BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG -------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
V/v hướng dẫn thực hiện Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2017
Kính gửi:
Việc tổ chức thi để cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được thực hiện theo Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Quy chế thi ĐGNLNN).
1. Đề án tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ
Điều 5 Quy chế thi ĐGNLNN, gửi về Cục Quản lý chất lượng (tham khảo mẫu Đề án tại Phụ lục I của Công văn này).
2. Xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa
3. Đề thi
Điều 12 Quy chế thi ĐGNLNN. Các câu hỏi thi, đề thi, thời lượng của các bài thi được xây dựng theo đúng hướng dẫn của Bộ GDĐT, bám sát định dạng đề thi và hướng dẫn làm đề thi theo từng định dạng đề thi được Bộ GDĐT quy định tại các văn bản liệt kê ở Phụ lục III của Công văn này.
4. Phần mềm tổ chức thi trên máy vi tính
khoản 6 Điều 5 Quy chế thi ĐGNLNN. Phần mềm phải có bản quyền, có minh chứng đảm bảo đáp ứng các yêu cầu theo quy định.
Trước buổi thi, đơn vị tổ chức thi phải hướng dẫn thí sinh cách làm bài thi trên máy vi tính.
a) Khu vực tổ chức coi thi
khoản 4 Điều 5 Quy chế thi ĐGNLNN. Ngoài ra, cần lưu ý: khu vực tổ chức coi thi phải có dải phân cách (cứng hoặc mềm) với khoảng cách phù hợp để đảm bảo cách biệt với các hoạt động khác; có biển chỉ dẫn, thông báo, cảnh báo; có công an hoặc bảo vệ giám sát bao quát vòng ngoài để đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn cho tổ chức thi.
- Công tác coi thi, giám sát thi thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 16 Quy chế thi ĐGNLNN. Ngoài ra, cần lưu ý: Nhiệm vụ của cán bộ được quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 16 Quy chế thi ĐGNLNN; các cán bộ coi thi trong phòng thi có vai trò, trách nhiệm như nhau; Trưởng Ban Coi thi có trách nhiệm phân công cán bộ coi thi, đảm bảo nghiêm túc và khách quan trong coi thi;
Điều 17 Quy chế thi ĐGNLNN. Để đảm bảo trật tự và khách quan, cần lưu ý thêm: Bố trí đủ cán bộ giám sát trong và ngoài phòng chờ. Cán bộ giám sát ngoài phòng chờ có trách nhiệm: giám sát thí sinh và cán bộ giám sát trong phòng chờ; giám sát việc thí sinh ra vào phòng chờ; điều hành thí sinh ra vào phòng chờ đảm bảo đồng bộ với việc ra vào phòng thi của thí sinh.
Việc tổ chức thi và quy trình coi thi trên máy vi tính được quy định tại Điều 18, 19, 20 Quy chế thi ĐGNLNN. Để đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan đồng thời giảm thiểu và kịp thời xử lý các rủi ro về kỹ thuật, cần lưu ý thực hiện một số yêu cầu sau:
- Đối với phòng máy tính dùng để thi kỹ năng nghe, đọc, viết có trên 25 và không quá 100 thí sinh dự thi: phải bố trí 02 cán bộ coi thi cho mỗi nhóm không quá 25 thí sinh dự thi; đồng thời đảm bảo tỷ lệ 01 kỹ thuật viên hỗ trợ công nghệ thông tin cho không quá 20 thí sinh;
- Đối với bài thi nói, phải bố trí vị trí ngồi thi cho thí sinh để đảm bảo chất lượng thu âm, không nhiễu tạp âm và không lẫn âm thanh của thí sinh này sang thí sinh khác. Cán bộ kỹ thuật hỗ trợ công nghệ thông tin phải kiểm tra và đảm bảo kỹ thuật đối với yêu cầu này.
Thống nhất sử dụng mẫu chứng chỉ do Bộ GDĐT ban hành và thực hiện quản lý, thu hồi chứng chỉ theo quy định của Bộ GDĐT.
7. Chế độ báo cáo
Điều 25 của Quy chế thi ĐGNLNN; các báo cáo được gửi về Cục Quản lý chất lượng dưới dạng file mềm theo địa chỉ email: [email protected] theo thời hạn sau:
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ khi công bố kết quả cuối cùng của kỳ thi, gửi báo cáo tổng kết công tác tổ chức thi và tổng hợp kết quả thi.
- Như trên; - Bộ trưởng (để b/c); - Các Thứ trưởng (để b/c); - Các đơn vị liên quan thuộc Bộ; - Cổng TTĐT Bộ; - Lưu: VT, QLT.
CỤC TRƯỞNG
Mai Văn Trinh
PHỤ LỤC I
MẪU ĐỀ ÁN TỔ CHỨC THI ĐGNLNN (Kèm theo Công văn số 1807/QLCL-QLT ngày 30/11/2017 của Cục Quản lý chất lượng)
ĐỀ ÁN TỔ CHỨC THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ THEO KHUNG NĂNG LỰC 6 BẬC DÙNG CHO VIỆT NAM
1. Giới thiệu về đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ (ĐGNLNN)
1.2.
2. Các điều kiện chung
2.2. Phần mềm tổ chức thi trên máy vi tính
2.4. Cán bộ phân tích đề thi
3.1. Cán bộ ra đề thi
3.3. Ngân hàng câu hỏi thi
5. Cam kết thực hiện Đề án
Phụ lục cung cấp các hồ sơ minh chứng (bản sao) về năng lực, kinh nghiệm đào tạo và tổ chức thi ngoại ngữ của cơ sở; minh chứng về điều kiện cơ sở vật chất; điều kiện về đội ngũ: trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chứng chỉ, bằng cấp,... nếu là văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được Bộ GDĐT công nhận tương đương văn bằng; minh chứng về nguồn gốc, minh chứng về các đáp ứng của phần mềm tổ chức thi trên máy vi tính.
PHỤ LỤC II
QUY TRÌNH XÂY DỰNG NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI CHUẨN HÓA (Kèm theo Công văn số 1807/QLCL-QLT ngày 30/11/2017 của Cục Quản lý chất lượng)
Bước 1: Thành lập nhóm chuyên gia và nhóm cán bộ điều phối xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa
Bước 3: Soạn thảo câu hỏi thô
Bước 5: Thử nghiệm, phân tích, đánh giá câu hỏi
Bước 7: Xây dựng đề thi, thử nghiệm, phân tích, đánh giá, cân bằng độ khó của các đề thi
Bước 9: Rà soát, lựa chọn, nhập các câu hỏi vào ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa
a) Bước 1: Thành lập nhóm chuyên gia và nhóm cán bộ điều phối xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa
b) Bước 2: Xây dựng ma trận đề thi và thiết kế bản đặc tả đề thi (dựa trên định dạng đề thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo quy định của Bộ GDĐT)
Đối với những kỳ thi đã có ma trận đề thi, bản đặc tả đề thi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khi triển khai xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa cần xây dựng bản đặc tả chi tiết phù hợp với việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi.
Bố trí làm việc tập trung theo từng môn ngoại ngữ và thực hiện các nội dung sau:
- Kết thúc mỗi đợt biên soạn, các chuyên gia bàn giao sản phẩm cho cán bộ điều phối và cùng ký biên bản giao nhận. Tổ trưởng lập bảng tổng hợp số lượng biên soạn câu hỏi thô của từng thành viên, ký xác nhận và nộp cho cán bộ điều phối.
- Chuyên gia thẩm định nội dung câu hỏi thẩm định về nội dung chuyên môn, lời dẫn và dạng thức câu hỏi đảm bảo đúng yêu cầu của bản đặc tả đề thi;
- Các chuyên gia biên tập sửa trực tiếp và đề xuất các ý kiến chỉnh sửa (nếu có) đối với từng câu hỏi;
- Tổ trưởng của mỗi nhóm sẽ đọc các ý kiến phản biện, thẩm định của các chuyên gia, rà soát lại các chỉnh sửa của tác giả, trực tiếp chỉnh sửa và hoàn thiện câu hỏi lần cuối.
- Các câu hỏi sau khi được thẩm định, biên tập sẽ được tổ hợp để tiến hành thử nghiệm, đánh giá;
- Sau khi hoàn thành hoạt động thử nghiệm, tiến hành nhập/chiết xuất dữ liệu kết quả làm bài của thí sinh; làm sạch dữ liệu đã có để chuẩn bị cho công tác phân tích;
e) Bước 6: Chỉnh sửa câu hỏi sau thử nghiệm
- Các nhóm chuyên gia chỉnh sửa câu hỏi theo kết quả phân tích đảm bảo câu hỏi phù hợp với yêu cầu của bản đặc tả đề thi đã được phê duyệt.
- Các câu hỏi sau khi được chỉnh sửa sẽ được cấu trúc thành các đề thi theo đúng bản đặc tả đề thi để thử nghiệm;
- Sau khi hoàn thành hoạt động thử nghiệm, tiến hành nhập/chiết xuất dữ liệu kết quả làm bài của thí sinh; làm sạch dữ liệu đã có để chuẩn bị cho công tác phân tích;
h) Bước 8: Chỉnh sửa lại các câu hỏi sau thử nghiệm đề thi
- Các nhóm chuyên gia chỉnh sửa câu hỏi theo kết quả phân tích đảm bảo câu hỏi phù hợp với yêu cầu của bản đặc tả đề thi đã được phê duyệt.
Các câu hỏi được chỉnh sửa và hoàn thiện sau khi thử nghiệm sẽ được nhóm chuyên gia rà soát, lựa chọn để đưa vào ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa./.
PHỤ LỤC III
DANH MỤC CÁC QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH ĐỊNH DẠNG ĐỀ THI VÀ CÁC QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG ĐỊNH DẠNG ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG ANH THEO KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC DÙNG CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỀ THI VÀ CHẤM THI (Kèm theo Công văn số 1807/QLCL-QLT ngày 30/11/2017 của Cục Quản lý chất lượng)
2. Quyết định số 730/QĐ-BGDĐT ngày 11 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Tài liệu hướng dẫn áp dụng Định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trong việc xây dựng đề thi và chấm thi.
4. Quyết định số 1480/QĐ-BGDĐT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phê duyệt Tài liệu hướng dẫn áp dụng Định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh bậc 1 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh tiểu học) trong việc xây dựng đề thi và chấm thi.
6. Quyết định số 1476/QĐ-BGDĐT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phê duyệt Tài liệu hướng dẫn áp dụng Định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh trung học cơ sở) trong việc xây dựng đề thi và chấm thi.
8. Quyết định số 1478/QĐ-BGDĐT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phê duyệt Tài liệu hướng dẫn áp dụng Định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh trung học phổ thông) trong việc xây dựng đề thi và chấm thi.
10. Quyết định số 1481/QĐ-BGDĐT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phê duyệt Tài liệu hướng dẫn áp dụng Định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho người lớn) trong việc xây dựng đề thi và chấm thi.
Điều 5. Yêu cầu để tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ
Để tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ, các đơn vị thuộc quy định tại Điều 4 của Quy chế này phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
1. Có bộ phận độc lập thực hiện chức năng đánh giá năng lực ngoại ngữ (sau đây gọi là bộ phận chuyên trách).
2. Có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chấm thi, cán bộ ra đề thi, cán bộ phân tích dữ liệu thi, cán bộ hỗ trợ, kỹ thuật viên, đáp ứng các yêu cầu về số lượng, trình độ để tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ. Trong đó:
a) Lãnh đạo của bộ phận chuyên trách phải có năng lực quản lý, có tinh thần trách nhiệm, trung thực, khách quan. Có ít nhất 01 lãnh đạo của bộ phận chuyên trách đáp ứng yêu cầu: có bằng thạc sĩ trở lên của một trong các chuyên ngành: đo lường và đánh giá trong giáo dục, ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài, sư phạm ngoại ngữ. có năng lực ngoại ngữ đạt cấp độ B2 theo Khung tham chiếu chung Châu Âu về ngoại ngữ (hoặc Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) trở lên của một trong các ngoại ngữ được giảng dạy trong chương trình giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
b) Có ít nhất 20 cán bộ chấm thi nói và viết đối với tiếng Anh, 10 cán bộ chấm thi nói và viết đối với mỗi ngoại ngữ khác (nếu có). các cán bộ chấm thi phải có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chấm thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
c) Có ít nhất 12 cán bộ ra đề thi đối với tiếng Anh, 04 cán bộ ra đề thi đối với mỗi ngoại ngữ khác (nếu có). các cán bộ ra đề thi phải có chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ ra đề thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
d) Có ít nhất 03 cán bộ phân tích đề thi là cán bộ cơ hữu của đơn vị. các cán bộ phân tích đề thi phải có bằng thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành đo lường và đánh giá trong giáo dục.
đ) Có đội ngũ kỹ thuật viên đáp ứng yêu cầu để sử dụng các thiết bị tin học, âm thanh, video phục vụ cho việc tổ chức thi và chấm thi.
3. Có môi trường sư phạm, an toàn cho công tác tổ chức thi.
4. Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu sau:
a) Có đủ phòng thi và các phòng chức năng để tổ chức thi cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho ít nhất 100 thí sinh trong một lượt thi.
- Phòng thi đảm bảo được cách ly âm thanh, có đủ ánh sáng, bàn, ghế, phấn hoặc bút dạ, bảng hoặc màn chiếu. có hệ thống camera giám sát ghi được toàn bộ diễn biến của cả phòng thi liên tục trong suốt thời gian thi. có đồng hồ dùng chung cho tất cả thí sinh theo dõi được thời gian làm bài.
- Có đủ các thiết bị ghi âm, phát âm, ghi hình, phần mềm chuyên dụng đáp ứng yêu cầu tổ chức thi.
- Có thiết bị kiểm tra an ninh (cổng từ hoặc thiết bị cầm tay), nhằm kiểm soát, ngăn chặn được việc thí sinh mang tài liệu, đồ dùng trái phép vào phòng thi.
- Có nơi bảo quản đồ đạc của thí sinh.
- Có phòng làm việc của Hội đồng thi, trực thi, giao nhận đề thi và bài thi. phải đảm bảo có hòm, tủ, hay két sắt, có khoá chắc chắn để bảo quản đề thi và bài thi.
- Khu vực thi đảm bảo các yêu cầu an toàn, bảo mật và phòng chống cháy nổ.
b) Có hệ thống máy tính gồm máy chủ, các máy trạm, thiết bị bảo mật hợp nhất cho hệ thống, thiết bị lưu trữ dữ liệu, thiết bị lưu điện, nguồn điện dự phòng, các thiết bị phụ trợ đảm bảo đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật để tổ chức thi trên máy vi tính cho ít nhất 100 thí sinh trong một lượt thi.
c) Có trang thông tin điện tử để phục vụ tổ chức thi.
d) Có khu vực làm đề thi riêng biệt, đáp ứng quy trình xây dựng đề thi chuẩn hóa theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
5. Có ngân hàng câu hỏi thi và đề thi được xây dựng từ ngân hàng câu hỏi thi đáp ứng quy định tại Điều 12 của Quy chế này và hướng dẫn của Bộ GDĐT. Trong đó, về số lượng câu hỏi thi và đề thi đối với mỗi định dạng đề thi:
a) Trong năm 2017 và 2018, tại một thời điểm phải có ít nhất 30 đề thi tương đương nhau đối với môn tiếng Anh, 20 đề thi tương đương nhau đối với ngoại ngữ khác. trong đó số lượng các câu hỏi thi trùng nhau giữa các đề thi không quá 10%.
b) Từ năm 2019 trở đi, tại một thời điểm phải có ít nhất 50 đề thi tương đương nhau đối với môn tiếng Anh, 30 đề thi tương đương nhau đối với ngoại ngữ khác. trong đó số lượng các câu hỏi thi trùng nhau giữa các đề thi không quá 10%.
6. Có phần mềm tổ chức thi trên máy vi tính đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có giao diện thân thiện, dễ cài đặt, sử dụng. có khả năng ngắt kết nối với các ứng dụng và thiết bị bên ngoài không liên quan đến nội dung thi.
b) Cho phép thí sinh tự đăng nhập vào phần mềm để làm bài thi bằng tài khoản thi cá nhân.
c) Có phân hệ quản lý ngân hàng câu hỏi để cập nhật, bổ sung.
d) Có chức năng tự động chọn ngẫu nhiên, đồng đều các câu hỏi ở các phần kiến thức khác nhau để tạo ra các đề thi trắc nghiệm tương đương nhau về độ khó từ ngân hàng câu hỏi thi.
đ) Có các chức năng: chụp ảnh thí sinh và đưa vào dữ liệu thi. đồng hồ đếm ngược. xem trước câu hỏi tiếp theo, thống kê câu hỏi đã trả lời. tự động chấm điểm bài thi trắc nghiệm. tự động đăng xuất và lưu trữ bài làm, kết quả thi của thí sinh khi hết thời gian làm bài. tự động phân tích kết quả thi của thí sinh theo phương pháp cổ điển và hiện đại. sao lưu và bảo mật.
7. Có đề án tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ
a) Đề án tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ của đơn vị phải cung cấp đầy đủ các thông tin và minh chứng về yêu cầu tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.
b) Đơn vị tổ chức thi xây dựng và công khai Đề án tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ trên trang thông tin điện tử của mình và trên Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT trước khi tổ chức thi. chịu trách nhiệm giải trình về các nội dung của Đề án. đồng thời, gửi Đề án về Bộ GDĐT để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.
Điều 12. Yêu cầu về đề thi
1. Đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Đề thi đảm bảo đánh giá được các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
b) Các câu hỏi thi và đề thi được xây dựng theo đúng hướng dẫn của Bộ GDĐT. bám sát định dạng đề thi và hướng dẫn làm đề thi theo từng định dạng đề thi được Bộ GDĐT quy định. đảm bảo chính xác, khoa học, chặt chẽ, rõ ràng.
c) Các đề thi theo cùng một định dạng phải tương đương nhau về độ khó.
d) Đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi phải được bảo mật trước, trong và sau khi thi.
2. Đề thi cho từng kỳ thi được rút ngẫu nhiên từ phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa.
Điều 5. Yêu cầu để tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ
Để tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ, các đơn vị thuộc quy định tại Điều 4 của Quy chế này phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
...
6. Có phần mềm tổ chức thi trên máy vi tính đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có giao diện thân thiện, dễ cài đặt, sử dụng. có khả năng ngắt kết nối với các ứng dụng và thiết bị bên ngoài không liên quan đến nội dung thi.
b) Cho phép thí sinh tự đăng nhập vào phần mềm để làm bài thi bằng tài khoản thi cá nhân.
c) Có phân hệ quản lý ngân hàng câu hỏi để cập nhật, bổ sung.
d) Có chức năng tự động chọn ngẫu nhiên, đồng đều các câu hỏi ở các phần kiến thức khác nhau để tạo ra các đề thi trắc nghiệm tương đương nhau về độ khó từ ngân hàng câu hỏi thi.
đ) Có các chức năng: chụp ảnh thí sinh và đưa vào dữ liệu thi. đồng hồ đếm ngược. xem trước câu hỏi tiếp theo, thống kê câu hỏi đã trả lời. tự động chấm điểm bài thi trắc nghiệm. tự động đăng xuất và lưu trữ bài làm, kết quả thi của thí sinh khi hết thời gian làm bài. tự động phân tích kết quả thi của thí sinh theo phương pháp cổ điển và hiện đại. sao lưu và bảo mật.
Điều 5. Yêu cầu để tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ
Để tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ, các đơn vị thuộc quy định tại Điều 4 của Quy chế này phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
...
4. Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu sau:
a) Có đủ phòng thi và các phòng chức năng để tổ chức thi cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho ít nhất 100 thí sinh trong một lượt thi.
- Phòng thi đảm bảo được cách ly âm thanh, có đủ ánh sáng, bàn, ghế, phấn hoặc bút dạ, bảng hoặc màn chiếu. có hệ thống camera giám sát ghi được toàn bộ diễn biến của cả phòng thi liên tục trong suốt thời gian thi. có đồng hồ dùng chung cho tất cả thí sinh theo dõi được thời gian làm bài.
- Có đủ các thiết bị ghi âm, phát âm, ghi hình, phần mềm chuyên dụng đáp ứng yêu cầu tổ chức thi.
- Có thiết bị kiểm tra an ninh (cổng từ hoặc thiết bị cầm tay), nhằm kiểm soát, ngăn chặn được việc thí sinh mang tài liệu, đồ dùng trái phép vào phòng thi.
- Có nơi bảo quản đồ đạc của thí sinh.
- Có phòng làm việc của Hội đồng thi, trực thi, giao nhận đề thi và bài thi. phải đảm bảo có hòm, tủ, hay két sắt, có khoá chắc chắn để bảo quản đề thi và bài thi.
- Khu vực thi đảm bảo các yêu cầu an toàn, bảo mật và phòng chống cháy nổ.
b) Có hệ thống máy tính gồm máy chủ, các máy trạm, thiết bị bảo mật hợp nhất cho hệ thống, thiết bị lưu trữ dữ liệu, thiết bị lưu điện, nguồn điện dự phòng, các thiết bị phụ trợ đảm bảo đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật để tổ chức thi trên máy vi tính cho ít nhất 100 thí sinh trong một lượt thi.
c) Có trang thông tin điện tử để phục vụ tổ chức thi.
d) Có khu vực làm đề thi riêng biệt, đáp ứng quy trình xây dựng đề thi chuẩn hóa theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
Điều 16. Quy trình coi thi
1. Trước ngày thi ít nhất 01 ngày, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thư ký, kỹ thuật viên của Hội đồng thi có mặt tại địa điểm thi để thực hiện các công việc:
a) Kiểm tra việc chuẩn bị cho kỳ thi: cơ sở vật chất và các thiết bị, phương tiện phục vụ công tác tổ chức thi.
b) Niêm yết danh sách thí sinh dự thi, nội quy phòng thi. niêm phong phòng thi.
2. Trước giờ thi:
a) Cán bộ coi thi kiểm tra, mở niêm phong phòng thi. đánh số báo danh theo phương án quy định của Trưởng Ban Coi thi. gọi thí sinh vào phòng thi, kiểm tra giấy tờ tùy thân, vật dụng của thí sinh, đối chiếu thí sinh với ảnh chụp tại hồ sơ đăng ký. đảm bảo thí sinh ngồi đúng vị trí theo số báo danh.
b) Cán bộ coi thi nhận đề thi, giấy thi, phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy nháp, bút từ Trưởng Ban Coi thi hoặc người được Trưởng Ban Coi thi ủy quyền.
c) Cán bộ coi thi ký và ghi tên vào các tờ giấy thi, phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy nháp và phát cho thí sinh. phát bút cho thí sinh, hướng dẫn thí sinh điền các thông tin cần thiết theo quy định vào giấy thi, phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy nháp.
d) Khi có hiệu lệnh, cán bộ coi thi phát đề thi cho từng thí sinh.
3. Trong thời gian làm bài thi:
a) Cán bộ coi thi giám sát chặt chẽ phòng thi. kiểm tra lại giấy tờ tùy thân của thí sinh, vị trí ngồi của thí sinh theo đúng số báo danh. không cho thí sinh trao đổi, bàn bạc, có hành vi gian lận trong phòng thi. cán bộ coi thi không được đọc đề thi, không tự ý trao đổi với thí sinh về nội dung đề thi, không cho thí sinh sao chép câu hỏi thi, đề thi dưới bất kỳ hình thức nào.
b) Trường hợp cần phải cho thí sinh ra ngoài phòng thi, cán bộ coi thi chỉ cho từng thí sinh ra ngoài và báo cho cán bộ giám sát ngoài phòng thi.
c) Trường hợp có thí sinh vi phạm Quy chế thi, cán bộ coi thi lập biên bản và báo cáo Trưởng Ban Coi thi để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.
d) Cán bộ giám sát ngoài phòng thi có trách nhiệm giám sát thí sinh, giám sát cán bộ coi thi, cán bộ chấm thi nói, kỹ thuật viên trong phòng thi tại khu vực được Trưởng Ban Coi thi phân công. đồng thời giám sát thí sinh ra ngoài phòng thi (nếu có) và không cho phép thí sinh tiếp xúc với người khác.
4. Hết giờ làm bài thi:
a) Cán bộ coi thi yêu cầu tất cả thí sinh dừng làm bài ngay khi có hiệu lệnh, lần lượt thu bài thi, đề thi của từng thí sinh (kiểm tra số tờ giấy thi, phiếu trả lời trắc nghiệm của mỗi thí sinh và yêu cầu thí sinh ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi). Chỉ cho thí sinh rời khỏi phòng thi sau khi đã kiểm tra đủ số bài thi và đề thi.
b) Cán bộ giám sát ngoài phòng thi có trách nhiệm giám sát thí sinh, cán bộ coi thi và hỗ trợ cán bộ coi thi trong việc giữ trật tự phòng thi trong quá trình thu bài thi của thí sinh, tại khu vực được Trưởng Ban Coi thi phân công.
5. Đóng gói, bàn giao bài thi, đề thi
a) Bài thi của thí sinh và Phiếu thu bài thi được cán bộ coi thi nộp cho Trưởng Ban Coi thi hoặc người được Trưởng Ban Coi thi ủy quyền để niêm phong. Bên ngoài túi niêm phong có chữ ký vào mép giấy niêm phong của các cán bộ coi thi và người trực tiếp nhận bài thi.
b) Ngay sau khi thi xong, Ban Coi thi có nhiệm vụ bàn giao toàn bộ bài thi và hồ sơ thi đã được niêm phong cho Ban Thư ký. bàn giao đề thi đã được niêm phong cho Chủ tịch Hội đồng thi.
6. Bàn giao dữ liệu giám sát: Dữ liệu từ các camera giám sát diễn biến tại các phòng thi được lưu lại toàn bộ, niêm phong và chuyển cho Ban Thư ký.
Điều 17. Thi kỹ năng nói trực tiếp
1. Chuẩn bị phòng thi
a) Tại mỗi địa điểm thi phải có ít nhất một phòng thi riêng và một phòng để thí sinh ngồi chờ trước khi vào phòng thi (gọi tắt là phòng chờ).
b) Các phòng chờ và các phòng thi nói phải được bố trí gần nhau, tại một khu tách biệt, đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khác.
c) Trang bị cho mỗi bàn thi nói 01 máy ghi âm để sử dụng chính thức và một số máy ghi âm dự phòng, tổng số máy ghi âm ít nhất bằng 1,2 lần số bàn thi nói của từng kỳ thi. Các kỹ thuật viên và cán bộ chấm thi phải kiểm tra việc vận hành máy ghi âm để đảm bảo máy hoạt động tốt trong suốt quá trình tổ chức thi.
2. Bố trí cán bộ chấm thi, cán bộ giám sát ngoài phòng thi
a) Trong phòng thi, với mỗi bàn thi, bố trí đủ số lượng cán bộ chấm thi theo quy định của từng định dạng đề thi.
b) Ngoài phòng thi bố trí ít nhất 01 cán bộ giám sát.
c) Mỗi phòng chờ, bố trí 02 cán bộ giám sát, gồm 01 người trong phòng chờ và 01 người giám sát ngoài phòng chờ.
3. Quy trình thi
a) Thí sinh được tập trung trong phòng chờ để chuẩn bị thi.
b) Khi có hiệu lệnh, thí sinh được gọi theo danh sách số báo danh vào bàn thi. Cán bộ chấm thi kiểm tra giấy tờ tùy thân của thí sinh. phát đề thi hoặc cho thí sinh bốc thăm đề thi. phát giấy nháp đã được các cán bộ chấm thi ký cho thí sinh.
c) Trong thời gian thi, cán bộ giám sát ngoài phòng thi có trách nhiệm giám sát thí sinh và cán bộ chấm thi trong phòng thi. giám sát việc di chuyển của thí sinh từ phòng chờ đến phòng thi và từ phòng thi ra khỏi khu vực thi, đảm bảo thí sinh không tiếp xúc với bất kỳ ai khác. Cán bộ giám sát trong phòng chờ có trách nhiệm giữ trật tự và điều hành hoạt động của thí sinh trong phòng chờ. Cán bộ giám sát ngoài phòng chờ có trách nhiệm giám sát thí sinh và cán bộ giám sát trong phòng chờ. giám sát việc thí sinh ra ngoài phòng chờ.
d) Hình thức thi nói được thực hiện dưới dạng trực tiếp và ghi âm quá trình thi của thí sinh. Cán bộ chấm thi phải kiểm tra tình trạng của máy ghi âm để bảo đảm lưu được toàn bộ bài thi của các thí sinh. Sau khi nhận đề hoặc được bốc thăm đề thi theo hướng dẫn của cán bộ chấm thi, thí sinh thực hiện phần thi theo định dạng đề thi.
đ) Sau khi thi xong, cán bộ chấm thi yêu cầu thí sinh ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi hoặc Phiếu tham dự thi (kể cả trường hợp thí sinh không nói gì để ghi âm). cho thí sinh ra khỏi phòng thi và tiếp nhận thí sinh tiếp theo vào phòng thi. Từng thí sinh sẽ thi lần lượt cho đến hết danh sách.
3. Quy trình thực hiện đối với thí sinh thi nói trực tiếp:
a) Sau khi vào phòng thi, nhận giấy nháp, nhận đề thi hoặc bốc thăm đề thi.
b) Thực hiện phần thi của mình khi cán bộ chấm thi thông báo bắt đầu ghi âm.
c) Ký vào Phiếu thu bài thi hoặc Phiếu tham dự thi và ra khỏi phòng thi.
d) Di chuyển đến nơi quy định theo hướng dẫn của cán bộ giám sát ngoài phòng thi.
4. Đóng gói, niêm phong bài thi, đề thi, dữ liệu thi
a) Dữ liệu về bài thi của thí sinh (lưu trong thiết bị ghi âm, đĩa CD hoặc ổ cứng), Phiếu thu bài thi hoặc Phiếu tham dự thi và biên bản chấm thi nói được cán bộ chấm thi nộp cho Trưởng Ban Coi thi hoặc người được Trưởng Ban Coi thi ủy quyền để niêm phong. Bên ngoài túi niêm phong có chữ ký vào mép giấy niêm phong của các cán bộ chấm thi và người trực tiếp nhận bài thi.
b) Ngay sau khi thi xong, Ban Coi thi có nhiệm vụ bàn giao toàn bộ bài thi, dữ liệu từ các camera giám sát và hồ sơ thi đã được niêm phong cho Ban Thư ký. bàn giao đề thi đã được niêm phong cho Chủ tịch Hội đồng thi.
c) Ban Thư ký có nhiệm vụ bàn giao toàn bộ bài thi và hồ sơ thi đã được niêm phong cho Ban Chấm thi. bàn giao dữ liệu từ các camera giám sát đã được niêm phong cho Chủ tịch Hội đồng thi.
Điều 18. Lập danh sách phòng thi và bố trí phòng thi
Lập danh sách phòng thi và bố trí phòng thi theo quy định tại Điều 15 của Quy chế này, đồng thời đáp ứng các điều kiện sau:
1. Mỗi thí sinh được sử dụng một máy vi tính riêng biệt. Mỗi phòng thi có số lượng máy vi tính dự phòng ít nhất bằng 5% tổng số thí sinh trong phòng thi.
2. Yêu cầu đối với máy vi tính trong phòng thi:
a) Có cấu hình tương đương với nhau, đảm bảo hoạt động ổn định. có thiết bị chụp ảnh, tai nghe (headphone) và micro đảm bảo chất lượng.
b) Trong thời gian làm bài thi, trừ kết nối với máy chủ, không kết nối với bất kỳ thiết bị, phương tiện nào khác trong và ngoài phòng thi. được đặt ngày, giờ chính xác trong hệ thống. được quét sạch virus.
c) Được cài đặt phần mềm chuyên dụng trước ngày thi theo quy định của đơn vị tổ chức thi, không được cài đặt bất kỳ phần mềm và tài liệu nào khác liên quan đến nội dung thi.
3. Các máy vi tính trong phòng thi được bố trí với cự ly phù hợp, được ngăn cách bằng các vách ngăn, sao cho thí sinh thi trên máy vi tính này không nhìn thấy nội dung trên màn hình máy vi tính của thí sinh khác.
4. Có máy chủ để lưu trữ thông tin về bài làm của thí sinh.
5. Các máy trạm đặt tại địa điểm thi có kết nối với máy chủ hoặc máy chủ thứ cấp bằng mạng LAN nhưng không được kết nối Internet.
6. Bố trí đủ số kỹ thuật viên hỗ trợ kỹ thuật quá trình thi theo mức trung bình 01 kỹ thuật viên/20 thí sinh.
Điều 19. Chuẩn bị phòng thi kỹ năng nói trên máy vi tính
1. Các bàn thi trong mỗi phòng thi được bố trí với khoảng cách giữa các thí sinh ít nhất là 1,2 mét hoặc phải có vách ngăn để đảm bảo chất lượng thu âm.
2. Mỗi thí sinh được bố trí một máy vi tính riêng biệt với phần mềm chuyên dụng có thể đáp ứng được để thi kỹ năng nói của thí sinh.
3. Tai nghe và micro ghi âm phải được chuẩn bị và kiểm tra trước khi thi. số lượng tai nghe và micro dự phòng đảm bảo ít nhất bằng 10% tổng số thí sinh trong phòng thi.
Điều 20. Quy trình coi thi
1. Trước ngày thi ít nhất 01 ngày, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thư ký, kỹ thuật viên của Hội đồng thi có mặt tại địa điểm thi để thực hiện các công việc theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Quy chế này. Lưu ý kiểm tra việc cài đặt phần mềm của các máy vi tính, kiểm tra hệ thống mạng và việc kết nối mạng LAN với hệ thống máy chủ, niêm phong ở các vị trí “cổng” của máy vi tính, ngắt hoặc làm mất hiệu lực của các thiết bị kết nối không dây (wifi, Bluetooth…) đảm bảo không thể sử dụng được bất kỳ thiết bị nào để có thể kết nối từ bên ngoài. kiểm tra hệ thống điện, thiết bị điện. thử tải điện lưới. tiếp nhận sơ đồ mạng và phòng đặt các switch trung gian (nếu có), vị trí cầu dao điện tổng và cầu dao của tòa nhà/tầng nhà.
2. Trước giờ thi:
a) Trước giờ thi sớm nhất là 90 phút trước khi bắt đầu thi kỹ năng đầu tiên của kỳ thi, Trưởng Ban Coi thi chuyển dữ liệu đề thi vào máy chủ, trực tiếp giải mã để chuẩn bị cho thí sinh thi.
b) Cán bộ coi thi nhận giấy nháp, phiếu tài khoản của từng thí sinh từ Trưởng Ban Coi thi hoặc người được Trưởng Ban Coi thi ủy quyền. kiểm tra niêm phong phòng thi. kiểm tra nguồn điện và niêm phong của các máy vi tính. khởi động máy vi tính và chương trình thi. gọi thí sinh vào phòng thi, kiểm tra giấy tờ tùy thân, vật dụng của thí sinh, đối chiếu thí sinh với ảnh chụp tại hồ sơ đăng ký. đảm bảo thí sinh ngồi đúng vị trí theo số báo danh. ký tên vào các tờ giấy nháp và phát cho thí sinh. phổ biến quy chế thi cho thí sinh, hướng dẫn thí sinh các điểm cần lưu ý trong thời gian thi.
c) Khi có hiệu lệnh, Chủ tịch Hội đồng thi hoặc người được Chủ tịch Hội đồng thi ủy quyền kích hoạt kỳ thi trên phần mềm. cán bộ coi thi cho thí sinh truy cập vào tài khoản cá nhân. kiểm tra bàn phím, chuột, tai nghe, micro, thiết bị chụp ảnh. nhận đề thi từ máy chủ.
3. Trong thời gian làm bài thi: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Quy chế này. Ngoài ra, cán bộ coi, kỹ thuật viên cần theo dõi trạng thái hoạt động tài khoản thi của thí sinh:
a) Nếu thấy tài khoản thi không tương tác với hệ thống thi trong thời gian quá 05 phút, tài khoản thi đã kết thúc khi chưa hết thời gian làm bài thì phải kiểm tra việc kết nối giữa máy vi tính của thí sinh đó với máy chủ.
b) Khi thí sinh bị gián đoạn thời gian làm bài thi do sự cố tài khoản, phần mềm hoặc máy vi tính, cán bộ coi thực hiện một trong các biện pháp sau:
- Báo kỹ thuật viên sửa máy vi tính hoặc thay máy vi tính dự phòng, thay thiết bị (nếu cần).
- Cho thí sinh chuyển sang máy vi tính khác trong phòng thi hoặc báo cáo Trưởng ban Coi thi cho chuyển thí sinh sang phòng thi khác.
c) Nếu không thực hiện được các biện pháp trên hoặc thời gian làm bài của thí sinh bị gián đoạn quá lâu thì cán bộ coi thi lập biên bản và báo cáo Trưởng ban Coi thi để xử lí.
4. Hết giờ làm bài thi:
a) Cán bộ coi thi yêu cầu thí sinh thực hiện các thao tác để kết thúc bài thi của mình và để thoát ra khỏi tài khoản thi của mình theo hướng dẫn.
b) Với sự hỗ trợ của kỹ thuật viên, cán bộ coi thi yêu cầu từng thí sinh xem lại các tệp kết quả nộp bài của mình và ký xác nhận. Đối với phần thi nói, kỹ thuật viên cùng cán bộ coi thi và thí sinh kiểm tra tệp ghi âm đã lưu trên máy chủ.
c) Cán bộ giám sát ngoài phòng thi có trách nhiệm giám sát thí sinh, cán bộ coi thi, kỹ thuật viên trong phòng thi và hỗ trợ cán bộ coi thi trong việc giữ trật tự phòng thi, tại khu vực được Trưởng Ban Coi thi phân công.
5. Đóng gói, bàn giao bài thi:
a) Cán bộ coi thi cùng kỹ thuật viên thực hiện việc lưu bài thi của phòng thi theo quy trình đã được thiết lập tại phần mềm chuyên dụng.
b) Toàn bộ dữ liệu bài thi được lưu thành 02 bộ vào các đĩa CD hoặc ổ cứng khác nhau, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, bên ngoài ghi đầy đủ thông tin của kỳ thi, được niêm phong để bàn giao cho Ban Thư ký.
c) Sau khi đã kiểm tra chắc chắn việc lưu bài thi. cán bộ coi thi và kỹ thuật viên xóa vĩnh viễn toàn bộ dữ liệu thi tại từng máy vi tính của thí sinh vừa dự thi. Tắt nguồn, niêm phong và bảo quản máy chủ.
6. Bàn giao dữ liệu giám sát: Áp dụng theo quy định tại khoản 6 Điều 16 của Quy chế này.
Điều 25. Chế độ báo cáo
1. Bộ phận chuyên trách của đơn vị tổ chức thi thực hiện chế độ báo cáo công tác tổ chức thi định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của đơn vị tổ chức thi.
2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ khi công bố kết quả cuối cùng của kỳ thi, đơn vị tổ chức thi gửi dữ liệu kết quả thi theo từng kỹ năng, kết quả chung, chứng chỉ đạt được của các thí sinh về hệ thống chung, theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.
3. Trước ngày 31/01 hằng năm, đơn vị tổ chức thi báo cáo Bộ GDĐT, nội dung báo cáo bao gồm:
a) Đặc điểm, tình hình của đơn vị tổ chức thi, bộ phận chuyên trách, đơn vị phối hợp (nếu có).
b) Danh sách các địa điểm thi.
c) Số liệu tổng hợp kết quả tổ chức thi đánh giá năng lực của năm trước.
d) Kế hoạch tổ chức thi đánh giá năng lực trong năm.
đ) Các đề xuất, kiến nghị (nếu có).
File gốc của Công văn 1807/QLCL-QLT năm 2017 về hướng dẫn thực hiện Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do Cục Quản lý chất lượng ban hành đang được cập nhật.
Công văn 1807/QLCL-QLT năm 2017 về hướng dẫn thực hiện Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do Cục Quản lý chất lượng ban hành