ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2015/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 26 tháng 11 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đê điều;
Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng chống lụt bão;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1751/TTr-SNN-ĐĐ& PCLB ngày 09 tháng 11 năm 2015 về việc ban hành Quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐÊ ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 37/2015/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
Quy chế này xác định trách nhiệm phối hợp của các cấp, các ngành; các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Quy chế này áp dụng đối với Ủy ban nhân dân các cấp, các Sở, ban, ngành và các đơn vị trực thuộc; người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về đê điều; các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến đê điều trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1. Tuân thủ quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND, Luật Đê điều, Luật Đất đai, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Thanh tra; Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều và các quy định của tỉnh về quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, khai thác khoáng sản, tài nguyên môi trường liên quan đến quản lý, sử dụng và bảo vệ đê điều.
2. Các hành vi vi phạm hành chính về đê điều được quy định tại một trong các Điều 7, 25, 26, 27, 28 và 35 của Luật Đê điều.
3. Tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định tại Điều 3, Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 139/2013/NĐ- CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng chống lụt bão.
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐÊ ĐIỀU
Điều 4. Công tác tuyên truyền, phòng ngừa vi phạm
1. Ủy ban nhân dân các cấp, các Sở ngành liên quan, cơ quan chuyên môn về quản lý đê điều có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chỉ đạo Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão, Thanh tra Sở phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đê điều;
b) Chỉ đạo nghiên cứu, triển khai các biện pháp, giải pháp (công trình và phi công trình) nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều có hiệu quả.
3. Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão:
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện) và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều;
b) Đề xuất, dự trù kinh phí cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều.
4. Hạt Quản lý đê:
a) Hướng dẫn công tác chuyên môn, nghiệp vụ và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ công trình đê điều ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thuộc địa bàn quản lý;
b) Cung cấp các tin, bài liên quan đến vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều để Ủy ban nhân dân cấp xã phát trên đài truyền thanh.
5. Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra và xử lý vi phạm hành chính cho lực lượng làm công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát viên đê điều.
6. Sở Giao thông vận tải chỉ đạo lực lượng chức năng của Sở phối hợp với Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão triển khai cắm biển báo hạn chế tải trọng trên các tuyến đê kết hợp với giao thông.
7. Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều trên địa bàn.
8. Ủy ban nhân dân cấp xã.
a) Phối hợp với các cơ quan tuyên truyền và cơ quan quản lý đê điều để thông tin, tuyên truyền, phổ biến các văn bản, quy định của pháp luật về đê điều.
b) Định kỳ phát các tin, bài về tình hình vi phạm và công tác xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên đài truyền thanh của cấp xã.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai cắm mốc bảo vệ đê điều, mốc chỉ giới thoát lũ ngoài thực địa sau khi quy hoạch phòng lũ và quy hoạch đê điều được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão quản lý, tu bổ hệ thống mốc giới đê điều, thoát lũ trên địa bàn tỉnh.
3. Hạt Quản lý đê quản lý hồ sơ, xác định mốc giới đê điều, thoát lũ ngoài thực địa, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc bảo vệ mốc giới đê điều, thoát lũ thuộc địa bàn quản lý.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm bảo vệ mốc giới đê điều, thoát lũ trên địa bàn.
Điều 6. Công tác tiếp nhận và xử lý thông tin về vi phạm
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đê điều cần khẩn trương thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vi phạm biết;
Mọi tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đều có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý kịp thời mọi thông tin về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều xảy ra thuộc phạm vi phụ trách theo quy định của pháp luật.
2. Hạt Quản lý đê:
a) Chủ trì thực hiện việc kiểm tra, phát hiện kịp thời ngay từ khi mới phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
b) Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, phối hợp với chính quyền hoặc lực lượng được giao phụ trách công tác quản lý đê điều cấp xã như: Công an, xây dựng, địa chính, giao thông - thủy lợi, tiến hành lập Biên bản vi phạm, quyết định tạm đình chỉ hành vi vi phạm và chậm nhất trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi có quyết định tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để xử lý và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo lực lượng được giao phụ trách công tác đê điều như: Công an, xây dựng, địa chính, giao thông - thủy lợi, phối hợp chặt chẽ với Hạt Quản lý đê trong việc kiểm tra, phát hiện và lập Biên bản vi phạm pháp luật về đê điều.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Khi nhận được hồ sơ vi phạm do Hạt Quản lý đê chuyển đến, phải tiến hành các trình tự, thủ tục xử lý theo các quy định tại chương III, mục I của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
b) Xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về đê điều theo đúng thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 12, khoản 1 Điều 14 Nghị định số 139/2013/NĐ-CP. Trường hợp vượt quá thẩm quyền (mức phạt trên 5 triệu đồng) lập hồ sơ báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan Công an và các lực lượng chức năng của huyện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo quy định của pháp luật;
b) Xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về đê điều theo thẩm quyền, đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 12, Điều 13, khoản 2 Điều 14, Điều 17 Nghị định số 139/2013/NĐ-CP. Trường hợp vượt quá thẩm quyền, lập hợp hồ sơ vi phạm, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử phạt theo quy định của pháp luật;
c) Khi nhận được hồ sơ vụ việc vi phạm và đề nghị xử lý vi phạm của Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân cấp huyện phải tiến hành chỉ đạo các lực lượng chức năng của huyện tiến hành các trình tự, thủ tục xử lý theo các quy định tại chương III, mục I của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
d) Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản kiến nghị xử lý vi phạm của cơ quan quản lý đê điều, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, xác minh và tham mưu xử lý hoặc chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử lý theo thẩm quyền;
đ) Trường hợp phức tạp, tổ chức họp liên ngành để phối hợp xử lý,
3. Hạt Quản lý đê:
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc: Thiết lập hồ sơ vi phạm; xác định cụ thể về điều khoản vi phạm; mức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả; thời gian khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
b) Đôn đốc việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp hành vi vi phạm không được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử lý hoặc xử lý không nghiêm, không dứt điểm theo đúng quy định của pháp luật, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê có văn bản báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão, báo cáo và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo xử lý theo quy định của pháp luật, gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Tổng hợp, báo cáo tình hình vi phạm pháp luật về đê điều xảy ra trên địa bàn quản lý về Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện định kỳ hàng tháng, quí, năm và đột xuất khi có yêu cầu;
d) Hàng năm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, phân loại, thống nhất số liệu vi phạm, kiến nghị xử lý cụ thể đối với từng trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều còn tồn đọng trên địa bàn quản lý.
4. Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão:
a) Kiểm tra, xác minh, phân loại các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều, chỉ đạo lập hồ sơ, văn bản kiến nghị chính quyền cấp huyện, cấp xã xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
b) Định kỳ hàng tháng, quí, năm tổng hợp về tình hình vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn tỉnh, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy lợi;
c) Giải quyết kiến nghị, phản ánh, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo thẩm quyền;
d) Phối hợp với Thanh tra Sở, thực hiện thanh tra các vụ việc vi phạm pháp luật về đê điều nghiêm trọng còn tồn đọng theo chỉ đạo của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
đ) Chỉ đạo Thanh tra chuyên ngành thuộc Chi cục thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra các vụ việc vi phạm pháp luật về đê điều còn tồn đọng.
e) Xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về đê điều theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 12, Điều 15, Điều 16 Nghị định số 139/2013/NĐ-CP.
5. Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Sở tổ chức thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đê điều đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch thanh tra hàng năm, hoặc đột xuất được Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt;
b) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đê điều và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu hoặc tạm giữ tang vật, phương tiện, buộc phá dỡ các công trình xây dựng vi phạm pháp luật về đê điều và yêu cầu khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
6. Thanh tra Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Cảnh sát Giao thông tuần tra, ngăn chặn, xử lý xe có tải trọng vượt quá tải trọng được phép đi trên đê.
7. Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng:
a) Phát hiện, kiểm tra, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ công trình đê điều trên các tuyến sông thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng đất ven sông làm bãi chứa, tập kết, trung chuyển, kinh doanh vật liệu xây dựng không phép, trái phép;
b) Kiểm tra, xử lý các phương tiện có tải trọng vượt quá tải trọng được phép đi trên đê, không đảm bảo vệ sinh, môi trường, ảnh hưởng đến an toàn đê điều.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chỉ đạo Thanh tra Sở, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão phối hợp với các lực lượng chức năng của tỉnh, tổ chức thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc ngành trong thực hiện các quy định của pháp luật về đê điều;
b) Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xem xét, xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều khi nhận được báo cáo, đề nghị của Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão, của Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng của tỉnh đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý vi phạm pháp luật về đê điều thuộc thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện chức năng thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đê điều và xử lý theo quy định của pháp luật.
9. Thanh tra tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thanh tra xử lý các vụ việc phức tạp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc không xử lý các vụ việc vi phạm nghiêm trọng về đê điều, đề xuất xử lý theo đúng quy định của pháp luật khi được Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
10. Ủy ban nhân dân tỉnh.
a) Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về đê điều, quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định số 139/2013/NĐ-CP;
b) Chỉ đạo Thanh tra tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan, xử lý các vụ vi phạm thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và thanh tra làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện xử lý các vi phạm thuộc thẩm quyền.
Điều 8. Cưỡng chế, khắc phục hậu quả
1. Ủy ban nhân dân cấp xã phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời, xử lý dứt điểm không để vi phạm phát triển; trường hợp đối tượng vi phạm không tự nguyện chấp hành, phải tổ chức cưỡng chế, khắc phục hậu quả theo đúng thẩm quyền và đảm bảo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật:
a) Chủ trì, phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế huyện, thị xã, thành phố, Hạt Quản lý đê xây dựng kế hoạch, tổ chức lực lượng cưỡng chế giải tỏa vi phạm;
b) Huy động các lực lượng: Công an, xây dựng, địa chính, giao thông - thủy lợi cùng cấp và các lực lượng khác tham gia xử lý, giải tỏa vi phạm. Khi cần thiết báo cáo UBND cấp huyện để chỉ đạo các ngành chức năng của huyện hỗ trợ lực lượng tham gia cưỡng chế giải tỏa vi phạm;
c) Dự trù kinh phí đảm bảo cho công tác cưỡng chế giải tỏa vi phạm (thuê máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia cưỡng chế giải tỏa vi phạm) trong nguồn ngân sách hàng năm.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Tổ chức cưỡng chế các hành vi vi phạm Luật Đê điều thuộc thẩm quyền cấp huyện, quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi các đối tượng vi phạm pháp luật về đê điều không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thuộc thẩm quyền cấp huyện. Xây dựng kế hoạch, tổ chức cưỡng chế giải tỏa vi phạm:
a) Huy động lực lượng Công an và các cơ quan chức năng của huyện bố trí đầy đủ lực lượng phương tiện tham gia cưỡng chế giải tỏa vi phạm; khi thấy cần thiết thì đề nghị Công an tỉnh hỗ trợ lực lượng.
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân cấp xã huy động lực lượng Công an nơi tổ chức cưỡng chế tham gia cưỡng chế giải tỏa vi phạm;
c) Huy động đầy đủ về phương tiện, thiết bị cần thiết để cưỡng chế giải tỏa vi phạm.
3. Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão:
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức cưỡng chế giải tỏa các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều thuộc thẩm quyền xử phạt của chính quyền cấp huyện.
b) Chỉ đạo Hạt Quản lý đê hoàn chỉnh hồ sơ vi phạm, xác định mốc giới bảo vệ công trình đê điều, thoát lũ, làm cơ sở cho việc giải tỏa vi phạm.
4. Hạt Quản lý đê:
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc xây dựng kế hoạch cưỡng chế giải tỏa vi phạm;
b) Xác định mốc giới bảo vệ công trình đê điều, thoát lũ; phạm vi công trình vi phạm; vấn đề về kỹ thuật liên quan đến an toàn công trình đê điều, thoát lũ,
5. Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng Công an huyện, Công an xã có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ quan nhà nước khác khi được yêu cầu.
Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
1. Tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý đê điều nhưng không kiểm tra, phát hiện, phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành lập Biên bản vi phạm pháp luật về đê điều và kiến nghị người có thẩm quyền xử lý, hoặc không phát hiện kịp thời ngay từ khi mới phát sinh vi phạm, gây khó khăn cho công tác xử lý thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật và các quy định tại Khoản 2, Điều 7 của Quy định chế độ trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý, bảo vệ đê điều trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày 22/6/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh.
2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về đê điều nhưng không xử lý nghiêm, dứt điểm theo quy định của pháp luật hoặc không kịp thời xử lý, để vi phạm phát triển vượt quá thẩm quyền, phải chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm lên cấp trên xử lý thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật và các quy định tại Khoản 2, Điều 7 của Quy định chế độ trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý, bảo vệ đê điều trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày 22/6/2009 của UBND tỉnh Bắc Ninh.
3. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm tuân thủ những quy định tại Điều 16 Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều theo đúng quy định của pháp luật.
2. Kinh phí để tổ chức cưỡng chế, giải tỏa vi phạm pháp luật về đê điều do chính quyền các địa phương bố trí theo quy định của Luật Ngân sách.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan gửi văn bản đề nghị về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
File gốc của Quyết định 37/2015/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang được cập nhật.
Quyết định 37/2015/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Ninh |
Số hiệu | 37/2015/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Nguyễn Hữu Thanh |
Ngày ban hành | 2015-11-26 |
Ngày hiệu lực | 2015-12-06 |
Lĩnh vực | Vi phạm hành chính |
Tình trạng | Còn hiệu lực |