BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2016/TT-BTNMT | Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2016 |
VỀ QUẢN LÝ, CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐẤT BỊ Ô NHIỄM TỒN LƯU
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư về quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu.
Thông tư này quy định chi tiết điểm a, điểm b, khoản 3 Điều 107 Luật Bảo vệ môi trường; khoản 3, khoản 4 Điều 13 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 19/2015/NĐ-CP), bao gồm:
2. Hướng dẫn thực hiện hoạt động cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu.
2. Nguồn ô nhiễm tồn lưu là nơi phát sinh hoặc nơi chứa một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm tồn lưu có khả năng lan truyền ra môi trường xung quanh.
4. Đối tượng bị tác động là đối tượng bị ảnh hưởng bởi khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu bao gồm: con người, môi trường và hệ sinh thái.
6. Bản đồ khu vực bị ô nhiễm là bản đồ thể hiện phạm vi, mức độ ô nhiễm, đường lan truyền của từng chất gây ô nhiễm tồn lưu và các đối tượng bị tác động.
8. Phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm (sau đây gọi tắt là phương án xử lý ô nhiễm) là các giải pháp kỹ thuật, công nghệ để giảm thiểu hoặc loại trừ các chất gây ô nhiễm tồn lưu trong môi trường và cải thiện chất lượng môi trường khu vực bị ô nhiễm.
PHÂN LOẠI, CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG KHU VỰC ĐẤT BỊ Ô NHIỄM TỒN LƯU
Điều 4. Nguyên tắc và tiêu chí phân loại khu vực bị ô nhiễm
2. Các tiêu chí được đánh giá thông qua điểm trọng số. Phương pháp xác định điểm trọng số được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Phân loại khu vực bị ô nhiễm
1. Mức độ rủi ro thấp là khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí dưới 40 điểm.
3. Mức độ rủi ro cao là khu vực có tổng điểm trọng số của các tiêu chí trên 60 điểm.
Điều 6. Điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực có khả năng bị ô nhiễm
2. Việc điều tra, đánh giá sơ bộ bao gồm các nội dung:
b) Khảo sát hiện trường khu vực có khả năng bị ô nhiễm;
d) Lập báo cáo kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá sơ bộ khu vực có khả năng bị ô nhiễm thuộc địa bàn quản lý. Căn cứ kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ, tiến hành các hoạt động sau:
b) Trường hợp phát hiện chất gây ô nhiễm tồn lưu có hàm lượng vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì tiến hành điều tra, đánh giá chi tiết theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;
5. Kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá sơ bộ được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp môi trường.
1. Việc điều tra, đánh giá chi tiết khu vực bị ô nhiễm nhằm xác định rõ các chất ô nhiễm tồn lưu; nguồn ô nhiễm tồn lưu; mức độ, quy mô, phạm vi ô nhiễm; khả năng lan truyền; các đối tượng bị tác động và trách nhiệm cải tạo và phục hồi môi trường.
a) Lập kế hoạch chi tiết khảo sát thực tế hiện trường;
c) Xây dựng bản đồ khu vực bị ô nhiễm (chất gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, phạm vi ô nhiễm, đường lan truyền ô nhiễm);
3. Quy trình điều tra, đánh giá chi tiết khu vực bị ô nhiễm được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Kết quả điều tra, đánh giá chi tiết là cơ sở để phân loại mức độ rủi ro của khu vực bị ô nhiễm theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
1. Đối với khu vực bị ô nhiễm có mức độ rủi ro thấp, tiến hành lập dự án cải tạo và phục hồi môi trường theo phương án kiểm soát khu vực bị ô nhiễm (sau đây gọi là dự án kiểm soát khu vực bị ô nhiễm) quy định tại Điều 9 Thông tư này.
3. Ưu tiên thực hiện xử lý ô nhiễm đối với khu vực bị ô nhiễm có mức độ rủi ro cao.
5. Việc lập phương án xử lý ô nhiễm phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Nội dung kiểm soát khu vực bị ô nhiễm bao gồm:
b) Khoanh vùng, cô lập, cách ly nhằm ngăn ngừa các chất gây ô nhiễm lan truyền ra môi trường xung quanh;
d) Theo dõi, quan trắc định kỳ chất lượng môi trường tại khu vực bị ô nhiễm và môi trường xung quanh; công bố thông tin về chất lượng môi trường.
a) Tổng cục Môi trường chịu trách nhiệm lập, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt dự án kiểm soát khu vực bị ô nhiễm liên tỉnh và giao Ủy ban nhân dân các tỉnh có khu vực bị ô nhiễm liên quan tổ chức thực hiện dự án;
3. Kinh phí lập, phê duyệt và triển khai dự án kiểm soát khu vực bị ô nhiễm được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp môi trường.
1. Trách nhiệm lập phương án xử lý ô nhiễm:
khoản 1 Điều 13 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt;
khoản 1 Điều 13 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt;
khoản 3 Điều 13 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP lập phương án xử lý ô nhiễm trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định, phê duyệt.
a) Thông tin chung về khu vực bị ô nhiễm;
c) Lựa chọn phương thức xử lý tại chỗ hoặc vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định;
đ) Giám sát, kiểm soát trong và sau xử lý;
Nội dung chi tiết của phương án xử lý ô nhiễm được quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
a) Thay đổi quy hoạch sử dụng đất tại thời điểm triển khai thực hiện phương án xử lý ô nhiễm;
4. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải lấy ý kiến cộng đồng dân cư bị tác động và phải có sự đồng thuận của cộng đồng dân cư bị tác động về phương án xử lý ô nhiễm.
Điều 11. Thẩm định, phê duyệt phương án xử lý ô nhiễm
2. Hồ sơ đề nghị thẩm định:
b) 07 (bảy) báo cáo phương án xử lý ô nhiễm theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
3. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án xử lý ô nhiễm quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này thành lập Hội đồng thẩm định phương án xử lý ô nhiễm. Thời gian thẩm định không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, hoàn thiện phương án xử lý ô nhiễm theo thông báo kết quả của Hội đồng thẩm định và gửi lại cho cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt.
7. Kinh phí thẩm định phương án xử lý ô nhiễm được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp môi trường của cơ quan thẩm định, phê duyệt phương án xử lý ô nhiễm.
1. Hội đồng thẩm định được thành lập để thẩm định cho từng phương án xử lý ô nhiễm.
3. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai.
a) Thông qua: khi tất cả thành viên Hội đồng thẩm định có phiếu đánh giá nhất trí thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung;
c) Không thông qua: khi có trên 1/3 (một phần ba) số thành viên Hội đồng có phiếu đánh giá không thông qua hoặc Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền có phiếu đánh giá không đồng ý thông qua.
a) Có sự tham gia (có mặt tại cuộc họp hoặc tham gia họp trực tuyến) tối thiểu từ 2/3 (hai phần ba) trở lên số lượng thành viên Hội đồng thẩm định theo quyết định thành lập. Hội đồng thẩm định không đủ kiều kiện họp khi không có mặt của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng (trường hợp được ủy quyền khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt).
6. Trách nhiệm của Ủy viên Hội đồng:
b) Tham gia các cuộc họp của Hội đồng thẩm định, các hoạt động điều tra, khảo sát được tổ chức trong quá trình thẩm định (nếu có);
d) Ghi phiếu đánh giá;
e) Chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định, phê duyệt và trước pháp luật về những nhận xét, đánh giá đưa ra và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định.
a) Đề nghị cơ quan thẩm định cung cấp các tài liệu liên quan đến hồ sơ đề nghị thẩm định để nghiên cứu, đánh giá;
c) Được tham dự các cuộc họp của Hội đồng thẩm định và các hoạt động khác để phục vụ việc thẩm định;
đ) Được hưởng thù lao theo quy định hiện hành khi thực hiện nhiệm vụ; được thanh toán các khoản chi phí đi lại, ăn, ở và các chi phí khác theo quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động của Hội đồng thẩm định.
a) Điều hành các cuộc họp của Hội đồng thẩm định;
c) Ký biên bản cuộc họp và chịu trách nhiệm trước cơ quan thẩm định, phê duyệt về các kết luận đưa ra trong cuộc họp theo trách nhiệm và quyền hạn được giao;
Điều 13. Thực hiện phương án xử lý ô nhiễm
2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này có trách nhiệm huy động, tìm kiếm nguồn vốn và lựa chọn tổ chức có đủ năng lực lập và thực hiện dự án xử lý ô nhiễm khu vực bị ô nhiễm theo phương án xử lý ô nhiễm đã được phê duyệt.
1. Trách nhiệm kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường:
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường đối với khu vực bị ô nhiễm liên tỉnh.
3. Hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường gồm:
b) 03 (ba) báo cáo hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;
4. Nội dung, trình tự kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường:
b) Lựa chọn đơn vị đủ năng lực có chức năng lấy và phân tích mẫu theo quy định của pháp luật;
5. Cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này tiến hành các nội dung kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường quy định tại khoản 4 Điều này để xem xét ban hành quyết định phê duyệt hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm theo mẫu tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Kinh phí kiểm tra, xác nhận hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường được bố trí từ nguồn chi sự nghiệp môi trường.
TRÁCH NHIỆM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Tổng hợp, lập và công bố danh mục các khu vực bị ô nhiễm; lập hồ sơ và xây dựng, cập nhật và vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu các khu vực bị ô nhiễm trên phạm vi cả nước.
Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
2. Cập nhật thông tin về các khu vực bị ô nhiễm vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu các khu vực bị ô nhiễm của Tổng cục Môi trường.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC VÀ MỨC ĐỘ NGUY HẠI CỦA CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM TỒN LƯU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
TT | Tên chất ô nhiễm/hóa chất | Phân loại nguy hại | TT | Tên chất ô nhiễm/hóa chất | Phân loại nguy hại |
I |
| 14 |
TB | ||
1 |
C | 15 |
TB | ||
2 |
C | 16 |
C | ||
3 |
C | 17 |
C | ||
4 |
TB | 18 |
TB | ||
5 |
T | 19 |
TB | ||
6 |
T | 20 |
C | ||
II |
| 21 |
C | ||
1 |
C | 22 |
C | ||
2 |
TB | 23 |
C | ||
3 |
C | 24 |
C | ||
4 |
TB | 25 |
C | ||
5 |
C | 26 |
C | ||
6 |
TB | 27 |
C | ||
7 |
C | 28 |
C | ||
8 |
TB | 29 |
C | ||
9 |
TB | III |
| ||
10 |
TB | 1 |
C | ||
11 |
TB | 2 |
C | ||
12 |
TB | 3 |
C | ||
13 |
C | 4 |
C |
TB - Mức nguy hại trung bình
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KHU VỰC CÓ KHẢ NĂNG BỊ Ô NHIỄM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
1. Rà soát các tài liệu liên quan đến khu vực
- Chủ sở hữu, người sử dụng khu vực trong quá khứ và hiện tại;
- Văn bản lưu trữ;
b) Các thông tin thu thập
+ Thông tin về vị trí khu vực như: địa chỉ; vị trí địa lý; độ cao so với mực nước biển; ranh giới...;
+ Thông tin về điều kiện khí hậu;
- Tổng quan chung về hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đã và đang diễn ra tại khu vực;
+ Thông tin về chủ sở hữu khu vực;
- Bản đồ khu vực (địa hình, hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, vvv...);
2. Khảo sát sơ bộ hiện trường khu vực
b) Khảo sát nhanh tại hiện trường khu vực bao gồm các bước sau:
- Xác định sơ bộ các nguồn có khả năng gây ô nhiễm;
- Xác định sơ bộ đối tượng bị tác động: con người, động vật (gia súc, gia cầm), cá và các loài thủy sinh, thực vật - hệ sinh thái.
d) Minh họa thông tin liên quan đã điều tra được vào sơ đồ khu vực.
- Lấy mẫu đại diện tại ít nhất 5 (năm) vị trí khác nhau để phân tích, xác định hàm lượng các chất gây ô nhiễm tồn lưu thuộc danh mục tại Phụ lục 1 Thông tư này để xác định những chất gây ô nhiễm tồn lưu chính. Việc lấy mẫu phân tích theo quy định hiện hành;
4. Lập báo cáo điều tra, đánh giá sơ bộ
a) Giới thiệu chung
- Phương pháp tiến hành, tiến độ và hiện trạng thực hiện đánh giá sơ bộ khu vực.
- Thông tin cơ bản của khu vực;
- Kết quả phân tích, xác định chất gây ô nhiễm, nguồn ô nhiễm và sơ bộ đánh giá mức độ ô nhiễm;
c) Kết luận và Kiến nghị
đ) Các phụ lục
- Phụ lục 2. Báo cáo hình ảnh;
- Danh sách người được phỏng vấn;
HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT KHU VỰC ĐẤT BỊ Ô NHIỄM TỒN LƯU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
1. Lập kế hoạch khảo sát chi tiết hiện trường:
Việc lập kế hoạch khảo sát chi tiết hiện trường bao gồm:
b) Kế hoạch lấy mẫu và phân tích các chất gây ô nhiễm tồn lưu tại khu vực khảo sát để xác định thông tin chi tiết hơn về loại hình, phạm vi và mức độ ô nhiễm;
2. Điều tra, khảo sát chi tiết tại hiện trường
Việc thu thập này sẽ được thực hiện thông qua phỏng vấn, thu thập các tài liệu bổ sung từ các cơ quan liên quan, tổng hợp tài liệu, các bảng hỏi, thống kê...
- Căn cứ vào kế hoạch khảo sát hiện trường, thực hiện các hoạt động quan sát, kiểm kê, đo đạc, khoan khảo sát và lấy mẫu tại các vị trí có khả năng là nguồn và đường lan truyền tại khu vực nhằm xác định cụ thể kích thước và mức độ ô nhiễm của các vị trí này. Số lượng mẫu lấy để phân tích tại mỗi vị trí theo quy định hiện hành;
- Dựa vào kết quả khảo sát tại hiện trường, kết quả phân tích các mẫu tại phòng thí nghiệm và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường liên quan tiến hành xác định cụ thể phạm vi và mức độ của các nguồn, đường lan truyền và đối tượng bị tác động tại khu vực;
3. Xây dựng bản đồ khu vực bị ô nhiễm
Xây dựng bản đồ khu vực bị ô nhiễm:
b) Xây dựng ít nhất một mặt cắt khu vực để minh họa theo chiều sâu các đối tượng chính có trong khu vực, các nguồn và đường lan truyền ô nhiễm;
d) Ghi chú bằng dấu hỏi đối với cho những kết quả khảo sát còn nghi vấn và cần điều tra thêm;
e) Chú giải bản đồ và chú thích các biểu tượng đã sử dụng.
Báo cáo điều tra, đánh giá chi tiết ngoài các nội dung đã được thể hiện trong báo cáo điều tra, đánh giá sơ bộ cần thể hiện thêm các nội dung sau:
b) Kế hoạch điều tra, đánh giá: bao gồm cụ thể các hoạt động dự kiến để thu thập các thông tin bổ sung và điều tra, khảo sát thực địa tại hiện trường;
- Các công việc đã thực hiện tại hiện trường;
+ Vị trí, kích thước, nồng độ các chất ô nhiễm của các nguồn và đường lan truyền ô nhiễm;
+ So sánh kết quả phân tích mẫu với quy chuẩn kỹ thuật môi trường liên quan;
d) Kết luận và kiến nghị
Bao gồm ít nhất các tài liệu sau:
- Sơ đồ lấy mẫu;
- Kết quả khảo sát các yếu tố môi trường (ví dụ: phẫu diện các lỗ khoan lấy mẫu đất, các giếng quan trắc nước dưới đất v.v...);
- Các tài liệu kỹ thuật liên quan khác.
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM TRỌNG SỐ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
a) Cách xác định mức độ rủi ro của khu vực bị ô nhiễm dựa vào tổng điểm trọng số của 3 tiêu chí: nguồn ô nhiễm tồn lưu (có điểm trọng số là N), khả năng lan truyền của nguồn ô nhiễm (có điểm trọng số L) và đối tượng bị tác động (có điểm trọng số là T).
K = N + L + T
2. Cách xác định điểm trọng số của tiêu chí về nguồn ô nhiễm tồn lưu
- Chỉ tiêu về tính chất nguy hại của các chất ô nhiễm tồn lưu có điểm trọng số là N1;
- Chỉ tiêu về các chất gây ô nhiễm đặc biệt có điểm trọng số là N3;
- Chỉ tiêu về khối lượng hay diện tích khu vực môi trường ô nhiễm có điểm trọng số là N5.
N = N1 + N2 + N3 + N4 + N5
a) Tiêu chí về khả năng lan truyền bao gồm các chỉ tiêu thành phần sau:
- Chỉ tiêu về khoảng cách từ khu vực đến nguồn nước có điểm trọng số là L2;
- Chỉ tiêu về cỡ hạt của đất khu vực bị ô nhiễm có điểm trọng số là L4.
L = L1 + L2 + L3 + L4
a) Tiêu chí về đối tượng bị tác động bao gồm các chỉ tiêu thành phần sau:
- Chỉ tiêu về mật độ dân cư có điểm trọng số là T2;
- Chỉ tiêu về tác động đến hệ sinh thái tự nhiên có điểm trọng số là T4.
T = T1 + T2 + T3 + T4
BẢNG ĐIỂM TRỌNG SỐ CÁC TIÊU CHÍ CỦA KHU VỰC ĐẤT BỊ Ô NHIỄM TỒN LƯU
Tiêu chí | Chỉ tiêu thành phần | Trọng số |
14 điểm | ||
8 điểm | ||
2 điểm | ||
12 điểm | ||
8 điểm | ||
4 điểm | ||
6 điểm | ||
4 điểm | ||
8 điểm | ||
5 điểm | ||
2 điểm | ||
10 điểm | ||
4 điểm | ||
2 điểm | ||
6 điểm | ||
3 điểm | ||
0 điểm | ||
8 điểm | ||
4 điểm | ||
2 điểm | ||
6 điểm | ||
4 điểm | ||
2 điểm | ||
0 điểm | ||
5 điểm | ||
4 điểm | ||
2 điểm | ||
0 điểm | ||
8 điểm | ||
5 điểm | ||
2 điểm | ||
5 điểm | ||
3 điểm | ||
1 điểm | ||
6 điểm | ||
3 điểm | ||
6 điểm | ||
3 điểm | ||
0 điểm | ||
3 điểm |
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ, CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
…(1)… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……. | (Địa danh), ngày …. tháng …. năm ….. |
Kính gửi: ...(3)...
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
...(1)... đã tiến hành điều tra và lập phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường (gọi tắt là phương án xử lý ô nhiễm) ...(2)... trên địa bàn .... thuộc tỉnh. Xin gửi quý .. .(3)... hồ sơ phương án xử lý ô nhiễm bao gồm:
- 01 Biên bản tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư hoặc các đối tượng bị tác động (bản gốc).
Kính đề nghị ...(3)... thẩm định, phê duyệt phương án xử lý ô nhiễm....(2)..../.
…(1)…
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
(1) Tên tổ chức, cá nhân thực hiện phương án xử lý ô nhiễm; (2) Tên đầy đủ của phương án xử lý ô nhiễm; (3) Tên cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt;
MẪU CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ, CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
1. Căn cứ thực hiện:
2. Thông tin chung:
2.2. Giới thiệu về các bên liên quan chính:
CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG KHU VỰC BỊ Ô NHIỄM
1. Thông tin nền về địa phương
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2. Thông tin về khu vực bị ô nhiễm
2.2. Lịch sử hoạt động khu vực: Thời gian bắt đầu hoạt động, thời gian đóng cửa; Các hoạt động tại khu vực; Những vấn đề/ý kiến phàn nàn hoặc khiếu nại được ghi nhận liên quan đến hoạt động của khu vực.
2.4. Bản đồ và ảnh: Bản đồ phác thảo của khu vực; hình ảnh (tổng hợp hình ảnh toàn cảnh, ảnh thể hiện ranh giới khu vực, ảnh của các đối tượng ô nhiễm chính,...).
3.1. Các đợt điều tra, khảo sát đã thực hiện:
a) Kết quả điều tra, đánh giá sơ bộ (báo cáo kết quả chi tiết được hướng dẫn tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này);
c) Khảo sát, đánh giá bổ sung nhằm khoanh vùng chính xác khu vực ô nhiễm có mức độ rủi ro cao.
3.3. Kết quả quan trắc và phân tích môi trường
Diễn giải các kết quả phân tích (đất, trầm tích đáy, nước mặt và nước ngầm). Có thể diễn giải theo bảng biểu, so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành.
Bản đồ khu vực bị ô nhiễm mô tả đầy đủ hiện trạng ô nhiễm của khu vực, trong đó mô tả chi tiết các nguồn gây ô nhiễm tồn lưu, đường lan truyền ô nhiễm và đối tượng bị tác động. Bản đồ khu vực bị ô nhiễm trước hết là sơ đồ mặt bằng khu vực và sơ đồ lát cắt dọc địa hình.
Hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
CHƯƠNG III. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ
Đối với từng đối tượng tồn tại trong khu vực bị ô nhiễm, đưa ra các biện pháp kỹ thuật để cải tạo và phục hồi môi trường khác nhau. Các biện pháp kỹ thuật có thể được chia ra thành các giai đoạn như sau:
- Thông báo cho các đối tượng bị tác động, các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng về tình trạng của khu vực;
- Hạn chế hoặc cấm sử dụng đất và nước ngầm, hoặc di dời tạm thời các đối tượng bị tác động ra khỏi khu vực ô nhiễm;
b) Các biện pháp xử lý nguồn ô nhiễm và ngăn chặn lan truyền:
- Bao vây, cô lập lâu dài các nguồn ô nhiễm và các khu vực ô nhiễm xung quanh;
- Tiến hành các biện pháp cách ly các khu vực đất/trầm tích đáy bị ô nhiễm còn lại, hoặc triển khai các biện pháp xử lý/cải tạo các khu vực này;
c) Các biện pháp kiểm soát khu vực bị ô nhiễm sau khi xử lý:
- Khoanh vùng, cô lập, cách ly nhằm ngăn ngừa các tác động của khu vực bị ô nhiễm và chất gây ô nhiễm lan truyền ra môi trường xung quanh;
- Theo dõi, quan trắc định kỳ chất lượng môi trường xung quanh và công bố thông tin.
Lập bảng so sánh các biện pháp kỹ thuật để xây dựng, lựa chọn phương án tối ưu cho việc cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm. Việc xác định các biện pháp kỹ thuật có thể dựa vào các tiêu chí sau:
b) Mức độ tin cậy của công nghệ và/hoặc biện pháp đề xuất (Những tác động gây ra cho đất, nước ngầm và không khí trong và sau khi thực hiện phương án; hiệu suất xử lý v.v...);
d) Thời gian thực hiện;
e) Các tác động khác của biện pháp nếu được thực hiện.
CHƯƠNG IV. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ ĐƯỢC LỰA CHỌN
1.1. Nội dung
a) Ngăn ngừa, xử lý hoặc loại bỏ các nguồn ô nhiễm;
c) Bảo vệ các đối tượng bị tác động.
Đối với từng hạng mục công trình hoặc các biện pháp để cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm, lập kế hoạch xử lý bao gồm các nội dung sau:
- Liệt kê khối lượng công việc cần phải làm cho từng hạng mục công trình, hoặc các biện pháp kỹ thuật;
- Phân công đơn vị, nhân sự để quản lý, giám sát triển khai từng hạng mục công trình.
Xác định những tác động tiêu cực đến môi trường gây ra trong suốt quá trình thực hiện phương án từ giai đoạn giải phóng mặt bằng đến giai đoạn giám sát, quản lý sau xử lý (nêu những tác động tiêu cực đến môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước,...).
CHƯƠNG V. GIÁM SÁT, KIỂM SOÁT TRONG VÀ SAU XỬ LÝ
Nêu kế hoạch và cách thức giám sát chất lượng kỹ thuật của công tác xử lý, cải tạo phục hồi môi trường trong quá trình thực hiện phương án.
2. Kiểm soát sau xử lý
a) Duy trì cảnh báo khu vực bị ô nhiễm;
c) Duy tu, bảo dưỡng các công trình xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường;
PHỤ LỤC
MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ, CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
…(1)… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./QĐ-…… | (Địa danh), ngày tháng năm |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường “…(2)…”
…(3)…
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ ...(4)...quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của ...(1)...;
Theo đề nghị của ...(6)...,
QUYẾT ĐỊNH:
a) Giải pháp xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường
Điều 2. ...(5)... có trách nhiệm xây dựng dự án xử lý ô nhiễm và thực hiện cải tạo và phục hồi môi trường theo những nội dung trong phương án xử lý ô nhiễm và những yêu cầu bắt buộc sau đây:
2………………
Điều 4. ...(5)... phải tuân thủ nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường trong quá trình xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường, chế độ thông tin, báo cáo về việc thực hiện nội dung phương án xử lý ô nhiễm đã được phê duyệt theo các yêu cầu của Quyết định này.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Tổ chức, cá nhân;
-
- Lưu…
…(3)…
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu)
(1) Tên cơ quan thẩm định, phê duyệt;
(3) Thủ trưởng cơ quan thẩm định, phê duyệt;
(5) Tên tổ chức, cá nhân trình thẩm định phương án xử lý ô nhiễm;
(7) Tên Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc tổ chức, cá nhân.
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BỊ Ô NHIỄM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
…(1)… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: … | (Địa danh), ngày … tháng … năm … |
Kính gửi: ...(3)...
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số …….. của …..(3)….. về việc phê duyệt phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường (gọi tắt là phương án xử lý ô nhiễm) …(2)…;
Xin gửi quý cơ quan hồ sơ báo cáo hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường gồm:
- 01 Biên bản tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư đối với việc hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường (bản gốc).
...(1)... đề nghị ...(3)... phê duyệt hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường cho ... (2)... nêu trên.
………(1)…..…
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
(1) Tên tổ chức, cá nhân; (2) Tên đầy đủ của phương án xử lý ô nhiễm; (3) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án xử lý ô nhiễm;
MẪU BÁO CÁO HOÀN THÀNH CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BỊ Ô NHIỄM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
1.1. Giới thiệu về phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường
- Vị trí của khu vực bị ô nhiễm;
1.2. Giới thiệu về các bên liên quan chính:
Đối với mỗi bên liên quan, cần trình bày những thông tin sau:
- Người đại diện/liên hệ chính;
- Số điện thoại; Email.
- Địa chỉ;
- Tọa độ GPS;
- Bản đồ khu vực;
II. Nội dung phương án xử lý ô nhiễm đã phê duyệt:
- Trình bày các hạng mục, công trình xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đã phê duyệt;
III. Các hạng mục xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đã hoàn thành
- Khối lượng công việc thực hiện các nội dung xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đã hoàn thành;
- Công tác quản lý và giám sát môi trường để thực hiện công tác xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đã đề ra;
STT
Các công trình, hạng mục theo phương án xử lý đã phê duyệt
Các công trình, hạng mục đã hoàn thành
Khối lượng công việc
Kinh phí
Thời gian hoàn thành
Ghi chú
1
2
IV. Kết quả giám sát chất lượng môi trường
- Đánh giá kết quả chất lượng môi trường từ bắt đầu triển khai đến khi kết thúc công tác xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường.
- Đánh giá kết quả đạt được;
VI. Phụ lục
- Kết quả phân tích và dữ liệu lấy mẫu đánh giá chất lượng môi trường sau khi xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường của 03 đơn vị có chức năng lấy và phân tích mẫu theo quy định của pháp luật;
- Bản đồ khu vực bị ô nhiễm đã được xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường với các lát cắt:
+ Tình hình chất lượng đất và nước ngầm;
MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT HOÀN THÀNH CẢI TẠO VÀ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG KHU VỰC BỊ Ô NHIỄM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT ngày 12 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
…(1)… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …./QĐ-… | Hà Nội, ngày …. tháng …. năm ….. |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường “...(2)...”
...(3)...
Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ ...(4)...quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của ...(1)...;
Theo đề nghị của ...(6)…,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Tổ chức, cá nhân (hoặc cơ quan tiếp quản các công trình) có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu bắt buộc sau đây:
2. Chủ động xử lý, khắc phục kịp thời các sự cố và các tình huống bất lợi xảy ra gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các cơ quan liên quan khác để được hướng dẫn, hỗ trợ.
Nơi nhận:
- Tổ chức, cá nhân;
- Lưu…
…(7)…
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu)
(1) Tên cơ quan thẩm định, phê duyệt hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường;
(3) Thủ trưởng cơ quan có thẩm định, phê duyệt phương án xử lý ô nhiễm;
(5) Tên tổ chức, cá nhân trình báo cáo hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường;
(7) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan đã cấp quyết định phê duyệt hoàn thành cải tạo và phục hồi môi trường.
File gốc của Thông tư 30/2016/TT-BTNMT về quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành đang được cập nhật.
Thông tư 30/2016/TT-BTNMT về quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Số hiệu | 30/2016/TT-BTNMT |
Loại văn bản | Thông tư |
Người ký | Võ Tuấn Nhân |
Ngày ban hành | 2016-10-12 |
Ngày hiệu lực | 2016-12-01 |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
Tình trạng | Hết hiệu lực |