ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2021/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 20 tháng 5 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
Căn cứ Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 1638/TTr-SYT ngày 10/5/2021,
QUYẾT ĐỊNH:
- Như Điều 3; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP VÀ PHỐI HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND ngày 20/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An)
Quy định phân công, phân cấp và phối hợp quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
1. Các cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh gồm: Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã).
3. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm và Điều 36, Điều 41 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
3. Nguyên tắc một cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhưng có nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ hai cấp trở lên thì thuộc thẩm quyền quản lý của cấp cao nhất.
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Trách nhiệm của Sở Y tế
b) Quản lý, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có Giấy đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy đăng ký kinh doanh Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (bao gồm cả hộ kinh doanh) cung cấp suất ăn trong các công ty, nhà máy, khu công nghiệp, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn tỉnh và các bệnh viện đóng trên địa bàn thành phố Vinh;
- Các cơ sở dịch vụ ăn uống thuộc các cơ quan, đơn vị được cơ quan cấp tỉnh trở lên cấp giấy phép hoạt động;
- Bếp ăn tập thể, căng tin trong các công ty, nhà máy, khu công nghiệp, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn tỉnh và các bệnh viện trên địa bàn thành phố Vinh;
đ) Quản lý, cấp và thu hồi Giấy tiếp nhận đăng ký Bản công bố sản phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm: Dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
g) Quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, nhóm sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của ngành Công thương và ngành Nông nghiệp - Phát triển nông thôn.
a) Quản lý, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá dùng liền, nước đá dùng để chế biến thực phẩm;
c) Quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (không thuộc đối tượng cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm) bao gồm:
- Cơ sở dịch vụ ăn uống có quy mô từ 50 suất ăn đến dưới 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên;
3. Trách nhiệm của UBND cấp xã
b) Quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống (không thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện) có quy mô dưới 50 suất ăn/lần phục vụ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, c Khoản 1 và điểm b, c khoản 2 Điều này); loại hình bữa cỗ tập trung đông người tổ chức tại cộng đồng.
1. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Các cơ sở sản xuất ban đầu, thu mua, bảo quản, sơ chế, kinh doanh thực phẩm thuộc danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm quy định tại phụ lục III, kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm liên kết;
- Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên; cảng cá, bến cá thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điền kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018);
c) Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn đối với các cơ sở có Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; các cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm; cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC hoặc tương đương (trừ VietGAP, VietGAHP) còn hiệu lực thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
2. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
b) Quản lý, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở hộ gia đình thực hiện chế biến thực phẩm thuộc danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm quy định tại phụ lục III, kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP có quy trình chế biến theo phương pháp thủ công (Hong, phơi, sấy, ép nước, nướng, quay, luộc, ngâm, ướp, muối, rang, xay); có sản phẩm chế biến không thuộc diện phải tự công bố sản phẩm theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (trừ cơ sở cấp tỉnh quản lý);
d) Quản lý, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở hộ gia đình sản xuất nước đá bảo quản thực phẩm thuộc danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm quy định tại phụ lục III, kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP;
3. Trách nhiệm của UBND cấp xã
b) Quản lý và ký cam kết an toàn thực phẩm theo quy định đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 6 mét;
d) Thực hiện thống kê, rà soát cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản trên địa bàn theo chỉ đạo của UBND huyện, thị xã và thành phố.
1. Trách nhiệm của Sở Công Thương
b) Quản lý, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp quản lý được cơ quan cấp tỉnh cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã;
d) Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm có Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã quy định khoản 1, Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Công Thương.
a) Chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn phụ trách: Quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng khác theo phân cấp quản lý;
c) Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, kinh doanh bao gói sẵn do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh do UBND huyện cấp hoặc không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quy định tại khoản 1, Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Công Thương;
a) Phổ biến, hướng dẫn ký cam kết và tiếp nhận bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý ngành Công Thương;
PHỐI HỢP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân theo phân công, phân cấp quản lý.
Điều 8. Phối hợp trong công tác truyền thông
2. Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương trong việc phổ biến kiến thức, quy trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm cho các đối tượng liên quan trên địa bàn toàn tỉnh.
1. Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Công an và các ngành liên quan thực hiện thanh tra liên ngành các đợt cao điểm: Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Tết Trung thu và khi phát hiện sản phẩm thực phẩm vi phạm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của sở, ngành có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Điều 10. Phối hợp trong công tác điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm
2. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; phối hợp với Sở Y tế điều tra nguyên nhân và chủ trì trong việc truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Điều 11. Phối hợp trong công tác báo cáo
2. Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ theo quy định và đột xuất khi có yêu cầu của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo về An toàn thực phẩm cấp trên.
1. Chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quản lý về an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh và cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
3. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện, kiện toàn Ban Chỉ đạo. Đảm bảo thông tin giữa Ban Chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm tỉnh với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp.
5. Chủ trì, phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát theo phân cấp của ngành Y tế; theo vụ việc, đột xuất khi có yêu cầu; xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về an toàn thực phẩm thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý: Công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn; xây dựng chương trình, dự án, đề án về an toàn thực phẩm; chịu trách nhiệm thực hiện chương trình giám sát an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản,...trên địa bàn theo quy định.
4. Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với một số sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp với địa phương.
6. Tham mưu UBND tỉnh phân công các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý an toàn thực phẩm quy định tại Khoản 1, Điều 5 Quyết định này theo đúng quy định tại Điểm 2, Điều 5, Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở Công thương
2. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, chính sách về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công Thương quản lý: Công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn; xây dựng chương trình, dự án, đề án về an toàn thực phẩm.
4. Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với một số sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương thuộc ngành Công Thương quản lý chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp với địa phương.
6. Chủ trì, phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát theo phân cấp của ngành Công Thương; theo sự vụ, đột xuất khi có yêu cầu; xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm.
Điều 15. Trách nhiệm của Công an tỉnh
2. Phối hợp liên ngành trong thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất về an toàn thực phẩm. Tổ chức tiếp nhận thông tin, vụ việc để điều tra, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện quản lý, thanh tra, kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, ghi nhãn hàng hóa, sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm, hàng hóa là thực phẩm. Phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương đối với một số sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương. Khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
1. Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí, hệ thống phát thanh - truyền hình dành thời lượng phù hợp để phổ biến kiến thức, quy định pháp luật và các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân, cộng đồng.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Văn hóa - Thể thao
Điều 19. Trách nhiệm của Sở Du lịch
2. Phối hợp Sở Y tế trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, tuyên truyền về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở lưu trú du lịch, các khu, điểm du lịch có dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch.
1. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục có tổ chức bếp ăn bán trú bảo đảm đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định cung ứng dịch vụ ăn uống cho các cơ sở giáo dục. Phối hợp với Sở Y tế xây dựng, triển khai các mô hình điểm bếp ăn bán trú bảo đảm an toàn thực phẩm ở các cơ sở giáo dục; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm.
Điều 21. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Điều 22. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Điều 23. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
2. Tổ chức thẩm định, hướng dẫn thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, giết mổ, chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nuôi trồng thủy hải sản theo thẩm quyền.
Điều 24. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
Điều 26. Trách nhiệm của Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam
2. Phối hợp Sở Y tế trong công tác quản lý các bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong doanh nghiệp đóng trên địa bàn Khu kinh tế và các Khu công nghiệp Nghệ An;
Cục Quản lý thị trường Nghệ An phối hợp với các đơn vị chức năng của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình xây dựng kế hoạch; kiểm tra, kiểm soát thị trường; cung cấp thông tin; công tác tuyên truyền và báo cáo về an toàn thực phẩm.
1. Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trong phạm vi phụ trách.
3. Chủ động phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc.
Điều 29. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh
Điều 30. Trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh khác
Điều 31. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã (gọi tắt là cấp huyện)
2. Ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch ... triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo thẩm quyền.
4. Đôn đốc, hướng dẫn, giám sát và kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với UBND cấp xã; đồng thời cung cấp thông tin, phản ánh kịp thời tình hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đối với các cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của cấp trên đóng trên địa bàn, phối hợp xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
6. Theo dõi, thống kê, phân tích quy mô và loại hình hoạt động, tổng hợp số liệu các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn và báo cáo về cơ quan quản lý chuyên môn cấp tỉnh theo đúng quy định.
8. Tổ chức sơ kết, tổng kết các chuyên đề, chương trình, kế hoạch, chỉ thị,... về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Điều 32. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
2. Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch,... hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo thẩm quyền.
4. Giao Công chức Văn hóa - Xã hội chủ trì, phối hợp Công chức chuyên ngành Nông nghiệp, Công thương thuộc UBND cấp xã tham mưu Chủ tịch UBND cấp xã:
b) Ban hành các văn bản, quyết định, kế hoạch về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm;
d) Thành lập đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm, tham gia đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm và tham mưu đề xuất Chủ tịch UBND cấp xã xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo thẩm quyền;
5. Định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo Cơ quan Thường trực về an toàn thực phẩm cấp huyện về kết quả thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
File gốc của Quyết định 11/2021/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp và phối hợp quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang được cập nhật.
Quyết định 11/2021/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp và phối hợp quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Nghệ An |
Số hiệu | 11/2021/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Bùi Đình Long |
Ngày ban hành | 2021-05-20 |
Ngày hiệu lực | 2021-06-05 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng | Còn hiệu lực |