BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 30-NĐ | Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 1959 |
SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH SỐ 330-NĐ NGÀY 23-10-1957 QUY ĐỊNH CƯỚC PHÍ BƯU ĐIỆN ÁP DỤNG TRONG NƯỚC
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
Căn cứ Nghị định số 330-NĐ ngày 23 tháng 10 năm 1957 của Bộ Giao thông và Bưu điện quy định cước phí bưu điện áp dụng trong nước;
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. – Nay bổ sung và điều chỉnh Nghị định số 330-NĐ ngày 23 tháng 10 năm 1957 như sau:
Điều 2. – Công văn và thư gửi trong nước:
a) Trong toàn quốc và từ tỉnh xuống huyện, châu, xã:
20 gam đầu: 0đ12
mỗi 20 gam sau: 0,06
b) Trong một thành phố, một thị trấn, một thị xã (nội thị):
20 gam đầu: 0đ06
mỗi 20 gam sau: 0,03
Điều 3. – Báo chí, tập san xuất bản định kỳ gửi trong nước:
50 gam đầu: 0đ01
mỗi 50 gam sau: 0,005
Điều 4. – Thư dân nguyện gửi chính quyền các cấp, thư phê bình Bưu điện: miễn tem.
Điều 5. – Bưu thẩm thiếu cước gửi trong nước:
- Thu gấp đôi số cước thiếu.
- Tối thiểu thu đối với các loại bưu phẩm thiếu cước 0đ02.
- Riêng đối với những bài đăng báo chỉ thu đủ cước thiếu.
Điều 7. – Báo phát một bưu phẩm ghi số, một bưu kiện, một ngân phiếu:
a) Xin báo bằng thư ngay khi ký gửi: 0đ12
Xin báo bằng thư sau khi ký gửi: 0,24
b) Xin báo bằng điện ngay khi ký gửi: 0,60
Xin báo bằng điện sau khi ký gửi: 1,20
a) Bằng thư: thu cước bằng một bức thư thường: 0đ12.
b) Bằng điện: thu cước một bức điện theo số tiếng phải chuyển.
Điều 9. – Danh thiếp, thiếp hiếu hỉ, thiếp mời, bưu ảnh, bưu thiếp.
a) Gửi trong một thành phố, một thị trấn (nội thị), một thị xã:
để ngỏ: 0đ03
dán kín tính như thư: 0,06
b) Gửi trong toàn quốc kể cả tỉnh xuống huyện, châu, xã.
để ngỏ: 0đ06
dán kín tính như thư: 0,12
Điều 10. - Điện báo phổ thông, điện báo tư nhân:
- Mỗi tiếng thường: 0đ06
- Mỗi tiếng khẩn gấp đôi tiếng thường.
- Mỗi tiếng thường: 0đ015
- Mỗi tiếng khẩn: 0đ06.
Điều 12. - Điện báo đối chiếu (TC)
- Bỏ loại nghiệp vụ này.
Điều 13. - Điện báo phát nhanh (XP)
Ngoài cước bức điện thu trước tiền thuê phát nhanh cứ mỗi cây số 0đ20 (kể cả đi lẫn về và tiền đò ngang).
Điều 14. - Điện báo viết bằng ngoại ngữ đã được quy định trong thể lệ điện báo bưu điện:
- Mỗi tiếng thường: 0đ06
- Mỗi tiếng khẩn: 0đ12
Thu theo quy định trong Nghị định 330-NĐ ngày 23-10-1957. Nhưng bỏ tối thiểu 10 tiếng, chỉ tính theo số tiếng chuyển.
Điều 16. - Điện báo bội điện (TM)
a) Cước chính: mỗi tiếng 0đ06, tính theo tổng số tiếng.
b) Cước phụ: mỗi bản sao mỗi địa chỉ cứ 50 tiếng hay phần lẻ 50 tiếng thu 0đ20.
Điều 17. – Xin điều tra một bức điện nghi chậm hoặc không đến nơi:
Miễn cước: nhưng tuỳ theo trường hợp, thời gian từng địa phương để xử lý cho hợp lý.
a) Xin báo bằng điện báo ngay lúc gửi: 0đ60
Xin báo bằng điện báo sau lúc gửi: 1đ20
b) Xin báo bằng thư ngay lúc gửi: 0đ12
Xin báo bằng thư sau lúc gửi: 0đ24
Điều 19. – Nói điện thoại đường dài ngoài giờ làm việc: chỉ thu cước như trong giờ làm việc.
| BỘ TRƯỞNG |
File gốc của Nghị định 30-NĐ năm 1959 sửa đổi Nghị định 330-NĐ quy định cước phí bưu điện áp dụng trong nước do Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện ban hành đang được cập nhật.
Nghị định 30-NĐ năm 1959 sửa đổi Nghị định 330-NĐ quy định cước phí bưu điện áp dụng trong nước do Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Giao thông và Bưu điện |
Số hiệu | 30-NĐ |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Nguyễn Văn Trân |
Ngày ban hành | 1959-04-04 |
Ngày hiệu lực | 1959-04-15 |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí |
Tình trạng | Đã hủy |