ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2021/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 22 tháng 9 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 53/TTr-SGTVT ngày 15/7/2021; Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 124/BC-STP ngày 06/7/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 05/10/2021.
- Như Điều 3; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2021/QĐ-UBND ngày 22/9/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
Quy chế này quy định việc tổ chức, quản lý, khai thác vận tải hành khách bằng xe buýt, chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt và trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
1. Các doanh nghiệp, hợp tác xã có đăng ký kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt và được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật khi tham gia hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
3. Các doanh nghiệp có liên quan đến đầu tư, xây dựng, chuyển giao kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt.
5. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe buýt.
7. Các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
1. Các từ ngữ được giải thích theo Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô áp dụng tại Quy chế này.
3. Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt là nơi bắt đầu, kết thúc của một hành trình xe chạy trên một tuyến.
5. Thẻ thông minh là thẻ sử dụng cho hoạt động đi lại bằng xe buýt, được sử dụng để thanh toán dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin. Thẻ thông minh có thể tích hợp thêm các tính năng thanh toán điện tử.
TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE BUÝT
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt thì được tham gia đấu thầu hoặc đặt hàng khai thác tuyến xe buýt trong danh mục mạng lưới tuyến đã công bố.
Điều 5. Thông tin kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt
Điều 6. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt
Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn xã hội hóa hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác.
a) Khoảng cách giữa các điểm dừng, nhà chờ xe buýt là từ 300 - 700 mét ở nội thành và từ 800 - 3.000 mét ở ngoại thành, tại mỗi điểm dừng phải có biển báo hiệu, vạch sơn theo quy định. Đối với các bệnh viện, trường học và các khu vực có nhu cầu đi lại của hành khách có thể bố trí thêm điểm dừng, nhà chờ đến gần cửa ra vào và phải đảm bảo an toàn giao thông của khu vực.
c) Điểm dừng, nhà chờ phục vụ người khuyết tật sử dụng xe lăn phải xây dựng lối lên xuống thuận tiện cho xe lăn và có vị trí dành riêng cho người khuyết tật sử dụng xe lăn đậu chờ xe buýt.
đ) Mỗi điểm dừng, nhà chờ xe buýt đều có số hiệu riêng và được thể hiện trên bản đồ để quản lý và thông tin cho hành khách đi xe buýt.
g) Mỗi điểm dừng trên trục đường chỉ được bố trí tối đa cho 05 tuyến xe buýt sử dụng chung làm điểm dừng đón, trả khách; trường hợp nhiều hơn phải tổ chức tách và bố trí thêm điểm dừng cho phù hợp với biểu đồ tuyến xe buýt, tạo thuận lợi, an toàn cho xe buýt và hành khách; khoảng cách giữa hai điểm dừng phải cách nhau từ 15 đến 30 mét trong một cụm điểm dừng đón, trả khách và điểm dừng của hai đầu của cụm điểm dừng phải đảm bảo khoảng cách quy định tại Điểm a Khoản này.
i) Vạch dừng xe buýt thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 7. Thời gian hoạt động xe buýt
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia khai thác tuyến xe buýt phải thực hiện theo biểu đồ chạy xe để bố trí đúng loại xe chạy; xe buýt phải chạy đúng giờ, dừng đúng điểm dừng, nhà chờ theo biểu đồ chạy xe đã công bố.
1. Tiêu chuẩn xe buýt
b) Xe buýt phải được lắp đặt camera giám sát trên xe theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ.
2. Đặc điểm nhận dạng xe buýt
b) Niêm yết bên ngoài xe phía hai bên thành xe các thông tin sau: số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến; giá vé và số điện thoại của đơn vị vận tải.
d) Bên trong xe có bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm ở vị trí hành khách dễ quan sát, các nội dung chính gồm: hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); hướng dẫn sắp xếp hành lý; biển cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe (nếu có); hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa, búa thoát hiểm, hướng thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
e) Nội dung niêm yết, kích thước, kiểu chữ, màu sắc, vị trí của các loại thông tin trên được Sở Giao thông vận tải quy định và giao Trung tâm Quản lý, bảo trì giao thông công cộng và đăng kiểm thủy hướng dẫn, kiểm tra thực hiện.
4. Giãn cách xe chạy
b) Giãn cách xe chạy đối với các tuyến xe buýt khác không được vượt quá 45 phút/lượt xe xuất bến.
Ngoài các loại giấy tờ mang theo xe được pháp luật quy định, xe buýt phải có lệnh vận chuyển, trong lệnh vận chuyển phải ghi rõ giờ xe hoạt động theo biểu đồ, số hiệu tuyến, biển số xe, số hiệu tập vé, các điểm chốt số lượng vé đã bán.
1. Có 3 loại vé: vé lượt, vé chặng và vé tháng.
3. Vé xe buýt do các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt tự in ấn, quản lý và phát hành theo quy định chung về hóa đơn bán hàng hóa cung ứng dịch vụ.
5. Thẻ ưu tiên được sử dụng để đi lại miễn phí hoặc mua vé giảm giá trên các tuyến xe buýt. Thẻ ưu tiên do Trung tâm Quản lý, bảo trì giao thông công cộng và đăng kiểm thủy cấp cho các đối tượng được ưu tiên theo quy định về miễn, giảm giá vé xe buýt của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 10. Hỗ trợ của nhà nước đối với hoạt động xe buýt
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt được miễn lệ phí trước bạ khi đầu tư phương tiện xe buýt sử dụng năng lượng sạch theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; khoản 31 Điều 5 Thông tư số 301/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ.
KHUNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT
Bộ khung chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là giải pháp cơ bản để chuẩn hóa, nâng cao năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước và năng lực vận hành của các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố.
1. Khung chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt bao gồm 03 nhóm tiêu chí:
b) Nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ tuyến: Bao gồm các tiêu chí đánh giá phân loại tuyến theo các mức độ đáp ứng về chất lượng dịch vụ, xếp hạng tuyến theo các tiêu chí chất lượng dịch vụ. Chu kỳ đánh giá là 01 năm.
2. Sở Giao thông vận tải tổ chức thực hiện đánh giá các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
1. Các doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
3. Đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo quy định hiện hành.
a) Các doanh nghiệp, hợp tác xã khi có nhu cầu khai thác tuyến xe buýt phải liên hệ với Trung tâm Quản lý, bảo trì giao thông công cộng và đăng kiểm thủy để được hướng dẫn thủ tục, kiểm tra năng lực và điều kiện tham gia.
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến xe buýt được đảm bảo các điều kiện hoạt động trên tuyến như kết cấu hạ tầng xe buýt và các thông tin trên các kết cấu này.
đ) Từ chối vận chuyển đối với hành khách cố tình vi phạm nội quy xe buýt.
2. Trách nhiệm
b) Phổ biến, hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt thực hiện đúng nội dung nêu trong Quy chế này; bố trí nhân viên điều hành để đảm bảo hoạt động tuyến.
d) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 16 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ Giao thông vận tải.
e) Phát hiện, kịp thời thông báo cho Trung tâm Quản lý, bảo trì giao thông công cộng và đăng kiểm thủy về tình trạng hư hỏng kết cấu hạ tầng xe buýt trên tuyến, tình hình an ninh trật tự trên tuyến.
h) Tiếp nhận, giải quyết phản ánh, góp ý của hành khách và người dân.
Điều 15. Quyền hạn, trách nhiệm của nhân viên lái xe
2. Đảm bảo điều kiện người lái xe cơ giới đường bộ theo quy định của pháp luật khi tham gia giao thông đường bộ.
4. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu doanh nghiệp, hợp tác xã đã quy định.
6. Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe.
8. Thực hiện đúng biểu đồ, hành trình chạy xe đã được phê duyệt.
1. Phải được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải khách, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
3. Cung cấp thông tin về hành trình tuyến, các điểm dừng trên tuyến khi hành khách yêu cầu; hướng dẫn, giúp đỡ hành khách (đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em) khi lên, xuống xe; có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.
Điều 17. Quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe buýt
a) Được miễn, giảm giá vé xe buýt nếu thuộc đối tượng được ưu tiên theo quy định.
c) Chấp hành quy định khi đi xe và hướng dẫn của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
đ) Khiếu nại, kiến nghị, phản ánh những hành vi vi phạm quy định về quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
2. Trách nhiệm
b) Chấp hành nội quy xe buýt, hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ; đảm bảo an toàn trật tự trên xe; giúp đỡ và nhường ghế ngồi trên xe buýt cho hành khách là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ đi cùng.
TRÁCH NHIỆM CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT
Sở Giao thông vận tải là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm:
2. Trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, công bố các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đơn giá vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
4. Trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt kế hoạch đầu tư trong lĩnh vực hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt bằng vốn ngân sách.
6. Trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành, bổ sung và sửa đổi quy định quản lý hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
8. Trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt các ưu tiên trong lưu thông dành cho xe buýt.
10. Quyết định biểu đồ chạy xe, số lượng xe hoạt động cho mỗi tuyến, quy cách và chủng loại xe.
12. Quyết định danh mục, vị trí cụ thể cơ sở hạ tầng các tuyến xe buýt; công bố mẫu nhà chờ xe buýt.
14. Lập dự toán và đề xuất phương thức cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; quyết toán dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
16. Công bố giá vé cụ thể cho từng tuyến xe buýt trên cơ sở khung giá vé đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
18. Công bố các loại ưu tiên trong lưu thông dành cho xe buýt trên từng tuyến đường cụ thể; ban hành nội quy đi xe buýt.
20. Giám sát chất lượng hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt.
22. Tổ chức các kênh thông tin trực tuyến để vận động người dân sử dụng xe buýt.
24. Tiếp nhận, kiểm tra, giải quyết các đề xuất, kiến nghị trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân.
26. Chỉ đạo Trung tâm Quản lý, bảo trì giao thông công cộng và đăng kiểm thủy tổ chức thực hiện việc cung ứng và quản lý chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo chức năng, nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân thành phố giao tại Quyết định số 1438/QĐ-UBND ngày 18/6/2019.
1. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt dự toán và phương thức cung ứng là đấu thầu.
2. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và Kho bạc Nhà nước thành phố trong việc quản lý hồ sơ thanh toán, quyết toán kinh phí trợ giá xe buýt.
4. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải lập, cập nhật, trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định điều chỉnh đơn giá vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
1. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải nghiên cứu trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt kế hoạch thực hiện chính sách miễn giảm giá vé giao thông công cộng cho người khuyết tật theo Nghị định số 28/2012/NĐ-CP phù hợp với tình hình thực tế của thành phố.
2. Tổ chức lực lượng làm nhiệm vụ chỉ huy, điều khiển giao thông, tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, tuyến và nơi tạm dừng xe, đỗ xe khi có tình huống gây ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh trật tự.
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan trong công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng xe buýt.
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an thành phố trong công tác đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự tại nơi có tuyến xe buýt đi qua./.
BỘ KHUNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2021/QĐ-UBND ngày 22/9/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
Bảng 1: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ mạng lưới tuyến
TT | Tên chỉ tiêu | Mô tả | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Bảng 2: Xếp hạng đánh giá chất lượng dịch vụ mạng lưới tuyến
|