THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 166/2008/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2008 |
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI VÀ BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH ĐỒNG THÁP
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng tháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ranh giới địa lý Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp được xác định như sau:
1. Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp là khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc lãnh thổ và chủ quyền quốc gia với các khu chức năng có môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi nhất theo các quy định hiện hành bao gồm hạ tầng kinh tế - xã hội và chính sách, cơ chế quản lý thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, phù hợp với cơ chế thị trường.
2. Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp có diện tích tự nhiên toàn khu vực (sau khi điều chỉnh địa giới) là 319,36 km2, với 48,7 km đường biên giới, có hai cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu quốc tế Thường Phước, cửa khẩu quốc tế Dinh Bà, và 5 cửa khẩu phụ gồm: Sở Thượng, Thông Bình, Mộc Rá, Á Đôn, Bình Phú. Bao gồm 11 xã và 2 thị trấn sau: Thường Phước 1, Thường Phước 2, Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B, Thường Lạc, Thường Thới Tiền, Tân Hội, Bình Thạnh (thuộc huyện Hồng Ngự), Bình Phú, Tân Hộ Cơ, Thông Bình (thuộc huyện Tân Hồng) và 2 thị trấn Hồng Ngự và thị trấn Sa Rày.
Ranh giới địa lý được xác định như sau:
- Phía Bắc tiếp giáp: tỉnh Prây Veng – Campuchia;
- Phía Nam tiếp giáp: các xã thuộc huyện Hồng Ngự và Tân Hồng;
- Phía Tây tiếp giáp: huyện Phú Châu, tỉnh An Giang, ngăn cách qua sông Tiền;
- Phía Đông tiếp giáp: huyện Tân Hưng, tỉnh Long An.
Điều 2. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
HOẠT ĐỘNG CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH ĐỒNG THÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 166/2008/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ)
Quy chế này quy định hoạt động, một số chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Mục tiêu phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp
1. Xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp trở thành vùng kinh tế động lực, trung tâm liên kết kinh tế của các nước tiểu vùng sông Mêkông trên hành lang kinh tế Đông – Tây, trước hết trong quan hệ Việt Nam – Campuchia.
2. Xây dựng các khu trung tâm thuộc Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng tháp trở thành đô thị biên giới, khai thác có hiệu quả các điều kiện về vị trí địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội trong quá trình giao lưu kinh tế quốc tế để thúc đẩy phát triển kinh tế, phát huy tác dụng lan tỏa của Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp đối với các nước thuộc tiểu vùng sông Mêkông, trước hết giữa Việt Nam với Campuchia trong tiến trình hội nhập.
3. Phát triển khu vực nông thôn, đặc biệt khu vực biên giới, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường xã hội, môi trường sinh thái, văn hóa, xã hội, dân tộc, trật tự, an ninh, quốc phòng trên cơ sở tạo nhiều việc làm, thúc đẩy đào tạo, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực.
4. Tạo điều kiện bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh biên giới, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm đoàn kết dân tộc, tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các quốc gia trong khu vực.
Điều 3. Chủ trương chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích các tổ chức, cá nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư, kinh doanh tại Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, vận chuyển hàng hóa quá cảnh phù hợp với Hiệp định vận tải quá cảnh hàng hóa, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất nhập khẩu, các chi nhánh đại diện, các công ty trong và ngoài nước, chợ cửa khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều 4. Quyền của tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh tại Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp
Ngoài những quyền được hưởng theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các doanh nghiệp hoạt động đầu tư, kinh doanh trong Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp được hưởng các quyền sau:
1. Được hưởng các ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế và theo quy định tại Quy chế này.
2. Sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, tiện ích công cộng và các dịch vụ chung phục vụ cho Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp như đường giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, điện chiếu sáng, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc theo giá thỏa thuận với các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng.
3. Được chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất theo quy định của pháp luật, phù hợp với mục đích sử dụng đất của dự án đã được đầu tư. Trong trường hợp có sự thay đổi về mục đích đầu tư ban đầu của dự án thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất chỉ thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam và tại các tổ chức tín dụng nước ngoài theo các quy định của pháp luật.
HOẠT ĐỘNG CỦA KHU THƯƠNG MẠI – CÔNG NGHIỆP THUỘC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH ĐỒNG THÁP
Khu thương mại – công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp (sau đây gọi tắt là Khu thương mại – công nghiệp) được ngăn cách với các khu chức năng khác trong Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp và nội địa bằng hệ thống rào cứng, có cổng ra vào, bảo đảm sự kiểm soát về người, hàng hóa và phương tiện vận tải của các cơ quan chức năng liên quan.
Trong Khu thương mại – công nghiệp không có dân cư (kể cả người nước ngoài) cư trú hoặc tạm trú thường xuyên.
Điều 6. Xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của Khu thương mại – công nghiệp
1. Quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa Khu thương mại – công nghiệp với các khu chức năng khác trong Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp và nội địa là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam; phải thực hiện các thủ tục hải quan theo pháp luật Hải quan Việt Nam. Quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa Khu thương mại – công nghiệp với nước ngoài được xem như quan hệ trao đổi giữa nước ngoài với nước ngoài.
2. Các tổ chức kinh tế hoạt động trong Khu thương mại – công nghiệp được xuất khẩu ra nước ngoài và nhập khẩu từ nước ngoài tất cả hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật Việt Nam không cấm.
3. Các tổ chức kinh tế, cá nhân trong Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp và nội địa chỉ được nhập khẩu từ Khu thương mại – công nghiệp những hàng hóa, dịch vụ mà Việt Nam không cấm nhập khẩu; xuất khẩu vào Khu thương mại – công nghiệp những hàng hóa, dịch vụ mà Việt Nam không cấm xuất khẩu.
Điều 7. Chính sách ưu đãi đầu tư
1. Tất cả các dự án đầu tư vào Khu thương mại – công nghiệp được hưởng các ưu đãi tối đa áp dụng đối với các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng và các ưu đãi khác theo điều ước quốc tế, các hiệp định thương mại đa phương hoặc song phương mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
2. Các dự án đầu tư vào Khu thương mại – công nghiệp được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong 15 năm kể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tối đa không quá 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tối đa cho 9 năm tiếp theo.
Điều 8. Ưu đãi đối với khách du lịch vào Khu thương mại – công nghiệp
Khách du lịch trong và ngoài nước khi vào Khu thương mại – công nghiệp được phép mua hàng hóa nhập khẩu đưa vào nội địa Việt Nam (hàng không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu) và được miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) với trị giá không quá 500.000 đồng/người/ngày. Nếu giá trị hàng hóa vượt quá 500.000 đồng thì phần vượt mức phải chịu sự điều chỉnh theo quy định hiện hành như đối với hàng hóa nhập khẩu thông thường khác.
Trước khi thực hiện, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành quy định về việc xác định đối tượng là khách du lịch được hưởng chính sách này, bảo đảm điều kiện quản lý chặt chẽ, không để lợi dụng trốn thuế.
| THỦ TƯỚNG |
File gốc của Quyết định 166/2008/QĐ-TTg điều chỉnh địa giới và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 166/2008/QĐ-TTg điều chỉnh địa giới và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 166/2008/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành | 2008-12-11 |
Ngày hiệu lực | 2009-01-09 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Còn hiệu lực |