HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIỆT |
Số: 216-CP | Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 1974 |
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ ĐO LƯỜNG
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14-07-1960;
Căn cứ vào bản Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chính phủ và bản Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ trong lĩnh vực quản lý kinh tế ban hành kèm theo Nghị định của Hội đồng Chính phủ số 172-CP ngày 01-11-1973;
Theo đề nghị của ông Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước;
Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong Hội nghị thường vụ Hội đồng Chính phủ ngày 01 tháng 07 năm 1974,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.- Nay ban hành kèm theo nghị định này bản Điều lệ quản lý đo lường.
Điều 3.- Những quy định trước đây trái với điều lệ này thì nay bị bãi bỏ.
| T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
QUẢN LÝ ĐO LƯỜNG
(Ban hành kèm theo nghị định số 216-CP ngày 25-9-1974 của Hội đồng Chính phủ)
Điều 2.- Công tác quản lý đo lường bao gồm các nội dung chính sau đây:
1. Tổ chức hệ thống các cơ quan quản lý đo lường và điều hoà phối hợp sự hoạt động của hệ thống đó;
2. Ban hành các chế độ, thể lệ về đo lường;
3. Giám sát việc chấp hành các chế độ, thể lệ đó; làm trọng tài trong các vụ tranh chấp do đo lường không thống nhất gây ra;
4. Kiểm định các chuẩn, thiết bị chuẩn, thiết bị dụng cụ đo được chế tạo, sửa chữa, đang lưu hành và sử dụng ở trong nước hoặc nhập từ nước ngoài vào;
5. Xét duyệt các mẫu thiết bị hoặc dụng cụ đo mới định sản xuất trong nước.
1. Thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về đo lường và quản lý đo lường;
2. Xây dựng và ban hành các chế độ, thể lệ về đo lường và quản lý đo lường cho thích hợp với tình hình cụ thể của ngành, địa phương hoặc cơ sở mình phụ trách; các chế độ, thể lệ này không được trái với các quy định của Nhà nước;
3. Trang bị đủ các phương tiện đo và tổ chức thực hiện các phép đo nhằm đảm bảo kết quả đo được đúng đắn và chính xác;
4. Tổ chức kiểm định, sửa chữa, hiệu chỉnh thiết bị dụng cụ đo;
5. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công nhân kỹ thuật biết sử sụng, bảo quản, sửa chữa thành thạo thiết bị dụng cụ đo.
Điều 4.- Hệ thống cơ quan quản lý đo lường gồm có:
1. Các cơ quan quản lý đo lường Nhà nước:
a) Cục đo lường Nhà nước trung ương đặt trong Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước;
b) Các cơ sở trực thuộc Cục đo lường Nhà nước trung ương đặt ở một số địa bàn quan trọng;
c) Các phòng đo lường địa phương (ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).
2. Các tổ chức quản lý đo lường tự quản ở các Bộ, Tổng cục và cơ sở.
KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ, DỤNG CỤ ĐO
Điều 5.- Các thiết bị, dụng cụ đo sử dụng vào các mục đích sau đây phải qua kiểm định:
1. Các thiết bị, dụng cụ đo dùng làm chuẩn để kiểm tra thử nghiệm các dụng cụ đo khác;
2. Các thiết bị, dụng cụ đo trực tiếp sử dụng trong việc phân phối, buôn bán, thu mua, thanh toán, trong việc giao nhận, nghiệm thu nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm và công trình giữa các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế Nhà nước với nhau và nhân dân, giữa các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế của nước ta với nước ngoài;
3. Các thiết bị, dụng cụ đo có cấp chính xác cao, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, kỹ thuật và bảo vệ an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân;
4. Các thiết bị, dụng cụ đo dùng trong việc kiểm tra kỹ thuật, trong phân tích thí nghiệm, trong sản xuất và trong việc theo dõi quản lý các quá trình sản xuất trong xí nghiệp.
Danh mục thiết bị, dụng cụ đo không thuộc diện kiểm định Nhà nước do thủ trưởng các Bộ, Tổng cục ban hành.
1. Kiểm định ban đầu: áp dụng đối với các thiết bị, dụng cụ đo mới được chế tạo, sửa chữa hoặc nhập khẩu. Kiểm định ban đầu phải được tiến hành trước khi thiết bị, dụng cụ được bán, được sử dụng.
2 Kiểm định định kỳ: áp dụng đối với các thiết bị dụng cụ đo đang sử dụng.
Việc kiểm định định kỳ các thiết bị, dụng cụ đo đang sử dụng theo các mục 1, 2 và 3 của điều 5 sẽ do hệ thống cơ quan quản lý đo lường Nhà nước trực tiếp thực hiện; theo mục 4 của điều 5 sẽ do tổ chức quản lý đo lường cơ sở thực hiện.
- Các đơn vị sản xuất, sửa chữa được đăng ký xin kiểm định các thiết bị, dụng cụ đo xuất xưởng;
- Các đơn vị nhập khẩu được đăng ký xin kiểm định các thiết bị, dụng cụ đo nhập khẩu;
- Các đơn vị sử dụng được đăng ký xin kiểm định các thiết bị, dụng cụ đo đang sử dụng đến kỳ hạn kiểm định.
Thiết bị, dụng cụ đo thuộc diện kiểm định của tổ chức quản lý đo lường cơ sở nếu đạt các yêu cầu kỹ thuật về đo lường chỉ được phép sử dụng trong cơ sở.
Dấu kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định của tổ chức quản lý đo lường cơ sở do thủ trưởng đơn vị, cơ sở quy định và được Cục đo lường Nhà nước trung ương chuẩn y.
1. Chưa được đóng dấu kiểm định hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận kiểm định;
2. Đã được đóng dấu kiểm định hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm định nhưng dấu hoặc giấy đã qúa thời hạn hiệu lực;
3. Đã mất giấy chứng nhận kiểm định hoặc dấu kiểm định đã bị mờ đến mức không nhận rõ được;
4. Bị hư hỏng làm ảnh hưởng lớn đến thuộc tính đo lường của thiết bị, dụng cụ đo.
Điều 15.- Thiết bị, dụng cụ đo thuộc diện kiểm định của Nhà nước sẽ được kiểm định tại các địa điểm do cơ quan quản lý đo lường Nhà nước quy định. Trường hợp đặc biệt, nếu thiết bị, dụng cụ đó phải kiểm định tại địa điểm khác nơi quy định thì đơn vị xin kiểm định phải thanh toán với cơ quan quản lý đo lường các phụ phí. Đơn vị xin kiểm định có trách nhiệm tạo các điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý đo lường hoàn thành nhiệm vụ kiểm định.
THANH TRA, GIÁM SÁT VÀ TRỌNG TÀI VỀ ĐO LƯỜNG
Điều 18. - Trong khi thi hành nhiệm vụ thanh tra, giám sát về đo lường, cán bộ thanh tra giám sát về đo lường có quyền:
1. Đình chỉ việc sử dụng thiết bị dụng cụ đo không hợp pháp và thiết bị dụng cụ đo không đạt các yêu cầu về kỹ thuật đo lường;
2. Nếu kết quả đo của đơn vị được giám sát có sai số vượt quá sai số cho phép thì tùy từng trường hợp cụ thể mà xử lý:
- Yêu cầu đơn vị được giám sát thực hiện lại phép đo;
- Niêm giữ thiết bị dụng cụ đo, vật được đo làm tang chứng để chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý.
3. Nếu phát hiện người đo, việc đo có gian lận thì đề nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Biên bản phải có chữ ký của bên được giám sát và cán bộ giám sát. Trường hợp bên được giám sát không ký thì biên bản có chữ ký của các bộ giám sát cũng có giá trị. Biên bản giám sát được lưu tại cơ quan quản lý đo lường sở tại, Cục đo lường Nhà nước trung ương và đơn vị được giám sát.
Khi cần đề nghị xử lý trước pháp luật thì cơ quan quản lý đo lường phải chuyển biên bản giám sát cùng với tang vật đã niêm giữ cho cơ quan có thẩm quyền xử lý.
1. Kiểm tra tính hợp pháp của thiết bị, dụng cụ đo có quan hệ trực tiếp đến việc tranh chấp;
2. Kiểm định các thiết bị, dụng cụ đo nói trên;
3. Xác định kết quả đo;
4. Lập biên bản gửi cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc tranh chấp. Biên bản này được lưu tại cơ quan quản lý đo lường sở tại, Cục đo lường Nhà nước trung ương và gửi cho tất cả các bên hữu quan.
Điều 28. - Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước (Cục đo lường Nhà nước trung ương) có quyền bãi bỏ hiệu lực của việc xét duyệt mẫu và thiết kế của thiết bị, dụng cụ đo nào không đáp ứng các quy định mới của Nhà nước về kỹ thuật đo lường, về tiến bộ kỹ thuật.
Điều 29. - Đơn vị hoặc cá nhân nào có thành tích trong việc thực hiện và vận động thực hiện điều lệ, có công phát hiện các vụ vi phạm điều lệ sẽ được xét khen thưởng nếu thành tích đem lại lợi ích rõ rệt về kinh tế, kỹ thuật thì có thể tùy trường hợp mà xét thưởng bằng tiền từ 10 đến 200 đồng.
Việc xử phạt do cơ quan quản lý đo lường Nhà nước đề nghị, cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị hoặc ủy ban hành chính các tỉnh, thành phố quyết định. Trường hợp gây ra tổn hại lớn đến tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc tài sản, tính mạng nhân dân thì sẽ bị truy tố trước toà án.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐO LƯỜNG
Cục đo lường Nhà nước trung ương có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Nghiên cứu để Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước ban hành các chế độ, thể lệ về đo lường làm cơ sở pháp chế cho công tác quản lý đo lường. Hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các chế độ, thể lệ đó;
2. Giữ chuẩn đo lường cấp cao nhất của nước Việt
3. Chỉ đạo và hướng dẫn việc tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý đo lường cấp dưới;
4. Giám sát việc chấp hành các chế độ, thể lệ về đo lường; làm trọng tài trong các vụ tranh chấp do đo lường gây ra;
5. Tham gia xét duyệt các thiết kế và mẫu thiết bị, dụng cụ đo sản xuất trong nước;
6. Công nhân và ủy quyền kiểm định cho các tổ chức quản lý đo lường đặc biệt;
7. Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho ngành đo lường trong nước;
8. Quản lý việc nhập khẩu các mẫu chuẩn, thiết bị chuẩn về đo lường;
9. Nghiên cứu chế tạo chuẩn và phương pháp đo chính xác.
1. Thực hiện và chỉ đạo việc thực hiện các chế độ, thể lệ của Nhà nước về đo lường trong địa phương. Đề nghị với Ủy ban hành chính địa phương ban hành các quy định nhằm cụ thể hoá các chế độ, thể lệ của Nhà nước về đo lường và quản lý đo lường cho phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phường (các quy định này không được mâu thuẫn với các quy định của trung ương);
2. Giữ chuẩn đo lường địa phương, dựa vào các chuẩn đó thực hiện việc kiểm định, cấp giấy chứng nhận và đóng dấu kiểm định cho các chuẩn đo lường của tổ chức quản lý đo lường cơ sở (xí nghiệp trung ương và địa phương), các dụng cụ đo ở địa phương và một số dụng cụ đo ở vài địa phương lân cận khác theo sự thoả thuận của Cục đo lường Nhà nước trung ương và của Ủy ban hành chính các địa phương có liên quan;
3. Hướng dẫn xây dựng và chỉ đạo kỹ thuật, nghiệp vụ các tổ chức quản lý đo lường cơ sở trong phạm vi được phân cấp;
4. Giám sát việc chấp hành các chế độ, thể lệ về đo lường; làm trọng tài trong các vụ tranh chấp về đo lường ở địa phương;
5. Phối hợp với các cơ quan, xí nghiệp để tổ chức việc sửa chữa thiết bị dụng cụ đo trong địa phương;
6. Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đo lường trong địa phương trong phạm vi được phân cấp.
1. Tổ chức và thúc đẩy để đưa kỹ thuật đo lường tiên tiến vào sản xuất của xí nghiệp;
2. Đôn đốc thi hành các chế độ, thể lệ về đo lường trong xí nghiệp;
3. Tổng hợp các kế hoạch về đo lường để đề nghị lên cấp trên và các tổ chức có liên quan giải quyết;
4. Tổ chức việc định kỳ kiểm định dụng cụ đo trong xí nghiệp:
- Đối với xí nghiệp không có chuẩn: do cơ quan quản lý đo lường Nhà nước hoặc một cơ quan được ủy quyền tiến hành.
- Đối với xí nghiệp có chuẩn: do tổ chức quản lý đo lường của xí nghiệp tiến hành.
5. Đưa đến cơ quan quản lý đo lường Nhà nước để xin kiểm định theo định kỳ hoặc bầt thường các chuẩn của tổ chức quản lý đo lường xí nghiệp.
- Các tổ chức quản lý đo lường của các Bộ, Tổng cục có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
1. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chế độ, thể lệ về đo lường và quản lý đo lường trong tất cả các cơ sở của Bộ, Tổng cục...;
2. Giúp đỡ các cơ sở đó xây dựng các tổ chức quản lý đo lường;
3. Phối hợp với các cơ quan vật tư của Bộ, Tổng cục...tổng hợp các đơn đặt hàng mua sắm thiết bị, dụng cụ đo của cơ sở và tham gia ý kiến vào kế hoạch phân phối các thiết bị, dụng cụ đo;
4. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đo lường và quản lý đo lường cho cán bộ, công nhân viên kỹ thuật trong các đơn vị của Bộ, Tổng cục;
5. Kiến nghị với Bộ, Tổng cục...về việc tổ chức, sửa chữa, sản xuất thiết bị dụng cụ đo cho các cơ sở;
6. Kiểm định chuẩn cấp dưới và thiết bị dụng cụ đo của các cơ sở của Bộ, Tổng cục...trong trường hợp tổ chức này được trang bị chuẩn.
File gốc của Nghị định 216-CP năm 1974 về điều lệ quản lý đo lường do Hội đồng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Nghị định 216-CP năm 1974 về điều lệ quản lý đo lường do Hội đồng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Hội đồng Chính phủ |
Số hiệu | 216-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Lê Thanh Nghị |
Ngày ban hành | 1974-09-25 |
Ngày hiệu lực | 1974-09-25 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Hết hiệu lực |