UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/UB-CT | Bến Tre, ngày 01 tháng 7 năm 1988 |
CHỈ THỊ
V/V TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, KIỂM SOÁT SÁT SINH VÀ VỆ SINH THỰC PHẨM
Qua tổng kết của những năm trước đây, công tác KDĐV và KSSS và vệ sinh thực phẩm chưa thật sự được chú trọng thực hiện nghiêm chỉnh (nhất là đối với chủ hàng). Mặt khác việc triển khai hệ thống KDĐV còn chưa được quan tâm của các cấp chíng quyền địa phương, nhất là ở tuyến huyện và xã.
Nhằm phát hiện kịp thời ngăn ngừa dịch bệnh gia súc, gia cầm lây lan từ nơi nầy sang nơi khác, từ động vật nầy sang động vật khác, hoặc lây sang cả người (đối với một số bệnh nguy hiểm như nhiệt than, lao, sẩy thai, truyền nhiễm…). Góp phần bảo vệ đàn gia súc, nâng cao chất lượng động vật và sản phẩm động vật cũng như việc bảo vệ sức khỏe cho con nhười.
Căn cứ vào Nghị định số 23/HĐBT ngày 10/8/1981 về việc “Ban hành điều lệ KDĐV”. Nghị định số 11/HĐBT ngày 06/02/1988 về việc “Ban hành điều lệ KSSS gia súc, gia cầm” của Hội đồng Bộ trưởng, các Quyết định, Thông tư hướng dẫn thi hành điều lệ KDĐV và KSSS của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
Nay Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị cho Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, Sở Nông nghiệp và các cơ quan ban ngành tỉnh, huyện tổ chức triển khai thực hiện tốt những vấn đề sau:
1. Tăng cường kiểm tra động vật tại cơ sở gốc xuất đi, không được xuất nhập những động vật, sản phẩm động vật ở những vùng đang có ổ dịch, hoặc chưa đủ điều kiện hợp lệ về vệ sinh thú y theo quy định của pháp chế thú y hiện hành.
2. Cán bộ kiểm dịch khi thi hành nhiệm vụ phải mặc sắc phục theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và phải được phân công chịu trách nhiệm từng địa bàn cụ thể, đảm bảo gia súc, gia cầm xuất đi phải được kiểm tra lâm sàng được tiêm phòng và cấp giấy chứng nhận KDĐV đầy đủ. Nếu gia súc, gia cầm vận chuyển không có giấy chứng nhận kiểm dịch hợp lệ thì phải tiến hành kiểm dịch lại từ đầu và được xử lý theo thể lệ kiểm dịch hiện hành.
3. Động vật, sản phẩm động vật muốn xuất ra khỏi địa phương nào thì chủ hàng phải khai báo trước với thú y cùng cấp để được kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận KDĐV.
Riêng đối với khu vực chăn nuôi quốc doanh và tập thể khi xuất chuồng bán gia súc phải thông qua thủ tục kiểm dịch xuất chuồng và được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch của thú y cùng cấp.
4. Tăng cường kiểm dịch trên các trục giao thông đầu mối có vận chuyển gia súc, gia cầm qua lại, giám sát các cơ sở nuôi nhốt dự trữ gia súc, gia cầm tại các lò mổ, các địa bàn mua bán động vật và sản phẩm động vật và vệ sinh tiêu độc các phương tiện vận chuyển nuôi nhốt gia súc, gia cầm.
5. Đẩy mạnh công tác KSSS và vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở giết mổ, các khu vực chợ thị xã, thị trấn, ngay cả những nơi mua bán “chạy” đột xuất. Gia súc, gia cầm trước và sau khi giết mổ phải được cán bộ thú y chuyên trách kiểm soát. Thịt gia súc, gia cầm đưa ra tiêu thụ ở các cửa hàng thực phẩm của Nhà nước và tư nhân đều phải có đóng dấu “kiểm soát sát sinh” theo quy định. Mọi trường hợp trái với quy định đều xem như không hợp lệ.
6. Sở Nông nghiệp và các UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm chỉ đạo Chi cục Thú y tỉnh và Phòng Nông nghiệp. Trạm thú y huyện, thị xã nhanh chóng tổ chức sắp xếp kiện toàn hệ thống KDĐV-KSSS từ tỉnh đến huyện, xã nhằm đi vào hoạt động có chất lượng hiệu quả. Thường xuyên có kiểm tra đôn đốc và rút kinh nghiệm.
7. Sở Thương nghiệp chịu trách nhiệm chỉ đạo Cty nông sản thực phẩm tỉnh, Cửa hàng nông sản thực phẩm các Huyện nhanh chóng củng cố tập trung, lưu chuyển gia súc, các lò giết mổ, các cửa hàng thực phẩm, tạo điều kiện cho các cơ quan thú y các cấp thực hiện các quy định về KDĐV và KSSS một cách có hiệu quả.
8. Các ngành thuộc khối Nội chính và các cơ quan như: Vệ sinh phòng dịch, Trọng tài kinh tế, Quản lý thị trường, Thuế vụ hộ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thú y cùng cấp thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ cũng như việc thi hành điều lệ KDĐV và KSSS theo đúng pháp chế thú y hiện hành.
9. Ngành Thông tin văn hóa, Đài Phát thanh, Báo Đồng Khởi kết hợp với các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, Nông hội các cấp dùng mọi hình thức vận động, phổ biến tuyên truyền giúp mọi người hiểu rõ và chấp hành tốt những quy định về KDĐV và KSSS gia súc, gia cầm.
Sở Nông nghiệp, UBND các huyện, thị xã, các ban ngành đoàn thể tỉnh, huyện nhận được Chỉ thị này phải khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm chỉnh. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc khó khăn phải kịp thời báo cáo và tìm cách tháo gở, xử lý phù hợp. Cần lưu ý là tránh gây phiền hà không chính đáng hoặc buông lỏng gây thiệt hại về kinh tế lẫn sức khỏe của nhân dân. Trường hợp cần thiết báo về Uỷ ban nhân dân tỉnh để xin ý kiến giải quyết. Đồng thời phải có hình thức khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích cũng như xử lý thích đáng về mặt hành chính, kinh tế hoặc truy tố trước pháp luật những tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm, gây nên trình trạng dịch bệnh làm thiệt hại đàn gia súc, gia cầm, và ảnh hưởng sức khỏe của nhân dân./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
File gốc của Chỉ thị 39/UB-CT năm 1988 về tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát sát sinh và vệ sinh thực phẩm do tỉnh Bến Tre ban hành đang được cập nhật.
Chỉ thị 39/UB-CT năm 1988 về tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát sát sinh và vệ sinh thực phẩm do tỉnh Bến Tre ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bến Tre |
Số hiệu | 39/UB-CT |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Người ký | Trần Văn Ngẫu |
Ngày ban hành | 1988-07-01 |
Ngày hiệu lực | 1988-07-01 |
Lĩnh vực | Y tế |
Tình trạng | Hết hiệu lực |