BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2014/TT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2014 |
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Quy định về quy trình phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
1. Thông tư này quy định về quy trình phân tích nguy cơ dịch hại đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi tắt là vật thể phải phân tích nguy cơ).
1. Vùng phân tích nguy cơ dịch hại là một quốc gia, một phần của quốc gia, hoặc toàn bộ hoặc nhiều phần của vài quốc gia được công nhận chính thức (sau đây gọi tắt là vùng).
3. Loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng là loài thuộc Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp ban hành theo Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Du nhập là sự xâm nhập và thiết lập quần thể của một loài sinh vật gây hại.
7. Nhiễm sinh vật gây hại của một loại hàng hóa là sự có mặt của một loài sinh vật gây hại thực vật được quan tâm trong hàng hóa. Sự nhiễm sinh vật gây hại bao gồm cả sự lây nhiễm.
9. Quản lý nguy cơ dịch hại (đối với đối tượng kiểm dịch thực vật) là đánh giá và lựa chọn những biện pháp để làm giảm nguy cơ du nhập và lan rộng của sinh vật gây hại.
11. Lan rộng là sự mở rộng phạm vi phân bố địa lý của loài sinh vật gây hại trong một vùng.
13. Phân cấp sinh vật gây hại là quá trình xác định một loài sinh vật gây hại nào đó có hay không có những đặc điểm của đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát.
1. Đối với vật thể phải phân tích nguy cơ, Cục Bảo vệ thực vật sẽ xem xét và quyết định việc thực hiện phân tích nguy cơ trở thành cỏ dại trước khi thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại theo Thông tư này;
3. Quy trình Phân tích nguy cơ dịch hại phải bao gồm ba giai đoạn
b) Đánh giá nguy cơ dịch hại;
4. Báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại phải thể hiện đầy đủ kết quả phân tích nguy cơ dịch hại đối với thực vật nhập khẩu. Hình thức, nội dung báo cáo kết quả phân tích nguy cơ dịch hại phải tuân thủ quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
QUY TRÌNH PHÂN TÍCH NGUY CƠ DỊCH HẠI
1. Điểm khởi đầu khi thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại
b) Xác định sinh vật gây hại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật.
Yêu cầu đối với phân tích nguy cơ dịch hại mới hoặc sửa đổi bắt đầu từ những tình huống sau:
b) Loài thực vật mới chưa có ở Việt Nam được nhập khẩu với mục đích nghiên cứu khoa học và chọn giống;
d) Có sự thay đổi quy định về kiểm dịch thực vật hoặc các yêu cầu liên quan đến hàng hóa nhập khẩu;
3. Phân tích nguy cơ dịch hại bắt đầu từ loài sinh vật gây hại
a) Phát hiện loài sinh vật gây hại mới đã thiết lập trong vùng phân tích nguy cơ dịch hại;
c) Loài sinh vật gây hại có nguy cơ gây hại lớn hơn ở vùng mới so với vùng phân tích nguy cơ dịch hại và vùng xuất xứ;
đ) Yêu cầu nhập khẩu một loài sinh vật để nghiên cứu, thực nghiệm, giảng dạy, thương mại hoặc làm sinh vật cảnh;
4. Lập Danh mục sinh vật gây hại có thể lan truyền theo hàng hóa nhập khẩu. Sau đó mỗi loài sinh vật gây hại trong Danh mục này sẽ được chuyển qua giai đoạn 2 của quy trình phân tích nguy cơ dịch hại. Nếu không có đối tượng kiểm dịch thực vật theo đường lan truyền thì phân tích nguy cơ dịch hại sẽ dừng tại đây.
1. Xem xét báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại có liên quan đã thực hiện. Nếu đã có sự đánh giá đầy đủ trước đây về phân tích nguy cơ dịch hại thì sử dụng kết quả đó.
Điều 7. Đánh giá nguy cơ trở thành cỏ dại
Điều 8. Nội dung đánh giá nguy cơ dịch hại
2. Phân cấp sinh vật gây hại
Danh mục và thông tin về sinh vật gây hại của nước xuất khẩu và những yêu cầu về thông tin liên quan được quy định cụ thể trong Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
Các kết quả đánh giá nguy cơ dịch hại trước đây;
b) Thông tin sử dụng để phân cấp sinh vật gây hại gồm:
Đặc điểm sinh học;
Đường lan truyền;
Các thông tin liên quan khác.
3. Xác định sinh vật gây hại có khả năng trở thành đối tượng kiểm dịch thực vật
Có phân bố ở nước xuất khẩu;
Có tiềm năng trở thành đối tượng kiểm dịch thực vật.
4. Đánh giá hậu quả du nhập
b) Tổng hợp kết quả đánh giá hậu quả du nhập
5. Đánh giá khả năng du nhập
b) Tổng hợp kết quả đánh giá khả năng du nhập
6. Kết luận về mức nguy cơ dịch hại và yêu cầu các biện pháp kiểm dịch thực vật đối với sinh vật gây hại
b) Tùy theo mức nguy cơ của mỗi loài sinh vật gây hại để đưa ra biện pháp quản lý nguy cơ như sau:
Nguy cơ trung bình: Cần thiết áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật cụ thể;
Điều 9. Quản lý nguy cơ dịch hại
Trên cơ sở kết quả đánh giá nguy cơ dịch hại đối với vật thể phải phân tích nguy cơ, có sự tham khảo ý kiến của các bên liên quan như: các nhà khoa học, quản lý, sản xuất, nhập khẩu để đưa ra các yêu cầu quản lý cụ thể nhằm giảm thiểu nguy cơ dịch hại như sau:
b) Thống nhất với nước xuất khẩu về việc xuất khẩu vật thể phải phân tích nguy cơ vào Việt Nam.
a) Cấm nhập khẩu vật thể phải phân tích nguy cơ từ những quốc gia hoặc vùng cụ thể;
c) Kiểm tra tại nước xuất khẩu;
đ) Yêu cầu vật thể phải phân tích nguy cơ được sản xuất tại vùng không nhiễm sinh vật gây hại;
g) Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu;
3. Đánh giá hiệu quả và tác động của các biện pháp quản lý
a) Kinh tế;
c) Xã hội;
đ) Sự phù hợp với những quy định đang áp dụng;
4. Lựa chọn biện pháp
5. Dự thảo báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại
b) Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại.
a) Dự thảo yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm Thông tư này;
7. Hoàn chỉnh báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại và yêu cầu kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại theo quy định tại Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật) để tổng hợp, trình Bộ trưởng xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Sở NN & PTNT các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Công báo Chính phủ;
- Website Chính phủ, Bộ NN & PTNT;
- Các đơn vị thuộc Bộ NN & PTNT;
- Các đơn vị trực thuộc Cục BVTV;
- Lưu VT, BVTV (300).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Quốc Doanh
THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP ĐỂ THỰC HIỆN PHÂN TÍCH NGUY CƠ DỊCH HẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2014/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu phải cung cấp thông tin cập nhật (có thời gian không quá 10 năm tính đến ngày gửi) bao gồm cả bản cứng và mềm để phục vụ phân tích nguy cơ dịch hại.
1. Địa chỉ đầy đủ của cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (điện thoại, fax và địa chỉ email của người có trách nhiệm về cung cấp thông tin).
2.1. Tên khoa học;
2.3. Tên thông thường;
2.5. Giống hoặc dòng thực vật;
2.7. Mục đích sử dụng (nhân giống, tiêu dùng, chế biến);
2.9. Hình ảnh của vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
3.1. Tên vùng, bang hoặc tỉnh, huyện sản xuất;
3.3. Thời gian (tháng) gieo trồng và thời gian (tháng) thu hoạch trong năm;
3.3 Bản đồ vùng sản xuất.
4.1. Chương trình giám sát và quản lý sinh vật gây hại cụ thể; quy trình chứng nhận (phương pháp điều tra, phương pháp lấy mẫu,...);
4.3. Thông tin về sản xuất và thu hoạch.
(tham khảo bảng dưới đây)
Tên khoa học và tên gọi khác | Tên thông thường | Bộ | Họ | Bộ phận thực vật bị hại | Phân bố | Đặc điểm sinh học | Biện pháp phòng trừ | Tài liệu tham khảo | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. |
1. |
1. |
1. |
1. |
1. |
1. |
1. |
* Mỗi loài sinh vật gây hại yêu cầu phải cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan 6.1. Phương pháp đóng gói; 6.3. Các biện pháp xử lý sau thu hoạch để chống lây nhiễm sinh vật gây hại và hiệu quả của từng biện pháp; 6.5. Hình ảnh vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đã đóng gói, dán nhãn để xuất khẩu. 8. Thông tin về phương tiện vận chuyển và điều kiện bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển 8.2. Điều kiện bảo quản vật thể phải phân tích nguy cơ (nhiệt độ, độ ẩm) trong quá trình vận chuyển. Phân tích nguy cơ dịch hại đã thực hiện phải phù hợp với hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch thực vật, đặc biệt là các tiêu chuẩn về hướng dẫn phân tích nguy cơ dịch hại. THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP ĐỂ THỰC HIỆN PHÂN TÍCH NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA SINH VẬT CÓ ÍCH NHẬP KHẨU SỬ DỤNG TRONG BẢO VỆ THỰC VẬT Cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu phải cung cấp thông tin cập nhật (có thời gian không quá 10 năm tính đến ngày gửi) bao gồm cả bản cứng và mềm để phục vụ phân tích nguy cơ dịch hại. 1. Địa chỉ đầy đủ của cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (điện thoại, fax và địa chỉ email của người có trách nhiệm về cung cấp thông tin) 2.1. Phân loại: Tên khoa học, vị trí phân loại (lớp, bộ, họ, loài,...), tên khác, tên thông thường (nếu có), các đặc điểm để phân loại. 2.3. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học. 2.5. Tình trạng sinh vật gây hại cần phòng trừ bằng sinh vật có ích (bao gồm cả các quy định đang được áp dụng với sinh vật gây hại). 2.7. Các biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại đã được áp dụng. 3.1. Phân loại: Tên khoa học, vị trí phân loại (lớp, bộ, họ, loài, chủng,...), tên khác, tên thông thường (nếu có), các đặc điểm để phân loại. 3.3. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sinh vật có ích trong điều kiện thí nghiệm và ngoài tự nhiên (vòng đời, số thế hệ/năm, thông tin về sinh trưởng, phát triển và sinh sản như phương thức sinh sản, tập tính ký sinh hoặc ăn thịt, giai đoạn phát triển, tuổi thọ, tiềm năng sinh sản,...; phương thức bảo tồn nòi giống (như trú đông, ngủ nghỉ, trú ẩn, di trú,...); phương thức phát tán; điều kiện khí hậu ở nơi sinh vật có ích xuất hiện trong tự nhiên và ở những vùng đã phóng thả). 3.5. Phương pháp giám định (hình thái học, phân tử,...) 3.7. Phương pháp sản xuất, đóng gói, bảo quản và cách sử dụng. 3.9. Phổ ký chủ trong tự nhiên và trong điều kiện thí nghiệm. 3.11. Các loài kẻ thù tự nhiên của sinh vật có ích (ký sinh, sinh vật gây bệnh, sinh vật cạnh tranh, sinh vật đối kháng, ...) 3.13. Những thông tin về các loài sinh vật khác có quan hệ họ hàng hoặc tương tự sinh vật có ích. BẢNG SỐ LIỆU PHÂN TÍCH NGUY CƠ DỊCH HẠI Bảng 1. Sinh vật gây hại đã phát hiện trên vật thể phải phân tích nguy cơ (tên khoa học) nhập khẩu từ (nước)
|