ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/CT-UBND | Cần Thơ, ngày 18 tháng 9 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Để triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 về việc thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2013 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2013, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là Nghị định số 81/2013/NĐ-CP).
Nhằm thực hiện hiệu quả các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nêu trên, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực hiện xử lý vi phạm hành chính, giữ vững trật tự, kỷ cương, bảo đảm quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đồng thời bảo đảm hiệu quả của bộ máy Nhà nước, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị:
1. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn thành phố có trách nhiệm
a) Tuyên truyền, phổ biến Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan bằng các hình thức và biện pháp thích hợp để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân hiểu rõ, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan;
c) Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong công tác xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ, công chức chuyên trách thực hiện việc tham mưu về công tác xử lý vi phạm hành chính;
d) Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện quản lý nhà nước về thi hành pháp luật trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Chương II Nghị định số 81/2013/NĐ-CP;
đ) Phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp trong việc xác định kinh phí và lập dự toán kinh phí hằng năm để đảm bảo cho công tác xử lý vi phạm hành chính;
e) Thực hiện lưu trữ và thống kê về xử lý vi phạm hành chính theo quy định. Cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính cho Sở Tư pháp để phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính;
g) Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, những nội dung quy định về xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn, gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố kiến nghị cơ quan chủ trì soạn thảo hoặc Bộ Tư pháp hướng dẫn, xử lý theo thẩm quyền;
h) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình báo cáo công tác xử lý vi phạm hành chính về Sở Tư pháp trước ngày 10 tháng 4 đối với báo cáo định kỳ 06 tháng; trước ngày 10 tháng 10 đối với báo cáo năm để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định.
2. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm
a) Giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện theo dõi và báo cáo công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố;
b) Đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố kiến nghị cơ quan chủ trì soạn thảo hoặc Bộ Tư pháp nghiên cứu, hướng dẫn các quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn với nhau;
c) Phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
d) Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện kiểm tra liên ngành về tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
đ) Kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố việc thanh tra khi có phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, các cơ quan thông tin và truyền thông về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trên địa bàn theo quy định;
e) Thực hiện thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của thành phố;
g) Trên cơ sở quy định của Chính phủ và theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và triển khai thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính theo quy định;
h) Phối hợp với Sở Tài chính trong việc xác định nhu cầu kinh phí và lập dự toán kinh phí hằng năm để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
3. Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
b) Hướng dẫn cơ quan tài chính các cấp thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài chính trong việc thực hiện xử phạt vi phạm hành chính, bảo đảm kinh phí cho hoạt động xử lý vi phạm hành chính ở địa phương;
c) Phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn, bảo đảm kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính và tổ chức triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính theo quy định Luật Ngân sách Nhà nước.
4. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm
Phối hợp với Sở Tư pháp, các Sở ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện hướng dẫn, đề xuất kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm thực hiện nhiệm vụ về quản lý, xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
5. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm
a) Chỉ đạo việc đưa tin, tuyên truyền, phổ biến về Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành trên các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc xây dựng Đề án về xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi địa phương.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm
a) Tuyên truyền, phổ biến Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan bằng các hình thức và biện pháp thích hợp để cán bộ, công chức, nhân dân hiểu rõ, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành;
c) Xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ, công chức chuyên trách thực hiện việc tham mưu về xử lý vi phạm hành chính, quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Chương II Nghị định số 81/2013/NĐ-CP;
d) Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền;
đ) Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
e) Bố trí kinh phí hằng năm để đảm bảo cho công tác xử lý vi phạm hành chính theo quy định;
g) Thực hiện lưu trữ và thống kê về xử lý vi phạm hành chính theo quy định. Cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính cho Sở Tư pháp;
h) Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, những nội dung quy định về xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn, gửi Sở Tư pháp để tổng hợp;
i) Báo cáo công tác xử lý vi phạm hành chính về Sở Tư pháp trước ngày 10 tháng 4 đối với báo cáo định kỳ 06 tháng; trước ngày 10 tháng 10 đối với báo cáo năm.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm
Thực hiện những nội dung quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 6 Chỉ thị này và các nhiệm vụ sau:
a) Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, những nội dung quy định về xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn, báo cáo Ủy ban nhân dân quận, huyện để tổng hợp báo cáo theo quy định;
b) Bảo đảm kinh phí cho công tác xử lý vi phạm hành chính theo quy định;
c) Thực hiện lưu trữ và thống kê về xử lý vi phạm hành chính theo quy định. Cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính cho Ủy ban nhân dân quận, huyện để tổng hợp vào cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của thành phố;
d). Thực hiện lưu trữ và thống kê về xử lý vi phạm hành chính theo quy định. Cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính cho Ủy ban nhân dân quận, huyện;
đ) Báo cáo công tác xử lý vi phạm hành chính về Ủy ban nhân dân quận, huyện trước ngày 05 tháng 4 đối với báo cáo định kỳ 06 tháng; trước ngày 05 tháng 10 đối với báo cáo năm.
8. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
File gốc của Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2014 thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Cần Thơ đang được cập nhật.
Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2014 thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Cần Thơ |
Số hiệu | 17/CT-UBND |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Người ký | Lê Hùng Dũng |
Ngày ban hành | 2014-09-18 |
Ngày hiệu lực | 2014-09-18 |
Lĩnh vực | Vi phạm hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |