BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2910/QĐ-BTC | Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2012 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ KINH DOANH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, thủ trưởng các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Đảng ủy, Công đoàn Bộ;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu VT, TCCB.
BỘ TRƯỞNG
Vương Đình Huệ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - QUẢN TRỊ KINH DOANH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2910/QĐ-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh có sứ mạng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực các ngành, chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài chính, kinh tế và các ngành, nghề khác được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ở trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học; thực hiện nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong lĩnh vực tài chính, kinh tế; cung cấp những sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao của đất nước nói chung và khu vực vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.
Trụ sở của Trường đặt tại tỉnh Hưng Yên.
Trường chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính; quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên.
1. Tổ chức đào tạo nhân lực ở trình độ đại học, sau đại học, cao đẳng, theo ngành và chuyên ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đảm bảo đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp về quản lý kinh tế tương xứng với trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội và có khả năng hợp tác trong hoạt động nghề nghiệp.
3. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quy chế, quy định về đào tạo từng trình độ; cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính; chấp hành pháp luật về giáo dục, thực hiện xã hội hóa về giáo dục.
5. Tổ chức cung cấp các dịch vụ về đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn cho các đối tượng có nhu cầu; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin và thực hiện công khai thông tin về hoạt động đào tạo của nhà trường;
7. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng của nhà trường; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
1. Thực hiện nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực tài chính, kinh tế, bao gồm: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chính sách, nghiên cứu ứng dụng, phân tích và dự báo;
3. Xây dựng hệ thống thông tin, thư viện; tổ chức quản lý cung cấp các nguồn thông tin khoa học về kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán...; thực thi các quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ ở Trường;
5. Tổ chức xuất bản và phát hành tạp chí, tập san, bản tin và các ấn phẩm khoa học khác về kinh tế, tài chính phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng nhu cầu của ngành và xã hội;
Điều 5. Nhiệm vụ hợp tác quốc tế
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các thỏa thuận, dự án đã được phê duyệt phù hợp với các quy định của Nhà nước; hợp tác trao đổi giảng viên, người học theo quy định của pháp luật;
Điều 6. Các nhiệm vụ khác
2. Quản lý, sử dụng đất đai, tài sản và tài chính theo quy định của pháp luật;
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính và theo quy định của pháp luật.
1. Được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, Điều lệ trường đại học và phân cấp của Bộ Tài chính về quy hoạch, kế hoạch phát triển Trường, tổ chức tuyển sinh, đào tạo, liên kết đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, quan hệ quốc tế, tổ chức, nhân sự, tài sản và tài chính;
3. Được đăng ký tham gia và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao; ký kết và triển khai thực hiện các hợp đồng liên kết, hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo đúng quy định của Nhà nước.
5. Được Nhà nước giao đất; được thuê đất, vay vốn; được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.
Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện chủ sở hữu của Trường. Trên cơ sở Điều lệ trường đại học, nhà trường xây dựng quy chế tổ chức của Hội đồng trường, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của Trường; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Trường theo quy định của pháp luật, Điều lệ trường đại học, các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường.
Hiệu trưởng nhà trường có các quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc thành lập thêm, đổi tên, sáp nhập, chia, tách hoặc giải thể các phòng, ban chức năng, các khoa thuộc Trường, các đơn vị phục vụ đào tạo, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trường quy định tại Điều 12, Điều 13 và Điều 14 của Quy chế này.
4. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Trường;
6. Quản lý trực tiếp, toàn diện đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Trường theo quy định của pháp luật và quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính:
b) Tuyển dụng viên chức; ký kết các hợp đồng lao động;
d) Quyết định các vấn đề liên quan đến tiền lương, khen thưởng, kỷ luật theo thẩm quyền được phân cấp.
f) Đánh giá, phân loại trình độ cán bộ, công chức, viên chức để sắp xếp, bố trí công việc phù hợp với yêu cầu công tác của Trường.
8. Tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học trong Trường; xét duyệt, quản lý và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học của Trường;
10. Phối hợp với tổ chức Đảng, Công đoàn và các tổ chức quần chúng khác trong Trường thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan; xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên; ban hành các quy định về việc nâng cao trình độ, thực hiện nghĩa vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và dịch vụ xã hội của giảng viên; ban hành các quy định về thỉnh giảng; tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ công chức, viên chức; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của công chức, viên chức trong trường; tạo điều kiện cho công chức, viên chức và người học tham gia các sinh hoạt đoàn thể và hoạt động xã hội.
1. Giúp việc cho Hiệu trưởng có các Phó Hiệu trưởng. Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ và miễn nhiệm các Phó Hiệu trưởng trên cơ sở đề nghi của Hiệu trưởng. Tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Phó Hiệu trưởng thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường đại học, các quy định khác của Đảng, của Nhà nước và của Bộ Tài chính.
a) Giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của Trường; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trưởng và giải quyết các công việc do Hiệu trưởng giao.
Điều 11. Hội đồng Khoa học và đào tạo; Hội đồng tư vấn
a) Xây dựng và sửa đổi các quy chế, quy định về đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, tuyển dụng giảng viên, nghiên cứu viên, nhân viên thư viện, phòng thí nghiệm;
c) Trọng tâm đào tạo, đề án mở ngành, chuyên ngành đào tạo, triển khai và hủy bỏ các chương trình đào tạo;
đ) Báo cáo, giải trình của Hiệu trưởng;
2. Hội đồng tư vấn có nhiệm vụ tư vấn cho Hiệu trưởng về các vấn đề có liên quan đến đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, gắn nhà trường với doanh nghiệp, nhằm gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất, kinh doanh, bảo đảm nhà trường đào tạo và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. Hội đồng tư vấn làm việc không hưởng lương.
Hiệu trưởng quyết định thành lập Hội đồng tư vấn trên cơ sở đề nghị của Hội đồng khoa học và đào tạo.
Điều 12. Các phòng, ban chức năng
- Phòng Tổ chức cán bộ;
- Phòng Quản lý Đào tạo;
- Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế;
- Phòng Tài chính - Kế toán;
- Ban Quản lý ký túc xá;
Khoa thuộc trường là đơn vị quản lý cơ sở của Trường, thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý sinh viên và các nhiệm vụ khác được Hiệu trưởng nhà trường giao. Trường có các khoa sau:
- Khoa Tài chính - Ngân hàng;
- Khoa Hệ thống thông tin quản lý;
- Khoa Thẩm định giá;
- Khoa Giáo dục thể chất;
Điều 14. Các đơn vị phục vụ đào tạo; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trường
03 đơn vị phục vụ đào tạo gồm:
- Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp;
03 đơn vị sự nghiệp gồm:
- Trung tâm Tin học-Ngoại ngữ;
Điều 15. Các tổ chức Đảng, đoàn thể
Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong Trường hoạt động theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục phù hợp với tôn chỉ mục đích, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể, tổ chức xã hội đã được xác định.
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI HỌC
1. Biên chế cán bộ, công chức, viên chức của Trường do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trong tổng số biên chế của Bộ Tài chính;
3. Cán bộ, công chức, viên chức của Trường có trách nhiệm tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.
5. Cán bộ, công chức, viên chức của Trường có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Quy chế này; chịu sự giám sát của các cấp quản lý về chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học.
7. Các quy định đối với giảng viên (Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn, tuyển dụng và trợ giảng) thực hiện theo quy định của Điều 24, Điều 25, Điều 27 và Điều 28 Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Điều lệ trường đại học”.
1. Người học của Trường được tuyển chọn theo quy chế tuyển sinh của Nhà nước và các quy định của Bộ Tài chính. Người nước ngoài vào học tại Trường thực hiện theo quy định của Nhà nước;
3. Người học trong Trường có nghĩa vụ phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước, nội quy của Trường; đóng học phí đầy đủ và các khoản đóng góp vật chất khác theo quy định của Nhà nước và của Trường;
1. Kinh phí Ngân sách Nhà nước giao;
3. Thu sự nghiệp từ các hoạt động: đào tạo, bồi dưỡng, liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học; dịch vụ tư vấn trong các lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ;
5. Kinh phí được tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn thu từ các dự án và các nguồn thu hợp pháp khác:
Điều 19. Nhà trường xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật; tổ chức và quản lý, sử dụng đúng pháp luật, có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học.
Cán bộ, công chức, viên chức và người học của Trường có những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định của Quy chế này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
File gốc của Quyết định 2910/QĐ-BTC năm 2012 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 2910/QĐ-BTC năm 2012 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Số hiệu | 2910/QĐ-BTC |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành | 2012-11-14 |
Ngày hiệu lực | 2012-11-14 |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
Tình trạng | Còn hiệu lực |