BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/KH-TBTT | Hà Nội, ngày 02 tháng 9 năm 2021 |
Căn cứ các ý kiến kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Tiểu ban Truyền thông, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ban hành Kế hoạch truyền thông theo từng tuần, phù hợp với kịch bản, kế hoạch chống dịch của các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội.
I. Kế hoạch truyền thông cho các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch:
2. Truyền đi nhận thức thống nhất về việc cần có kế hoạch sống, lao động sản xuất, kinh doanh song song với kế hoạch chống dịch lâu dài, trong đó tập trung làm rõ các thông điệp, quan điểm sau: Không thể trông chờ một kết quả là loại bỏ hoàn toàn được virus ra khỏi cộng đồng rồi mới cho cuộc sống trở lại bình thường; Chống dịch thành công là bảo vệ được mạng sống của nhân dân và bảo vệ được hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao thương, đi lại, bảo vệ nền kinh tế; Cuộc chiến chống dịch còn lâu dài, nhưng cần có giải pháp, tiêu chí và những ưu tiên mới để nhân dân cả nước có thể bình tĩnh sống và cùng chống dịch, không cầu toàn, không nóng vội.
4. Truyền đi thông điệp và phản ánh thực tế về khả năng tự lực, tự cường, tự giải quyết các vấn đề của cuộc sống trong bối cảnh đại dịch, cụ thể: Mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi doanh nghiệp, mỗi khu phố, thôn, ấp.... giúp đỡ ngay chính mình, người thân trong gia đình, người lao động trong doanh nghiệp các nhu cầu thiết yếu, tạo thành nhiều “vòng tròn nhỏ” để bảo vệ nhau trong đại dịch.
II. Những việc cần triển khai ngay tuần 36 từ ngày 30/8/2021 đến 06/9/2021
1. Các cơ quan báo chí, truyền thông
- Thông tin về hiệu quả xét nghiệm, phân loại, cách ly, điều trị F0 ngay tại cộng đồng, tại gia đình, tại cơ sở y tế.
- Thông tin về các giải pháp góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp ở các địa phương, cụ thể: Chủ trương và kế hoạch miễn, giảm học phí năm học 2021-2022 của một số địa phương; kế hoạch đảm bảo sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, người lao động....
- Tập trung sử dụng hệ thống loa truyền thanh, hệ thống loa di động... để thông báo ngắn gọn các chính sách, đặc biệt là các thông tin, chính sách cụ thể giúp an dân (như: lịch chuyển, cách chuyển hàng hóa nhu yếu phẩm, thuốc đến người dân, các biện pháp chăm sóc F0 ở nhà, các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với từng xã, phường...), nhất là đến dân nghèo, người nhập cư khu ven đô (không tivi, không điện thoại thông minh, chính quyền khó quản lý...
- Phản ánh nỗ lực và kết quả giảm tỷ lệ tử vong của bệnh nhân COVID-19, sớm đưa tỷ lệ này trở về bằng hoặc thấp hơn mức trung bình của thế giới.
Tiếp tục thực hiện việc nhắn tin SMS, gửi thông điệp qua nhạc chờ và qua các hình thức khác đối với người dân khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội để gửi các thông tin, khuyến cáo ngắn gọn, quan trọng cần người dân biết và tuân thủ thực hiện.
- Rà quét, phân tích và theo dõi xu hướng thông tin xấu độc, gây hoang mang về COVID-19 và việc lợi dụng dịch bệnh để thông tin lừa đảo trên không gian mạng.
- Thiết lập kênh chia sẻ thông tin, các báo cáo chuyên đề và ngăn chặn, xử lý thông tin xấu độc, gây hoang mang về COVID-19 theo yêu cầu của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng hỗ trợ bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các báo điện tử, tạp chí điện tử; sẵn sàng 24/7 ứng cứu trong trường hợp xảy ra sự cố.
- Tham mưu cho các cấp lãnh đạo tại địa phương về các kịch bản truyền thông đồng hành với công tác chống dịch tại địa phương mình. Tham mưu, định hướng công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí của các lực lượng phòng chống dịch sao cho xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin gốc, tránh “tai nạn phát ngôn” dẫn đến khủng hoảng truyền thông.
- Triển khai các giải pháp truyền thông tại địa bàn phù hợp với kịch bản, kế hoạch, kết quả phòng chống dịch và đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo sản xuất, kinh doanh
7. Những việc cần tránh, cần lưu ý trong công tác truyền thông:
- Không quá nghiêng về truyền thông các vấn đề an sinh mà quên mất mặt trận điều trị, giành giật mạng sống cho các bệnh nhân COVID-19.
Yêu cầu các Thành viên Tiểu ban, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Trong thời gian thực hiện, cần chủ động, linh hoạt áp dụng các giải pháp hiệu quả, phù hợp với tình hình. Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền, chủ động báo cáo Trưởng Tiểu ban xem xét, quyết định./.
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Phó Thủ tướng (để b/c);
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- BCĐ Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19;
- Các Tiểu ban thuộc BCĐ Quốc gia;
- Các thành viên Tiểu ban Truyền thông;
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng;
- Các Thứ trưởng Bộ TTTT;
- Bộ TTTT: Văn phòng, Vụ Pháp chế, các Cục: BC, PTTH&TTĐT, THH, TTĐN, VT, TTCS, ATTT;
- Sở TTTT các tỉnh, thành phố;
- Các cơ quan báo chí;
- Lưu: VT, VP, TBTT, CBC (120).
TRƯỞNG TIỂU BAN
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG
Nguyễn Mạnh Hùng
File gốc của Kế hoạch 02/KH-TBTT năm 2021 về kế hoạch truyền thông chống dịch Covid-19 với thông điệp “Bình tĩnh sống để chống dịch lâu dài” (tuần 36 từ 30/8 đến 06/9/2021) do Tiểu Ban Truyền thông ban hành đang được cập nhật.
Kế hoạch 02/KH-TBTT năm 2021 về kế hoạch truyền thông chống dịch Covid-19 với thông điệp “Bình tĩnh sống để chống dịch lâu dài” (tuần 36 từ 30/8 đến 06/9/2021) do Tiểu Ban Truyền thông ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tiểu Ban Truyền thông |
Số hiệu | 02/KH-TBTT |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Nguyễn Mạnh Hùng |
Ngày ban hành | 2021-09-02 |
Ngày hiệu lực | 2021-09-02 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng |