BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh | Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2021 |
Kính gửi: | Đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tại các Quyết định số 1697/QĐ-TTg ngày 28/9/2011 phê duyệt quy hoạch chi tiết đường Vành đai 3, số 568/QĐ-TTg ngày 08/4/2013 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT TP. Hồ Chí Minh, số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam, số 2055/QĐ-TTg ngày 23/11/2015 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch GTVT vùng kinh tế trọng điểm phía Nam... Đồng thời, đang được Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Tờ trình số 7066/TTr-BGTVT ngày 20/7/2021 về quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Triển khai quy hoạch đường Vành đai 3 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng tại các Thông báo số 273/TB-VPCP ngày 04/8/2020, số 92/TB-VPCP ngày 03/5/2021, số 122/TB- VPCP ngày 25/5/2021, số 149/TB-VPCP ngày 04/6/2021, số 187/TB-VPCP ngày 16/7/2021, Bộ GTVT đã giao Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (Ban QLDA Mỹ Thuận) nghiên cứu, lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (NCTKT) Dự án đầu tư xây dựng công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là “Dự án”). Quá trình thực hiện và kết quả nghiên cứu như sau: 1. Quy hoạch đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh Theo quy hoạch chi tiết đường Vành đai 3 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1697/QĐ-TTg ngày 28/9/2011, chiều dài toàn tuyến là 89,3 km (gồm 73 km xây dựng mới và 16,3km đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn đã đầu tư); sau khi nghiên cứu chi tiết, chiều dài toàn tuyến là 91,66 km. Quy mô mặt cắt ngang 6-8 làn xe cao tốc có đường song hành hai bên và các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật, dự trữ mở rộng. Tại Tờ trình số 7066/TTr-BGTVT ngày 20/7/2021, Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ quy mô mặt cắt ngang đường cao tốc trên toàn tuyến Vành đai 3 là 8 làn xe. 2. Quá trình nghiên cứu, lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 2.1. Quan điểm, nguyên tắc nghiên cứu Chiều dài toàn tuyến Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh khoảng 91,66 km. Kinh phí để đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch rất lớn, tới khoảng 156,8 nghìn tỷ đồng, rất khó khăn trong việc cân đối nguồn lực. Xét điều kiện cụ thể, Bộ GTVT đã tiến hành nghiên cứu nhằm đạt được các yêu cầu: - Định hình quy hoạch toàn tuyến Vành đai 3, phân kỳ đầu tư phù hợp để thuận lợi khi triển khai giai đoạn hoàn thiện. - Thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) giai đoạn 1 với quy mô hoàn chỉnh theo quy hoạch để có mặt bằng thuận lợi triển khai giai đoạn hoàn thiện. - Đảm bảo thông toàn tuyến Vành đai 3 với quy mô phân kỳ giai đoạn 1: Đường cao tốc ở giữa với quy mô mặt cắt ngang 4 làn xe và đường song hành hai bên với quy mô mặt cắt ngang tối thiểu đủ bố trí 2 làn xe. Giai đoạn sau sẽ căn cứ điều kiện cụ thể để đầu tư hoàn chỉnh theo quy mô quy hoạch trên toàn tuyến Về phương án triển khai thực hiện và nguồn vốn đầu tư: Bộ GTVT xây dựng phương án theo quan điểm chỉ đạo[1] của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 92/TB-VPCP ngày 03/5/2021 là giao UBND các tỉnh, thành phố làm cơ quan có thẩm quyền và địa phương chịu trách nhiệm GPMB từ nguồn vốn tự có với nguyên tắc chia toàn bộ Dự án thành 2 phần: (i) Phần đường song hành và GPMB toàn bộ theo quy mô quy hoạch sẽ do địa phương thực hiện bằng nguồn ngân sách địa phương hoặc nguồn vốn hợp pháp khác; (ii) Phần đường cao tốc do UBND TP. Hồ Chí Minh thực hiện, ưu tiên nghiên cứu triển khai đầu tư theo phương thức PPP. 2.2. Quá trình nghiên cứu Bộ GTVT đã bắt đầu[2] nghiên cứu theo từng phân đoạn từ năm 2011 để triển khai đầu tư khép kín tuyến đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh. Đến nay, có đoạn đã đầu tư, có đoạn đang trong giai đoạn đầu tư và các đoạn còn lại đều đã cơ bản hoàn thành Báo cáo NCTKT, cụ thể như sau: - Đoạn Nhơn Trạch - Tân Vạn: + Đoạn từ Tỉnh lộ 25B đến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, dài 8,75 km (Đoạn 1A, Km5÷Km13+750): Bộ GTVT đang triển khai đầu tư bằng nguồn vốn ODA, vay của Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF). + Đoạn từ đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đến đường nối ra nút giao Thủ Đức, dài 3,08 km (Đoạn 1B, Km13+750÷Km16+826): Bộ GTVT đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi (NCKT). + Các đoạn còn lại (Đoạn 2A, 2B): Ban QLDA Mỹ Thuận đã tổ chức lập[3], hoàn thiện Báo cáo NCTKT và trình Bộ GTVT nhưng chưa đủ cơ sở thẩm định. - Đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn: UBND tỉnh Bình Dương đã đầu tư, hiện đang khai thác với quy mô 6 làn xe đường đô thị. - Đoạn Bình Chuẩn - Quốc lộ 22 - Bến Lức: Ban QLDA Mỹ Thuận đã tổ chức lập, hoàn thiện Báo cáo NCTKT và Báo cáo NCKT (đã được thẩm định); Bộ GTVT đã trình[4] Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu đầu tư khép kín đường Vành đai 3 trong giai đoạn 2021-2025 và cập nhật quy hoạch theo Tờ trình số 7066/TTr-BGTVT, Bộ GTVT đã chỉ đạo Ban QLDA Mỹ Thuận, các đơn vị tư vấn nghiên cứu, cập nhật hoàn chỉnh Báo cáo NCTKT Dự án. 2.3. Ý kiến của các địa phương Trong quá trình lập Báo cáo NCTKT và Báo cáo NCKT các dự án thành phần, Ban QLDA Mỹ Thuận đã tổ chức báo cáo, xin ý kiến các địa phương và chỉ đạo tư vấn nghiên cứu, cập nhật vào hồ sơ Báo cáo NCTKT Dự án. 3. Hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Bộ GTVT đã chỉ đạo Ban QLDA Mỹ Thuận và các đơn vị tư vấn rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng các giải pháp và phương án đầu tư. Đến nay, đã cơ bản hoàn thành Báo cáo NCTKT Dự án, Ban QLDA Mỹ Thuận trình Bộ GTVT tại Tờ trình số 2036/PMUMT-KHKT ngày 26/7/2021. Nội dung chủ yếu của Dự án như sau: 3.1. Phạm vi Dự án: Điểm đầu tại nút giao với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, thuộc huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối tại nút giao với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An; chiều dài nghiên cứu là 91,66 km. 3.2. Quy mô đầu tư: - Giai đoạn hoàn thiện: Mặt cắt ngang toàn tuyến gồm 8 làn xe cao tốc có đường song hành hai bên và các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật, dự trữ mở rộng. - Giai đoạn 1: Thực hiện phân kỳ đầu tư, giai đoạn 1 triển khai GPMB theo quy mô quy hoạch và đầu tư phần đường cao tốc với quy mô mặt cắt ngang 4 làn xe cao tốc hạn chế (kết hợp đường cao tốc đi cùng mặt bằng và đi trên cao), phần đường song hành hai bên với quy mô mặt cắt ngang tối thiểu đủ bố trí 2 làn xe. 3.3. Phương thức triển khai thực hiện: Trên cơ sở quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư và chủ trương ưu tiên nghiên cứu đầu tư theo phương thức PPP theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 92/TB-VPCP ngày 03/5/2021, Bộ GTVT dự kiến chia thành các dự án thành phần như sau: a) Các dự án thành phần đầu tư xây dựng phần đường song hành (bao gồm GPMB theo quy mô quy hoạch): - Dự kiến chia thành các dự án thành phần theo địa bàn tỉnh, thành phố. - Sơ bộ tổng mức đầu tư: Giai đoạn hoàn thiện là 64.967 tỷ đồng và giai đoạn 1 là 51.777 tỷ đồng, trong đó chi phí GPMB là 44.229 tỷ đồng (chưa bao gồm 8.300 tỷ đồng đầu tư tuyến nối vào Khu công nghiệp Ông Kèo - tỉnh Đồng Nai và tuyến nối với nút giao Thủ Đức - TP. Hồ Chí Minh, dự kiến sẽ do các địa phương triển khai vào thời điểm phù hợp). - Nguồn vốn và phương thức triển khai thực hiện: UBND các tỉnh, thành phố là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách địa phương hoặc nguồn vốn hợp pháp khác. b) Các dự án thành phần đầu tư xây dựng phần đường cao tốc: - Bộ GTVT đã nghiên cứu phương án triển khai là 01 dự án cho toàn bộ phần đường cao tốc và 04 dự án thành phần với dự kiến chia theo các đoạn: (i) Đoạn Nhơn Trạch - Tân Vạn; (ii) Đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn; (iii) Đoạn Bình Chuẩn - Quốc lộ 22 và (iv) Đoạn Quốc lộ 22 - Bến Lức. - Sơ bộ tổng mức đầu tư (chưa bao gồm lãi vay): Giai đoạn hoàn thiện là 91.889 tỷ đồng và giai đoạn 1 là 30.822 tỷ đồng (giai đoạn 1 đầu tư các đoạn Nhơn Trạch - Tân Vạn và Bình Chuẩn - Quốc lộ 22 - Bến Lức, dài 76,36 km; đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn, dài 15,3 km cơ bản giữ nguyên quy mô hiện tại, chỉ đầu tư phần đường song hành hai bên và cải tạo đường hiện tại để nâng cao năng lực thông hành). - Nguồn vốn và phương thức triển khai thực hiện: UBND TP. Hồ Chí Minh là cơ quan có thẩm quyền tổ chức triển khai thực hiện đối với toàn bộ phần đường cao tốc. Với quan điểm ưu tiên triển khai đầu tư theo phương thức PPP, khi nghiên cứu toàn bộ phần đường cao tốc là một dự án thì có thể khả thi để triển khai đầu tư theo phương thức PPP, hợp đồng BOT khi được cấp có thẩm quyền cho phép tổ chức thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đoạn từ Tỉnh lộ 25B đến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (là Đoạn 1A, đang được triển khai đầu tư bằng nguồn vốn vay của EDCF) hoàn vốn cho dự án PPP (vốn Nhà nước tham gia không quá 50% và thời gian hoàn vốn khoảng 29 năm). Trường hợp chia thành các dự án thành phần theo các đoạn như trên (giai đoạn 1 gồm: (i) Đoạn Nhơn Trạch - Tân Vạn; (ii) Đoạn Bình Chuẩn - Quốc lộ 22 và (iii) Đoạn Quốc lộ 22 - Bến Lức) thì dự án thành phần đoạn Nhơn Trạch - Tân Vạn sẽ không khả thi khi triển khai theo phương thức PPP, hợp đồng BOT do tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vượt quá 50% theo quy định. Chỉ có thể triển khai đầu tư theo phương thức PPP, hợp đồng BOT của tất cả các dự án thành phần này khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận xét tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia chung cho toàn bộ phần đường cao tốc (vốn Nhà nước tham gia không quá 50% khi xét chung cho toàn bộ dự án, trong đó dự án thành phần đoạn Nhơn Trạch - Tân Vạn có vốn Nhà nước tham gia vượt quá 50% sẽ được bù bằng các dự án thành phần còn lại). Chi tiết như Tờ trình số 2036/PMUMT-KHKT của Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (gửi kèm theo) và hồ sơ Báo cáo NCTKT Dự án. Việc triển khai đầu tư khép kín đường Vành đai 3 đã rất chậm so với quy hoạch được duyệt và nhu cầu thực tế. Theo quy định tại Điều 19 Luật Đầu tư công, Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức lập và hoàn thiện Báo cáo NCTKT trình Thủ tướng Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định trước khi Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án. Đồng thời, tại điểm a khoản 1 Điều 21 Luật Đầu tư công yêu cầu chậm nhất 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ phải gửi hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư đến cơ quan của Quốc hội được giao chủ trì thẩm tra. Để có thể kịp trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án tại Kỳ họp thứ 2 (dự kiến khai mạc vào cuối tháng 10/2021) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cần thiết phải khẩn trương hoàn thiện Báo cáo NCTKT trong nửa đầu tháng 8/2021. Do vậy, Bộ GTVT có ý kiến như sau: 4.1. Đề nghị UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức tiếp nhận[5] hồ sơ, tài liệu của Dự án, tổng hợp ý kiến các địa phương và rà soát, hoàn chỉnh Báo cáo NCTKT Dự án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo đúng chỉ đạo[6] của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại Thông báo số 187/TB-VPCP ngày 16/7/2021. Bộ GTVT sẽ tích cực phối hợp UBND TP. Hồ Chí Minh trong quá trình tổ chức thực hiện. 4.2. Đề nghị UBND các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An sớm xem xét, có ý kiến về các nội dung liên quan đến việc đầu tư Dự án, gửi UBND TP. Hồ Chí Minh để tổng hợp. 4.3. Yêu cầu Ban QLDA Mỹ Thuận cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu tới UBND các tỉnh nói trên, đồng thời đăng ký làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh để bàn giao ngay toàn bộ kết quả nghiên cứu cùng hồ sơ, tài liệu của Dự án. Bộ GTVT đề nghị UBND TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An cử đơn vị đầu mối để Ban QLDA Mỹ Thuận liên lạc và cung cấp, bàn giao hồ sơ, tài liệu./.
[1] Thông báo số 92/TB-VPCP ngày 03/5/2021: “khuyến khích giao Ủy ban nhân dân các tỉnh có nguồn lực về ngân sách, năng lực, kinh nghiệm trong quản lý đầu tư để thực hiện nhiệm vụ là cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án đường cao tốc qua địa bàn” và “Nguyên tắc là triển khai đường cao tốc đi qua địa phương nào, địa phương đó phải chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng từ nguồn vốn tự có”. [2] Bộ GTVT cho phép chuẩn bị đầu tư tại Quyết định số 2435/QĐ-BGTVT ngày 28/10/2011. [3] Bộ GTVT giao nhiệm vụ tại Quyết định số 1902/QĐ-BGTVT ngày 11/10/2019. [4] Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ chủ trương đầu tư tại Tờ trình số 192/TTr-BGTVT ngày 08/01/2019. [5] Đề nghị UBND TP. Hồ Chí Minh tận dụng tối đa hồ sơ, tài liệu đã thực hiện và kết quả nghiên cứu để rút ngắn thời gian thực hiện và tránh lãng phí. [6] Thông báo số 187/TB-VPCP ngày 16/7/2021: “Đối với Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh: UBND Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, cùng với Bộ GTVT (trên cơ sở thống nhất với UBND các tỉnh: Long An, Bình Dương, Đồng Nai) chỉ đạo hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.” Từ khóa: Công văn 7770/BGTVT-ĐTCT, Công văn số 7770/BGTVT-ĐTCT, Công văn 7770/BGTVT-ĐTCT của Bộ Giao thông vận tải, Công văn số 7770/BGTVT-ĐTCT của Bộ Giao thông vận tải, Công văn 7770 BGTVT ĐTCT của Bộ Giao thông vận tải, 7770/BGTVT-ĐTCT File gốc của Công văn 7770/BGTVT-ĐTCT năm 2021 về triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Giao thông vận tải ban hành đang được cập nhật. Công văn 7770/BGTVT-ĐTCT năm 2021 về triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh do Bộ Giao thông vận tải ban hànhTóm tắt
Đăng nhậpĐăng ký |