BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2008 |
Kính gửi: Công ty Liên doanh căn hộ cao cấp Đắk Lắk Nhật Bản.
Trả lời công văn số 19/CV ngày 24/4/2007, số 11.12.07/CV ngày 11/12/2007 của Công ty Liên doanh căn hộ cao cấp Đắk Lắk Nhật Bản về việc chính sách thuế đối với khoản lãi tiền vay nước ngoài, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Điểm 2.1.d Mục II Phần B Thông tư số 05/2005/TT-BTC ngày 11/1/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam quy định:
“+ Đối với trường hợp việc gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ không làm thay đổi nội dung về lãi suất, điều kiện thanh toán đã thoả thuận tại Hợp đồng vay vốn và thời gian gia hạn nợ vay ngắn hạn tối đa bằng một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng không quá 12 tháng, thời gian gia hạn nợ vay trung hạn, dài hạn tối đa bằng ½ thời hạn cho vay đã thoả thuận trong Hợp đồng vay vốn thì lãi tiền vay không thuộc đối tượng chịu thuế TNDN''.
+ Đối với trường hợp ký hợp đồng vay vốn mới nhưng tại hợp đồng vay quy định việc cho vay để thay thế khoản vay cũ, không thay đổi bên cho vay, các điều kiện về lãi suất, điều kiện thanh toán đã thoả thuận tại Hợp đồng vay vốn cũ thì lãi tiền vay không thuộc đối tượng chịu thuế TNDN
+ Đối với trường hợp việc gia hạn nợ hoặc điều chỉnh hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ không làm thay đổi nội dung về lãi suất, điều kiện thanh toán đã thoả thuận tại Hợp đồng vay vốn nhưng thời gian gia hạn nợ vượt quá thời hạn gia hạn tối đa nêu trên thì khoản lãi tiền vay phát sinh kể từ khi hết thời gian gia han tối đa nêu trên thuộc đối tượng chịu thuế TNDN''.
Về vấn đề này, Tổng cục Thuế đã có công văn số 1108/TCT-ĐTNN ngày 29/3/2006 hướng dẫn thực hiện Thông tư số 05/2005/TT-BTC nêu: quy định tại dấu cộng thứ hai Điểm 2.1.d Mục II Phần B nêu trên áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng vay nước ngoài trước năm 1999, sau năm 1999 có thay đổi điều kiện về lãi suất, điều kiện thanh toán thuận lợi hơn so với hợp đồng ký trước năm 1999, nhưng vẫn giữ nguyên bên cho vay, thời hạn vay và các điều kiện khác của hợp đồng thì lãi tiền vay phát sinh từ hợp đồng này không thuộc đối tượng chịu thuế TNDN.
Căn cứ Hợp đồng vay vốn ký ngày 21/12/1998 giữa Công ty Liên doanh căn hộ cao cấp Đắk Lắk Nhật Bản (Bên vay) ký hợp đồng vay vốn của Tập đoàn Kanematsu Nhật Bản (Bên cho vay) với điều kiện Bên vay phải trả lãi suất cho khoản tiền gốc bằng đồng Yên Nhật chưa được thanh toán theo đúng tỷ giá gốc cho khoản vay dài hạn công bố bởi Ngân hàng Công nghiệp Nhật Bản (tỷ giá JLTPR) cộng 0,75 %/năm trên cơ sở lãi suất tính theo ngày; thời hạn vay vốn từ tháng 12/1998 đến trước ngày cuối tháng 12/2003. Sau đó hai bên ký Phụ lục điều chỉnh hợp đồng vay ngày 8/2/2002 theo đó Bên vay phải thanh toán khoản tiền gốc vay cho Bên cho vay bằng đồng Yên Nhật trong thời hạn từ năm 2002 đến hết năm 2025 với số tiền phải thanh toán từ 100.000 đến 300.000 USD/năm.
Đến ngày 20/3/2007, hai bên đã ký hợp đồng vay mới nhằm mục đích thanh toán toàn bộ khoản vay trước thời hạn cho hợp đồng ký ngày 21/12/1998 nêu trên với điều kiện Bên vay phải trả lãi suất cho khoản tiền gốc bằng tiền Yên Nhật chưa được thanh toán theo đúng lãi suất gốc cho khoản vay dài hạn công bố bởi Ngân hàng Hợp tác Mizuho Nhật Bản (lãi suất MCBL) cộng 0,70%/năm trên cơ sở lãi suất tính theo ngày và Bên vay phải thanh toán khoản tiền gốc bằng đồng Yên Nhật cho Bên cho vay vào ngày đến hạn với số tiền gốc từ 35 triệu đến 70 triệu Yên Nhật/năm, kế hoạch trả tiền nợ gốc chậm nhất đến 09/10/2025 sẽ trả toàn bộ số nợ theo hợp đồng. Tại Phụ lục hợp đồng vay mới ký ngày 30/11/2007 có điều chỉnh việc thanh toán khoản vay sẽ được thực hiện thành một hoặc nhiều lần với số tiền nhiều hay ít tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của Bên vay và không muộn hơn năm 2025, thời hạn của hợp đồng vay sẽ chấm dứt vào cuối năm 2025.
Căn cứ theo các quy định trên thì:
- Đối với Hợp đồng vay vốn ký ngày 21/12/1998 quy định thời hạn vay vốn từ tháng 12/1998 đến trước ngày cuối tháng 12/2003; Phụ lục điều chỉnh hợp đồng vay ngày 8/2/2002 theo đó Bên vay phải thanh toán khoản tiền gốc vay cho Bên cho vay bằng đồng Yên Nhật trong thời hạn từ năm 2002 đến hết năm 2025 với số tiền phải thanh toán từ 100.000 đến 300.000 USD/năm: khoản lãi tiền vay phát sinh từ tháng 12/1998 đến hết tháng 5/2006 (thời gian là 7,5 năm) của Hợp đồng này không chịu thuế TNDN, lãi tiền vay phát sinh kể từ tháng 6/2006 phải chịu thuế TNDN.
- Đối với Hợp đồng vay mới (ký ngày 20/3/2007), Phụ lục hợp đồng vay mới (ký ngày 30/11/2007) không thay đổi bên cho vay, thời hạn thanh toán khoản vay giữ nguyên, điều kiện về lãi suất, điều kiện thanh toán thuận lợi hơn Hợp đồng vay cũ (ký ngày 21/12/1998 và gia hạn vào ngày 8/2/2002): do Hợp đồng vay mới này được ký sau ngày Hợp đồng vay cũ đã thuộc diện phải nộp thuế TNDN (tính cả thời gian gia hạn không phải chịu thuế TNDN là tháng 6/2006), vì vậy khoản lãi tiền vay phát sinh của Hợp đồng vay mới này thuộc đối tượng chịu thuế TNDN theo quy định tại Thông tư số 05/2005/TT-BTC nêu trên.
Tổng cục Thuế trả lời để Công ty Liên doanh căn hộ cao cấp Đắk Lắk Nhật Bản được biết và thực hiện./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
File gốc của Công văn số 775/TCT-CS về việc chính sách thuế đối với lãi tiền vay do Tổng cục Thuế ban hành đang được cập nhật.
Công văn số 775/TCT-CS về việc chính sách thuế đối với lãi tiền vay do Tổng cục Thuế ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Thuế |
Số hiệu | 775/TCT-CS |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Phạm Duy Khương |
Ngày ban hành | 2008-02-04 |
Ngày hiệu lực | 2008-02-04 |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
Tình trạng | Còn hiệu lực |