ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2010/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 29 tháng 11 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản;
Căn cứ Thông tư số 12/2010/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng và quản lý số tiền thu được từ xử lí tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính;
Căn cứ Thông tư số 137/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính Quy định việc xác định giá khởi điểm của tài sản nhà nước bán đấu giá và chế độ tài chính của Hội đồng bán đấu giá tài sản;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND thành phố; trên cơ sở Tờ trình số 846/TTr-STC-GCS ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quy trình xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tịch thu sung quỹ nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố; Giám đốc Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định này thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY TRÌNH XỬ LÝ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 38/2010/QĐ-UBND ngày 29 tháng năm 2010 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Quyết định này quy định quy trình xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung công quỹ nhà nước (gọi tắt là tài sản vi phạm hành chính bị tịch thu) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
1. Các cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định tịch thu tang vật, phương tiện sung quỹ nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (viết tắt là cơ quan có thẩm quyền tịch thu).
2. Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản thành phố Đà Nẵng.
3. Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan.
4. Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện.
Điều 3. Nguyên tắc xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu
1. Việc xử lý tài sản phải thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Việc bán đấu giá tài sản phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
Điều 4. Bảo quản tang vật, phương tiện bị tịch thu
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung công quỹ nhà nước thì cơ quan của người ra quyết định có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện tịch thu từ khi có quyết định tịch thu đến khi chuyển giao cho các cơ quan chức năng hoặc đến khi chuyển giao cho khách hàng trong trường hợp bán tài sản ra thị trường theo quy định tại Điều 7, Quy định này.
Điều 5. Xử lý tang vật là hàng hóa, vật phẩm dể hư hỏng
Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tịch thu phải xử lý theo đúng quy định tại khoản 3, Điều 61 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và Thông tư số 12/2010/TT-BTC ngày 20/01/2010 của Bộ Tài chính.
Điều 6. Gửi Quyết định tịch thu
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ra quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước đối với tài sản vi phạm hành chính, cơ quan ra quyết định phải gửi Quyết định tịch thu và thông báo đến cơ quan tài chính cùng cấp.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, theo các quy định như sau:
1. Đối với tang vật là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì chuyển giao cho Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng; những giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan tới tài sản thì chuyển giao cho Sở Tài chính thành phố.
2. Đối với các tang vật, phương tiện khác như: vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm và các tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Đối với các tang vật, phương tiện đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước có chức năng quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chuyển giao cho cơ quan nhà nước có chức năng quản lý, sử dụng.
4. Đối với các tang vật, phương tiện là hàng hóa, vật phẩm không được bán đấu giá thì xử lý theo đúng quy định về loại hàng hóa, vật phẩm đó.
Việc chuyển giao và tiếp nhận tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1, 2, 3, và 4 Điều này phải được lập thành biên bản. Biên bản bàn giao tang vật, phương tiện phải ghi rõ: ngày, tháng, năm bàn giao; người bàn giao; người nhận bàn giao, chữ ký của người giao, người nhận; số lượng, tình trạng (chất lượng) tang vật, phương tiện bị tịch thu; trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện bị tịch thu và phải được tiến hành theo quy định của pháp luật về bàn giao và tiếp nhận tài sản nhà nước.
5. Đối với các tang vật, phương tiện bị tịch thu được phép bán sung quỹ nhà nước, thì phải chuyển giao để bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Hồ sơ bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho cơ quan tiếp nhận, xử lý tài sản và Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá thành phố hoặc Hội đồng bán đấu giá cấp huyện gồm: Quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước, các giấy tờ, tài liệu liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan, giá khởi điểm để bán đấu giá.
Điều 8. Xác định giá khởi điểm
Nguyên tắc, phương pháp xác định giá khởi điểm theo Điều 4 và Điều 5 Thông tư số 137/2010/TT-BTC ngày 15/9/2010 của Bộ Tài chính.
Thủ tục xác định giá khởi điểm để bán đấu giá thực hiện theo khoản 5, Điều 6, Thông tư số 137/2010/TT-BTC ngày 15/9/2010 của Bộ Tài chính.
Thủ trưởng cơ quan ra quyết định tịch thu theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quyết định giá khởi điểm tài sản vi phạm hành chính bị tịch thu để thực hiện bán đấu giá.
Người có thẩm quyền quyết định giá khởi điểm có thể thuê tổ chức có đủ điều kiện để thẩm định giá trước khi quyết định.
Điều 9. Bán tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước
1. Tổ chức bán đấu giá tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước
a) Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản thành phố Đà Nẵng tiếp nhận và tổ chức bán đấu giá tài sản bị tịch thu sung quỹ nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền cấp thành phố chuyển giao.
b) Hội đồng bán đấu giá cấp huyện tiếp nhận và tổ chức bán đấu giá tài sản bị tịch thu sung quỹ nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền cấp huyện chuyển giao.
2. Xử lý tài sản trong trường hợp sau hai lần giảm giá mà đấu giá không thành.
Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu mà không bán đấu giá được sau hai lần giảm giá thì thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định tịch thu quyết định tiếp tục tổ chức bán đấu giá hoặc xử lý theo các hình thức khác theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Trường hợp quyết định thành lập Hội đồng để thanh lý tài sản, thì thực hiện trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản thành phố Đà Nẵng hoặc Hội đồng bán đấu giá cấp huyện về việc tang vật, phương tiện bị tịch thu không bán được.
Thành phần của Hội đồng thanh lý tài sản bao gồm: Lãnh đạo cơ quan ra quyết định tịch thu làm Chủ tịch Hội đồng, cơ quan tài chính cùng cấp làm Phó Chủ tịch Hội đồng. Tùy theo tính chất, đặc điểm của tang vật, phương tiện thanh lý và tình hình thực tế tại địa phương, người có thẩm quyền thành lập Hội đồng quyết định các thành viên là đại diện cơ quan Tư pháp, Quản lý thị trường, các cơ quan chuyên môn có liên quan tham gia Hội đồng.
Điều 10. Xử lý kiến nghị của khách hàng
Trường hợp có khiếu kiện của khách hàng về tài sản bán đấu giá thì Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản thành phố Đà Nẵng hoặc Hội đồng bán đấu giá cấp huyện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan ban hành quyết định tịch thu xử lý kiến nghị của khách hàng.
Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan người có thẩm quyền tịch thu
Cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định tịch thu sung công quỹ nhà nước mà tang vật, phương tiện được phép bán ra thị trường, thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện bị tịch thu. Trong vòng 10 ngày, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định tịch thu cấp thành phố bàn giao hồ sơ liên quan cho Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp để tổ chức bán đấu giá. Cơ quan cấp huyện bàn giao cho Hội đồng bán đấu giá cấp huyện để tổ chức bán đấu giá.
b) Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu bán đấu giá không thành do giá khởi điểm cao thì đơn vị tổ chức bán đấu giá phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định giá khởi điểm hoặc Hội đồng định giá định lại giá khởi điểm để tổ chức đấu giá lại.
Trường hợp sau hai lần giảm giá mà cuộc bán đấu giá vẫn không thành thì đơn vị bán đấu giá tài sản báo cáo cơ quan của người ban hành quyết định tịch thu quyết định xử lý tài sản nhà nước để quyết định tiếp tục tổ chức bán đấu giá hoặc xử lý theo các hình thức khác theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan tài chính (Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch quận, huyện)
a) Phối hợp với cơ quan ban hành quyết định tịch thu trong việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khi có yêu cầu.
b) Tham gia Hội đồng xác định giá khởi điểm để bán đấu giá.
c) Quản lý số tiền thu được từ bán đấu giá tài sản vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định tại Điều 37, Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 17/12/2008 của Chính phủ và các văn bản hiện hành khác.
Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản Đà Nẵng hoặc Hội đồng bán đấu giá cấp huyện căn cứ quyết định tịch thu và hồ sơ chuyển giao tang vật, phương tiện bị tịch thu sung quỹ để tổ chức bán đấu giá.
Chức năng, nhiệm vụ và trình tự thủ tục bán đấu giá thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 về bán đấu giá tài sản và các văn bản quy định hiện hành.
Trong trường hợp đấu giá không thành, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá thành phố Đà Nẵng hoặc Hội đồng bán đấu giá cấp huyện phải có văn bản báo cáo cơ quan của người có thẩm quyền tịch thu xem xét, quyết định.
Trường hợp cuộc bán đấu giá tài sản vẫn không thành sau hai lần giảm giá thì Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản thành phố Đà Nẵng hoặc Hội đồng bán đấu giá cấp huyện trả tài sản lại cho cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định tịch thu để tiếp tục xử lý.
Chi phí xác định giá, xử lý tài sản vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước được trừ vào tiền bán đấu giá tài sản và thanh quyết toán theo đúng quy định.
Đối với khoản tiền bán tài sản tịch thu phải nộp ngay vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng hoặc Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện mở tại Kho bạc cấp huyện, mọi khoản chi có liên quan phải có chứng từ cụ thể báo cáo Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện thẩm tra xử lý trên cơ sở quy định của nhà nước.
Định kỳ hàng tháng, hàng quý, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản thành phố Đà Nẵng hoặc Hội đồng bán đấu giá cấp huyện phải báo cáo bằng văn bản các khoản thu, chi đối với việc bán tài sản xử lý tịch thu sung quỹ nhà nước cho Sở Tài chính, cơ quan tài chính cấp huyện theo phân cấp để theo dõi và tổng hợp, báo cáo cơ quan cấp trên. Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp báo cáo UBND thành phố và Bộ Tài chính theo đúng quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định này, nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, tổ chức phản ánh bằng văn bản về Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố xem xét, sửa đổi cho phù hợp./.
File gốc của Quyết định 38/2010/QĐ-UBND ban hành quy trình xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tịch thu sung quỹ Nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang được cập nhật.
Quyết định 38/2010/QĐ-UBND ban hành quy trình xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tịch thu sung quỹ Nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Đà Nẵng |
Số hiệu | 38/2010/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Võ Duy Khương |
Ngày ban hành | 2010-11-29 |
Ngày hiệu lực | 2010-12-09 |
Lĩnh vực | Vi phạm hành chính |
Tình trạng | Hết hiệu lực |