Căn cứ Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương;
Thông tư này hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, quỹ tiền lương, thù lao kế hoạch, quỹ tiền lương, thù lao thực hiện đối với người lao động, Chủ tịch Hội đồng quản lý, thành viên Hội đồng quản lý, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi là Quỹ).
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
3. Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, không bao gồm Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng lao động (sau đây gọi chung là người quản lý).
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Điều 3 Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là Nghị định số 51/2016/NĐ-CP), Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH).
Quỹ xây dựng, quyết định thang lương, bảng lương và thực hiện chuyển xếp lương đối với người lao động, Trưởng Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động, Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương và Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.
1. Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát được xếp lương theo thang lương, bảng lương do Quỹ xây dựng, quyết định theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Điều 9 và Điều 14 Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH, chỉ tiêu lợi nhuận (kế hoạch, thực hiện trong năm hoặc thực hiện của năm trước liền kề) được thay bằng chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí trong năm.
2. Việc loại trừ yếu tố khách quan quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo nguyên tắc như sau:
b) Yếu tố khách quan làm giảm (hoặc tăng) năng suất lao động, tổng doanh thu trừ tổng chi phí trong năm thì được cộng thêm (hoặc giảm trừ) phần năng suất lao động, tổng doanh thu trừ tổng chi phí trong năm giảm (hoặc tăng) tương ứng vào chỉ tiêu năng suất lao động, tổng doanh thu trừ tổng chi phí trong năm.
Người quản lý được xếp lương, nâng bậc lương, chuyển xếp lương khi hạng của Quỹ thay đổi thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Mục 2 Thông tư số 27/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là Nghị định số 52/2016/NĐ-CP, Thông tư số 27/2016/TT-BLĐTBXH).
Trường hợp Quỹ bảo đảm đủ các điều kiện: bảo toàn và phát triển vốn nhà nước; nộp ngân sách và trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định; năng suất lao động bình quân không giảm và tổng doanh thu trừ tổng chi phí trong năm cao hơn thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch của người quản lý được xác định như sau:
TLbqkh= TLcb + TLcb X Hln
- TLbqkh: Mức tiền lương bình quân kế hoạch của người quản lý.
khoản 1 Điều 10 Thông tư số 27/2016/TT-BLĐTBXH.
3. Khi xác định quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, Quỹ loại trừ yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động, tổng doanh thu trừ tổng chi phí trong năm theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
1. Chủ tịch Hội đồng quản lý, thành viên Hội đồng quản lý được hưởng thù lao theo công việc và thời gian làm việc; mức thù lao kế hoạch, thù lao thực hiện của Chủ tịch Hội đồng quản lý không vượt quá 20% mức tiền lương kế hoạch, mức tiền lương thực hiện của Giám đốc; mức thù lao kế hoạch, thù lao thực hiện của thành viên Hội đồng quản lý không vượt quá 20% mức tiền lương kế hoạch, mức tiền lương thực hiện của Phó giám đốc.
3. Căn cứ quỹ thù lao kế hoạch, dự kiến mức tiền lương bình quân thực hiện của người quản lý trong năm (gắn với mức độ thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch trong năm), Quỹ thực hiện tạm ứng quỹ thù lao trả cho Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản lý. Mức tạm ứng quỹ thù lao do Quỹ xác định nhưng tối đa không vượt quá 80% quỹ thù lao kế hoạch trong năm.
1. Tổ chức xây dựng mới hoặc rà soát lại vị trí chức danh, công việc; thang lương, bảng lương, phụ cấp lương theo vị trí chức danh, công việc và thực hiện chuyển xếp lương theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
3. Quý I hàng năm, xác định quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện của năm trước liền kề của người lao động, Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát, thống kê số liệu tại biểu mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH, báo cáo Hội đồng quản lý phê duyệt.
5. Tạm ứng tiền lương, quyết định việc xây dựng đơn giá tiền lương, mức trích dự phòng tiền lương; thực hiện trả lương đối với người lao động theo quy chế trả lương của Quỹ.
2. Quý I hằng năm, tiếp nhận quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện năm trước liền kề của người quản lý, quỹ thù lao kế hoạch, quỹ thù lao thực hiện năm trước liền kề của Chủ tịch Hội đồng quản lý, thành viên Hội đồng quản lý, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt kèm số liệu theo biểu mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BLĐTBXH.
4. Chỉ đạo Giám đốc kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự làm công tác lao động, tiền lương để thực hiện các nội dung quản lý lao động, tiền lương theo quy định tại Thông tư này.
6. Quý II hàng năm, tổng hợp tiền lương, thù lao và thu nhập bình quân hàng tháng năm trước liền kề của từng người quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý, thành viên Hội đồng quản lý để báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư kèm số liệu theo biểu mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2016/TT-BLĐTBXH.
1. Tiếp nhận, cho ý kiến thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, phương án chuyển xếp lương của Quỹ.
3. Quý I hàng năm, tiếp nhận, giám sát, kiểm tra báo cáo của Hội đồng quản lý về định mức lao động, kế hoạch lao động, quỹ tiền lương kế hoạch, quỹ tiền lương thực hiện của năm trước và có ý kiến về các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động, tổng doanh thu trừ tổng chi phí trong năm (nếu có); tiếp nhận và xem xét, phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao thực hiện năm trước và quỹ tiền lương, thù lao kế hoạch của người quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý, thành viên Hội đồng quản lý theo quy định tại Thông tư này.
5. Tiếp nhận, rà soát và cho ý kiến về quy chế trả lương, thù lao đối với người lao động, người quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý, thành viên Hội đồng quản lý.
2. Quỹ thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động, trưởng Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát, người quản lý không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND tỉnh, thành phố thuộc Trung ương; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Cổng TTĐT của Chính phủ; - Cổng TTĐT của Bộ LĐTBXH; - Lưu: VT, LĐTL, PC.
Điều 10. Mức tiền lương bình quân kế hoạch
Mức tiền lương bình quân kế hoạch (tính theo tháng) của người quản lý chuyên trách được xác định gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty như sau:
1. Công ty bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, nộp ngân sách theo quy định, lợi nhuận kế hoạch bằng lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được tính bằng mức lương cơ bản (xác định trên cơ sở bình quân mức lương cơ bản của người quản lý công ty chuyên trách tương ứng với hạng công ty theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 52/2016/NĐ-CP của Chính phủ).
Điều 3. Nguyên tắc xác định, trả tiền lương, thù lao, tiền thưởng
1. Tiền lương đối với người quản lý công ty chuyên trách được xác định và trả lương gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát, có khống chế mức hưởng tối đa và bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương của người lao động trong công ty. Trường hợp Chủ tịch công ty kiêm Tổng giám đốc, Giám đốc thì chỉ được nhận tiền lương của một chức danh cao nhất.
2. Thù lao đối với người quản lý công ty không chuyên trách tại công ty được tính theo công việc và thời gian làm việc, nhưng không vượt quá 20% tiền lương của người quản lý công ty chuyên trách tương ứng. Trường hợp công ty không có thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên chuyên trách thì thù lao của thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên không chuyên trách được tính so với tiền lương của Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc. thù lao của Chủ tịch công ty không chuyên trách được tính so với tiền lương của Tổng giám đốc, Giám đốc.
3. Đối với người quản lý công ty được cử đại diện vốn góp ở nhiều công ty, doanh nghiệp khác có vốn góp của công ty thì khoản thù lao do công ty, doanh nghiệp khác có vốn góp của công ty trả, người quản lý công ty nộp về công ty để chi trả theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ, nhưng tối đa không vượt quá 50% mức tiền lương thực tế được hưởng tại công ty. Phần còn lại (nếu có) được hạch toán vào thu nhập khác của công ty.
4. Quỹ tiền lương, thù lao của người quản lý công ty được xác định theo năm, tách riêng với quỹ tiền lương của người lao động, do công ty xây dựng và trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt. Hàng tháng, người quản lý công ty được tạm ứng bằng 80% của số tiền lương, thù lao tạm tính cho tháng đó. số 20% còn lại được quyết toán và chi trả vào cuối năm.
5. Quỹ tiền lương, thù lao của người quản lý công ty được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh và được thể hiện thành một mục trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty.
...
Điều 9. Quỹ tiền lương kế hoạch của người quản lý chuyên trách
Quỹ tiền lương kế hoạch được xác định trên cơ sở số người quản lý công ty chuyên trách và mức tiền lương bình quân kế hoạch của người quản lý công ty chuyên trách theo Điều 10 và Điều 11 Thông tư này.
...
Điều 10. Mức tiền lương bình quân kế hoạch
Mức tiền lương bình quân kế hoạch (tính theo tháng) của người quản lý chuyên trách được xác định gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty như sau:
1. Công ty bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, nộp ngân sách theo quy định, lợi nhuận kế hoạch bằng lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được tính bằng mức lương cơ bản (xác định trên cơ sở bình quân mức lương cơ bản của người quản lý công ty chuyên trách tương ứng với hạng công ty theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 52/2016/NĐ-CP của Chính phủ).
...
3. Công ty có lợi nhuận kế hoạch thấp hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản và giảm trừ theo nguyên tắc: cứ 1% lợi nhuận kế hoạch thấp hơn so với thực hiện của năm trước liền kề thì giảm trừ 0,5% mức lương cơ bản, nhưng thấp nhất bằng 1,2 lần so với mức tiền lương bình quân chế độ.
4. Công ty không có lợi nhuận thì căn cứ kế hoạch sản xuất, kinh doanh so với thực hiện của năm trước liền kề, mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định thấp nhất bằng mức tiền lương bình quân theo chế độ và cao nhất không vượt quá 1,2 lần so với mức tiền lương bình quân chế độ.
5. Công ty lỗ (sau khi loại trừ ảnh hưởng của yếu tố khách quan nếu có) thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định bằng mức tiền lương bình quân chế độ.
6. Công ty giảm lỗ so với thực hiện của năm trước hoặc công ty mới thành lập thì căn cứ vào mức độ giảm lỗ hoặc kế hoạch sản xuất, kinh doanh để xác định tiền lương của người quản lý công ty, bảo đảm tương quan chung và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định.
...
Điều 11. Mức tiền lương bình quân kế hoạch đối với trường hợp đặc thù
1. Công ty bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, nộp ngân sách theo quy định và có lợi nhuận kế hoạch bằng hoặc cao hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề, nhưng mức tiền lương bình quân kế hoạch (sau khi xác định theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Thông tư này) thấp hơn so với thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được tính bằng mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề.
2. Đối với công ty bảo đảm chỉ tiêu phát triển vốn nhà nước, nộp ngân sách, lợi nhuận theo Khoản 2 Điều 10 Thông tư này, nhưng năng suất lao động bình quân thấp hơn so với thực hiện của năm trước liền kề thì sau khi xác định mức tiền lương bình quân kế hoạch theo Khoản 2 Điều 10 Thông tư này, phải giảm trừ tiền lương theo nguyên tắc: cứ giảm 1% năng suất lao động bình quân kế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề thì giảm trừ 0,5% mức tiền lương bình quân kế hoạch.
...
Điều 14. Tạm ứng tiền lương, thù lao
1. Căn cứ vào quỹ tiền lương và quỹ thù lao kế hoạch, công ty tạm ứng tiền lương, thù lao cho người quản lý công ty theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Đối với khoản tiền lương, thù lao của Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên, công ty trích, chuyển cho cơ quan đại diện chủ sở hữu (hoặc Bộ Tài chính đối với Kiểm soát viên tài chính tại tập đoàn kinh tế nhà nước) để tạm ứng cho Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên.
Điều 15. Quỹ tiền lương thực hiện của người quản lý chuyên trách
1. Quỹ tiền lương thực hiện được xác định trên cơ sở số người quản lý công ty chuyên trách thực tế (tính bình quân) và mức tiền lương bình quân thực hiện gắn với mức độ thực hiện chỉ tiêu bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, nộp ngân sách, năng suất lao động, lợi nhuận hoặc khối lượng sản phẩm, dịch vụ, nhiệm vụ (thay cho chỉ tiêu lợi nhuận) quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư này như sau:
a) Công ty bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, nộp ngân sách theo quy định, lợi nhuận thực hiện bằng lợi nhuận kế hoạch thì mức tiền lương bình quân thực hiện được xác định bằng mức tiền lương bình quân kế hoạch.
b) Công ty bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, nộp ngân sách theo quy định, năng suất lao động bình quân thực hiện không thấp hơn kế hoạch và lợi nhuận thực hiện vượt kế hoạch thì cứ 1% lợi nhuận thực hiện vượt lợi nhuận kế hoạch, mức tiền lương bình quân thực hiện được tính thêm tối đa bằng 1%, nhưng tối đa không quá 20% so với mức tiền lương bình quân kế hoạch. Trường hợp năng suất lao động bình quân thực hiện thấp hơn kế hoạch thì công ty giảm trừ tiền lương theo nguyên tắc: cứ giảm 1% năng suất lao động bình quân thực hiện so với kế hoạch thì giảm trừ 0,5% mức tiền lương bình quân thực hiện.
Đối với công ty quy định tại điểm b nêu trên có lợi nhuận thực hiện bằng hoặc cao hơn so với thực hiện của năm trước liền kề, nhưng mức tiền lương bình quân thực hiện thấp hơn so với thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân thực hiện được tính bằng mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề.
c) Công ty có lợi nhuận thực hiện giảm so với lợi nhuận kế hoạch thì cứ 1% lợi nhuận thực hiện giảm so với kế hoạch, phải giảm trừ mức tiền lương bình quân thực hiện bằng 1% so với mức tiền lương bình quân kế hoạch. Trường hợp lợi nhuận thực hiện giảm và thấp hơn lợi nhuận thấp nhất theo từng lĩnh vực khi xác định mức tiền lương bình quân kế hoạch quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư này thì mức tiền lương bình quân thực hiện chỉ được tính theo hệ số điều chỉnh tăng thêm trong khung quy định tương ứng với lợi nhuận nêu tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
d) Công ty không có lợi nhuận hoặc lỗ hoặc giảm lỗ so với kế hoạch thì mức tiền lương bình quân thực hiện được xác định theo quy định tại Khoản 4, 5 và Khoản 6 Điều 10 Thông tư này.
2. Công ty phải đánh giá lại việc thực hiện các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động, lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch để loại trừ khi xác định quỹ tiền lương thực hiện theo Khoản 1 Điều này.
3. Căn cứ quỹ tiền lương thực hiện và tiền lương đã tạm ứng cho người quản lý, công ty xác định quỹ tiền lương còn lại. Trường hợp công ty đã tạm ứng cho người quản lý vượt quá quỹ tiền lương thực hiện thì phải hoàn trả phần tiền lương đã tạm ứng vượt ngay trong năm.
...
Điều 18. Trả lương, thù lao, tiền thưởng
1. Việc trả tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý được thực hiện theo quy chế trả lương, thù lao, tiền thưởng của công ty.
2. Quy chế trả lương, thù lao, quy chế thưởng do công ty xây dựng gắn với mức độ đóng góp vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh và kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát của người quản lý, bảo đảm quy định của pháp luật, dân chủ, công khai, minh bạch, có sự tham gia của Ban Chấp hành công đoàn công ty và có ý kiến chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi thực hiện.
Điều 3. Xếp lương đối với người quản lý công ty chuyên trách
Người quản lý công ty chuyên trách tiếp tục xếp lương theo hạng công ty quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này làm căn cứ để thực hiện các chế độ theo quy định của pháp luật cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
Điều 3. Quản lý lao động
1. Công ty phải xây dựng kế hoạch lao động hằng năm làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động.
2. Kế hoạch lao động được xây dựng dựa trên kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại lao động hợp lý (đặc biệt là việc rà soát các đầu mối quản lý, sắp xếp tinh giản lao động gián tiếp) và định mức lao động của công ty.
3. Tổng số lao động trong kế hoạch lao động hằng năm trong điều kiện sản xuất, kinh doanh bình thường không được vượt quá 5% so với số lao động thực tế sử dụng bình quân của năm trước liền kề (sau khi đã cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại theo Khoản 2 Điều này).
4. Kế hoạch lao động hằng năm do Tổng giám đốc, Giám đốc xây dựng, trình Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc phải chịu trách nhiệm về kế hoạch lao động của công ty.
5. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu cho ý kiến trước khi phê duyệt kế hoạch lao động. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm xem xét, cho ý kiến về kế hoạch lao động của công ty. Đối với công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt và Tổng công ty thực hiện nhiệm vụ công ích giữ vai trò trọng yếu của nền kinh tế thì phải đồng thời gửi kế hoạch lao động cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, giám sát chung.
6. Căn cứ kế hoạch lao động, Tổng giám đốc, Giám đốc tổ chức tuyển dụng, bố trí, sử dụng lao động, bảo đảm công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật và quy chế tuyển dụng, sử dụng lao động, điều lệ của công ty.
7. Hàng năm, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chỉ đạo Tổng giám đốc, Giám đốc đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng lao động, xác định trách nhiệm trong tuyển dụng, sử dụng lao động. giải quyết đầy đủ các chế độ, quyền lợi đối với người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động.
8. Đối với trường hợp tuyển dụng vượt quá kế hoạch hoặc không đúng kế hoạch, dẫn đến người lao động không có việc làm, phải chấm dứt hợp đồng lao động thì Tổng giám đốc, Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu và không được thưởng, không được tăng lương, kéo dài thời gian nâng lương, giảm mức tiền lương. Coi đây là một nội dung để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý theo quy định tại Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
9. Khuyến khích công ty bố trí, sử dụng lao động hợp lý, Tiết kiệm lao động để tăng năng suất lao động, tăng tiền lương cho người lao động.
Điều 5. Xác định quỹ tiền lương kế hoạch
1. Quỹ tiền lương kế hoạch được xác định dựa trên trên số lao động kế hoạch và mức tiền lương bình quân kế hoạch theo Khoản 2 Điều này.
2. Mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định căn cứ vào mức tiền lương trong hợp đồng lao động, mức tiền lương bình quân thực hiện theo kết quả sản xuất kinh doanh của năm trước liền kề và gắn với chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh kế hoạch của công ty như sau:
a) Đối với công ty có lợi nhuận thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định cao hơn mức tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động, dựa trên cơ sở mức tiền lương bình quân thực hiện theo kết quả sản xuất kinh doanh của năm trước liền kề gắn với mức tăng/giảm năng suất lao động (tính theo tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương hoặc sản lượng tiêu thụ) kế hoạch so với thực hiện năm trước liền kề theo nguyên tắc: năng suất lao động và lợi nhuận kế hoạch tăng thì tiền lương tăng tối đa không vượt quá mức tăng năng suất lao động. năng suất lao động tăng và lợi nhuận kế hoạch không tăng thì tiền lương tăng tối đa không vượt quá 80% mức tăng năng suất lao động. năng suất lao động tăng và lợi nhuận kế hoạch giảm thì tiền lương tăng tối đa không vượt quá 50% mức tăng năng suất lao động. năng suất lao động giảm thì tiền lương giảm so với thực hiện của năm trước liền kề.
b) Đối với công ty không có lợi nhuận hoặc lỗ (trừ các trường hợp khách quan quy định tại Khoản 3 Điều này) thì mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định bằng mức tiền lương bình quân trong hợp đồng lao động và tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, khi làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật lao động.
c) Đối với công ty giảm lỗ so với thực hiện năm trước hoặc công ty mới thành lập thì căn cứ vào mức độ giảm lỗ hoặc kế hoạch sản xuất, kinh doanh để xác định tiền lương, bảo đảm tương quan chung và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét trước khi quyết định.
3. Khi xác định quỹ tiền lương kế hoạch, công ty loại trừ yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động, lợi nhuận kế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề, bao gồm:
a) Nhà nước điều chỉnh giá (đối với sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá), ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng hoặc giảm vốn nhà nước, điều chỉnh cơ chế chính sách hoặc yêu cầu công ty di dời, thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu năng suất lao động và lợi nhuận của công ty.
b) Công ty tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, cân đối cung cầu cho nền kinh tế theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện việc tiếp nhận hoặc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với doanh nghiệp tái cơ cấu, xử lý và tái cơ cấu nợ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đầu tư mới, mở rộng sản xuất, kinh doanh, tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chênh lệch trả thưởng so với thực hiện năm trước đối với công ty kinh doanh xổ số.
c) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân khách quan bất khả kháng khác.
4. Công ty thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu thì quỹ tiền lương kế hoạch tương ứng với khối lượng sản phẩm, dịch vụ công ích được xác định theo khối lượng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch, theo hợp đồng thầu.
5. Công ty sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ nhà nước có quy định hạn mức sản xuất, kinh doanh dẫn đến năng suất lao động so với thực hiện của năm trước liền kề không tăng hoặc tăng thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng dự báo trong năm theo Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm thì được tính mức tăng tiền lương bình quân tối đa không vượt quá mức tăng chỉ số giá tiêu dùng.
6. Đối với trường hợp công ty điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất, kinh doanh thì phải điều chỉnh lại mức tiền lương bình quân và quỹ tiền lương kế hoạch cho bảo đảm các điều kiện theo quy định tại điều này.
7. Căn cứ kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tùy theo yêu cầu thực tế, công ty xác định đơn giá tiền lương tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh hoặc đơn vị sản phẩm, dịch vụ để điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và tạm ứng tiền lương cho người lao động.
Điều 6. Xác định quỹ tiền lương thực hiện
1. Quỹ tiền lương thực hiện được xác định trên cơ sở số lao động kế hoạch bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này và mức tiền lương bình quân kế hoạch gắn với mức độ hoàn thành chỉ tiêu năng suất lao động, lợi nhuận kế hoạch theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
2. Công ty phải đánh giá việc thực hiện các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động, lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch để loại trừ khi xác định quỹ tiền lương thực hiện.
3. Căn cứ quỹ tiền lương thực hiện và quỹ tiền lương đã tạm ứng cho người lao động, công ty xác định quỹ tiền lương còn lại được hưởng. Trường hợp đã tạm ứng và chi vượt quá quỹ tiền lương thực hiện thì phải hoàn trả từ quỹ tiền lương của năm sau liền kề.
Điều 7. Phân phối tiền lương
1. Căn cứ vào quỹ tiền lương thực hiện, công ty được trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau. Quỹ dự phòng của công ty không được vượt quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. Đối với công ty sản xuất, kinh doanh có tính mùa vụ thì quỹ dự phòng không vượt quá 20% quỹ tiền lương thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
2. Công ty xây dựng quy chế trả lương theo vị trí, chức danh công việc, bảo đảm trả lương thỏa đáng (không hạn chế mức tối đa) đối với người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và đóng góp nhiều cho công ty.
3. Công ty phân phối tiền lương cho người lao động theo quy chế trả lương của công ty. Không được sử dụng quỹ tiền lương của người lao động để trả cho thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng.
Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
File gốc của Thông tư 38/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao đối với Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang được cập nhật.
Thông tư 38/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao đối với Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội