ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/2017/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 04 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 977/TTr-SGTVT ngày 02 tháng 3 năm 2017; ý kiến của Sở Quy hoạch - Kiến trúc (Công văn số 263/SQHKT-HTKT ngày 16 tháng 01 năm 2017), Sở Tư pháp (Công văn số 5659/STP-VB ngày 11 tháng 7 năm 2016 và Công văn số 7892/STP-VB ngày 27 tháng 9 năm 2016) và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố (Công văn số 172/MTTQ-BTT ngày 21 tháng 02 năm 2017),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 4 năm 2017 và thay thế Quyết định số 150/2004/QĐ-UB ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Như Điều 3; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HÀNH LANG TRÊN BỜ SÔNG, SUỐI, KÊNH RẠCH, MƯƠNG VÀ HỒ CÔNG CỘNG THUỘC ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm thèo Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố)
1. Các quy định về hành lang bảo vệ trên bờ áp dụng với các trường hợp sau:
b) Hành lang của các tuyến đường thủy nội địa Quốc gia và hàng hải do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Cục Hàng hải Việt Nam quản lý.
d) Hành lang của các tuyến sông, kênh, rạch, mương, hồ công cộng có chức năng tiêu thoát nước:
- Thuộc quy hoạch chi tiết về thoát nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
e) Hành lang suối và hồ công cộng.
a) Các tuyến (hoặc đoạn tuyến) sông, suối, kênh, rạch đã tiến hành xây dựng, cải tạo hoàn chỉnh (như xây dựng đường, công viên cây xanh, bờ kè và mạng lưới hạ tầng kỹ thuật khác) theo quy hoạch.
c) Các tuyến rạch thoát nước không thuộc danh mục các tuyến sông, kênh, rạch được Ủy ban nhân dân thành phố công bố.
e) Các tuyến rạch, mương được cấp thẩm quyền cho phép san lấp và thay thế bằng hệ thống thoát nước khác theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
h) Các tuyến sông, kênh, rạch nằm trong khu vực là đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm trường, rừng phòng hộ, rừng sinh thái.
Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều; Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04 tháng 4 năm 2001; Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi; Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003.
Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hoạt động sau đây:
- Quản lý, xây dựng, khai thác, sử dụng công trình kè ven sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng.
- Nạo vét luồng tuyến.
2. Rạch là đường dẫn nước từ sông vào đồng ruộng, thuyền bè có thể đi lại.
4. Hồ công cộng: Hồ có chức năng điều tiết nước thuộc hệ thống thoát nước của thành phố (bao gồm hồ điều tiết tự nhiên và hồ nhân tạo), hồ điều tiết thuộc quy hoạch chi tiết thoát nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
6. Mép bờ cao tự nhiên là đường giao cắt giữa mái dốc tự nhiên của bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng với mặt đất tự nhiên theo phương nằm ngang.
8. Mép bờ cao quy hoạch là đường mép bờ cao được cơ quan có thẩm quyền công bố.
10. Cấp kỹ thuật của sông, kênh, rạch là cấp kỹ thuật theo phân cấp đường thủy nội địa được cơ quan có thẩm quyền công bố.
12. Hành lang bảo vệ luồng là phần giới hạn của vùng nước hoặc dải đất dọc hai bên luồng để lắp đặt báo hiệu, bảo vệ luồng và bảo đảm an toàn giao thông.
14. Kè kiên cố có các loại kết cấu sau:
- Kè mái nghiêng xây đá, lát viên bê tông tự chèn, lát đan bê tông cốt thép tựa trên chân khai được gia cố nền bằng cọc bê tông cốt thép, cọc tràm.
16. Cảng thủy nội địa là hệ thống các công trình được xây dựng để phương tiện thủy nội địa, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài neo đậu, xếp dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác; cảng thủy nội địa có vùng đất cảng và vùng nước cảng. Cảng thủy nội địa bao gồm cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng hành khách và cảng chuyên dùng.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý hành lang bảo vệ trên bờ
2. Nghiêm cấm mọi hành vi lấn chiếm, sử dụng đất bất hợp pháp, sử dụng đất không đúng mục đích đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc những hành vi gây tác hại xấu, gây sạt lở, làm ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của các công trình xây dựng bảo vệ bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng.
4. Tùy điều kiện cụ thể từng khu vực quy hoạch, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét cho các tổ chức, cá nhân thuê đất trong phạm vi hành lang bảo vệ trên bờ có thời hạn để sử dụng theo đúng mục đích tại khoản 3 Điều 5, đảm bảo yếu tố bảo vệ bờ sông kết hợp với không gian cảnh quan.
QUY ĐỊNH VÀ NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH, SỬ DỤNG HÀNH LANG BẢO VỆ TRÊN BỜ
1. Cơ sở xác định hành lang bảo vệ trên bờ
- Đối với các tuyến sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng chưa được xác định mép bờ cao: căn cứ ranh bản đồ địa chính số hệ tọa độ VN 2000 khu vực thành phố Hồ Chí Minh do Sở Tài nguyên và Môi trường công bố và cung cấp.
Số TT
Loại sông, suối, kênh, rạch
Chiều rộng hành lang bảo vệ trên bờ (m)
(tính từ mép bờ cao vào phía bờ)
1
50m/ mỗi bên
2
30m/ mỗi bên
3
20m/ mỗi bên
4
10m/ mỗi bên
7m/ mỗi bên
5m/ mỗi bên
3m/ mỗi bên
5
10m
3. Nguyên tắc sử dụng hành lang bảo vệ trên bờ
3.1 Nhóm công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
b) Xây dựng công trình chống sạt lở bờ sông, công trình thủy lợi, công trình cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa; công trình nhà quản lý đường thủy nội địa, quản lý cảng bến, quản lý công trình thủy lợi.
d) Lắp đặt báo hiệu: hàng hải, đường thủy nội địa, công trình điện, nước, thông tin liên lạc.
f) Các công trình nhà kho, bãi hàng của các cảng thủy nội địa, cảng biến theo quy hoạch, dự án được Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt. (Lưu ý: nhà kho không được xây dựng trong phạm vi hành lang bảo vệ trên bờ tính từ mép bờ cao trở vào đất liền 20m).
3.2 Nhóm công trình an ninh quốc phòng, phòng cháy chữa cháy.
Chủ đầu tư công trình này phải tự tháo dỡ, không bồi thường khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi nhà nước thu hồi đất để xây dựng công trình.
b) Các điểm cà phê, giải khát ngoài trời, các điểm kinh doanh phục vụ du lịch.
Đối với công trình có thời hạn sử dụng dưới 30 ngày, Ủy ban nhân dân quận - huyện xem xét, quyết định.
3.4 Các công trình xây dựng trên hành lang bảo vệ trên bờ, trước khi xây dựng phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
1. Trong trường hợp hành lang bảo vệ trên bờ theo Quy định này chồng lấn với hành lang bảo vệ công trình đường bộ, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, hành lang bảo vệ đê điều thì phạm vi hành lang bảo vệ được chọn là phạm vi lớn nhất trong các hành lang trên.
3. Đối với những đoạn sông, suối, kênh, rạch bị sạt lở hoặc bồi đắp làm thay đổi hiện trạng mép bờ cao, Sở Giao thông vận tải tổ chức khảo sát, đánh giá diễn biến thay đổi đường bờ sông và công bố điều chỉnh mép bờ cao quy hoạch phù hợp với mép bờ cao thực tế.
TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP THÔNG TIN
1. Các tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất trong phạm vi ven sông, suối, kênh, rạch có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đo đạc xác định mép bờ cao, lập bản đồ hiện trạng, cắm mốc phạm vi hành lang bảo vệ ven sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng để phục vụ cho công tác quản lý theo mục đích được xác định tại Khoản 3 Điều 5 của Quy định này.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thỏa thuận về vị trí và quy mô xây dựng công trình kè và các công trình khác trên các tuyến sông, kênh, rạch, mương và hồ công cộng có chức năng tưới tiêu nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển rừng và sản xuất muối.
- Thỏa thuận vị trí và quy mô kè tạm, đảm bảo đỉnh kè phù hợp với mép bờ cao được Sở Giao thông vận tải công bố.
Điều 9. Điều kiện duyệt quy hoạch chi tiết, cấp phép xây dựng và giao đất
2. Đối với công trình xây dựng kè theo tuyến trong đô thị: Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng công trình.
4. Đối với công trình kè tạm được miễn cấp phép xây dựng.
TRÁCH NHIỆM CƠ QUAN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HÀNH LANG BẢO VỆ TRÊN BỜ
1. Sở Giao thông vận tải
b) Công bố mép bờ cao quy hoạch các tuyến sông, suối, kênh, rạch, mương có chức năng thoát nước thuộc địa bàn thành phố trên cơ sở đề xuất của Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố.
d) Tổ chức lực lượng thường xuyên kiểm tra và hỗ trợ Ủy ban nhân dân quận - huyện trong công tác phát hiện, xử lý đối với những trường hợp vi phạm, lấn chiếm trái phép hệ thống sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng trên địa bàn thành phố. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra chuyên ngành phối hợp chặt chẽ với Thanh tra xây dựng các cấp kiên quyết xử phạt các trường hợp vi phạm xây dựng trái phép các công trình trong hành lang bảo vệ trên bờ theo thẩm quyền quy định.
g) Chủ trì phối hợp với các sở - ngành liên quan xây dựng cơ chế về việc cho các tổ chức, cá nhân thuê đất trong phạm vi hành lang bảo vệ trên bờ để xây dựng các công trình phục vụ hoạt động dịch vụ có thời hạn để tạo nguồn thu cho ngân sách thành phố.
Xác định mép bờ cao quy hoạch các tuyến kênh, rạch có chức năng thoát nước trên địa bàn thành phố và gửi Sở Giao thông vận tải xem xét, công bố. Tổ chức cắm mốc và bàn giao các mốc xác định phạm vi hành lang bảo vệ trên bờ các tuyến kênh, rạch có chức năng thoát nước cho các quận - huyện quản lý.
a) Tổ chức quản lý và công bố danh mục các tuyến sông, suối, kênh, rạch và hồ công cộng thuộc phạm vi quản lý trên trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trừ các tuyến sông, kênh, rạch do Sở Giao thông vận tải quản lý). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thỏa thuận về vị trí và quy mô xây dựng công trình kè và các công trình khác trên các tuyến sông, kênh, rạch, mương và hồ công cộng có chức năng tưới tiêu nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển rừng và sản xuất muối.
c) Chủ trì xác định phạm vi, công bố và tiến hành cắm mốc hành lang chỉ giới an toàn công trình thủy lợi và đê điều trên các sông, kênh, rạch có chức năng tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển rừng và sản xuất muối trên địa bàn thành phố.
a) Trên cơ sở mép bờ cao đã được Sở Giao thông vận tải công bố, tổ chức xác định mốc trên bản đồ địa chính, cắm mốc tại thực địa để xác định phạm vi hành lang bảo vệ trên bờ các tuyến có chức năng giao thông thủy và bàn giao cho Ủy ban nhân dân quận - huyện quản lý làm cơ sở xử lý các vi phạm xây dựng trái phép lấn chiếm sông, kênh, rạch và trong phạm vi hành lang bảo vệ trên bờ.
5. Sở Quy hoạch - Kiến trúc
6. Sở Xây dựng
b) Cấp phép xây dựng đối với công trình xây dựng kè theo tuyến trong đô thị.
7. Ủy ban nhân dân quận - huyện
b) Tổ chức tuyên truyền để người dân được biết các quy định về quản lý, sử dụng hành lang trên bờ thuộc địa bàn thành phố và tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với sông, suối, kênh, rạch, mương, hồ công cộng và trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
d) Thỏa thuận vị trí và quy mô công trình xây dựng kè và các công trình khác đối với các tuyến mương, rạch thoát nước, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp không thuộc danh mục các tuyến sông, kênh, rạch được Ủy ban nhân dân thành phố công bố và không thuộc quy hoạch chi tiết về thoát nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
g) Lập kế hoạch và tổ chức di dời khẩn cấp ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở cao, tránh thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố.
1. Đối với đất ở nằm trong hành lang bảo vệ trên bờ của hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc và quá trình sử dụng trước ngày 24 tháng 6 năm 2004, xem xét việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và cấp phép xây dựng nhà ở của hộ gia đình và cá nhân để bảo đảm quyền lợi hợp pháp về nhà đất.
2. Đối với nhà ở hiện hữu tồn tại trên sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng hoặc trong phạm vi hành lang bảo vệ trên bờ trước ngày 24 tháng 6 năm 2004.
b) Đối với trường hợp nhà ở thuộc hành lang bảo vệ trên bờ:
- Trong phạm vi hành lang bảo vệ trên bờ nhưng nằm ngoài phạm vi từ mép bờ cao vào trong bờ 20m (đối với sông, kênh, rạch từ cấp I đến cấp IV): được phép sửa chữa, cải tạo theo quy mô hiện trạng nhà cũ hoặc cấp phép xây dựng để xây dựng lại nhà mới với quy mô hai tầng (không kể tầng lửng và mái che thang), chiều cao tối đa 12,2m so với cốt vỉa hè hoàn thiện.
a) Đối với các công trình đã xây dựng hoàn chỉnh theo Giấy phép xây dựng hoặc theo Đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 hoặc theo dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, được phép duy trì nguyên hiện trạng theo đúng vị trí và quy mô công trình đã xây dựng theo các cơ sở pháp lý nêu trên. Trường hợp cần giải tỏa, thu hồi đất để xây dựng các công trình khác theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền thì được xem xét bồi thường theo quy định. Đối với các lô đất chưa xây dựng nhà, việc điều chỉnh mẫu nhà được phép thực hiện theo quy định.
- Đối với các công trình đang đầu tư xây dựng theo đúng giấy phép xây dựng hoặc đúng quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trong thời hạn tiến độ đã được quy định trong giấy phép xây dựng; hoặc trong quyết định duyệt dự án đầu tư; hoặc trong văn bản chấp thuận dự án đầu tư; hoặc trong văn bản kê khai đăng ký tình hình đầu tư của doanh nghiệp đã được chấp thuận có xác nhận của Ủy ban nhân dân quận - huyện, thì được phép tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng theo đúng quy mô công trình đã được duyệt.
4. Đối với các Dự án phát triển nhà ở (nằm trong hành lang bảo vệ trên bờ) có Đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 được phê duyệt sau ngày 24 tháng 6 năm 2004:
5. Đối với các trường hợp xây dựng bờ kè:
b) Đối với các trường hợp xây dựng bờ kè sau ngày 24 tháng 6 năm 2004 đến nay, đúng theo vị trí và quy mô đã được Sở Giao thông vận tải thỏa thuận hoặc phù hợp với mép bờ cao quy hoạch, được tồn tại sử dụng, nhằm đảm bảo sự ổn định bờ sông, kênh, rạch.
- Tổ chức, cá nhân được triển khai xây dựng bờ kè kiên cố bảo vệ bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng trên cơ sở thỏa thuận của Sở Giao thông vận tải về vị trí, quy mô công trình và được Sở Xây dựng cấp phép xây dựng kè theo quy định.
File gốc của Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định về quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang được cập nhật.
Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định về quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, suối, kênh, rạch, mương và hồ công cộng thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Số hiệu | 22/2017/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Lê Văn Khoa |
Ngày ban hành | 2017-04-18 |
Ngày hiệu lực | 2017-04-28 |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
Tình trạng | Còn hiệu lực |