BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2013/BTTTT-ƯDCNTT | Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2012 |
Kính gửi: | - Đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; |
Ngày 10/4/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước (Nghị định), Nghị định đã tạo môi trường pháp lý cho ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy cải cách hành chính, phát triển Chính phủ điện tử trong thời gian qua. Đến nay, Nghị định đã được triển khai 05 năm, việc đánh giá tình hình thực hiện Nghị định là hết sức cần thiết nhằm đưa ra các giải pháp, kiến nghị thúc đẩy ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước thời gian tới. Thực hiện nhiệm vụ được giao về việc hướng dẫn thi hành Nghị định, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng Báo cáo đánh giá tổng hợp 05 năm thực hiện Nghị định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Bộ/tỉnh). Để triển khai công việc này, Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng đề nghị Quý Đơn vị báo cáo lãnh đạo Bộ/tỉnh mình về công tác đánh giá này, đồng thời xây dựng Báo cáo đánh giá 05 năm thực hiện Nghị định của Bộ/tỉnh (Khung Báo cáo gửi kèm theo, bản mềm được đăng tải trên website Cục Ứng dụng CNTT tại địa chỉ: www.aita.gov.vn).
Văn bản báo cáo xin gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 25/8/2012 để Bộ tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ (đồng thời gửi văn bản điện tử vào hộp thư điện tử có địa chỉ [email protected]).
Trân trọng./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
KHUNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 05 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 64/2007/NĐ-CP NGÀY 10/04/2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Công văn số 2013/BTTTT-ƯDCNTT ngày 02 tháng 8 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông )
Phần I: Đánh giá kết quả triển khai các nội dung Nghị định
* Lưu ý:
- Các số liệu thống kê tối thiểu đến cấp đơn vị trực thuộc (đối với các Bộ), đến cấp sở, ban, ngành, quận, huyện (đối với với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
- Các nội dung đánh giá cần phân tích rõ hiện trạng kết quả đạt được, các hạn chế, khó khăn vướng mắc, đề xuất kiến nghị.
- Ngoài các nội dung gợi ý, các cơ quan có thể bổ sung các nội dung khác được triển khai tại cơ quan mình nếu có.
I. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
1. Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin
- Hạ tầng kỹ thuật:
+ Tỷ lệ cán bộ, công chức được trang bị máy tính.
+ Tỷ lệ đơn vị có mạng LAN.
+ Tỷ lệ đơn vị kết nối mạng Truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước hoặc mạng diện rộng của riêng Bộ/tỉnh (WAN) nếu có.
+ Tỷ lệ máy tính kết nối mạng Internet.
+ Hiện trạng đầu tư hạ tầng kết nối cho người dân (như các điểm truy cập Internet cộng đồng, hoặc các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân dễ dàng truy nhập thông tin và dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng).
+ Hiện trạng triển khai áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước (có tự ban hành hay không; việc áp dụng thế nào?)
- Hiện trạng xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL):
+ Danh mục CSDL lớn trên phạm vi Bộ/tỉnh hoặc cấp quốc gia nếu có.
+ Hiện trạng việc ban hành quy định danh mục cơ sở dữ liệu; xây dựng, cập nhật và duy trì cơ sở dữ liệu; ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ và duy trì cơ sở dữ liệu của mình).
- Hiện trạng triển khai các hệ thống thông tin chuyên ngành (chức năng, quy mô hệ thống, hiện trạng triển khai,...).
...
2. Cung cấp nội dung thông tin
- Cung cấp công khai, minh bạch, kịp thời, đầy đủ và chính xác trên môi trường mạng những thông tin theo quy định của khoản 2 Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin.
+ Tỷ lệ đơn vị có trang/cổng thông tin.
+ Tỷ lệ đơn vị cung cấp kịp thời, đầy đủ những thông tin theo quy định của khoản 2 Điều 28 của Luật Công nghệ thông tin qua cổng/trang thông tin điện tử.
+ Hiện trạng cung cấp dịch vụ công trực tuyến qua cổng/trang thông tin điện tử (số dịch vụ công cung cấp trực tuyến theo các mức độ 1,2,3,4).
+ Hiện trạng việc xây dựng, thống nhất các mẫu biểu điện tử trong giao dịch của các cơ quan nhà nước.
+ Tỷ lệ các đơn vị triển khai ứng dụng CNTT toàn diện tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông.
...
3. Phát triển và sử dụng nguồn nhân lực CNTT
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng về CNTT cho cán bộ, công chức (các lớp đào tạo hàng năm, số lượng người được đào tạo).
- Công tác xây dựng các chính sách, chế độ ưu đãi nhân lực CNTT trong cơ quan nhà nước (có ban hành chính sách ưu đãi cho cán bộ chuyên trách về CNTT hay không? việc triển khai thế nào?,...).
- Biên chế cán bộ chuyên trách về CNTT (số lượng, trình độ? có đáp ứng nhu cầu hay không?).
...
4. Đầu tư cho ứng dụng CNTT
- Công tác xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT (hiện trạng công tác xây dựng Kế hoạch 5 năm và hàng năm về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước).
- Công tác ưu tiên bố trí kinh phí cho ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước (có ưu tiên hay không? nguyên tắc bố trí kinh phí cho ứng dụng CNTT có đặc thù gì hay không?...).
- Mức độ đầu tư cho ứng dụng CNTT (mức đầu tư cho các nhiệm vụ, dự án lớn trong 05 năm qua; khó khăn, vướng mắc trong triển khai?).
- Công tác áp dụng các quy định hiện hành về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT (việc áp dụng thế nào? có khó khăn, vướng mắc gì?).
- Công tác khuyến khích đầu tư ứng dụng CNTT từ nguồn vốn không phải ngân sách nhà nước (có chính sách khuyến khích gì hay không? khó khăn, vướng mắc khi triển khai áp dụng?,...).
- Công tác bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với giải pháp, phần mềm, cơ sở dữ liệu khi triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước (hiện trạng thực hiện? khó khăn vướng mắc?,...).
...
II. HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG
1. Quy trình công việc
- Công tác chuẩn hóa, đơn giản hóa quy trình công việc cơ quan (việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ISO,...).
- Khả năng kết nối, liên thông giữa quy trình làm việc của các cơ quan nhà nước với nhau trên phạm vi bộ/tỉnh (hiện trạng, khó khăn vướng mắc?).
...
2. Quản lý văn bản điện tử
- Công tác quản lý trao đổi văn bản điện tử trong cơ quan: Việc ban hành các văn bản thúc đẩy, quy định quy trình xử lý công việc sử dụng văn bản điện tử (có văn bản quy định hay không? có khó khăn, vướng mắc gì?).
- Thực trạng việc trao đổi văn bản điện tử: Tỷ lệ đơn vị triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành, triển khai hệ thống thư điện tử, ước lượng tỷ lệ văn bản trao đổi qua từng hệ thống này.
- Công tác sử dụng chữ ký số trong trao đổi văn bản điện tử (phạm vi, quy mô, đối tượng áp dụng? có vướng mắc, khó khăn gì?).
- Hiện trạng triển khai các hệ thống nghiệp vụ chính khác (nêu tên, hiện trạng triển khai,…).
...
3. Bảo đảm an toàn thông tin trên môi trường mạng
- Xây dựng nội quy bảo đảm an toàn thông tin (có xây dựng văn bản quy định nội quy an toàn thông tin? ...).
- Công tác bố trí cán bộ, đơn vị phụ trách quản lý an toàn thông tin (có bố trí hay không? trách nhiệm thế nào?).
- Công tác áp dụng, hướng dẫn và kiểm tra định kỳ việc thực hiện các biện pháp bảo đảm cho hệ thống thông tin trên mạng đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin (được thực hiện thế nào? có vướng mắc, khó khăn gì?).
- Hiện trạng về an toàn thông tin trên môi trường mạng (các giải áp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin nói chung? mức độ an toàn đạt được thế nào? có hạn chế, khó khăn gì?).
- Các hoạt động phối hợp ứng cứu khẩn cấp, chống tấn công và chống khủng bố trên mạng phục vụ công tác điều tra, khắc phục sự cố (có những phối hợp gì? hạn chế, khó khăn?,...).
...
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
1. Trách nhiệm người đứng đầu cơ quan nhà nước
- Trách nhiệm người đứng đầu cơ quan nhà nước trong công tác chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT 5 năm, hàng năm về ứng dụng CNTT.
- Những giải pháp của người đứng đầu nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT (giải pháp thực hiện, giải pháp bộ máy tổ chức, giải pháp nguồn lực triển khai,...).
...
2. Hệ thống chuyên trách về CNTT trong cơ quan nhà nước
- Cơ cấu tổ chức, chức năng các cơ quan chuyên trách về CNTT (hiện trạng, khó khăn vướng mắc?).
- Vai trò giám đốc CNTT (trong công tác tham mưu, điều hành ứng dụng CNTT trên quy mô Bộ/tỉnh).
...
3. Trách nhiệm của các Bộ đặc thù (Bộ Thông tin và Truyền thông; Văn phòng Chính phủ; Bộ Nội vụ; Ban Cơ yếu Chính phủ; Bộ Công an)
- Nêu hiện trạng triển khai nhiệm vụ đặc thù được giao tại Nghị định 64/2007/NĐ-CP tương ứng từ Điều 48 đến Điều 52 (mức độ thực hiện, khó khăn vướng mắc?,…).
...
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHỊ ĐỊNH
1. Đánh giá chung về kết quả ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước theo tinh thần Nghị định
Báo cáo tập trung về các mặt như:
- Nâng cao năng suất, hiệu quả lao động.
- Cung cấp dịch vụ hành chính công.
- Đổi mới tổ chức, hoạt động.
...
2. Những khó khăn, vướng mắc chung khi triển khai các nội dung Nghị định
- Những khó khăn, vướng mắc.
- Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc.
...
Phần II: Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai Chính phủ điện tử
1. Đề xuất các giải pháp chính nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước
- Về công tác tổ chức điều hành.
- Về nguồn nhân lực.
- Về môi trường pháp lý.
- Về kinh phí triển khai.
-...
2. Đề xuất các nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung Nghị định sau 05 năm thực hiện
- Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng.
- Về các nội dung chi tiết.
- ...
File gốc của Công văn 2013/BTTTT-ƯDCNTT báo cáo đánh giá 05 năm thực hiện Nghị định 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành đang được cập nhật.
Công văn 2013/BTTTT-ƯDCNTT báo cáo đánh giá 05 năm thực hiện Nghị định 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Thông tin và Truyền thông |
Số hiệu | 2013/BTTTT-ƯDCNTT |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Nguyễn Minh Hồng |
Ngày ban hành | 2012-08-02 |
Ngày hiệu lực | 2012-08-02 |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
Tình trạng | Còn hiệu lực |