ trong.
\r\n\r\n3.259.2. Phơi xạ trong
\r\n\r\nPhơi xạ từ nguồn bức xạ nằm trong cơ\r\nthể.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Đối lập với phơi xạ ngoài.
\r\n\r\n2. Tổng điện tích của tất cả các iôn\r\nmang điện tích cùng dấu do bức xạ tia X hoặc gamma tạo ra trong không khí, khi\r\ntất cả điện tử sinh ra bởi các photon trong khối khí tương đối nhỏ được hãm\r\nhoàn toàn trong không khí, chia cho khối lượng khí trong thể tích đó. (Với\r\nnghĩa này thì nên sử dụng thuật ngữ "chiếu xạ").
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Đơn vị: C/kg (trước đây thường\r\nsử dụng đơn vị\r\nrơnghen (R)).
\r\n\r\n3. Tích hợp theo thời gian của nồng độ\r\nnăng lượng alpha tiềm tàng trong không khí, hay của nồng độ cân bằng đương lượng\r\ntương ứng, mà một cá nhân phải chịu chiếu xạ trong một khoảng thời gian đã định\r\n(ví dụ một năm).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Được sử dụng nếu liên quan\r\nđến chiếu xạ của radon và các nhân phóng xạ con cháu của thoron.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Đơn vị SI là J×h/m3 đối với nồng độ\r\nnăng lượng alpha tiềm tàng hoặc Bq×h/m3 for đối với nồng độ cân bằng\r\nđương lượng.
\r\n\r\n4. “Là tích số của nồng độ trong không\r\nkhí của một nhân phóng xạ mà một người chịu chiếu xạ với thời gian chiếu xạ. Một\r\ncách chung hơn, khi nồng độ trong không khí thay đổi theo thời gian, thì tích hợp\r\ntheo thời gian của một nhân phóng xạ trong không khí để một người bị phơi xạ với\r\nnó sẽ được lấy tích phân theo thời gian chiếu xạ”.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Định nghĩa này lấy ra từ\r\nICRP G3 [21], phản ánh việc sử dụng không chặt chẽ thuật ngữ phơi xạ đặc\r\nbiệt trong ngữ cảnh về radon trong không khí. Liệt kê việc sử dụng này ra đây\r\nchỉ cung cấp thêm thông tin, không phải để khuyến khích sử dụng.
\r\n\r\n3.260. Các kiểu phơi xạ/chiếu xạ
\r\n\r\n3.260.1. Chiếu xạ chẩn đoán
\r\n\r\nXem phần các kiểu phơi xạ/chiếu xạ:\r\nchiếu xạ y tế.
\r\n\r\n3.260.2. Phơi xạ khẩn cấp
\r\n\r\nPhơi xạ do tình trạng khẩn cấp gây ra.\r\nBao gồm những phơi xạ không theo kế hoạch mà do tình trạng khẩn cấp gây\r\nnên và những chiếu xạ có kế hoạch để thực hiện các hành động ứng phó nhằm giảm\r\nthiểu hậu quả của tình trạng khẩn cấp.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Phơi xạ khẩn cấp có thể là\r\nchiếu xạ nghề nghiệp hay chiếu xạ dân chúng.
\r\n\r\n3.260.3. Chiếu xạ được loại trừ
\r\n\r\nXem phần loại trừ.
\r\n\r\n3.260.4 Chiếu xạ y tế
\r\n\r\nChiếu xạ đối với bệnh nhân trong chẩn\r\nđoán y tế, chụp răng hay điều trị; là chiếu xạ đối với những người tình nguyện\r\ntham gia giúp đỡ bệnh nhân và không phải là người chịu chiếu xạ nghề nghiệp; và\r\nđối với những người tình nguyện tham gia chương trình nghiên cứu y sinh.
\r\n\r\n3.260.5. Chiếu xạ nghề nghiệp
\r\n\r\nTất cả các khả năng bị chiếu xạ của\r\nnhân viên xảy ra trong quá trình làm việc, không tính đến những chiếu xạ được\r\nloại trừ và các chiếu xạ do các công việc bức xạ hay các nguồn bức xạ được miễn\r\ntrừ.
\r\n\r\n3.260.6. Chiếu xạ dân chúng
\r\n\r\nChiếu xạ đối với bộ phận dân chúng do\r\ncác nguồn bức xạ, không kể chiếu xạ nghề nghiệp hay chiếu xạ y tế và phông bức\r\nxạ tự nhiên khu vực nhưng có tính tới chiếu xạ từ các nguồn và công việc bức xạ\r\nđã được cấp phép và chiếu xạ trong các trường hợp can thiệp). [1]
\r\n\r\n3.260.7. Chiếu xạ điều trị
\r\n\r\nXem phần các loại chiếu xạ: chiếu xạ y\r\ntế.
\r\n\r\n3.261. Đánh giá chiếu xạ
\r\n\r\nXem phần đánh giá (1).
\r\n\r\n3.262. Các đường chiếu xạ/ cách thức\r\nchiếu xạ
\r\n\r\nCon đường mà theo đó, tia bức xạ hoặc\r\nnhân phóng xạ có thể thâm nhập vào cơ thể con người và gây ra chiếu xạ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Một con đường chiếu xạ có thể\r\nrất đơn giản, ví dụ chiếu xạ ngoài từ các nhân phóng xạ có trong không khí, hoặc\r\ntrong một quá trình phức tạp hơn, ví dụ\r\nchiếu xạ trong do việc uống sữa từ bò đã ăn cỏ bị nhiễm xạ từ các nhân phóng xạ\r\ntích tụ trên cỏ.
\r\n\r\n3.263. Các tình huống phơi xạ
\r\n\r\n3.263.1. Phơi xạ cấp tính
\r\n\r\nPhơi xạ trong một khoảng thời gian ngắn.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Thông thường được sử\r\ndụng khi đề cập đến quá trình chiếu xạ\r\ntrong khoảng thời gian đủ ngắn để cơ thể coi các giá trị liều nhận được có thể\r\nđạt được ngay sau khi chiếu (ví dụ ít hơn một giờ).
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Trái nghĩa với chiếu xạ\r\ntrường diễn và chiếu xạ tạm thời.
\r\n\r\n3.263.2. Phơi xạ trường diễn
\r\n\r\nPhơi xạ liên tục theo thời gian. [1]
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Tính từ ‘trường diễn’ chỉ\r\nliên quan đến thời gian phơi xạ, không đề cập đến mức độ liều.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Thông thường được sử dụng\r\nkhi nói đến sự chiếu xạ liên tục trong nhiều năm liên tục do bởi các\r\nnhân phóng xạ có thời gian sống dài trong môi trường. Chiếu xạ không đủ ngắn để\r\nđược coi như là chiếu xạ cấp tính, nhưng không kéo dài trong nhiều năm, thì đôi\r\nkhi được coi là chiếu xạ nhất thời.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 ICRP sử dụng thuật ngữ chiếu\r\nxạ kéo dài để mô tả một khái niệm tương tự.\r\nCả hai thuật ngữ này là ngược nghĩa với chiếu xạ cấp tính (và chiếu xạ nhất thời).
\r\n\r\n3.263.3. Phơi xạ tiềm tàng trường diễn
\r\n\r\nPhơi xạ tiềm tàng có xác suất xảy ra\r\nluôn tồn tại theo thời gian.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Trong một tình huống chiếu\r\nxạ tiềm tàng trường diễn, sự phơi xạ, nếu xảy ra, có thể là phơi xạ cấp\r\ntính hay phơi xạ trường diễn; đó là khả năng để dẫn đến bị chiếu xạ và luôn tồn\r\ntại theo thời gian.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Điều này mô tả một tình huống,\r\nví dụ, các nhân phóng xạ sống dài tồn tại ở một địa điểm mà con người sẽ thường\r\nkhông bị phơi xạ với nó, song ở đó các hoạt động của con người\r\ntrong tương lai có thể dẫn đến bị phơi xạ.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 3 Thuật ngữ “chiếu xạ tiềm\r\ntàng trường diễn” mô tả một tình huống (chỉ mang tính giả thiết) chiếu xạ tiềm\r\ntàng trong đó sự phơi xạ, nếu xảy ra, sẽ là phơi xạ trường diễn. Tuy nhiên, cho\r\nđến nay, chưa xác định được một trường hợp nào cần sử dụng thuật ngữ này.
\r\n\r\n3.263.4. Phơi xạ thông thường
\r\n\r\nPhơi xạ xảy ra trong điều kiện hoạt động\r\nbình thường của một cơ sở hay một hoạt động, bao gồm cả trong tình huống có sự\r\ncố nhỏ xảy ra nhưng vẫn kiểm soát được, tức là trong quá trình vận hành bình\r\nthường và các sự cố vận hành đã dự đoán trước.
\r\n\r\n3.263.5. Phơi xạ tiềm tàng
\r\n\r\nPhơi xạ không kỳ vọng là chắc chắn xảy\r\nra nhưng nó có thể xảy ra do một tai nạn của nguồn bức xạ hoặc do một sự kiện\r\nhoặc một chuỗi các sự kiện có bản chất xác suất, gồm sự sai hỏng của thiết bị\r\nvà lỗi vận hành[1].
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Những sự kiện như vậy cũng\r\ncó thể gồm các tai nạn hay các sự kiện trong tương lai có thể ảnh hưởng đến tính\r\ntoàn vẹn của kho lưu giữ chất thải.
\r\n\r\n3.263.6. Phơi xạ kéo dài
\r\n\r\nXem phần các tình huống phơi xạ:\r\nphơi xạ trường diễn.
\r\n\r\n3.263.7. Phơi xạ tạm thời
\r\n\r\nXem phần các tình huống phơi xạ: phơi\r\nxạ trường diễn.
\r\n\r\n3.264. Sự kiện bên ngoài
\r\n\r\nCác sự kiện xảy ra không liên quan đến\r\nviệc vận hành một cơ sở hay việc tiến hành một hoạt động nhưng có thể tác động\r\nđến sự an toàn của cơ sở hay hoạt động đó.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH Đối với các cơ sở hạt nhân, một số ví\r\ndụ tiêu biểu cho các sự kiện này bao gồm: động đất, lốc xoáy, sóng thần, máy\r\nbay đâm, v.v...
\r\n\r\n3.265. Phơi xạ ngoài
\r\n\r\nXem phần phơi xạ (1).
\r\n\r\n3.266. Khu vực ngoại vi
\r\n\r\nKhu vực ngay bên ngoài một địa điểm mà\r\ntại đó mật độ và phân bố dân cư. việc sử dụng nước và đất đai được xem xét về ảnh\r\nhưởng của chúng đến việc thực hiện các biện\r\npháp ứng phó khẩn cấp.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 1 Được sử dụng khi lựa chọn\r\nđịa điểm cho các cơ sở.
\r\n\r\nCHÚ THÍCH 2 Khu vực này sẽ là khu vực\r\nkhẩn cấp nếu cơ sở được đặt tại đó.
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n
(tham khảo)
\r\n\r\n\r\n\r\n\r\n STT \r\n | \r\n \r\n Tiếng Việt \r\n | \r\n \r\n Điều \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n A1 \r\n | \r\n \r\n 3.1 \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n A2 \r\n | \r\n \r\n 3.2 \r\n | \r\n
\r\n 3 \r\n | \r\n \r\n Báo động \r\n | \r\n \r\n 3.39 \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n Bình lưu \r\n | \r\n \r\n 3.3 \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n Bảo vệ nhiều lớp theo chiều sâu \r\n | \r\n \r\n 3.165 \r\n | \r\n
\r\n 6 \r\n | \r\n \r\n Bộ phận \r\n | \r\n \r\n 3.115 \r\n | \r\n
\r\n 7 \r\n | \r\n \r\n Bộ phận động \r\n | \r\n \r\n 3.19 \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n Bộ phận hoạt động nhờ lực dẫn động \r\n | \r\n \r\n 3.212 \r\n | \r\n
\r\n 9 \r\n | \r\n \r\n Becơren (Bq) \r\n | \r\n \r\n 3.75 \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n Biện pháp đối phó \r\n | \r\n \r\n 3.146 \r\n | \r\n
\r\n 11 \r\n | \r\n \r\n Biện pháp đối phó nông nghiệp \r\n | \r\n \r\n 3.35 \r\n3.146.1 \r\n | \r\n
\r\n 12 \r\n | \r\n \r\n Các đại lượng liều \r\n | \r\n \r\n 3.208 \r\n | \r\n
\r\n 13 \r\n | \r\n \r\n Các đại lượng tương đương liều \r\n | \r\n \r\n 3.205 \r\n | \r\n
\r\n 14 \r\n | \r\n \r\n Các đường chiếu xạ/cách thức chiếu xạ \r\n | \r\n \r\n 3.262 \r\n | \r\n
\r\n 15 \r\n | \r\n \r\n Các điều kiện tai nạn \r\n | \r\n \r\n 3.10.1 \r\n3.11 \r\n | \r\n
\r\n 16 \r\n | \r\n \r\n Các khái niệm về liều \r\n | \r\n \r\n 3.201 \r\n | \r\n
\r\n 17 \r\n | \r\n \r\n Các kiểu phơi xạ/chiếu xạ \r\n | \r\n \r\n 3.26 \r\n | \r\n
\r\n 18 \r\n | \r\n \r\n Các sự kiện bên ngoài làm cơ sở thiết\r\n kế \r\n | \r\n \r\n 3.174 \r\n | \r\n
\r\n 19 \r\n | \r\n \r\n Các tình huống phơi xạ \r\n | \r\n \r\n 3.263 \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n Các tổ chức ứng phó khẩn cấp \r\n | \r\n \r\n 3.229 \r\n | \r\n
\r\n 21 \r\n | \r\n \r\n Cách tiếp cận từ đầu đến cuối \r\n | \r\n \r\n 3.147 \r\n | \r\n
\r\n 22 \r\n | \r\n \r\n Công nhận hết trách nhiệm \r\n | \r\n \r\n 3.66 \r\n | \r\n
\r\n 23 \r\n | \r\n \r\n Công tác chuẩn bị (cho ứng phó khẩn\r\n cấp) \r\n | \r\n \r\n 3.54 \r\n | \r\n
\r\n 24 \r\n | \r\n \r\n Công-ten-nơ, chất thải \r\n | \r\n \r\n 3.135 \r\n | \r\n
\r\n 25 \r\n | \r\n \r\n Cân bằng phóng xạ \r\n | \r\n \r\n 3.241 \r\n | \r\n
\r\n 26 \r\n | \r\n \r\n Cơ cấu tới hạn \r\n | \r\n \r\n 3.149 \r\n | \r\n
\r\n 27 \r\n | \r\n \r\n Cơ quan có thẩm quyền \r\n | \r\n \r\n 3.113 \r\n | \r\n
\r\n 28 \r\n | \r\n \r\n Cơ sở được cấp phép \r\n | \r\n \r\n 3.64 \r\n | \r\n
\r\n 29 \r\n | \r\n \r\n Cơ sở chôn thải \r\n | \r\n \r\n 3.192 \r\n | \r\n
\r\n 30 \r\n | \r\n \r\n Cơ sở thiết kế \r\n | \r\n \r\n 3.172 \r\n | \r\n
\r\n 31 \r\n | \r\n \r\n Cấp độ khẩn cấp \r\n | \r\n \r\n 3.221 \r\n | \r\n
\r\n 32 \r\n | \r\n \r\n Cấp phép \r\n | \r\n \r\n 3.61 \r\n | \r\n
\r\n 33 \r\n | \r\n \r\n Chôn thải địa chất \r\n | \r\n \r\n 3.191.2 \r\n | \r\n
\r\n 34 \r\n | \r\n \r\n Chôn thải dưới đáy biển \r\n | \r\n \r\n 3.191.4 \r\n | \r\n
\r\n 35 \r\n | \r\n \r\n Chôn thải ở đáy biển \r\n | \r\n \r\n 3.191.6 \r\n | \r\n
\r\n 36 \r\n | \r\n \r\n Chôn thải nông \r\n | \r\n \r\n 3.191.3 \r\n | \r\n
\r\n 37 \r\n | \r\n \r\n Che phủ, vỏ bọc (vật liệu) \r\n | \r\n \r\n 3.96 \r\n | \r\n
\r\n 38 \r\n | \r\n \r\n Chấp thuận đơn phương \r\n | \r\n \r\n 3.50.2 \r\n | \r\n
\r\n 39 \r\n | \r\n \r\n Chấp thuận đa phương \r\n | \r\n \r\n 3.50.1 \r\n | \r\n
\r\n 40 \r\n | \r\n \r\n Chất độc có thể cháy \r\n | \r\n \r\n 3.82 \r\n | \r\n
\r\n 41 \r\n | \r\n \r\n Chất đệm \r\n | \r\n \r\n 3.8 \r\n | \r\n
\r\n 42 \r\n | \r\n \r\n Chất hấp thụ có thể cháy \r\n | \r\n \r\n 3.81 \r\n | \r\n
\r\n 43 \r\n | \r\n \r\n Chất lượng thiết bị \r\n | \r\n \r\n 3.244 \r\n | \r\n
\r\n 44 \r\n | \r\n \r\n Chất thải được miễn trừ \r\n | \r\n \r\n 3.256 \r\n | \r\n
\r\n 45 \r\n | \r\n \r\n Chiếu xạ được loại trừ \r\n | \r\n \r\n 3.253 \r\n3.260.3 \r\n | \r\n
\r\n 46 \r\n | \r\n \r\n Chiếu xạ điều trị \r\n | \r\n \r\n 3.260.7 \r\n | \r\n
\r\n 47 \r\n | \r\n \r\n Chiếu xạ chẩn đoán \r\n | \r\n \r\n 3.183 \r\n3.260.1 \r\n | \r\n
\r\n 48 \r\n | \r\n \r\n Chiếu xạ dân chúng \r\n | \r\n \r\n 3.260.6 \r\n | \r\n
\r\n 49 \r\n | \r\n \r\n Chiếu xạ nghề nghiệp \r\n | \r\n \r\n 3.260.5 \r\n | \r\n
\r\n 50 \r\n | \r\n \r\n Chiếu xạ tạm thời \r\n | \r\n \r\n 3.263.7 \r\n | \r\n
\r\n 51 \r\n | \r\n \r\n Chiếu xạ thông thường \r\n | \r\n \r\n 3.263.4 \r\n | \r\n
\r\n 52 \r\n | \r\n \r\n Chiếu xạ tiềm tàng \r\n | \r\n \r\n 3.263.5 \r\n | \r\n
\r\n 53 \r\n | \r\n \r\n Chiếu xạ từ mây \r\n | \r\n \r\n 3.103 \r\n | \r\n
\r\n 54 \r\n | \r\n \r\n Chiếu xạ trong \r\n | \r\n \r\n 3.259.2 \r\n | \r\n
\r\n 55 \r\n | \r\n \r\n Chiếu xạ y tế \r\n | \r\n \r\n 3.260.4 \r\n | \r\n
\r\n 56 \r\n | \r\n \r\n Chỉ báo điều kiện/trạng thái \r\n | \r\n \r\n 3.121 \r\n | \r\n
\r\n 57 \r\n | \r\n \r\n Cho phép, chấp thuận \r\n | \r\n \r\n 3.5 \r\n | \r\n
\r\n 58 \r\n | \r\n \r\n Chỉ số an toàn tới hạn (csi) \r\n | \r\n \r\n 3.154 \r\n | \r\n
\r\n 59 \r\n | \r\n \r\n Chu kỳ bán hủy sinh học \r\n | \r\n \r\n 3.78 \r\n | \r\n
\r\n 60 \r\n | \r\n \r\n Chuyên chở \r\n | \r\n \r\n 3.142 \r\n | \r\n
\r\n 61 \r\n | \r\n \r\n Chuyển nhượng được cấp phép \r\n | \r\n \r\n 3.67 \r\n | \r\n
\r\n 62 \r\n | \r\n \r\n Cưỡng chế/thực thi \r\n | \r\n \r\n 3.237 \r\n | \r\n
\r\n 63 \r\n | \r\n \r\n Curie (Ci) \r\n | \r\n \r\n 3.155 \r\n | \r\n
\r\n 64 \r\n | \r\n \r\n Dạng hấp thụ, phổi \r\n | \r\n \r\n 3.7 \r\n | \r\n
\r\n 65 \r\n | \r\n \r\n De minimis \r\n | \r\n \r\n 3.157 \r\n | \r\n
\r\n 66 \r\n | \r\n \r\n Dấu hiệu báo trước tai nạn \r\n | \r\n \r\n 3.15 \r\n | \r\n
\r\n 67 \r\n | \r\n \r\n Đánh giá \r\n | \r\n \r\n 3.55 \r\n | \r\n
\r\n 68 \r\n | \r\n \r\n Đánh giá an toàn \r\n | \r\n \r\n 3.55.6 \r\n | \r\n
\r\n 69 \r\n | \r\n \r\n Đánh giá chiếu xạ \r\n | \r\n \r\n 3.55.3 \r\n3.261 \r\n | \r\n
\r\n 70 \r\n | \r\n \r\n Đánh giá độc lập \r\n | \r\n \r\n 3.55.8 \r\n | \r\n
\r\n 71 \r\n | \r\n \r\n Đánh giá hậu quả \r\n | \r\n \r\n 3.55.1 \r\n3.129 \r\n | \r\n
\r\n 72 \r\n | \r\n \r\n Đánh giá hoạt động \r\n | \r\n \r\n 3.55.4 \r\n | \r\n
\r\n 73 \r\n | \r\n \r\n Đánh giá liều \r\n | \r\n \r\n 3.55.2 \r\n3.198 \r\n | \r\n
\r\n 74 \r\n | \r\n \r\n Đánh giá nguy cơ \r\n | \r\n \r\n 3.55.7 \r\n | \r\n
\r\n 75 \r\n | \r\n \r\n Đánh giá rủi ro \r\n | \r\n \r\n 3.55.5 \r\n | \r\n
\r\n 76 \r\n | \r\n \r\n Đảm bảo sự tuân thủ \r\n | \r\n \r\n 3.114 \r\n | \r\n
\r\n 77 \r\n | \r\n \r\n Đưa vào hoạt động \r\n | \r\n \r\n 3.107 \r\n | \r\n
\r\n 78 \r\n | \r\n \r\n Đóng cửa \r\n | \r\n \r\n 3.102 \r\n | \r\n
\r\n 79 \r\n | \r\n \r\n Độ lệch \r\n | \r\n \r\n 3.182 \r\n | \r\n
\r\n 80 \r\n | \r\n \r\n Đường kính khí động học quân bình về\r\n hoạt độ (AMAD) \r\n | \r\n \r\n 3.22 \r\n | \r\n
\r\n 81 \r\n | \r\n \r\n Đường kính nhiệt động học quân bình\r\n về hoạt độ (AMTD) \r\n | \r\n \r\n 3.23 \r\n | \r\n
\r\n 82 \r\n | \r\n \r\n Đấu tắt cho bảo dưỡng \r\n | \r\n \r\n 3.83.1 \r\n | \r\n
\r\n 83 \r\n | \r\n \r\n Đấu tắt, đường tắt \r\n | \r\n \r\n 3.83 \r\n | \r\n
\r\n 84 \r\n | \r\n \r\n Điểm cuối \r\n | \r\n \r\n 3.234 \r\n | \r\n
\r\n 85 \r\n | \r\n \r\n Điều kiện hóa \r\n | \r\n \r\n 3.125 \r\n | \r\n
\r\n 86 \r\n | \r\n \r\n Giá trị xác suất có điều kiện (cpv) \r\n | \r\n \r\n 3.123 \r\n | \r\n
\r\n 87 \r\n | \r\n \r\n Giá trị xác suất làm cơ sở thiết kế \r\n | \r\n \r\n 3.175 \r\n | \r\n
\r\n 88 \r\n | \r\n \r\n Giám sát điều kiện/trạng thái \r\n | \r\n \r\n 3.122 \r\n | \r\n
\r\n 89 \r\n | \r\n \r\n Giai đoạn khởi đầu \r\n | \r\n \r\n 3.224.1 \r\n | \r\n
\r\n 90 \r\n | \r\n \r\n Giai đoạn khẩn cấp \r\n | \r\n \r\n 3.224 \r\n | \r\n
\r\n 91 \r\n | \r\n \r\n Giam giữ \r\n | \r\n \r\n 3.127 \r\n | \r\n
\r\n 92 \r\n | \r\n \r\n Giới hạn có thể chấp nhận được \r\n | \r\n \r\n 3.8 \r\n | \r\n
\r\n 93 \r\n | \r\n \r\n Giới hạn cho phép \r\n | \r\n \r\n 3.65 \r\n | \r\n
\r\n 94 \r\n | \r\n \r\n Giới hạn chuyển hóa \r\n | \r\n \r\n 3.17 \r\n | \r\n
\r\n 95 \r\n | \r\n \r\n Giới hạn liều \r\n | \r\n \r\n 3.206 \r\n | \r\n
\r\n 96 \r\n | \r\n \r\n Giới hạn nhiễm xạ năm (ALI) \r\n | \r\n \r\n 3.44 \r\n | \r\n
\r\n 97 \r\n | \r\n \r\n Giới hạn phát hiện \r\n | \r\n \r\n 3.177 \r\n | \r\n
\r\n 98 \r\n | \r\n \r\n Giới hạn phơi xạ năm (ALE) \r\n | \r\n \r\n 3.43 \r\n | \r\n
\r\n 99 \r\n | \r\n \r\n Giới hạn quyết định \r\n | \r\n \r\n 3.159 \r\n | \r\n
\r\n 100 \r\n | \r\n \r\n Hằng số phân rã \r\n | \r\n \r\n 3.158 \r\n | \r\n
\r\n 101 \r\n | \r\n \r\n Hành động ứng phó khẩn cấp \r\n | \r\n \r\n 3.219 \r\n | \r\n
\r\n 102 \r\n | \r\n \r\n Hộp kim loại đựng chất thải \r\n | \r\n \r\n 3.85 \r\n | \r\n
\r\n 103 \r\n | \r\n \r\n Hấp phụ hóa học \r\n | \r\n \r\n 3.91 \r\n | \r\n
\r\n 104 \r\n | \r\n \r\n Hiệu chuẩn \r\n | \r\n \r\n 3.84 \r\n | \r\n
\r\n 105 \r\n | \r\n \r\n Hiệu chuẩn mô hình \r\n | \r\n \r\n 3.84.1 \r\n | \r\n
\r\n 106 \r\n | \r\n \r\n Hiệu ứng biên \r\n | \r\n \r\n 3.101 \r\n | \r\n
\r\n 107 \r\n | \r\n \r\n Hiệu ứng sớm \r\n | \r\n \r\n 3.214 \r\n | \r\n
\r\n 108 \r\n | \r\n \r\n Hiệu ứng tất định \r\n | \r\n \r\n 3.18 \r\n | \r\n
\r\n 109 \r\n | \r\n \r\n Hệ số cân bằng \r\n | \r\n \r\n 3.243 \r\n | \r\n
\r\n 110 \r\n | \r\n \r\n Hệ số hiệu dụng suất liều và liều\r\n (DDREF) \r\n | \r\n \r\n 3.197 \r\n | \r\n
\r\n 111 \r\n | \r\n \r\n Hệ số hiệu quả suất liều (DREF) \r\n | \r\n \r\n 3.21 \r\n | \r\n
\r\n 112 \r\n | \r\n \r\n Hệ số liều \r\n | \r\n \r\n 3.199 \r\n | \r\n
\r\n 113 \r\n | \r\n \r\n Hệ số tẩy xạ \r\n | \r\n \r\n 3.163 \r\n | \r\n
\r\n 114 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống giam giữ \r\n | \r\n \r\n 3.128 \r\n | \r\n
\r\n 115 \r\n | \r\n \r\n Hệ thống ngăn kiểm \r\n | \r\n \r\n 3.137 \r\n | \r\n
\r\n 116 \r\n | \r\n \r\n Hoạt độ \r\n | \r\n \r\n 3.2 \r\n | \r\n
\r\n 117 \r\n | \r\n \r\n Hoạt độ riêng \r\n | \r\n \r\n 3.20.1 \r\n | \r\n
\r\n 118 \r\n | \r\n \r\n Hoạt động được (IAEA) hỗ trợ \r\n | \r\n \r\n 3.56 \r\n | \r\n
\r\n 119 \r\n | \r\n \r\n Hoạt động được cấp phép \r\n | \r\n \r\n 3.62 \r\n | \r\n
\r\n 120 \r\n | \r\n \r\n Hoạt động bất thường \r\n | \r\n \r\n 3.3 \r\n | \r\n
\r\n 121 \r\n | \r\n \r\n Kênh \r\n | \r\n \r\n 3.89 \r\n | \r\n
\r\n 122 \r\n | \r\n \r\n Kerma không khí \r\n | \r\n \r\n 3.36 \r\n | \r\n
\r\n 123 \r\n | \r\n \r\n Không hoạt động do nguyên nhân thông\r\n thường \r\n | \r\n \r\n 3.111 \r\n | \r\n
\r\n 124 \r\n | \r\n \r\n Không hoạt động với cách thức thông\r\n thường \r\n | \r\n \r\n 3.112 \r\n | \r\n
\r\n 125 \r\n | \r\n \r\n Khảo sát khu vực \r\n | \r\n \r\n 3.53 \r\n | \r\n
\r\n 126 \r\n | \r\n \r\n Khoảng thời gian hiệu quả \r\n | \r\n \r\n 3.69 \r\n | \r\n
\r\n 127 \r\n | \r\n \r\n Khu vực \r\n | \r\n \r\n 3.51 \r\n | \r\n
\r\n 128 \r\n | \r\n \r\n Khu vực địa điểm cơ sở \r\n | \r\n \r\n 3.51.4 \r\n | \r\n
\r\n 129 \r\n | \r\n \r\n Khu vực bức xạ \r\n | \r\n \r\n 3.51.3 \r\n | \r\n
\r\n 130 \r\n | \r\n \r\n Khu vực cần các biện pháp phòng ngừa \r\n | \r\n \r\n 3.232.1 \r\n | \r\n
\r\n 131 \r\n | \r\n \r\n Khu vực chuẩn bị các hành động bảo vệ\r\n khẩn cấp \r\n | \r\n \r\n 3.232.2 \r\n | \r\n
\r\n 132 \r\n | \r\n \r\n Khu vực giám sát \r\n | \r\n \r\n 3.51.5 \r\n | \r\n
\r\n 133 \r\n | \r\n \r\n Khu vực hoạt động bức xạ \r\n | \r\n \r\n 3.51.2 \r\n | \r\n
\r\n 134 \r\n | \r\n \r\n Khu vực khẩn cấp \r\n | \r\n \r\n 3.232 \r\n | \r\n
\r\n 135 \r\n | \r\n \r\n Khu vực kiểm soát \r\n | \r\n \r\n 3.51.1 \r\n3.141 \r\n | \r\n
\r\n 136 \r\n | \r\n \r\n Khu vực ngoại vi \r\n | \r\n \r\n 3.266 \r\n | \r\n
\r\n 137 \r\n | \r\n \r\n Khu vực sàn/boong quy định \r\n | \r\n \r\n 3.166 \r\n | \r\n
\r\n 138 \r\n | \r\n \r\n Khuếch tán \r\n | \r\n \r\n 3.184 \r\n | \r\n
\r\n 139 \r\n | \r\n \r\n Kiềm chế liều \r\n | \r\n \r\n 3.202 \r\n | \r\n
\r\n 140 \r\n | \r\n \r\n Kiểm soát \r\n | \r\n \r\n 3.14 \r\n | \r\n
\r\n 141 \r\n | \r\n \r\n Kiểm soát của Cơ quan, tổ chức \r\n | \r\n \r\n 3.140.1 \r\n | \r\n
\r\n 142 \r\n | \r\n \r\n Kiểm soát nhà nước \r\n | \r\n \r\n 3.140.2 \r\n | \r\n
\r\n 143 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra xác nhận hệ thống tính toán \r\n | \r\n \r\n 3.118 \r\n | \r\n
\r\n 144 \r\n | \r\n \r\n Kiểm tra, kiến nghị \r\n | \r\n \r\n 3.6 \r\n | \r\n
\r\n 145 \r\n | \r\n \r\n Kiểm xạ khu vực \r\n | \r\n \r\n 3.52 \r\n | \r\n
\r\n 146 \r\n | \r\n \r\n Kiện hàng được coi là ngoại lệ \r\n | \r\n \r\n 3.249 \r\n | \r\n
\r\n 147 \r\n | \r\n \r\n Kế hoạch giao hàng \r\n | \r\n \r\n 3.193 \r\n | \r\n
\r\n 148 \r\n | \r\n \r\n Kế hoạch ứng phó khẩn cấp \r\n | \r\n \r\n 3.225 \r\n | \r\n
\r\n 149 \r\n | \r\n \r\n Kế hoạch tháo dỡ \r\n | \r\n \r\n 3.161 \r\n | \r\n
\r\n 150 \r\n | \r\n \r\n Kích hoạt \r\n | \r\n \r\n 3.17 \r\n | \r\n
\r\n 151 \r\n | \r\n \r\n Lô hàng gửi \r\n | \r\n \r\n 3.131 \r\n | \r\n
\r\n 152 \r\n | \r\n \r\n Làm tắt trong vận hành \r\n | \r\n \r\n 3.83.2 \r\n | \r\n
\r\n 153 \r\n | \r\n \r\n Lão hóa\r\n vật thể \r\n | \r\n \r\n 3.32.2 \r\n | \r\n
\r\n 154 \r\n | \r\n \r\n Lan truyền \r\n | \r\n \r\n 3.189 \r\n | \r\n
\r\n 155 \r\n | \r\n \r\n Liều \r\n | \r\n \r\n 3.196 \r\n | \r\n
\r\n 156 \r\n | \r\n \r\n Liều cá nhân \r\n | \r\n \r\n 3.201.7 \r\n | \r\n
\r\n 157 \r\n | \r\n \r\n Liều cơ quan \r\n | \r\n \r\n 3.208.7 \r\n | \r\n
\r\n 158 \r\n | \r\n \r\n Liều có thể tránh \r\n | \r\n \r\n 3.7 \r\n3.201.2 \r\n | \r\n
\r\n 159 \r\n | \r\n \r\n Liều dư lại \r\n | \r\n \r\n 3.201.10 \r\n | \r\n
\r\n 160 \r\n | \r\n \r\n Liều dự kiến \r\n | \r\n \r\n 3.201.9 \r\n | \r\n
\r\n 161 \r\n | \r\n \r\n Liều hàng năm \r\n | \r\n \r\n 3.42 \r\n3.201.1 \r\n | \r\n
\r\n 162 \r\n | \r\n \r\n Liều hấp thụ \r\n | \r\n \r\n 3.4 \r\n | \r\n
\r\n 163 \r\n | \r\n \r\n Liều hấp thụ, D \r\n | \r\n \r\n 3.208.1 \r\n | \r\n
\r\n 164 \r\n | \r\n \r\n Liều hiệu dụng \r\n | \r\n \r\n 3.215 \r\n | \r\n
\r\n 165 \r\n | \r\n \r\n Liều hiệu dụng tập thể \r\n | \r\n \r\n 3.106 \r\n | \r\n
\r\n 166 \r\n | \r\n \r\n Liều hiệu dụng tập thể, S \r\n | \r\n \r\n 3.208.2 \r\n | \r\n
\r\n 167 \r\n | \r\n \r\n Liều hiệu dụng, E \r\n | \r\n \r\n 3.208.5 \r\n | \r\n
\r\n 168 \r\n | \r\n \r\n Liều nhiễm \r\n | \r\n \r\n 3.108 \r\n3.196.1 \r\n3.201.5 \r\n | \r\n
\r\n 169 \r\n | \r\n \r\n Liều nhiễm hiệu dụng \r\n | \r\n \r\n 3.109 \r\n | \r\n
\r\n 170 \r\n | \r\n \r\n Liều nhiễm hiệu dụng, E \r\n | \r\n \r\n 3.208.3 \r\n | \r\n
\r\n 171 \r\n | \r\n \r\n Liều nhiễm tương đương \r\n | \r\n \r\n 3.11 \r\n | \r\n
\r\n 172 \r\n | \r\n \r\n Liều nhiễm tương đương, HT \r\n | \r\n \r\n 3.208.4 \r\n | \r\n
\r\n 173 \r\n | \r\n \r\n Liều tương đương \r\n | \r\n \r\n 3.245 \r\n | \r\n
\r\n 174 \r\n | \r\n \r\n Liều tương đương, HT \r\n | \r\n \r\n 3.208.6 \r\n | \r\n
\r\n 175 \r\n | \r\n \r\n Liều tập thể \r\n | \r\n \r\n 3.105 \r\n3.201.4 \r\n | \r\n
\r\n 176 \r\n | \r\n \r\n Liều tránh được \r\n | \r\n \r\n 3.71 \r\n3.201.3 \r\n | \r\n
\r\n 177 \r\n | \r\n \r\n Liều trên một đơn vị nhiễm xạ \r\n | \r\n \r\n 3.207 \r\n | \r\n
\r\n 178 \r\n | \r\n \r\n Liều trong đời \r\n | \r\n \r\n 3.201.8 \r\n | \r\n
\r\n 179 \r\n | \r\n \r\n Liều xâm nhập bề mặt \r\n | \r\n \r\n 3.239 \r\n | \r\n
\r\n 180 \r\n | \r\n \r\n Loại trừ \r\n | \r\n \r\n 3.254 \r\n | \r\n
\r\n 181 \r\n | \r\n \r\n Lưu giữ khô \r\n | \r\n \r\n 3.213 \r\n | \r\n
\r\n 182 \r\n | \r\n \r\n Máy bay \r\n | \r\n \r\n 3.37 \r\n | \r\n
\r\n 183 \r\n | \r\n \r\n Máy bay chở hàng \r\n | \r\n \r\n 3.37.1 \r\n3.86 \r\n | \r\n
\r\n 184 \r\n | \r\n \r\n Máy bay chở khách \r\n | \r\n \r\n 3.37.2 \r\n | \r\n
\r\n 185 \r\n | \r\n \r\n Mô hình dự đoán rủi ro bổ sung \r\n | \r\n \r\n 3.28 \r\n | \r\n
\r\n 186 \r\n | \r\n \r\n Mô hình dựa trên khái niệm \r\n | \r\n \r\n 3.119 \r\n | \r\n
\r\n 187 \r\n | \r\n \r\n Mô hình tính toán \r\n | \r\n \r\n 3.116 \r\n | \r\n
\r\n 188 \r\n | \r\n \r\n Miễn trừ \r\n | \r\n \r\n 3.257 \r\n | \r\n
\r\n 189 \r\n | \r\n \r\n Mức báo động \r\n | \r\n \r\n 3.221.1 \r\n | \r\n
\r\n 190 \r\n | \r\n \r\n Mức hành động \r\n | \r\n \r\n 3.16 \r\n | \r\n
\r\n 191 \r\n | \r\n \r\n Mức hành động khẩn cấp (EAL) \r\n | \r\n \r\n 3.16.1 \r\n3.22 \r\n | \r\n
\r\n 192 \r\n | \r\n \r\n Mức khẩn cấp khu vực \r\n | \r\n \r\n 3.221.3 \r\n | \r\n
\r\n 193 \r\n | \r\n \r\n Mức khẩn cấp toàn diện \r\n | \r\n \r\n 3.221.2 \r\n | \r\n
\r\n 194 \r\n | \r\n \r\n Mức miễn trừ \r\n | \r\n \r\n 3.258 \r\n | \r\n
\r\n 195 \r\n | \r\n \r\n Mức tối thiểu cần thiết \r\n | \r\n \r\n 3.151 \r\n | \r\n
\r\n 196 \r\n | \r\n \r\n Mức thanh lý \r\n | \r\n \r\n 3.99 \r\n | \r\n
\r\n 197 \r\n | \r\n \r\n Mức xác định \r\n | \r\n \r\n 3.178 \r\n | \r\n
\r\n 198 \r\n | \r\n \r\n Nồng độ cân bằng đương lượng \r\n | \r\n \r\n 3.242 \r\n | \r\n
\r\n 199 \r\n | \r\n \r\n Nồng độ hoạt độ \r\n | \r\n \r\n 3.21 \r\n | \r\n
\r\n 200 \r\n | \r\n \r\n Nồng độ không khí chuyển hóa (DAC) \r\n | \r\n \r\n 3.169 \r\n | \r\n
\r\n 201 \r\n | \r\n \r\n Ngăn kiểm \r\n | \r\n \r\n 3.136 \r\n | \r\n
\r\n 202 \r\n | \r\n \r\n Người gửi hàng \r\n | \r\n \r\n 3.132 \r\n | \r\n
\r\n 203 \r\n | \r\n \r\n Người nhận hàng \r\n | \r\n \r\n 3.13 \r\n | \r\n
\r\n 204 \r\n | \r\n \r\n Người sử dụng lao động \r\n | \r\n \r\n 3.233 \r\n | \r\n
\r\n 205 \r\n | \r\n \r\n Người vận tải \r\n | \r\n \r\n 3.87 \r\n | \r\n
\r\n 206 \r\n | \r\n \r\n Người xin cấp phép \r\n | \r\n \r\n 3.49 \r\n | \r\n
\r\n 207 \r\n | \r\n \r\n Ngoại lệ \r\n | \r\n \r\n 3.25 \r\n | \r\n
\r\n 208 \r\n | \r\n \r\n Nguồn để vứt bỏ \r\n | \r\n \r\n 3.194 \r\n | \r\n
\r\n 209 \r\n | \r\n \r\n Nguồn nguy hiểm \r\n | \r\n \r\n 3.156 \r\n | \r\n
\r\n 210 \r\n | \r\n \r\n Nguyên lý ngẫu nhiên kép \r\n | \r\n \r\n 3.211 \r\n | \r\n
\r\n 211 \r\n | \r\n \r\n Nguyên nhân \r\n | \r\n \r\n 3.88 \r\n | \r\n
\r\n 212 \r\n | \r\n \r\n Nguyên nhân cội nguồn \r\n | \r\n \r\n 3.88.4 \r\n | \r\n
\r\n 213 \r\n | \r\n \r\n Nguyên nhân quan sát được \r\n | \r\n \r\n 3.88.3 \r\n | \r\n
\r\n 214 \r\n | \r\n \r\n Nguyên nhân trực tiếp \r\n | \r\n \r\n 3.88.1 \r\n3.185 \r\n | \r\n
\r\n 215 \r\n | \r\n \r\n Nhân viên ứng phó khẩn cấp \r\n | \r\n \r\n 3.231 \r\n | \r\n
\r\n 216 \r\n | \r\n \r\n Nhóm trọng yếu \r\n | \r\n \r\n 3.15 \r\n | \r\n
\r\n 217 \r\n | \r\n \r\n Nhóm trọng yếu giả định \r\n | \r\n \r\n 3.150.1 \r\n | \r\n
\r\n 218 \r\n | \r\n \r\n Nhiễm bẩn \r\n | \r\n \r\n 3.138 \r\n | \r\n
\r\n 219 \r\n | \r\n \r\n Nhiễm bẩn bám chắc \r\n | \r\n \r\n 3.138.1 \r\n | \r\n
\r\n 220 \r\n | \r\n \r\n Nhiễm bẩn không bám chắc \r\n | \r\n \r\n 3.138.2 \r\n | \r\n
\r\n 221 \r\n | \r\n \r\n Nhiễm liều \r\n | \r\n \r\n 3.2 \r\n3.201.6 \r\n | \r\n
\r\n 222 \r\n | \r\n \r\n Nhiễm xạ cấp \r\n | \r\n \r\n 3.27 \r\n | \r\n
\r\n 223 \r\n | \r\n \r\n Nhiễm xạ trường diễn \r\n | \r\n \r\n 3.94 \r\n | \r\n
\r\n 224 \r\n | \r\n \r\n Ứng phó khẩn cấp \r\n | \r\n \r\n 3.228 \r\n | \r\n
\r\n 225 \r\n | \r\n \r\n Phát tán \r\n | \r\n \r\n 3.19 \r\n | \r\n
\r\n 226 \r\n | \r\n \r\n Phát tán trong khí quyển \r\n | \r\n \r\n 3.57 \r\n | \r\n
\r\n 227 \r\n | \r\n \r\n Phông bức xạ \r\n | \r\n \r\n 3.73 \r\n | \r\n
\r\n 228 \r\n | \r\n \r\n Phông phóng xạ tự nhiên \r\n | \r\n \r\n 3.73.1 \r\n | \r\n
\r\n 229 \r\n | \r\n \r\n Phân loại tình trạng khẩn cấp \r\n | \r\n \r\n 3.222 \r\n | \r\n
\r\n 230 \r\n | \r\n \r\n Phân tích \r\n | \r\n \r\n 3.41 \r\n | \r\n
\r\n 231 \r\n | \r\n \r\n Phân tích độ không tin cậy \r\n | \r\n \r\n 3.41.6 \r\n | \r\n
\r\n 232 \r\n | \r\n \r\n Phân tích độ nhạy \r\n | \r\n \r\n 3.41.5 \r\n | \r\n
\r\n 233 \r\n | \r\n \r\n Phân tích an toàn \r\n | \r\n \r\n 3.41.4 \r\n | \r\n
\r\n 234 \r\n | \r\n \r\n Phân tích cây lỗi \r\n | \r\n \r\n 3.41.3 \r\n | \r\n
\r\n 235 \r\n | \r\n \r\n Phân tích cây sự kiện \r\n | \r\n \r\n 3.41.2 \r\n3.248 \r\n | \r\n
\r\n 236 \r\n | \r\n \r\n Phân tích chi phí - lợi nhuận \r\n | \r\n \r\n 3.41.1 \r\n3.145 \r\n | \r\n
\r\n 237 \r\n | \r\n \r\n Phân tích tất định \r\n | \r\n \r\n 3.179 \r\n | \r\n
\r\n 238 \r\n | \r\n \r\n Phơi xạ cấp \r\n | \r\n \r\n 3.26 \r\n3.263.1 \r\n | \r\n
\r\n 239 \r\n | \r\n \r\n Phơi xạ kéo dài \r\n | \r\n \r\n 3.263.6 \r\n | \r\n
\r\n 240 \r\n | \r\n \r\n Phơi xạ khẩn cấp \r\n | \r\n \r\n 3.223 \r\n3.260.2 \r\n | \r\n
\r\n 241 \r\n | \r\n \r\n Phơi xạ ngoài \r\n | \r\n \r\n 3.259.1 \r\n3.265 \r\n | \r\n
\r\n 242 \r\n | \r\n \r\n Phơi xạ tiềm tàng trường diễn \r\n | \r\n \r\n 3.95 \r\n3.263.3 \r\n | \r\n
\r\n 243 \r\n | \r\n \r\n Phơi xạ trường diễn \r\n | \r\n \r\n 3.93 \r\n3.263.2 \r\n | \r\n
\r\n 244 \r\n | \r\n \r\n Phơi xạ/Chiếu xạ \r\n | \r\n \r\n 3.259 \r\n | \r\n
\r\n 245 \r\n | \r\n \r\n Phần hấp thụ \r\n | \r\n \r\n 3.5 \r\n | \r\n
\r\n 246 \r\n | \r\n \r\n Phần hợp thành của vùng hoạt \r\n | \r\n \r\n 3.143 \r\n | \r\n
\r\n 247 \r\n | \r\n \r\n Phục vụ ứng phó khẩn cấp \r\n | \r\n \r\n 3.23 \r\n | \r\n
\r\n 248 \r\n | \r\n \r\n Quản lý sự lão hóa \r\n | \r\n \r\n 3.34 \r\n | \r\n
\r\n 249 \r\n | \r\n \r\n Quản lý tổng thể \r\n | \r\n \r\n 3.126 \r\n | \r\n
\r\n 250 \r\n | \r\n \r\n Quản lý tai nạn \r\n | \r\n \r\n 3.12 \r\n | \r\n
\r\n 251 \r\n | \r\n \r\n Quan trắc môi trường \r\n | \r\n \r\n 3.24 \r\n | \r\n
\r\n 252 \r\n | \r\n \r\n Qui ước về chuyển đổi liều \r\n | \r\n \r\n 3.203 \r\n | \r\n
\r\n 253 \r\n | \r\n \r\n Quy trình\r\n ứng phó sự cố khẩn cấp \r\n | \r\n \r\n 3.227 \r\n | \r\n
\r\n 254 \r\n | \r\n \r\n Rào chắn \r\n | \r\n \r\n 3.74 \r\n | \r\n
\r\n 255 \r\n | \r\n \r\n Rào chắn chống xâm nhập \r\n | \r\n \r\n 3.74.1 \r\n | \r\n
\r\n 256 \r\n | \r\n \r\n Rào chắn nhiều lớp \r\n | \r\n \r\n 3.74.2 \r\n | \r\n
\r\n 257 \r\n | \r\n \r\n Rủi ro được quy cho \r\n | \r\n \r\n 3.59 \r\n | \r\n
\r\n 258 \r\n | \r\n \r\n Rủi ro có điều kiện \r\n | \r\n \r\n 3.124 \r\n | \r\n
\r\n 259 \r\n | \r\n \r\n Rủi ro năm \r\n | \r\n \r\n 3.45 \r\n | \r\n
\r\n 260 \r\n | \r\n \r\n Rủi ro quá mức \r\n | \r\n \r\n 3.252 \r\n | \r\n
\r\n 261 \r\n | \r\n \r\n Rủi ro tương đối quá mức \r\n | \r\n \r\n 3.251 \r\n | \r\n
\r\n 262 \r\n | \r\n \r\n Sơ tán \r\n | \r\n \r\n 3.246 \r\n | \r\n
\r\n 263 \r\n | \r\n \r\n Sản phẩm kích hoạt \r\n | \r\n \r\n 3.18 \r\n | \r\n
\r\n 264 \r\n | \r\n \r\n Sản phẩm tiêu dùng \r\n | \r\n \r\n 3.134 \r\n | \r\n
\r\n 265 \r\n | \r\n \r\n Sẵn sàng ứng phó sự cố khẩn cấp \r\n | \r\n \r\n 3.226 \r\n | \r\n
\r\n 266 \r\n | \r\n \r\n Sinh quyển \r\n | \r\n \r\n 3.79 \r\n | \r\n
\r\n 267 \r\n | \r\n \r\n Sử dụng được cấp phép \r\n | \r\n \r\n 3.68 \r\n | \r\n
\r\n 268 \r\n | \r\n \r\n Sử dụng duy nhất \r\n | \r\n \r\n 3.255 \r\n | \r\n
\r\n 269 \r\n | \r\n \r\n Sự bảo trì dựa vào điều kiện/ trạng\r\n thái \r\n | \r\n \r\n 3.12 \r\n | \r\n
\r\n 270 \r\n | \r\n \r\n Sự bảo trì hiệu chỉnh \r\n | \r\n \r\n 3.144 \r\n | \r\n
\r\n 271 \r\n | \r\n \r\n Sự bất thường \r\n | \r\n \r\n 3.46 \r\n | \r\n
\r\n 272 \r\n | \r\n \r\n Sự cố vận hành được dự đoán trước \r\n | \r\n \r\n 3.47 \r\n | \r\n
\r\n 273 \r\n | \r\n \r\n Sự hấp phụ \r\n | \r\n \r\n 3.6 \r\n3.29 \r\n | \r\n
\r\n 274 \r\n | \r\n \r\n Sự kiện \r\n | \r\n \r\n 3.247 \r\n | \r\n
\r\n 275 \r\n | \r\n \r\n Sự kiện bên ngoài \r\n | \r\n \r\n 3.264 \r\n | \r\n
\r\n 276 \r\n | \r\n \r\n Sự lão hóa \r\n | \r\n \r\n 3.32 \r\n | \r\n
\r\n 277 \r\n | \r\n \r\n Sự lão hóa\r\n phi vật thể \r\n | \r\n \r\n 3.32.1 \r\n | \r\n
\r\n 278 \r\n | \r\n \r\n Sự phát tán khí động học \r\n | \r\n \r\n 3.31 \r\n | \r\n
\r\n 279 \r\n | \r\n \r\n Sự suy giảm \r\n | \r\n \r\n 3.58 \r\n | \r\n
\r\n 280 \r\n | \r\n \r\n Sự trùng lặp \r\n | \r\n \r\n 3.104 \r\n | \r\n
\r\n 281 \r\n | \r\n \r\n Sự xả thải được cấp phép \r\n | \r\n \r\n 3.63 \r\n3.188.1 \r\n | \r\n
\r\n 282 \r\n | \r\n \r\n Suất liều \r\n | \r\n \r\n 3.209 \r\n | \r\n
\r\n 283 \r\n | \r\n \r\n Sự làm sạch \r\n | \r\n \r\n 3.97 \r\n | \r\n
\r\n 284 \r\n | \r\n \r\n Tác hại \r\n | \r\n \r\n 3.181 \r\n | \r\n
\r\n 285 \r\n | \r\n \r\n Tình trạng cuối \r\n | \r\n \r\n 3.235 \r\n | \r\n
\r\n 286 \r\n | \r\n \r\n Tình trạng khẩn cấp \r\n | \r\n \r\n 3.218 \r\n | \r\n
\r\n 287 \r\n | \r\n \r\n Tình trạng khẩn cấp phóng xạ hoặc hạt\r\n nhân \r\n | \r\n \r\n 3.218.1 \r\n | \r\n
\r\n 288 \r\n | \r\n \r\n Tình trạng khẩn cấp xuyên Quốc gia \r\n | \r\n \r\n 3.218.2 \r\n | \r\n
\r\n 289 \r\n | \r\n \r\n Tương đương liều \r\n | \r\n \r\n 3.204 \r\n | \r\n
\r\n 290 \r\n | \r\n \r\n Tương đương liều cá nhân, đâm xuyên,\r\n HP(d) \r\n | \r\n \r\n 3.205.3 \r\n | \r\n
\r\n 291 \r\n | \r\n \r\n Tương đương liều cá nhân, bề mặt, HS(d) \r\n | \r\n \r\n 3.205.4 \r\n | \r\n
\r\n 292 \r\n | \r\n \r\n Tương đương liều cá nhân, HP(d) \r\n | \r\n \r\n 3.205.5 \r\n | \r\n
\r\n 293 \r\n | \r\n \r\n Tương đương liều có hướng \r\n | \r\n \r\n 3.187 \r\n | \r\n
\r\n 294 \r\n | \r\n \r\n Tương đương liều có hướng, H' (d,W) \r\n | \r\n \r\n 3.205.2 \r\n | \r\n
\r\n 295 \r\n | \r\n \r\n Tương đương liều hiệu dụng \r\n | \r\n \r\n 3.216 \r\n | \r\n
\r\n 296 \r\n | \r\n \r\n Tương đương liều hiệu dụng, HE \r\n | \r\n \r\n 3.204.1 \r\n | \r\n
\r\n 297 \r\n | \r\n \r\n Tương đương liều môi trường \r\n | \r\n \r\n 3.4 \r\n | \r\n
\r\n 298 \r\n | \r\n \r\n Tương đương liều môi trường xung\r\n quanh, H*(d) \r\n | \r\n \r\n 3.205.1 \r\n | \r\n
\r\n 299 \r\n | \r\n \r\n Tại nạn gây nguy cơ cho bên ngoài cơ\r\n sở \r\n | \r\n \r\n 3.13 \r\n | \r\n
\r\n 300 \r\n | \r\n \r\n Tại nạn không gây nguy cơ cho bên\r\n ngoài cơ sở \r\n | \r\n \r\n 3.14 \r\n | \r\n
\r\n 301 \r\n | \r\n \r\n Tai nạn \r\n | \r\n \r\n 3.1 \r\n | \r\n
\r\n 302 \r\n | \r\n \r\n Tai nạn hạt nhân \r\n | \r\n \r\n 3.10.5 \r\n | \r\n
\r\n 303 \r\n | \r\n \r\n Tai nạn nghiêm trọng \r\n | \r\n \r\n 3.10.1.6 \r\n | \r\n
\r\n 304 \r\n | \r\n \r\n Tai nạn sử dụng làm cơ sở thiết kế \r\n | \r\n \r\n 3.10.4 \r\n3.173 \r\n | \r\n
\r\n 305 \r\n | \r\n \r\n Tai nạn tới hạn \r\n | \r\n \r\n 3.10.1.3 \r\n3.153 \r\n | \r\n
\r\n 306 \r\n | \r\n \r\n Tai nạn vượt quá giới hạn dùng làm cơ\r\n sở thiết kế \r\n | \r\n \r\n 3.10.2 \r\n3.76 \r\n | \r\n
\r\n 307 \r\n | \r\n \r\n Tốc độ loại bỏ \r\n | \r\n \r\n 3.1 \r\n | \r\n
\r\n 308 \r\n | \r\n \r\n Tẩy xạ \r\n | \r\n \r\n 3.162 \r\n | \r\n
\r\n 309 \r\n | \r\n \r\n Tháo dỡ3 \r\n | \r\n \r\n 3.16 \r\n | \r\n
\r\n 310 \r\n | \r\n \r\n Thông lượng năng lượng \r\n | \r\n \r\n 3.236 \r\n | \r\n
\r\n 311 \r\n | \r\n \r\n Thải bỏ \r\n | \r\n \r\n 3.191 \r\n | \r\n
\r\n 312 \r\n | \r\n \r\n Thải bỏ ngoài biển \r\n | \r\n \r\n 3.164 \r\n3.191.5 \r\n | \r\n
\r\n 313 \r\n | \r\n \r\n Thải bỏ trực tiếp \r\n | \r\n \r\n 3.186 \r\n3.191.1 \r\n | \r\n
\r\n 314 \r\n | \r\n \r\n Thanh lý hoặc loại bỏ \r\n | \r\n \r\n 3.98 \r\n | \r\n
\r\n 315 \r\n | \r\n \r\n Thời gian bán hủy hiệu dụng \r\n | \r\n \r\n 3.217 \r\n | \r\n
\r\n 316 \r\n | \r\n \r\n Thời gian có ý nghĩa của thiết kế \r\n | \r\n \r\n 3.176 \r\n | \r\n
\r\n 317 \r\n | \r\n \r\n Thấp nhất có thể đạt được một cách hợp\r\n lý (ALARA) \r\n | \r\n \r\n 3.38 \r\n | \r\n
\r\n 318 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị (cần) khởi động \r\n | \r\n \r\n 3.24 \r\n | \r\n
\r\n 319 \r\n | \r\n \r\n Thiết bị khởi động \r\n | \r\n \r\n 3.25 \r\n | \r\n
\r\n 320 \r\n | \r\n \r\n Thiết kế \r\n | \r\n \r\n 3.171 \r\n | \r\n
\r\n 321 \r\n | \r\n \r\n Thoáng\r\n qua nhanh dự báo được trước nhưng không lệnh dập lò \r\n | \r\n \r\n 3.48 \r\n | \r\n
\r\n 322 \r\n | \r\n \r\n Tiêu chí chấp nhận \r\n | \r\n \r\n 3.9 \r\n | \r\n
\r\n 323 \r\n | \r\n \r\n Tới hạn (tính từ) \r\n | \r\n \r\n 3.148 \r\n | \r\n
\r\n 324 \r\n | \r\n \r\n Trạng thái tới hạn \r\n | \r\n \r\n 3.152 \r\n | \r\n
\r\n 325 \r\n | \r\n \r\n Trẻ em \r\n | \r\n \r\n 3.92 \r\n | \r\n
\r\n 326 \r\n | \r\n \r\n Tự đánh giá \r\n | \r\n \r\n 3.55.9 \r\n | \r\n
\r\n 327 \r\n | \r\n \r\n Tính đa dạng \r\n | \r\n \r\n 3.195 \r\n | \r\n
\r\n 328 \r\n | \r\n \r\n Tính tin cậy \r\n | \r\n \r\n 3.167 \r\n | \r\n
\r\n 329 \r\n | \r\n \r\n Urani được làm giàu \r\n | \r\n \r\n 3.238 \r\n | \r\n
\r\n 330 \r\n | \r\n \r\n Urani nghèo \r\n | \r\n \r\n 3.168 \r\n | \r\n
\r\n 331 \r\n | \r\n \r\n Vật liệu dùng để lấp \r\n | \r\n \r\n 3.72 \r\n | \r\n
\r\n 332 \r\n | \r\n \r\n Vùng nhiễm bẩn \r\n | \r\n \r\n 3.139 \r\n | \r\n
\r\n 333 \r\n | \r\n \r\n Xác định đặc tính \r\n | \r\n \r\n 3.9 \r\n | \r\n
\r\n 334 \r\n | \r\n \r\n Xác định đặc tính của địa điểm \r\n | \r\n \r\n 3.90.1 \r\n | \r\n
\r\n 335 \r\n | \r\n \r\n Xác định đặc tính của chất thải \r\n | \r\n \r\n 3.90.2 \r\n | \r\n
\r\n 336 \r\n | \r\n \r\n Xác nhận giá trị hệ thống tính toán \r\n | \r\n \r\n 3.117 \r\n | \r\n
\r\n 337 \r\n | \r\n \r\n Xây dựng \r\n | \r\n \r\n 3.133 \r\n | \r\n
\r\n 338 \r\n | \r\n \r\n Xả thải \r\n | \r\n \r\n 3.188 \r\n | \r\n
\r\n 339 \r\n | \r\n \r\n Xả thải phóng xạ \r\n | \r\n \r\n 3.188.2 \r\n | \r\n
\r\n 340 \r\n | \r\n \r\n Xét nghiệm sinh học \r\n | \r\n \r\n 3.77 \r\n | \r\n
\r\n 341 \r\n | \r\n \r\n Xuống cấp do lão hóa \r\n | \r\n \r\n 3.33 \r\n | \r\n
\r\n 342 \r\n | \r\n \r\n Yếu điểm tiềm ẩn \r\n | \r\n \r\n 3.88.2 \r\n | \r\n
\r\n\r\n
MỤC LỤC
\r\n\r\n1. Phạm vi áp dụng
\r\n\r\n2. Tài liệu viện dẫn
\r\n\r\n3. Thuật ngữ và định\r\nnghĩa
\r\n\r\nA
\r\n\r\nB
\r\n\r\nC
\r\n\r\nD
\r\n\r\nE
\r\n\r\nPhụ lục A (tham khảo): Danh\r\nmục thuật ngữ
\r\n\r\n\r\n\r\n
\r\n\r\n
1) Đường\r\nkính khí động học của một hạt trong không\r\nkhí là đường kính của một khối cầu\r\nvới mật độ đơn vị cần có, để khi khối cầu này lắng\r\nxuống trong không khí thì có\r\ncùng vận tốc cuối cùng như hạt đang được xem xét. Đường kính nhiệt động học của một hạt trong không khí là đường kính của một\r\nkhối cầu với mật độ đơn vị cần có, để khi ở trong không khí, hạt này có cung hệ\r\nsố khuyếch tán như hạt đang được xem xét.
\r\n\r\n2) Cần phải chú ý khi nói đến các “hậu\r\nquả” trong văn cảnh này để phân biệt giữa các hậu quả phóng xạ của các sự kiện gây ra sự chiếu xạ, chẳng hạn\r\nnhư liều, và các hậu quả về sức khỏe chẳng hạn như bệnh ung thư do liều\r\ngây ra. Các “hậu quả” phóng xạ thường hàm ý xác suất để gây ra “các hậu quả” về\r\nsức khỏe.
\r\n\r\n3) Thuật ngữ sự lựa chọn địa điểm, thiết\r\nkế, xây dựng, đưa vào hoạt động, vận hành và tháo dỡ thường được dùng để mô tả\r\nsáu giai đoạn chủ yếu trong thời gian tồn tại của một cơ sở được cấp phép và của quá trình cấp phép liên quan. Riêng trong trường hợp đối với các cơ sở\r\nchôn lấp chất thải, sự tháo dỡ trong quy trình\r\nnày được thay thế bởi sự đóng cửa
\r\n\r\n4) Mặc dù về nguyên tắc giới hạn trên của tích phân là vô hạn, các đánh giá từ bên\r\ntrong liều tập thể thành phần liên quan đến liều cá nhân hoặc suất liều cao hơn\r\nngưỡng cảm ứng của hiệu ứng tiền định cần được xem xét riêng rẽ.
\r\n\r\nFile gốc của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7885-1:2008 (Tài liệu chú giải thuật ngữ an toàn của IAEA) về An toàn bức xạ – Thuật ngữ và định nghĩa – Phần 1: Các thuật ngữ xếp theo thứ tự chữ cái trong tiếng anh từ A đến E đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7885-1:2008 (Tài liệu chú giải thuật ngữ an toàn của IAEA) về An toàn bức xạ – Thuật ngữ và định nghĩa – Phần 1: Các thuật ngữ xếp theo thứ tự chữ cái trong tiếng anh từ A đến E
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN7885-1:2008 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2008-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Hóa chất |
Tình trạng | Còn hiệu lực |