NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 78/BC-NHNN | Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2008 |
GIẢI TRÌNH CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI (TẠI KỲ HỌP THỨ 3, QUỐC HỘI KHOÁ XII)
Kính gửi: Các vị Đại biểu Quốc hội.
Thực hiện sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xin báo cáo Quốc hội một số vấn đề Đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm như sau:
Trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng phát triển thuận lợi, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ năm 2004. Riêng năm 2007, kinh tế thế giới và trong nước có những biến động phức tạp, khó lường, từ giữa năm 2007, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt nhằm kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng, cụ thể: (i) Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp 2 lần kể từ ngày 28/5/2007; (ii) ban hành Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN ngày 28/5/2007 về kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán. Đặc biệt, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg ngày 1/8/2007 về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường và Chỉ thị số 23/2007/CT-TTg ngày 31/10/2007 về tăng cường thực hiện các giải pháp điều hành giá cả, bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm 2007, Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường bán tín phiếu để thu tiền từ lưu thông về và ban hành Chỉ thị số 06/2007/CT-NHNN ngày 02/11/2007 về đảm bảo khả năng thanh toán và kiểm soát tổng phương tiện thanh toán. Tuy vậy, công tác thống kê, dự báo và thanh tra, giám sát ngân hàng còn hạn chế cho nên những điều chỉnh trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước chưa theo kịp với diễn biến của nền kinh tế và đạt hiệu quả chưa cao.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 75/TTg-KTTH ngày 15/1/2008 về các biện pháp kiềm chế lạm phát, kiểm soát tăng giá năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện các giải pháp: Nới lỏng biên độ điều hành tỷ giá; chủ động thu hút tiền từ lưu thông về để sử dụng mua ngoại tệ thông qua tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và từ ngày 19/5/2008, thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cơ bản cho phù hợp với Luật Ngân hàng Nhà nước, Bộ Luật dân sự và đáp ứng tính thị trường; kiểm tra chặt chẽ các ngân hàng thương mại cổ phần vừa được tái cơ cấu và chuyển đổi từ ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn lên đô thị, chỉ đạo các ngân hàng thương mại tập trung đầu tư tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, nhất là sản xuất nông nghiệp nông thôn, cho vay xuất khẩu, cho vay hộ nghèo, cho vay sinh viên và các đối chính sách khác để góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Để tiếp tục góp phần tích cực thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, từ nay đến cuối năm 2008, Ngân hàng Nhà nước tập trung triển khai một số giải pháp sau: (1) Định hướng kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán năm 2008 không vượt quá 30% so với cuối năm 2007; (2). Điều hành tỷ giá và lãi suất linh hoạt theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với quan hệ cung cầu; (3). Tăng cường giám sát thị trường tiền tệ, thiết lập hệ thống thông tin nhanh để kịp thời đánh giá đúng diễn biến thị trường và có biện pháp can thiệp phù hợp. (4). Tăng cường công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nước và chấn chỉnh toàn điện hoạt động quản trị, điều hành, kiểm soát, kiểm toán nội bộ, việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
Trong năm 2007 lượng tiền Ngân hàng Nhà nước cung ứng vào lưu thông bằng 82% chỉ tiêu kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Lượng tiền Ngân hàng Nhà nước rút về từ lưu thông đạt 80% lượng tiền đã cung ứng để mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối nhà nước.
Tuy Ngân hàng Nhà nước đã triển khai chủ trương, giải pháp điều hành tiền tệ theo hướng thắt chặt ngay từ cuối năm 2007 và tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng đầu tháng 1/2008, nhưng hầu hết các tổ chức tín dụng chậm điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp, vẫn tăng nhanh dư nợ tín dụng (dư nợ tín dụng tháng 1/2008 tăng tới 6,3% so với tháng trước) nên nhất thời đã gặp khó khăn về thanh khoản. Về chủ quan, Ngân hàng Nhà nước đã dự báo trước những tác động của các biện pháp hút tiền về, nhưng chưa lường hết các phản ứng phụ nảy sinh đối với một số ngân hàng thương mại sử dụng vốn vay trên thị trường liên ngân hàng để tăng dư nợ tín dụng và chưa thực hiện đầy đủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về bảo đảm an toàn.
Để kịp thời tháp gỡ khó khăn cho các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp xuất khẩu, Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng nhiều giải pháp: (i) tăng lượng tiền cho các tổ chức tín dụng vay ngắn hạn (thời hạn từ 1 -2 tuần) để hỗ trợ vốn thanh khoản; (ii) nới lỏng biên độ điều hành tỷ giá mua - bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng từ ±0,5% lên ±1%; (iii) Tiếp tục mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối nhà nước trên cơ sở lượng tiền rút về từ lưu thông và ưu tiên mua đối với các tổ chức tín dụng đã mua ngoại tệ của doanh nghiệp xuất khẩu.
Hiện nay, Bộ Tài chính được Chính phủ giao quản lý một số nguồn ngoại hối thuộc sở hữu Nhà nước, bao gồm: (1) Quỹ ngoại tệ tập trung được thành lập theo Quyết định 93/2000/QĐ-BTC ngày 06/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Quỹ này được hình thành từ các khoản thu bằng ngoại tệ của ngân sách nhà nước (thu từ bán dầu thô và một số khoản thu quan trọng khác). (2) Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài được thành lập theo Quyết định số 10/2006/QĐ-BTC ngày 28/2/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để tập trung các khoản thu từ nguồn vốn cho vay, viện trợ nước ngoài, các khoản thu phí bảo lãnh của Chính phủ để đảm bảo việc hoàn trả nợ nước ngoài.
Theo quy định tại Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30/8/1999 của Chính phủ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế, bảo toàn dự trữ ngoại hối nhà nước.
Về nguồn tiền mua ngoại tệ, hàng năm, Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chỉ tiêu lượng tiền cung ứng (tiền phát hành) để mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối nhà nước và tái cấp vốn hỗ trợ khả năng thanh toán cho các tổ chức tín dụng; phê duyệt mức dự trữ ngoại hối nhà nước dự kiến đạt được trong năm. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt mức dự trữ ngoại hối nhà nước dự kiến đạt được trong năm 2007 tại Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 24/7/2007
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, Khoá IX của Đảng, căn cứ vào điều kiện thực tế về kinh tế, tiền tệ trong nước và được sự chấp thuận của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/5/2002, quy định: lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hành được thực hiện theo cơ chế thoả thuận; Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản trong từng thời kỳ để định hướng lãi suất thị trường. Khi Bộ Luật dân sự năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006, các hợp đồng tín dụng của các tổ chức tín dụng được ký kết từ sau thời điểm này đã gặp vướng mắc do Khoản 1, Điều 476 quy định: "lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại vay tương ứng".
Điều 474 và 476 Bộ luật Dân sự để đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ trong nước.
9. Giải pháp bảo đảm lãi suất dương cho người gửi tiền theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Để hướng tới lãi suất thực dương cho người gửi tiền theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cùng với việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, từ ngày 19/5/2008, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 8,75%/năm lên 12%/năm. Hiện nay mặt bằng lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng ở mức 13,5%-15%/năm.
Để kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán và bất động sản của các tổ chức tín dụng ngày 28/5/2007, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN, trong đó khống chế dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán ở mức dưới 3% tổng dư nợ cho vay của các tồ chức tín dụng.
11. Huy động tiền gửi ngắn hạn của hệ thống ngân hàng trong năm 2007 và sử dụng để cho vay dài hạn.
Nhằm đảm bảo cơ chế cho vay bằng ngoại tệ thống nhất với các quy định của pháp luật về ngoại hối, góp phần hạn chế tình trạng đô hoá nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành mới Quyết định về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú (số 09/2008/QĐ-NHNN ngày 10/4/2008), tập trung cho vay 3 lĩnh vực nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ; trả nợ nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài.
Theo quy định tại Chỉ thị 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ, lộ trình trả lương qua tài khoản cho đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước gồm 2 giai đoạn: (i) Giai đoạn I triển khai từ 1/1/2008 tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố, thị xã, khu chế xuất, khu công nghiệp; (ii) Giai đoạn II triển khai từ 1/1/2009 trên phạm vi cả nước, nơi các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có khả năng đáp ứng việc trả lương qua tài khoản.
Trong tháng 4/2008, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức sơ kết, chỉ đạo, uốn nắn và phấn đấu triển khai quyết liệt, hiệu quả hơn chủ trương này.
Đến cuối tháng 5/2008, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam gồm 5 ngân hàng thương mại nhà nước (trong đó Ngân hàng Ngoại thương đã cổ phần hoá), Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng phát triển, 6 ngân hàng liên doanh, 36 ngân hàng thương mại cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 10 Công ty tài chính, 13 Công ty cho thuê tài chính và 998 quỹ tín dụng nhân dân.
Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các ngân hàng thương mại cổ phần được thực hiện theo Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN ngày 7/6/2007 của Ngân hàng Nhà nước; cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2006 của Chính phủ.
Nơi nhận: | THỐNG ĐỐC |
Từ khóa: Báo cáo 78/BC-NHNN, Báo cáo số 78/BC-NHNN, Báo cáo 78/BC-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo số 78/BC-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo 78 BC NHNN của Ngân hàng Nhà nước, 78/BC-NHNN
File gốc của Báo cáo số 78/BC-NHNN về việc giải trình chất vấn của đại biểu Quốc hội (tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XII) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành đang được cập nhật.
Báo cáo số 78/BC-NHNN về việc giải trình chất vấn của đại biểu Quốc hội (tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XII) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Ngân hàng Nhà nước |
Số hiệu | 78/BC-NHNN |
Loại văn bản | Báo cáo |
Người ký | Nguyễn Văn Giàu |
Ngày ban hành | 2008-05-29 |
Ngày hiệu lực | 2008-05-29 |
Lĩnh vực | Tài chính - Ngân hàng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |