ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 248/KH-UBND | Đồng Tháp, ngày 17 tháng 8 năm 2021 |
THỰC HIỆN XÂY DỰNG CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021-2025
Công tác bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan môi trường nông thôn “xanh - sạch - đẹp” trong thời gian qua đã được thực hiện đồng bộ từ các cấp, các ngành, các tuyến đường nông thôn đã được chỉnh trang, trồng cây xanh tạo điểm nhấn, xây dựng cảnh quan sinh thái nông thôn góp phần thay đổi diện mạo của các xã nông thôn. Nhằm duy trì các công tác thực hiện, đảm bảo cảnh quan môi trường các xã nông thôn luôn được chỉnh trang. Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
- Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và nhân dân chung sức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới liên quan đến cảnh quan môi trường nông thôn “xanh - sạch - đẹp”.
- Tiếp tục duy trì phong trào xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn, thi đua xây dựng nông thôn mới được thường xuyên. Qua đó, huy động sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là phát huy tính phối hợp, sự chủ động, sáng tạo của người dân, Ban phát triển ấp và các đoàn thể nhằm duy trì và nâng chất các tiêu chí nông thôn mới, tiến tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
- Xây dựng các Tuyến đường nông thôn mới “xanh - sạch - đẹp”, không những làm khởi sắc diện mạo vùng nông thôn mà còn là điểm nhấn trong chỉ đạo hiệu quả cho công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Nâng chất chỉ tiêu cảnh quan môi trường đối với các xã được công nhận nông thôn mới.
1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Xã nông thôn mới có ít nhất 01 tuyến đường (liên xã, liên ấp, đường ngõ xóm) “xanh - sạch - đẹp” và mỗi huyện/thành phố có ít nhất trên 70% tuyến đường liên xã “xanh - sạch - đẹp”.
- Đối với xã xây dựng nông thôn mới nâng cao, nâng thôn mới kiểu mẫu phải có ít nhất tỷ lệ 70% tuyến đường (liên xã, liên ấp, đường ngõ xóm) “xanh - sạch - đẹp”.
- Trụ sở Ủy ban nhân dân xã, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa ấp, Trung tâm văn hóa học tập cộng đồng, …trên địa bàn xã đạt chuẩn nông thôn mới phải được chỉnh trang cảnh quan “xanh - sạch - đẹp”.
2. Yêu cầu
- Xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn cần được quán triệt sâu, rộng trong toàn hệ thống chính trị và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, rộng khắp trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đúng thực chất, đạt hiệu quả thiết thực, huy động, thu hút sự tham gia của toàn xã hội.
- Xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn phải được thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể nhân dân, thông qua những việc làm cụ thể, thiết thực, có kế hoạch rõ ràng, từng bước nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, hình thành thói quen tự giác thực hiện trong nhân dân.
- Xây dựng mối quan hệ gần gũi, mật thiết giữa cán bộ với người dân, củng cố niềm tin và huy động nguồn lực trong nhân dân để cùng chung sức xây dựng nông thôn mới, xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp.
- Việc thực hiện xây dựng cảnh quan môi trường tránh phô trương hình thức, mệnh lệnh hành chính mà phải phù hợp với lòng dân, trong đó người dân là chủ thể hành động để nâng lên thành phong trào, khắc phục tình trạng chỉ có cán bộ thực hiện, nhưng người dân không biết, không tham gia.
- Chọn loại cây trồng tạo cảnh quan phù hợp với mục đích, cảnh quan và điều kiện sinh thái, tập quán của từng địa phương, từng khu vực cụ thể; ưu tiên trồng cây bản địa phù hợp với bản sắc địa phương.
II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Địa bàn thực hiện, tiêu chí đánh giá
- Xây dựng cảnh quan môi trường được thực hiện tại tất cả các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
- Các tuyến đường “xanh - sạch - đẹp” phải đảm bảo các tiêu chí sau:
(1) Xanh: trồng cây xanh, cây cảnh, hoa, thảm cỏ; cây xanh cảnh quan nông thôn phải gắn kết, liên tục trên tuyến đường giao thông.
(2) Sạch: sạch đường, sạch ngõ (không có hiện tượng xả nước thải, chất thải rắn không đúng quy định, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường); có hoạt động tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
(3) Đẹp: Nhân dân treo cờ Tổ quốc đúng quy định; không lấn chiếm hành lang đường bộ; không treo băng rôn, pano trái phép; không có quảng cáo, rao vặt dán trên trụ đèn, trụ điện; bảng nội quy, quy ước ấp, khu dân cư văn hóa đẹp, được lắp đặt an toàn, ngăn nắp.
2. Nội dung, giải pháp thực hiện
- Tập trung tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường.
- Huy động lực lượng toàn dân tham gia tích cực công tác vệ sinh môi trường bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực.
- Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao ý thức trách nhiệm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động để việc giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường trở thành thói quen, nếp sống văn minh của mỗi công dân, hộ gia đình, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn.
- Gắn kết nội dung xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn với Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” theo Kế hoạch số 228/KH-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh.
- Từ nguồn vốn sự nghiệp Trung ương hỗ trợ mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vốn sự nghiệp của tỉnh về xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
- Các địa phương chủ động lồng ghép, bố trí các nguồn vốn, huy động nguồn lực từ xã hội hóa, các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn để thực hiện.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của đơn vị, triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chịu trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; chủ động tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường; hàng năm tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh kết quả thực hiện, đề xuất Ủy ban nhân dân Tỉnh điều chỉnh, bổ sung các giải pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Xây dựng, in ấn và chuyển giao các tài liệu tuyên truyền về bảo vệ môi trường; chủ trì phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tuyên truyền về bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo công tác thu gom và xử lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn nông thôn; bố trí nguồn lực đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm.
- Hướng dẫn chi tiết về cách thức, nội dung thực hiện xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn “xanh - sạch - đẹp”.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân trong việc dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường, giảm phát thải chất thải và thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng vào bể chứa đúng quy định.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp đăng ký nguồn vốn liên quan đến bảo vệ môi trường thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Giao Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh phân khai nguồn vốn sự nghiệp Trung ương hỗ trợ mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và vốn sự nghiệp của tỉnh về xây dựng nông thôn mới hàng năm.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phát triển phong trào thi đua mô hình có cảnh quan môi trường “xanh - sạch - đẹp” trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa; lồng ghép xây dựng cảnh quan môi trường “xanh - sạch - đẹp” gắn với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và công tác gia đình; đưa nội dung chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, quy ước cộng đồng vào xét duyệt Tiêu chuẩn gia đình văn hóa, ấp văn hóa nông thôn mới, khóm văn minh đô thị, phường, thị trấn văn minh đô thị và xã văn hóa nông thôn mới.
5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp
Thường xuyên đưa tin những thông điệp tuyên truyền, truyền thông về bảo vệ môi trường trên đài phát thanh, truyền hình; phối hợp xây dựng các chuyên đề về bảo vệ môi trường, phản ánh kịp thời gương người tốt việc tốt, phê phán những hành vi sai trái gây ảnh hưởng đến môi trường.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh
Phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan chức năng, các địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường trong sinh hoạt, sản xuất, bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn cảnh quan “xanh - sạch - đẹp”; tổ chức lớp tập huấn nâng cao nhận thức và ý thức cho từng hộ gia đình; lồng ghép tuyên truyền ý thức về bảo vệ môi trường trong sinh hoạt định kỳ của các Chi hội ở ấp, khu vực; tập hợp hội viên, đoàn viên thực hiện các hoạt động tình nguyện thực hiện công tác vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc và khu vực công cộng; xây dựng và phát triển nhân rộng các mô hình về bảo vệ môi trường, nâng cao cảnh quan môi trường của Chi hội ở ấp, khu vực; tăng cường công tác giám sát, phản biện đối với công tác bảo vệ môi trường, việc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Lập, trình phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường nông thôn; kế hoạch quản lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn; xây dựng cảnh quan, môi trường “xanh - sạch - đẹp”, xử lý và cải thiện chất lượng môi trường các điểm, khu vực ô nhiễm tại nông thôn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường; thường xuyên phát động ra quân thực hiện các hành động về bảo vệ môi trường, trồng cây xanh vào Ngày Thứ bảy Tình Nguyện, Ngày Chủ nhật Xanh và vào các đợt hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5/6, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn,…
- Áp dụng, nhân rộng mô hình phân loại, thu gom vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt có hiệu quả.
- Rà soát hiện trạng, triển khai thực hiện cải thiện cảnh quan môi trường trên các trục lộ giao thông và khu vực công cộng trên địa bàn quản lý (trồng bổ sung cây xanh, lắp đặt thùng chứa rác tại những nơi công cộng, vị trí phù hợp để tăng tỷ lệ diện tích cây xanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi đường bỏ rác đúng nơi quy định, hạn chế tình trạng vứt chất thải bừa bãi nơi công cộng, nâng cao cảnh quan môi trường).
- Rà soát hiện trạng tuyến đường giao thông nông thôn, định kỳ hàng năm tổ chức đăng ký thực hiện tuyến đường “xanh - sạch - đẹp” gửi về Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
- Thành lập Tổ vệ sinh môi trường ở ấp, khu vực tại địa phương.
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện nội dung về bảo vệ môi trường (vệ sinh môi trường công cộng, trồng và chăm sóc cây xanh ven đường tại nơi ở, nơi làm việc; công tác xử lý chất thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; thu gom, vận chuyển, chuyển giao xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng) trong quy chế, quy ước cộng đồng ở địa phương. Đưa nội dung việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, việc chấp hành quy chế, quy ước cộng đồng vào Tiêu chuẩn gia đình văn hóa, khu vực, ấp văn hoá.
- Triển khai tuyên truyền thông điệp về bảo vệ môi trường hàng ngày trên loa phóng thanh tại địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tăng cường các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân về bảo vệ môi trường.
9. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân
- Phân loại, thu gom và đổ chất thải rắn sinh hoạt đúng thời gian và nơi quy định, không vứt bừa bãi ra môi trường; giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, tổ dân phố, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng do chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể phát động.
- Thực hiện các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng để vào bể chứa chung của khu vực; phân loại riêng bao gói thuốc bảo vệ thực sau sử dụng với rác thải sinh hoạt và rác vệ sinh đồng ruộng; không sử dụng bao gói thuốc bảo vệ vật thực vật sau sử dụng vào các mục đích khác hoặc bán phế liệu; không tự ý đốt hoặc đem chôn bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; không được bỏ rác thải khác vào bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
- Tham gia xây dựng, cải tạo và nâng cấp cảnh quan môi trường nơi cư trú.
- Phát huy vai trò giám sát để kịp thời phát hiện, phê bình tại các cuộc họp Tổ nhân dân hàng tháng đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, vi phạm quy chế, quy ước cộng đồng; đồng thời, mạnh dạn tố cáo, cung cấp thông tin, chứng cứ đến cơ quan chính quyền địa phương đối với trường hợp tái phạm để xử lý vi phạm theo quy định.
Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ban, ngành Tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện và gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/9/2021 để tổng hợp, theo dõi, phối hợp thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh.
Định kỳ sáu tháng (trước ngày 15 tháng 6), một năm (trước ngày 15 tháng 12); các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo kết quả bằng văn bản thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường; trong báo cáo nêu rõ các nội dung công việc, thành tích các tập thể, cá nhân cũng như những khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch.
Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị liên quan triển khai thực hiện tốt nội dung Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời./.
- TT/TU; TT/HĐND Tỉnh; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
File gốc của Kế hoạch 248/KH-UBND năm 2021 thực hiện xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025 đang được cập nhật.
Kế hoạch 248/KH-UBND năm 2021 thực hiện xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Tháp |
Số hiệu | 248/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Huỳnh Minh Tuấn |
Ngày ban hành | 2021-08-17 |
Ngày hiệu lực | 2021-08-17 |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng |