ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 339/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 03 tháng 02 năm 2021 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2021
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật 47/2019/QH14 ngày 06/12/2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương;
Căn cứ Công văn số 3784/BYT-AIDS ngày 15/7/2020 của Bộ Y tế về việc xây dựng kế hoạch đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS để thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 và kế hoạch phòng chống HIV/AIDS năm 2021;
Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 154/TTr-SYT ngày 15/01/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Tiếp tục triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, hướng đến mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% người nhiễm HIV đủ điều kiện điều trị theo hướng dẫn điều trị của quốc gia được điều trị ARV; 90% người nhiễm được điều trị ARV có tải lượng vi rút HIV dưới ngưỡng lây truyền); khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,15% và hạn chế tối đa tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Đà Nẵng; hướng đến mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030.
- Giảm số bệnh nhân nhiễm mới HIV so với năm 2020
- 82% người nhiễm HIV trong cộng đồng biết được tình trạng nhiễm HIV của mình.
- 95% bệnh nhân điều trị ARV có tải lượng vi rút HIV thấp dưới ngưỡng ức chế.
3. Chỉ tiêu kế hoạch hoạt động: (xem phụ lục 1 đính kèm)
1. Hoạt động can thiệp, dự phòng và giám sát dịch
- Duy trì và mở rộng phát triển mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới (MSM) (bao gồm: nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, người quan hệ tình dục đồng giới sử dụng ma túy khi quan hệ tình dục...), nhóm phụ nữ mại dâm, nhóm nghiện chích ma tuý, tiếp viên dịch vụ vui chơi giải trí để tăng cường khả năng tiếp cận đến các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; đồng thời, tổ chức giám sát, hỗ trợ các nhân viên tiếp cận cộng đồng đang thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố.
- Xây dựng, in ấn, in sao và phân phát các tài liệu truyền thông về Chương trình can thiệp giảm hại dự phòng lây nhiễm HIV.
b) Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế:
- Tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện thủ tục tiếp nhận điều trị nhằm tăng số lượng người nghiện chích ma túy tham gia Chương trình điều trị Methadone theo quy định tại Nghị định 90/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
- Đảm bảo công tác chuyên môn và an ninh trật tự tại các cơ sở điều trị Methadone, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, đảm bảo 80% bệnh nhân tuân thủ điều trị.
- Xây dựng nhu cầu Methadone hàng năm theo, quy định của Bộ Y tế.
- Thực hiện đa dạng các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS với nhiều hình thức phong phú, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các trang điện tử các cơ quan liên quan khác... phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau; đổi mới tư duy truyền thông huy động người nhiễm và không nhiễm tham gia truyền thông; xây dựng nội dung và phát sóng định kỳ chuyên đề về phòng, chống HIV/AIDS trên Đài phát thanh và Truyền hình thành phố, nâng cao tỷ lệ người dân từ 15-49 tuổi không kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.
- Thiết kế và sản xuất các tài liệu truyền thông với nội dung trọng tâm, dễ hiểu, dễ sử dụng; chú trọng đối tượng nhóm MSM.
- Đề nghị Liên đoàn Lao động thành phố chủ động trong triển khai Chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc; vận động sự tham gia và đầu tư kinh phí của các doanh nghiệp cho hoạt động phòng, chống AIDS; tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS tại các khu công nhân tự quản.
d) Tư vấn, xét nghiệm HIV:
- Tăng cường chất lượng, hiệu quả tư vấn xét nghiệm HIV ở cả cộng đồng và trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhằm giúp người dân sớm phát hiện tình trạng nhiễm HIV, đặc biệt là trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM), chuyển gửi thành công các trường hợp dương tính tham gia điều trị ARV, góp phần thực hiện mục tiêu 90% số người biết được tình trạng nhiễm HIV của bản thân.
- Xây dựng quy trình kết nối chuyển gửi và phản hồi giữa các cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV với cơ sở điều trị và theo dõi quản lý ca bệnh nhằm đảm bảo tất cả người nhiễm HIV được phát hiện đều được chuyển tiếp thành công đến cơ sở điều trị HIV/AIDS.
- Mở mới 01 đến 02 phòng khám điều trị dự phòng tiền phơi nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao, chú trọng nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM), lồng ghép vào hoạt động của các cơ sở y tế kể cả cơ sở y tế tư nhân.
- Thực hiện báo cáo giám sát dịch HIV/AIDS theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế. Tăng cường chất lượng số liệu chương trình phòng chống HIV/AIDS tại các cơ sở theo quy định.
2. Hoạt động điều trị ARV và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
- Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV tại các phòng khám ngoại trú (PKNT) hiện có, đủ điều kiện để thực hiện khám, chữa bệnh BHYT theo hợp đồng. Đảm bảo cung ứng thuốc và giám sát tình hình kháng thuốc ARV.
- Hướng dẫn các cơ sở điều trị thực hiện điều trị ARV cho người nhiễm HIV theo các tiêu chuẩn hướng dẫn của Bộ Y tế. Thực hiện điều trị ARV sớm cho tất cả các trường hợp nhiễm HIV mới được phát hiện.
- Tăng cường công tác tư vấn, vận động người nhiễm HIV tham gia BHYT; hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người nhiễm HIV, đồng chi trả thuốc ARV, đảm bảo 100% người nhiễm HIV tham gia điều trị ARV có thẻ BHYT. Triển khai quy trình quản lý, điều phối và thanh toán thuốc ARV từ Quỹ BHYT theo quy định tại Thông tư số 28/TT-BYT ngày 28/6/2017 của Bộ Y tế Quy định về quản lý thuốc ARV được mua sắm tập trung cấp quốc gia sử dụng nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT và hỗ trợ chi phí cùng chi trả đối với thuốc ARV cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT.
- Cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh HIV qua BHYT, lồng ghép quy trình khám chữa bệnh HIV/AIDS vào quy trình khám chữa bệnh của bệnh viện, phòng khám đa khoa; sử dụng hệ thống quản trị mạng trong việc khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với người nhiễm HIV và người sử dụng các dịch vụ liên quan đến HIV/AIDS.
- Thực hiện các quy trình dự trù, sử dụng và cấp phát thuốc ARV theo quy định của Bộ Y tế.
c) Các hoạt động điều trị ARV và Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con khác:
- Đào tạo, nâng cao năng lực mạng lưới điều trị HIV/AIDS các tuyến đáp ứng điều kiện khám chữa bệnh HIV/AIDS qua BHYT. Các cơ sở điều trị ARV ký hợp đồng và được thanh toán dịch vụ điều trị HIV/AIDS qua Quỹ BHYT.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 10/CT-BYT ngày 26/12/2017 của Bộ Y tế về việc tăng cường các hoạt động giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong các cơ sở y tế; Quyết định số 294/QĐ-AIDS ngày 28/12/2017 của Cục phòng, chống HIV/AIDS về “Hướng dẫn thực hiện giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong các cơ sở y tế”; Thông tư số 28/2018/TT-BYT ngày 26/10/2018 Quy định về quản lý điều trị người nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV tại các cơ sở y tế và các văn bản về hướng dẫn chăm sóc và điều trị.
a) Tăng cường năng lực lĩnh vực can thiệp, dự phòng, giám sát dịch:
- Tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS như: Tham gia các hội nghị, hội thảo, các khóa đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ trong và ngoài nước từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau.
b) Tăng cường năng lực lĩnh vực điều trị và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con:
- Tiếp tục triển khai công tác xét nghiệm sàng lọc phát hiện HIV ở phụ nữ mang thai tại tuyến quận/huyện, xã/phường.
c) Kiểm tra, theo dõi, đánh giá:
- Triển khai giám sát việc triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong Tháng Cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2019.
- Hàng quý, tiếp tục thu thập số liệu các chương trình về dự phòng và điều trị HIV/AIDS; thực hiện kiểm tra việc triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại các quận, huyện và xã, phường.
- Tiếp tục tìm kiếm các nguồn hợp tác quốc tế, huy động các nguồn kinh phí cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Triển khai thực hiện các dự án hợp tác quốc tế, đảm bảo tính hiệu quả, tránh chồng chéo và tăng cường tính chủ động trong đầu tư, sử dụng các nguồn viện trợ (Quỹ Toàn cầu dự kiến sẽ triển khai dự án hỗ trợ hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại thành phố Đà Nẵng năm 2021- 2023).
- Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học để ứng dụng các biện pháp mới và hiệu quả trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Năm 2021 thực hiện ít nhất 02 đề tài nghiên cứu khoa học liên quan lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS và ứng dụng những kết quả nghiên cứu vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm.
4. Tạo môi trường thuận lợi triển khai công tác phòng chống HIV/AIDS
- Tăng cường sự tham gia của chính quyền địa phương các cấp trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
2. Nội dung và mức chi: Thực hiện theo các quy định tài chính hiện hành của Nhà nước.
(xem phụ lục 2 đính kèm)
1. Ban Chỉ đạo Phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội và Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh, Tổ quốc thành phố (Ban Chỉ đạo): Chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện và giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này tại các địa phương, đơn vị trên địa bàn thành phố; chủ trì tổ chức sơ kết và tổng kết năm để đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo và các đơn vị liên quan tham mưu cho thường trực Ban Chỉ đạo, UBND thành phố về công tác chỉ đạo, lãnh đạo các nội dung liên quan công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế theo ngành dọc triển khai thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn, công tác phối hợp và các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo chỉ đạo của Bộ Y tế và Cục phòng, chống HIV/AIDS.
- Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và thực hiện báo cáo theo quy định.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ, chiến sĩ của ngành; lồng ghép tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS với tuyên truyền phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội cho các đối tượng liên quan.
- Hỗ trợ đảm bảo an ninh trật tự tại các cơ sở điều trị Methadone và công tác quản lý, giúp đỡ bệnh nhân tham gia Chương trình điều trị Methadone tại địa phương.
- Tăng cường triển khai các hoạt động truyền thông tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS cho các đối tượng quản lý; tổ chức điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý.
- Phối hợp với Sở Y tế trong quản lý người nghiện chích ma túy tham gia Chương trình điều trị Methadone tại cộng đồng.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của nhân dân tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn thành phố dưới nhiều hình thức; hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền trực quan về phòng, chống HIV/AIDS bằng pano, biểu ngữ, cờ, phướn... trong các tháng tổ chức các sự kiện về phòng, chống HIV/AIDS.
6. Sở Tài chính: Trên cơ sở đề nghị của Sở Y tế và khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính tham mưu cấp có thẩm quyền quyết định theo đúng quy định Luật NSNN năm 2015 và các văn bản hướng dẫn có liên quan
8. Đề nghị Liên đoàn Lao động thành phố: Duy trì và mở rộng chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc; hướng dẫn hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong tổ chức công đoàn các cấp; chủ trì và phối hợp với Sở Y tế và vận động sự tham gia của các doanh nghiệp triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc; phối hợp và lồng ghép tổ chức các hoạt động truyền thông có nội dung phòng, chống HIV/AIDS cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nhân tự quản.
10. UBND các quận, huyện:
- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền về Chương trình điều trị Methadone, tăng cường giới thiệu người nghiện các chất dạng thuốc phiện tham gia điều trị nghiện bằng thuốc Methadone; quản lý và hỗ trợ tốt cho người nghiện chích ma túy trên địa bàn tham gia Chương trình điều trị Methadone.
- Chỉ đạo công tác quản lý người nhiễm HIV/AIDS; hỗ trợ chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS gặp khó khăn trên địa bàn.
- Chủ động đầu tư ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cho Chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
- Như Điều 3; | CHỦ TỊCH |
CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2021
(Đính kèm Quyết định số 339/QĐ-UBND ngày 03/02/2021 của UBND thành phố)
TT | Nội dung chỉ tiêu | Đơn vị | Chỉ tiêu |
I |
|
| |
1 |
Nhóm | 4 | |
2 |
Người | 45 | |
3 |
Cái | 90.000 | |
4 |
Người | 300 | |
5 |
Tờ | 40.000 | |
6 |
Mẫu | 40.000 | |
7 |
Điểm | 3 | |
8 |
Quận/huyện | 7 | |
9 |
Người | 3.000 | |
10 |
% | 0,1 | |
11 |
Người | Giảm so với 2020 | |
12 |
Người |
| |
II |
|
| |
1 |
% | 82,0 | |
2 |
% | 75,0 | |
3 |
% | 95,0 | |
4 |
% | 100 | |
5 |
% | 90,0 | |
6 |
% | ≥ 70,0 | |
7 |
% | ≥ 90,0 | |
8 |
% | ≥ 90,0 | |
III |
|
| |
1 |
Lớp | 01 | |
2 |
Lớp | 02 |
TỔNG HỢP CÁC ĐIỂM CUNG CẤP VÀ CÁC DỊCH VỤ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS HIỆN CÓ ĐANG TRIỂN KHAI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN HẾT NĂM 2020, DỰ KIẾN NĂM 2021
(Đính kèm Quyết định số 339/QĐ-UBND ngày 03/02/2021 của UBND thành phố)
TT | Huyện | Bơm kim tiêm | Bao cao su | Methadone | Xét nghiệm | ARV | Dự phòng lây truyền mẹ con | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hiện có | Mới | Hiện có | Mới | Hiện có | Mới | Hiện có | Mới | Hiện có | Mới | Hiện có | Mới | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1 |
x |
| x |
| x |
| x |
|
| x* |
2 |
x |
| x |
| x |
| x |
| x* | x* |
3 |
x |
| x |
|
|
| x |
|
| x* |
4 |
x |
| x |
|
|
| x |
|
|
| x** |
5 |
x |
| x |
|
|
| x |
|
|
|
|
|
6 |
x |
| x |
|
|
| x |
|
| x* |
|
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7 |
x |
| x |
|
|
| x |
|
| x* |
|
|
*: - Tại Bệnh viện Da Liễu: Phòng khám điều trị ngoại trú người lớn.
**: Tại Bệnh viện Phụ sản-Nhi: Phòng khám điều trị ngoại trú người lớn và Phòng lây truyền mẹ con.
- 02 Phòng khám ngoại trú người lớn hoàn thiện và đi vào hoạt động từ đầu 2021.
File gốc của Quyết định 339/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2021 đang được cập nhật.
Quyết định 339/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2021
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thành phố Đà Nẵng |
Số hiệu | 339/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Lê Trung Chinh |
Ngày ban hành | 2021-02-03 |
Ngày hiệu lực | 2021-02-03 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng | Còn hiệu lực |