BỘ Y TẾ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 236-BYT-QĐ | Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 1963 |
VỀ NHIỆM VỤ CỦA VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ HỌC
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ nghị định số 153-CP ngày 05-10-1961 của Hội đồng Chính phủ về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 291-BYT-QĐ ngày 25-03-1961 sát nhập Viện Vi trùng và Viện Vệ sinh thành viện Vệ sinh dịch tễ học trực thuộc Bộ Y tế;
Xét tình hình nhiệm vụ của Viện Vệ sinh dịch tễ học hiện nay và phương hướng hoạt động lâu dài;
- Theo đề nghị của các ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Vệ sinh phòng dịch Bộ Y tế và Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ học.
QUY ĐỊNH:
Điều 1. – Trong mấy năm qua, Viện Vệ sinh dịch tễ học đã thực hiện tốt nhiệm vụ của Bộ giao cho và đạt được một số thành tích nhất định.
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của ngành ngày càng phát triển, công tác nghiên cứu vệ sinh dịch tễ, vệ sinh lao động cần được mở rộng hơn nữa mới bảo đảm phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh, do đó Bộ quy định lại nhiệm vụ cho Viện hoạt động trong hoàn cảnh thực tế của nước nhà.
Điều 2. – Viện Vệ sinh dịch tễ học có nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu và đề xuất với Bộ những vấn đề nghiên cứu khoa học trong mọi lĩnh vực vệ sinh dịch tễ phù hợp với yêu cầu trước mắt và lâu dài trong hoàn cảnh thực tế nước nhà.
2. Nghiên cứu những điều kiện sử dụng và hình thức áp dụng thực tế những kết quả nghiên cứu khoa học về vệ sinh dịch tễ, xây dựng các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ, vệ sinh lao động, vệ sinh trường học, vườn trẻ, v.v…
3. Nghiên cứu và sản xuất các vaccin, huyết thanh điều trị, kháng nguyên, kháng huyết thanh và cung cấp môi trường phục vụ cho công tác xét nghiệm.
4. Đào tạo và bổ túc cán bộ trong ngành vệ sinh dịch tễ. Nghiên cứu và soạn tài liệu giáo khoa cho môn Vệ sinh dịch tễ.
5. Chỉ đạo chuyên môn các trạm vệ sinh phòng dịch, trạm kiểm dịch cửa bể, sân bay, biên giới.
6. Xác định các điều kiện vệ sinh về đất, nước, không khí, vệ sinh lao động và các điều kiện sinh dịch.
7. Góp ý kiến với Bộ về vấn đề các tổ chức vệ sinh dịch tễ và trang bị dụng cụ phương tiện chuyên môn cho các tổ chức ấy.
8. Nghiên cứu và soạn tài liệu giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học trong phạm vi vệ sinh dịch tễ.
9. Tổng kết và nhận xét việc thực hiện các biện pháp chuyên môn trong công tác vệ sinh phòng dịch của các địa phương.
10. Nghiên cứu và đề xuất các điều lệ vệ sinh.
a) Vệ sinh công cộng:
1. Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp vệ sinh để bảo vệ nước, đất, không khí, chống những ô uế làm hại đến sức khoẻ nhân dân.
2. Nghiên cứu điều lệ vệ sinh trong:
- các quy hoạch xây dựng thành thị và nông thôn;
- các đồ án thiết kế xây dựng và sửa chữa những nhà cửa phục vụ kinh tế, văn hoá, xã hội;
- các quy hoạch xây dựng và sửa chữa những cửa biển, sân bay, cửa khẩu, nhà ga, bến xe (nói chung là những đầu mối giao thông).
- Những phương tiện giao thông.
3. Nghiên cứu vệ sinh cho các trường học (từ trường mẫu giáo đến trường đại học) và các vườn trẻ.
Nghiên cứu chế độ sinh hoạt và học tập cho học sinh các lứa tuổi.
b) Vệ sinh thực phẩm:
Nghiên cứu thành phần dinh dưỡng của các loại lương thực, thực phẩm và có biện pháp bảo vệ và chống hư hỏng, nhiễm độc trong quá trình bảo quản, vận chuyển, chế biến, phân phối.
Nghiên cứu các loại khẩu phần.
c) Vệ sinh lao động:
- Tham gia nghiên cứu những trang bị kỹ thuật vệ sinh để bảo đảm sức khoẻ cho công nhân và nông dân trong sản xuất;
- Phát hiện những sự bất hợp lý trong quá trình sản xuất có hại đến sức khoẻ của người lao động và đề ra biện pháp khắc phục;
- Nghiên cứu nguyên nhân các bệnh nghề nghiệp và cách đề phòng (tiêu chuẩn hoá các chất độc có hại trong quá trình sản xuất để đề xuất những luật vệ sinh).
d) Về dịch tễ:
- Nghiên cứu tình hình bệnh truyền nhiễm trong nước ta;
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp thanh toán, hạn chế các bệnh truyền nhiễm, tiêu diệt các ổ dịch;
- Nghiên cứu và hướng dẫn sử dụng các thuốc hoá học, thảo mộc trong công tác tẩy uế, diệt côn trùng, diệt chuột;
- Hướng dẫn, theo dõi các địa phương thực hiện các biện pháp phòng dịch, chống dịch;
- Xây dựng và theo dõi kế hoạch tiêm chủng và phân phối vaccin;
- Chỉ đạo chuyên môn và theo dõi hoạt động của các trạm vệ sinh phòng dịch, kể cả phòng kiểm dịch cửa biển, sân bay, cửa khẩu, biên giới;
- Thông báo kịp thời cho địa phương về tình hình bệnh truyền nhiễm, dịch tễ và phổ biến các kinh nghiệm về phòng dịch chống dịch;
- Chỉ đạo kỹ thuật các phòng xét nghiệm vi trùng ở các bệnh viện;
- Nghiên cứu và hướng dẫn các biện pháp chống chiến tranh vi trùng.
đ) Về sản xuất:
- Nghiên cứu và sản xuất các loại vaccin kháng nguyên, kháng huyết thanh và huyết thanh điều trị;
- Giữ giống vi sinh vật;
- Sản xuất và cung cấp môi trường.
Điều 3. - Những điểm quy định về nhiệm vụ của Viện Vệ sinh dịch tễ học tại Quyết định số 291-BYT-QĐ, nếu trái với quy định này, đều không có giá trị.
Điều 4. – Các ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Vệ sinh phòng dịch Bộ Y tế và Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ học chịu trách nhiệm thi hành quy định này.
| BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
File gốc của Quy định 236-BYT-QĐ năm 1963 về nhiệm vụ của Viện Vệ sinh dịch tễ học do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành đang được cập nhật.
Quy định 236-BYT-QĐ năm 1963 về nhiệm vụ của Viện Vệ sinh dịch tễ học do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Bộ Y tế |
Số hiệu | 236-BYT-QĐ |
Loại văn bản | Quy định |
Người ký | Phạm Ngọc Thạch |
Ngày ban hành | 1963-03-08 |
Ngày hiệu lực | 1963-03-23 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng | Còn hiệu lực |