BỘ Y TẾ - BHXH VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1286/TB-BYT-BHXH VN | Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2017 |
Bộ Y tế và BHXH Việt Nam thống nhất quan điểm tại Hội nghị là: hai ngành y tế và bảo hiểm xã hội (BHXH) cần thẳng thắn nhìn nhận, xác định rõ các tồn tại, bất cập, vướng mắc trong công tác KCB và thanh toán chi phí KCB BHYT; chỉ ra các nguyên nhân, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị để đưa ra các giải pháp vì mục đích đảm bảo chất lượng KCB BHYT và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ BHYT. Tại Hội nghị, các đơn vị thuộc Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đã trình bày các báo cáo về một số vướng mắc, bất cập trong thanh toán chi phí KCB BHYT và việc giảm cấp ngân sách khi cơ sở KCB thực hiện mức giá có tiền lương; tình hình quản lý, sử dụng quỹ BHYT năm 2016 và 9 tháng đầu năm 2017; Tổng hội Y học Việt Nam báo cáo về kết quả khảo sát, đánh giá nhanh thực trạng sử dụng quỹ KCB BHYT tại một số tỉnh. Sau khi nghe các báo cáo, các ý kiến tham luận, thảo luận của các đại biểu tham dự hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thị Minh đã thống nhất kết luận và chỉ đạo như sau:
- Một số văn bản quy phạm pháp luật về KCB và BHYT còn bất cập, các văn bản hướng dẫn thực hiện còn thiếu, chưa có sự thống nhất, gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện tại các cơ sở KCB và cơ quan BHXH;
- Trong quá trình KCB BHYT, còn tình trạng một số cơ sở KCB chỉ định sử dụng dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh quá mức cần thiết, chỉ định người bệnh vào điều trị nội trú khi người bệnh chỉ cần điều trị ngoại trú, hoặc kéo dài ngày điều trị nội trú, kê đơn thuốc bổ trợ không thực sự cần thiết;
- Về vấn đề giao quỹ KCB BHYT: Quỹ BHYT là quỹ ngắn hạn, hạch toán thu chi trong năm; nếu trong năm có kết dư thì bổ sung vào quỹ dự phòng, nếu bị bội chi thì sử dụng quỹ dự phòng để chi KCB BHYT. BHXH Việt Nam đã giao kinh phí KCB BHYT được sử dụng trong năm cho các địa phương. Tuy nhiên, trong năm 2016, 2017 chi phí KCB BHYT gia tăng do điều chỉnh giá dịch vụ KCB, “thông tuyến KCB”, sự phát triển của khoa học công nghệ trong y tế, chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên về tuyến dưới và nhu cầu KCB ngày càng cao của người có thẻ BHYT nên nhiều địa phương có số chi BHYT trong năm cao hơn số thu. Nhằm đảm bảo kinh phí chi hoạt động KCB, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đã thống nhất việc BHXH Việt Nam đã sử dụng quỹ dự phòng để giao bổ sung cho các địa phương trong năm. Một số địa phương phối hợp chưa tốt trong thẩm định vượt quỹ, vượt trần dẫn đến chậm tạm ứng và thanh quyết toán, thiếu kinh phí cho hoạt động KCB.
a) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về KCB và BHYT:
b) Bổ sung các giải pháp trong tổ chức thực hiện
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố cần có bộ phận chuyên trách về công tác BHYT, tham mưu cho giám đốc Sở Y tế chỉ đạo công tác KCB BHYT nói riêng và thực hiện BHYT nói chung tại địa phương;
c) Tăng cường các hoạt động kiểm tra, thanh tra về thực hiện BHYT
- Bộ Y tế, Sở Y tế tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật BHYT thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế, Sở Y tế, xử lý nghiêm các sai phạm;
d) Công tác thông tin, truyền thông
- Ngành Y tế và BHXH ở trung ương, địa phương tăng cường phối hợp trong công tác truyền thông, đảm bảo việc truyền thông tạo được sự đồng tình, ủng hộ trong dư luận xã hội, sự chia sẻ, hợp tác và thống nhất trong thực hiện chính sách BHYT giữa các cơ quan liên quan.
đ) Về thực hiện các quy định, quy chế chuyên môn
- Cơ quan BHXH cần giám định đúng, chi đúng, chi đủ chi phí KCB BHYT theo quy định. Việc từ chối, xuất toán, thu hồi chi phí KCB BHYT phải đúng quy định và phải chỉ rõ lý do cho cơ sở KCB biết, khắc phục; cần thông tin, trao đổi bình đẳng với cơ sở KCB trong việc thanh quyết toán chi phí; hướng dẫn thực hiện các nội dung về giám định và thanh toán chi phí KCB BHYT theo quy định của pháp luật về KCB, về BHYT.
e) Về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)
g) Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực hơn nữa trong việc chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT tại địa phương, đặc biệt trong quản lý, sử dụng quỹ BHYT nhằm sử dụng quỹ BHYT tiết kiệm, hiệu quả; giao trách nhiệm cho Sở Y tế, BHXH, Sở Tài chính phối hợp đưa ra các giải pháp nhằm huy động các nguồn lực cho công tác KCB BHYT; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHYT tại địa phương.
TL. TỔNG GIÁM ĐỐC | TL. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
- PTTg. Vương Đình Huệ (để b/c); |
|
File gốc của Thông báo 1286/TB-BYT-BHXH VN năm 2017 về kết luận của Bộ trưởng Bộ Y tế và Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại Hội nghị giải quyết vướng mắc trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đang được cập nhật.
Thông báo 1286/TB-BYT-BHXH VN năm 2017 về kết luận của Bộ trưởng Bộ Y tế và Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại Hội nghị giải quyết vướng mắc trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Y tế |
Số hiệu | 1286/TB-BYT-BHXHVN |
Loại văn bản | Thông báo |
Người ký | Nguyễn Xuân Trường, Chu Mạnh Sinh |
Ngày ban hành | 2017-11-30 |
Ngày hiệu lực | 2017-11-30 |
Lĩnh vực | Bảo hiểm |
Tình trạng |