BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1944/QĐ-TCHQ | Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC HẢI QUAN
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;
Căn cứ Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về hoạt động thống kê của ngành Tư pháp;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1083/QĐ-BTC ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế công bố công khai, niêm yết và cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia các thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Kiểm soát thủ tục hành chính lĩnh vực hải quan.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
QUY CHẾ
KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC HẢI QUAN
(Ban hành kèm Quyết định số 1944/QĐ-TCHQ ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về kiểm soát việc đánh giá tác động; công bố, công khai; rà soát, đánh giá thủ tục hành chính lĩnh vực hải quan (sau đây viết tắt là TTHC) và trách nhiệm của các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan trong thực hiện kiểm soát TTHC.
2. Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính
1. Kiểm soát TTHC phải bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách TTHC và cải cách hành chính; bảo đảm điều phối, huy động sự tham gia tích cực, rộng rãi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan vào quá trình kiểm soát TTHC.
2. Kịp thời phát hiện để đề xuất hủy bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung TTHC không phù hợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung quy định TTHC cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tế; bảo đảm quy định TTHC đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của đối tượng và cơ quan thực hiện TTHC.
3. Kiểm soát TTHC được thực hiện ngay từ quá trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (sau đây viết tắt là QPPL) có quy định về TTHC và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện TTHC.
Chương II
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Điều 3. Quy trình đánh giá tác động của thủ tục hành chính
1. Việc đánh giá tác động của TTHC được tiến hành trong giai đoạn dự thảo văn bản QPPL có quy định TTHC và phải hoàn thành trước khi gửi cơ quan thẩm định văn bản QPPL.
2. Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản QPPL có quy định về TTHC thực hiện đánh giá tác động của TTHC theo các bước sau:
2.1. Bước 1: Đơn vị chủ trì soạn thảo sử dụng các biểu mẫu và nội dung quy định tại Điều 4, Điều 5 Quy chế này để đánh giá về sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và chi phí tuân thủ của TTHC.
2.3. Bước 2: Trong quá trình đánh giá tác động, nếu TTHC được xác định là không cần thiết thì cơ quan chủ trì soạn thảo ngừng việc đánh giá và không quy định TTHC trong dự án, dự thảo văn bản QPPL. Nếu TTHC được xác định là cần thiết thì tiếp tục đánh giá; cơ quan chủ trì soạn thảo chỉnh sửa, hoàn thiện quy định về TTHC nhằm bảo đảm TTHC tại dự án, dự thảo văn bản thực sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và hiệu quả.
2.3. Bước 3: Sau khi đánh giá tác động của TTHC, cơ quan chủ trì soạn thảo tổng hợp kết quả đánh giá vào nội dung báo cáo đánh giá tác động của dự án, dự thảo văn bản QPPL. Đối với dự thảo thông tư, thông tư liên tịch có quy định về TTHC, cơ quan chủ trì soạn thảo tổng hợp kết quả đánh giá tác động của TTHC thành báo cáo riêng.
Điều 4. Tổ chức đánh giá tác động của thủ tục hành chính
1. Đối với TTHC mới: Đơn vị chủ trì soạn thảo sử dụng biểu đánh giá tác động của TTHC (Biểu mẫu 01A/ĐG-KSTT và hướng dẫn tại Phụ lục I, ban hành kèm theo Quy chế này) để đánh giá các tiêu chí về sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp của TTHC. Đối với việc tính toán chi phí tuân thủ TTHC, thì sử dụng Biểu mẫu 03/SCM-KSTT Phụ lục I, ban hành kèm theo Quy chế này.
2. Đối với TTHC được sửa đổi, bổ sung: Đơn vị chủ trì soạn thảo sử dụng biểu đánh giá tác động của TTHC được sửa đổi, bổ sung hoặc quy định chi tiết để đánh giá tính hợp lý, tính hợp pháp của từng bộ phận cấu thành TTHC được sửa đổi, bổ sung (Biểu mẫu 01B/ĐG-KSTT và hướng dẫn tại Phụ lục I, ban hành kèm theo Quy chế này). Đối với việc tính toán chi phí tuân thủ TTHC thì sử dụng Biểu mẫu 03/SCM-KSTT Phụ lục I, ban hành kèm theo Quy chế này.
Điều 5. Hồ sơ gửi lấy ý kiến tham gia về kết quả đánh giá tác động của thủ tục hành chính
Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản QPPL chuẩn bị hồ sơ gửi lấy ý kiến tham gia về kết quả đánh giá tác động của TTHC, gồm có:
1. Văn bản đề nghị tham gia ý kiến về kết quả đánh giá tác động của TTHC; trong đó, cần nêu rõ các tiêu chí đã đạt được theo kết quả đánh giá (sự cần thiết; tính hợp lý; tính hợp pháp; các chi phí tuân thủ) TTHC.
2. Các biểu mẫu đánh giá tác động của từng TTHC, cụ thể:
2.1. Đối với TTHC mới.
a) Biểu mẫu 01A/ĐG-KSTT Phụ lục I, ban hành kèm theo Quy chế này.
b) Biểu mẫu 03/SCM-KSTT Phụ lục I, ban hành kèm theo Quy chế này.
2.2. Đối với TTHC được sửa đổi, bổ sung.
a) Biểu mẫu 01B/ĐG-KSTT Phụ lục I, ban hành kèm theo Quy chế này.
b) Biểu mẫu 03/SCM-KSTT Phụ lục I, ban hành kèm theo Quy chế này.
3. Dự thảo văn bản QPPL có TTHC dự kiến trình cấp có thẩm quyền ban hành.
4. Báo cáo đánh giá tác động của dự án, dự thảo văn bản QPPL hoặc báo cáo kết quả đánh giá tác động TTHC đối với dự thảo thông tư, thông tư liên tịch.
Điều 6. Lấy ý kiến tham gia về kết quả đánh giá tác động của thủ tục hành chính
1. Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản QPPL có quy định TTHC thực hiện gửi hồ sơ lấy ý kiến tham gia về kết quả đánh giá tác động của TTHC như sau:
1.1. Đối với dự án văn bản QPPL do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
a) Gửi Vụ Pháp chế Tổng cục cho ý kiến tham gia. Sau khi có ý kiến của Vụ Pháp chế, tổng hợp trình Tổng cục xin ý kiến Vụ Pháp chế Bộ Tài chính.
b) Sau khi có ý kiến tham gia của Vụ Pháp chế Bộ, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản QPPL báo cáo Tổng cục để trình Bộ Tài chính gửi Cục Kiểm soát thủ tục hành chính - Bộ Tư pháp cho ý kiến về kết quả đánh giá tác động của TTHC.
1.2. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính:
Gửi Vụ Pháp chế Tổng cục cho ý kiến tham gia. Sau khi có ý kiến của Vụ Pháp chế, tổng hợp trình Tổng cục xin ý kiến Vụ Pháp chế Bộ Tài chính.
2. Hồ sơ gửi lấy ý kiến tham gia về kết quả đánh giá tác động TTHC quy định tại Điều 5 Quy chế này.
3. Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của cơ quan tham gia ý kiến quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Việc đánh giá tác động TTHC, lấy ý kiến tham gia về kết quả đánh giá tác động của TTHC phải hoàn thành trước khi gửi cơ quan thẩm định văn bản QPPL.
Chương III
CÔNG BỐ, CÔNG KHAI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Điều 7. Dự thảo quyết định công bố thủ tục hành chính
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày văn bản QPPL có quy định về TTHC được ký ban hành, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản QPPL có trách nhiệm rà soát, thống kê TTHC, dự thảo quyết định công bố TTHC mới ban hành; sửa đổi, bổ sung; thay thế; hủy bỏ hoặc bãi bỏ.
2. Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản QPPL có quy định TTHC phải lấy ý kiến tham gia của Vụ Pháp chế về hồ sơ trình Bộ công bố TTHC trước khi báo cáo Tổng cục để xin ý kiến của Vụ Pháp chế Bộ. Hồ sơ lấy ý kiến tham gia gồm có:
2.1. Dự thảo tờ trình Bộ ban hành quyết định công bố TTHC.
2.2. Dự thảo quyết định công bố TTHC kèm theo TTHC mới ban hành; TTHC được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; TTHC bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ. Mẫu quyết định công bố TTHC tại Biểu mẫu 01 Phụ lục II, ban hành kèm theo Quy chế này, kết cấu cụ thể như sau:
a) Quyết định;
b) Danh mục TTHC mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ;
c) Nội dung cụ thể của từng TTHC (trong trường hợp công bố TTHC mới ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế) và các tài liệu kèm theo (nếu có), gồm: mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; phí, lệ phí; mẫu kết quả thực hiện TTHC; yêu cầu, điều kiện.
2.3. Văn bản QPPL quy định về TTHC.
3. Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản tham gia ý kiến của Vụ Pháp chế Bộ, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm tiếp thu, hoàn thiện dự thảo quyết định công bố TTHC trình Bộ ký ban hành. Những nội dung không được tiếp thu phải tổng hợp, giải trình báo cáo Bộ tại tờ trình Bộ. Dự thảo quyết định công bố TTHC phải trình Bộ ký ban hành chậm nhất trước 20 ngày làm việc tính đến ngày văn bản QPPL có quy định TTHC có hiệu lực thi hành. Hồ sơ trình Bộ bao gồm:
3.1. Hồ sơ quy định tại khoản 2, Điều này. Trong tờ trình Bộ phải giải trình rõ nội dung tiếp thu, nội dung không tiếp thu đối với ý kiến tham gia của Vụ Pháp chế Bộ.
3.2. Công văn tham gia ý kiến của Vụ Pháp chế Bộ.
4. Trong ngày quyết định công bố được ban hành hoặc chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi quyết định công bố kèm theo nội dung cụ thể của từng TTHC, văn bản QPPL có quy định về TTHC đến Cục Kiểm soát thủ tục hành chính - Bộ Tư pháp (văn bản giấy hoặc văn bản điện từ dưới dạng word, excel và kèm theo tệp tin PDF vào địa chỉ: [email protected]) để theo dõi; gửi Vụ Pháp chế Bộ văn bản giấy và văn bản điện tử vào địa chỉ: [email protected] để cập nhật TTHC lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; gửi Cục Tin học và thống kê tài chính văn bản điện tử vào địa chỉ: [email protected] để công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
Điều 8. Công khai thủ tục hành chính
Thông tin về TTHC đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố theo quy định tại Điều 15, Nghị định số 63/2010/NĐ-CP phải được công khai đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng, đúng địa chỉ, dễ tiếp cận, dễ khai thác và sử dụng.
Điều 9. Hình thức công khai thủ tục hành chính
Ngoài hình thức công khai bắt buộc trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức, việc công khai TTHC có thể thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây:
1. Đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản có quy định về TTHC và cơ quan thực hiện TTHC.
2. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Các hình thức khác.
Điều 10. Cách thức niêm yết công khai thủ tục hành chính
1. Niêm yết công khai TTHC trên bảng theo một hoặc các cách thức sau đây: bảng gắn trên tường, bảng trụ xoay, bảng di động phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị thực hiện niêm yết. Vị trí đặt bảng phải thích hợp, không quá cao hoặc quá thấp để dễ đọc, dễ tiếp cận. Nơi đặt bảng phải có khoảng trống đủ rộng để người đọc có thể tìm hiểu, trao đổi, ghi chép; không sử dụng kính, màng nhựa, lưới thép hoặc cửa có khóa để che chắn bảng niêm yết TTHC.
Bảng niêm yết TTHC có kích thước thích hợp, bảo đảm niêm yết đầy đủ các TTHC lĩnh vực hải quan, nội dung hướng dẫn về quyền phản ánh, kiến nghị và tiếp nhận phản ánh, kiến nghị (theo Biểu mẫu 02 Phụ lục II, ban hành kèm theo Quy chế này).
2. Danh mục TTHC lĩnh vực hải quan gắn trên bảng niêm yết có thể chia thành từng nhóm nghiệp vụ, kết cấu như sau:
2.1. Danh mục TTHC lĩnh vực hải quan được ghi rõ tên TTHC và số thứ tự tương ứng của từng TTHC (theo Biểu mẫu 03 Phụ lục II, ban hành kèm theo Quy chế này).
2.2. Nội dung của từng TTHC (theo Biểu mẫu 04 Phụ lục II, ban hành kèm theo Quy chế này) được in một mặt trên trang giấy tối thiểu là khổ A4, kèm theo mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có). Phông chữ sử dụng để trình bày là phông chữ tiếng Việt Unicode (Times New Roman), cỡ chữ tối thiểu là 14 theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6009:2001.
3. Niêm yết nội dung hướng dẫn thực hiện phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức (theo Biểu mẫu 05 Phụ lục II, ban hành kèm theo Quy chế này).
Điều 11. Trách nhiệm công khai thủ tục hành chính
Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan có trách nhiệm thực hiện việc niêm yết công khai các TTHC được thực hiện trong phạm vi quản lý của từng đơn vị theo quy định tại Điều 10 của Quy chế này.
Chương IV
RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Điều 12. Xây dựng kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
1. Các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan lựa chọn, đề xuất nội dung và kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của đơn vị, cụ thể:
1.1. Kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC gồm các nội dung: tên TTHC hoặc nhóm TTHC, quy định TTHC có liên quan được rà soát; cơ quan thực hiện; thời gian thực hiện; căn cứ lựa chọn; xác định rõ các chỉ tiêu định lượng cụ thể về tỷ lệ cắt giảm số lượng TTHC, cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC.
1.2. Kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC được xây dựng theo Biểu mẫu 01 Phụ lục III, ban hành kèm theo Quy chế này.
2. Vụ Pháp chế tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo và đôn đốc xây dựng kế hoạch; tổng hợp và dự thảo kế hoạch rà soát quy định, TTHC của Ngành theo yêu cầu của Bộ Tài chính và của Chính phủ.
3. Kế hoạch rà soát quy định, TTHC của Tổng cục Hải quan gửi Bộ Tài chính phải thực hiện đúng thời gian quy định.
Điều 13. Cách thức rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
Căn cứ vào nội dung kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC, đơn vị chủ trì rà soát, đánh giá thực hiện theo cách thức sau:
1. Rà soát, đánh giá từng TTHC.
1.1. Rà soát, đánh giá sự cần thiết của TTHC và các quy định có liên quan đến TTHC.
Đơn vị chủ trì rà soát, đánh giá sử dụng Biểu mẫu rà soát, đánh giá TTHC và hướng dẫn điền biểu mẫu rà soát, đánh giá TTHC (Biểu mẫu 02/RS-KSTT Phụ lục III, ban hành kèm theo Quy chế này) và các nội dung của tiêu chí về sự cần thiết để rà soát, đánh giá sự cần thiết của TTHC và các quy định có liên quan.
Sau khi rà soát, đánh giá về sự cần thiết của TTHC và các quy định có liên quan, cơ quan rà soát, đánh giá xác định rõ những nội dung sau:
a) Mức độ đáp ứng của TTHC trong trường hợp mục tiêu quản lý nhà nước; quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức không thay đổi.
b) Mức độ đáp ứng của TTHC trong trường hợp mục tiêu quản lý nhà nước; quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thay đổi.
c) Giải pháp dự kiến được lựa chọn khi mục tiêu quản lý nhà nước; quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức không được đáp ứng.
1.2. Rà soát, đánh giá tính hợp lý, hợp pháp và chi phí tuân thủ TTHC.
Cơ quan rà soát, đánh giá sử dụng Biểu mẫu 02/RS-KSTT Phụ lục III và Biểu mẫu 03/SCM-KSTT Phụ lục I, ban hành kèm theo Quy chế này để rà soát, đánh giá tính hợp lý, tính hợp pháp, chi phí tuân thủ TTHC.
2. Rà soát, đánh giá nhóm các TTHC.
Khi rà soát, đánh giá nhóm các TTHC, đơn vị rà soát, đánh giá sử dụng hướng dẫn rà soát TTHC theo nhóm (Biểu mẫu 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Quy chế này) để thực hiện các công việc sau:
2.1. Lập sơ đồ nhóm TTHC:
a) Tập hợp đầy đủ các văn bản pháp luật có quy định về TTHC thuộc nội dung, phạm vi rà soát.
b) Thống kê TTHC: Dựa vào các văn bản pháp luật đã tập hợp, xác định các TTHC cụ thể của nhóm TTHC thuộc nội dung, phạm vi rà soát; thực hiện việc thống kê để mô tả các bộ phận của TTHC đối với TTHC chưa được công bố. Đối với TTHC đã được công bố, cần kiểm tra lại các nội dung đã được công bố so với quy định tại văn bản pháp luật, nếu phát hiện có sự khác biệt với văn bản pháp luật thì điều chỉnh lại theo quy định tại văn bản pháp luật.
d) Lập sơ đồ tổng thể: Sơ đồ tổng thể phải thể hiện được mối quan hệ giữa các thủ tục trong nhóm TTHC mà các đối tượng có liên quan đến TTHC phải thực hiện từ giai đoạn bắt đầu đến khi đạt được kết quả cuối cùng. Sơ đồ tổng thể phải thể hiện được mối tương tác giữa các cơ quan hành chính khác nhau trong quá trình giải quyết TTHC.
đ) Lập sơ đồ chi tiết: Sơ đồ chi tiết phải thể hiện được mối tương quan giữa các bộ phận cấu thành của từng TTHC trong nhóm TTHC.
đ) Các cơ quan được giao rà soát, đánh giá (bao gồm cả cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp) phải thực hiện việc lập sơ đồ theo nhóm để phục vụ cho quá trình rà soát. Trường hợp nhóm TTHC liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp để bảo đảm kết quả rà soát có chất lượng, đạt được mục tiêu đề ra.
2.2. Rà soát, đánh giá TTHC: Đơn vị chủ trì rà soát, đánh giá TTHC sử dụng Biểu mẫu rà soát, đánh giá TTHC (Biểu mẫu 02/RS-KSTT Phụ lục III, ban hành kèm theo Quy chế này) để thực hiện đánh giá các tiêu chí sau:
a) Đánh giá sự cần thiết của TTHC trong mối quan hệ với nhóm TTHC: Căn cứ vào sơ đồ tổng thể, cơ quan rà soát, đánh giá sự cần thiết của TTHC trong nhóm, trong đó, tập trung vào tiêu chí đánh giá mục tiêu quản lý và mức độ ảnh hưởng của TTHC đối với nhóm thủ tục. Qua đó, phát hiện những điểm bất hợp lý, những TTHC không thật sự cần thiết do trùng lặp hoặc đã được quản lý bằng các TTHC ở công đoạn trước hoặc sau để đề xuất phương án đơn giản hóa.
b) Đánh giá sự trùng lặp và khả năng kế thừa kết quả giải quyết giữa các bước trong sơ đồ chi tiết: Căn cứ vào sơ đồ chi tiết, cơ quan rà soát, đánh giá TTHC thực hiện việc đối chiếu, so sánh các bộ phận cấu thành của các TTHC qua từng bước của sơ đồ để đánh giá những nội dung về TTHC bị trùng lặp hoặc đã được kiểm soát ở các khâu trước đó; đưa ra giải pháp loại bỏ hoặc kế thừa, công nhận kết quả giải quyết của các khâu trước trong quy trình hoặc có thể chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước với nhau, nhằm giảm chi phí tuân thủ của cá nhân, tổ chức.
c) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc giải quyết từng TTHC đến kết quả cuối cùng của nhóm để đánh giá tính cần thiết của từng TTHC trong nhóm; đánh giá về tính hợp lý của thời gian thực hiện, cơ quan thực hiện, cách thức, trình tự thực hiện của các TTHC trong nhóm để đề xuất phương án đơn giản hóa.
3. Cơ quan rà soát, đánh giá TTHC có thể tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động của TTHC và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan nhằm thu thập thông tin. Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tham vấn hoặc các biểu mẫu.
4. Tính chi phí khi rà soát, đánh giá TTHC: Đơn vị chủ trì soạn thảo sử dụng Biểu mẫu 03/SCM-KSTT Phụ lục I, ban hành kèm theo Quy chế này để thực hiện việc đánh giá các chi phí tuân thủ TTHC, cụ thể như sau:
4.1. Tính chi phí tuân thủ TTHC hiện tại.
4.2. Tính chi phí TTHC sau đơn giản hóa.
Chi phí sau đơn giản hóa được xác định trên cơ sở của chi phí hiện tại sau khi điều chỉnh các nội dung được cắt giảm theo kiến nghị của phương án đơn giản hóa.
4.3. So sánh lợi ích: Lợi ích chi phí của việc đơn giản hóa TTHC là hiệu số giữa chi phí tuân thủ TTHC hiện tại và chi phí tuân thủ TTHC sau đơn giản hóa.
Điều 14. Tổng hợp kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
1. Đơn vị được giao chủ trì rà soát, đánh giá TTHC tổng hợp kết quả rà soát, đánh giá gồm: nội dung phương án đơn giản hóa TTHC và các sáng kiến cải cách TTHC; lý do; chi phí cắt giảm khi đơn giản hóa; kiến nghị thực thi.
2. Đơn vị được giao chủ trì rà soát, đánh giá TTHC gửi kết quả rà soát, đánh giá và biểu mẫu rà soát, đánh giá; sơ đồ nhóm TTHC trước và sau rà soát (đối với trường hợp rà soát nhóm) về Vụ Pháp chế để xem xét, tổng hợp, trình Tổng cục báo cáo Bộ Tài chính.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Chế độ báo cáo công tác kiểm soát thủ tục hành chính
1. Nội dung báo cáo.
1.1. Kết quả đánh giá tác động quy định TTHC (Biểu mẫu 01 Phụ lục IV, ban hành kèm theo Quy chế này).
1.2. Số TTHC, văn bản QPPL được công bố, công khai (Biểu mẫu 02 Phụ lục IV, ban hành kèm theo Quy chế này).
1.3. Kết quả rà soát, đơn giản hóa TTHC (Biểu mẫu 03 Phụ lục IV, ban hành kèm theo Quy chế này).
1.4. Tình hình, kết quả giải quyết TTHC tại cơ quan ngành dọc cấp Trung ương (Biểu mẫu 04 Phụ lục IV, ban hành kèm theo Quy chế này). Nguyên nhân quá hạn đối với các trường hợp tồn đọng trong giải quyết TTHC (Biểu mẫu 05 Phụ lục IV, ban hành kèm theo Quy chế này).
1.5. Tình hình, kết quả nghiên cứu, đề xuất sáng kiến cải cách TTHC (nếu có).
1.6. Tình hình, kết quả công tác truyền thông hỗ trợ hoạt động kiểm soát TTHC
2. Trách nhiệm báo cáo.
Các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan có trách nhiệm báo cáo 6 tháng và báo cáo năm gửi Tổng cục Hải quan (qua Vụ Pháp chế) để tổng hợp, báo cáo Tổng cục trình Bộ Tài chính, cụ thể:
- Đối với các Vụ, Cục thuộc Tổng cục: Thực hiện báo cáo đầy đủ các nội dung tại khoản 1 Điều này.
- Đối với Cục Hải quan tỉnh, thành phố: Thực hiện báo cáo nội dung tại điểm 1.4; 1.5; 1.6 khoản 1 Điều này.
3. Thời hạn báo cáo.
Các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác định kỳ 6 tháng và 01 năm gửi Tổng cục (qua Vụ Pháp chế); đồng thời gửi file hòm thư [email protected] trước ngày 15 tháng 5 (đối với 6 tháng) và trước ngày 15 tháng 11 (đối với báo cáo năm).
4. Thời điểm chốt số liệu.
Thời điểm chốt số liệu báo cáo định kỳ 6 tháng và báo cáo định kỳ 01 năm cụ thể như sau:
4.1. Kỳ báo cáo thống kê 6 tháng được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 6 hàng năm, bao gồm số liệu thống kê thực tế và số liệu thống kê ước tính.
Số liệu thống kê thực tế được lấy từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 4 hàng năm (ngày chốt số liệu thực tế); số liệu thống kê ước tính được lấy trong 02 tháng (từ ngày 01 tháng 5 đến hết ngày 30 tháng 6 hàng năm).
4.2. Kỳ báo cáo thống kê 01 năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm, bao gồm số liệu thống kê thực tế và số liệu thống kê ước tính.
Số liệu thống kê thực tế được lấy từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 10 hàng năm (ngày chốt số liệu thực tế); số liệu thống kê ước tính được lấy trong 02 tháng (từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm).
4.3. Phương pháp ước tính số liệu thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 20/2013/TT-BTP ngày 03/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về hoạt động thống kê của ngành Tư pháp.
Điều 16. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế
1. Thực hiện đánh giá tác động TTHC.
1.1. Hướng dẫn và phối hợp với đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản QPPL có quy định về TTHC thực hiện đánh giá tác động TTHC theo đúng quy định tại Điều 10, Nghị định số 63/2010/NĐ-CP; Thông tư số 07/2014/TT-BTP và Quy chế này.
1.2. Tham gia ý kiến vào hồ sơ gửi lấy ý kiến về kết quả đánh giá tác động của TTHC trước khi đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản QPPL gửi lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị ngoài ngành Hải quan.
2. Thực hiện tham gia ý kiến vào hồ sơ trình Bộ công bố TTHC.
2.1. Phối hợp và hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc công bố TTHC.
2.2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị tham gia ý kiến về hồ sơ trình Bộ công bố TTHC của đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản QPPL, có trách nhiệm tham gia trực tiếp hoặc bằng văn bản và đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo bổ sung, hoàn thiện dự thảo trước khi báo cáo Tổng cục để trình Bộ.
3. Thực hiện rà soát, đánh giá TTHC.
3.1. Phối hợp và hướng dẫn các đơn vị thực hiện rà soát, đánh giá TTHC;
3.2. Chủ trì, thực hiện báo cáo Tổng cục để báo cáo Bộ kết quả rà soát, đánh giá TTHC của các đơn vị thuộc Tổng cục.
4. Thực hiện báo cáo công tác kiểm soát TTHC.
Chủ trì, tham mưu cho Tổng cục thực hiện báo cáo công tác kiểm soát TTHC trong Ngành theo quy định.
5. Tham mưu giúp lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo việc triển khai, hướng dẫn, đôn đốc và theo dõi việc thực hiện Quy chế này trong toàn Ngành.
Điều 17. Trách nhiệm thi hành
Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức triển khai Quy chế này đến từng cán bộ, công chức của đơn vị.
Quá trình tổ chức triển khai thực hiện Quy chế, nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Vụ Pháp chế) để có biện pháp hướng dẫn, xử lý kịp thời./.
PHỤ LỤC I
BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT | Ký hiệu biểu mẫu | Tên biểu | Đơn vị thực hiện |
1. | Biểu mẫu 01A/ĐG-KSTT | Biểu đánh giá tác động của thủ tục hành chính | Các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan |
2. | Biểu mẫu 01B/ĐG-KSTT | Biểu đánh giá tác động của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc quy định chi tiết | Các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan |
3. | Biểu mẫu 03/SCM-KSTT | Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính | Các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan |
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ | Biểu mẫu 01A/ĐG-KSTT |
BIỂU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Tên dự án, dự thảo: ………………………………………………………………………………………………
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI DỰ ÁN, DỰ THẢO | |
1. Nội dung cụ thể trong ngành, lĩnh vực mà Nhà nước cần quản lý? | a) Nội dung 1: ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………… - Nêu rõ lý do Nhà nước cần quản lý: ……….……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………… - Nêu rõ điều, khoản và tên văn bản quy định (nếu nội dung này đã được quy định/ ban hành): …………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………… b) Nội dung n (trình bày như trên, nếu có): ………………………………………………………………………………… |
2. Nội dung quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cụ thể của cá nhân, tổ chức cần được bảo đảm? | a) Nội dung 1: ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………… - Nêu rõ lý do Nhà nước cần quy định: ..…………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………… - Nêu rõ điều, khoản và tên văn bản quy định (nếu nội dung này đã được quy định/ ban hành): …………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………… b) Nội dung n (trình bày như trên, nếu có): ………………………………………………………………………………... |
3. Những biện pháp có thể sử dụng để thực hiện yêu cầu quản lý nhà nước; bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức nêu trên? | a) Đối với Nội dung 1 tại Mục [I.1] hoặc [I.2]: - Quy định TTHC: £ + Tên TTHC 1: ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………… (i) TTHC được: Quy định mới £ Sửa đổi, bổ sung £ Thay thế TTHC khác £ (ii) Có thể quy định hình thức đơn giản hơn đối với TTHC này không? Có £ Không £ Nếu KHÔNG, nêu rõ lý do: ……………………………………………………………………………………….………….. + Tên TTHC n (trình bày như trên, nếu có): …………………………………….…………………………………………. - Sử dụng các biện pháp khác không phải bằng quy định TTHC: £ + Biện pháp 1: …………………………..…………………………………………………………………………………….. + Biện pháp n: …………………….…………………………………………………………………………………………... b) Đối với Nội dung n tại Mục [I.1] hoặc [I.2] (trình bày như trên, nếu có): ..……………………………………………………………………………………………….. |
4. Lý do lựa chọn biện pháp quy định TTHC | a) Đối với Nội dung 1 tại Mục [I.3.a]: - TTHC 1: + Lý do (nếu được sửa đổi, bổ sung, thay thế TTHC khác đề nghị nêu rõ ưu điểm so với TTHC hiện hành): ……….………………………………………………………………………………………………………………………….. + Lý do không lựa chọn biện pháp khác: …………………………………………………………………………………… - TTHC n (trình bày như trên, nếu có): ……………………………………………………………………………………… b) Đối với Nội dung n tại Mục [I.3.b] (trình bày như trên, nếu có): ……………………………………………………. |
II. ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT, TÍNH HỢP LÝ, TÍNH HỢP PHÁP CỦA TỪNG BỘ PHẬN CẤU THÀNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (Cơ quan chủ trì soạn thảo sử dụng Phần II Biểu 01A/ĐG-KSTT để đánh giá đối với từng TTHC dự kiến quy định tại dự án, dự thảo) |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1: ………………………………………………………………………………………………………………………………………
1. Tên thủ tục hành chính | |
a) Có được quy định rõ ràng và cụ thể không? | Có £ Không £ Nếu KHÔNG, nêu rõ lý do: ……………………………………………………………………………… |
b) Có chính xác và thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính này không? | Có £ Không £ Nếu KHÔNG, nêu rõ lý do: ……………………………………………………………………………… |
2. Trình tự thực hiện | |
a) Có được quy định rõ ràng và cụ thể về các bước thực hiện không? | Có £ Không £ Nếu KHÔNG, nêu rõ lý do: ……………………………………………………………………………… |
b) Có được quy định hợp lý giữa các bước thực hiện để tạo thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức khi thực hiện? | Có £ Không £ Nếu KHÔNG, nêu rõ lý do: ……………………………………………………………………………… |
c) Có được quy định, phân định rõ trách nhiệm và nội dung công việc của cơ quan nhà nước và cá nhân, tổ chức khi thực hiện không? | Có £ Không £ Nếu KHÔNG, nêu rõ lý do: ……………………………………………………………………………… |
d) Có áp dụng cơ chế liên thông không? | Có £ Không £ Nếu KHÔNG, nêu rõ lý do: ……………………………………………………………………………… |
e) Có quy định việc kiểm tra, đánh giá, xác minh thực tế của cơ quan nhà nước không? | Có £ Không £ Nếu CÓ, nêu rõ: Lý do quy định: …………………………………………………………………………………………… - Căn cứ quy định: + Được quy định mới tại dự án, dự thảo £ + Đã được quy định tại văn bản khác £ Nêu rõ điều, khoản và tên văn bản tương ứng: ……………………………………………………… - Các biện pháp có thể thay thế: Có £ Không £ Nếu CÓ, nêu rõ lý do vẫn quy định như tại dự án, dự thảo: …………………………………………… |
3. Cách thức thực hiện | |
a) Nộp hồ sơ: Trực tiếp £ Bưu điện £ Mạng £ b) Nhận kết quả: Trực tiếp £ Bưu điện £ Mạng £ | - Có được quy định rõ ràng, cụ thể không? Có £ Không £ Nêu rõ lý do: ……………………………………………………………………………………………… - Có được quy định phù hợp và tạo thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức khi thực hiện không? Có £ Không £ Nêu rõ lý do: ……………………………………………………………………………………………… |
4. Hồ sơ | |
a) Tên thành phần hồ sơ 1: …………………….. ……………………………………………………… | - Nêu rõ lý do quy định: ………………………………………………………………………………… - Yêu cầu, quy cách: ……………………………………………………………………………………. Lý do quy định: …………………………………………………………………………………………… |
b) Tên thành phần hồ sơ n: …………………….. ……………………………………………………… | - Nêu rõ lý do quy định: ………………………………………………………………………………… - Yêu cầu, quy cách: ……………………………………………………………………………………. Lý do quy định: …………………………………………………………………………………………… |
Các thành phần hồ sơ nêu trên có bao gồm đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh việc đáp ứng yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC không? | Có £ Không £ Nếu KHÔNG, nêu rõ lý do: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… |
Số lượng bộ hồ sơ: …………………………… | Lý do (nếu quy định từ 02 bộ hồ sơ trở lên): …………………………………………………………. |
5. Thời hạn giải quyết | |
| Có được quy định rõ ràng và cụ thể không? Có £ Không £ Nêu rõ lý do: ……………………………………………………………………………………………… - Thời hạn: …………. ngày/ ngày làm việc (Nêu rõ từng thời hạn nếu TTHC do nhiều cơ quan, nhiều cấp có thẩm quyền giải quyết) Nêu rõ lý do: ……………………………………………………………………………………………… |
6. Cơ quan thực hiện | |
| - Có được quy định rõ ràng, cụ thể về cơ quan thực hiện không? Có £ Không £ Nêu rõ lý do: ……………………………………………………………………………………………… - Có được quy định áp dụng tối đa các giải pháp phân cấp hoặc ủy quyền cho cơ quan hành chính cấp dưới hoặc địa phương giải quyết không? Có £ Không £ Nêu rõ lý do: ……………………………………………………………………………………………… |
7. Đối tượng thực hiện | |
Đối tượng thực hiện: - Tổ chức: Trong nước £ Nước ngoài £ Mô tả rõ: …………………………………………… - Cá nhân: Trong nước £ Nước ngoài £ Mô tả rõ: …………………………………………… b) Phạm vi áp dụng: - Toàn quốc £ Vùng £ Địa phương £ - Nông thôn £ Đô thị £ Miền núi £ Biên giới, hải đảo £ c) Dự kiến số lượng đối tượng thực hiện/1 năm: ……… | - Lý do quy định: + Về đối tượng: ………………………………………………………………………………………. + Về phạm vi: ………………………………………………………………………………………… - Có thể mở rộng/ thu hẹp đối tượng, phạm vi để tăng số đối tượng thực hiện được hưởng lợi không?: Có £ Không £ Nêu rõ lý do: ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… |
8. Phí, lệ phí | |
a) TTHC có quy định về phí, lệ phí không? - Phí: Không £ Có £ Nếu CÓ, nêu rõ lý do: …………………………………… ……………………………………………………………… - Lệ phí: Không £ Có £ Nếu CÓ, nêu rõ lý do: …………………………………… ……………………………………………………………… | - Mức phí, lệ phí: + Mức phí (hoặc đính kèm biểu phí): …………………………………………………………………. + Mức lệ phí (hoặc đính kèm biểu lệ phí): ……………………………………………………………. + Mức phí, lệ phí có phù hợp không: Có £ Không £ Lý do: ……………………………………………………………………………………………………… - Mức phí, lệ phí được quy định tại: + Dự án, dự thảo £ + Văn bản khác £ (i) Nêu rõ điều, khoản và tên văn bản tương ứng: ……………………………………………….. Nếu chưa ban hành, nêu rõ lý do: ………………………………………………………………….. |
b) Ngoài phí, lệ phí cá nhân, tổ chức có các chi trả nào khác? Không £ Có £ Nếu CÓ, nội dung này được quy định tại: - Dự thảo £ - Văn bản khác £ Nêu rõ điều, khoản và tên văn bản tương ứng: ………… | - Nội dung chi trả: ……………………………………………………………………………………… Lý do chi trả: ……………………………………………………………………………………………. - Mức chi trả: …………………………………………………………………………………………… Mức chi trả này có phù hợp không: Có £ Không £ Lý do: ……………………………………………………………………………………………………. |
c) Dự kiến chi phí tuân thủ TTHC: …………….. | Mức chi phí này có phù hợp không: Có £ Không £ Lý do: ……………………………………………………………………………………………………. |
9. Mẫu đơn, tờ khai | |
TTHC có quy định về mẫu đơn, tờ khai không? | Có £ Không £ - Nếu CÓ, quy định về: Mẫu đơn £ Tờ khai £ - Nếu KHÔNG, nêu rõ lý do: …………………………………………………………………………. |
a) Tên mẫu đơn, tờ khai 1: …………………………… …………………………………………………………… Có quy định việc xác nhận tại đơn, tờ khai không? Có £ Không £ Nếu CÓ, nêu rõ: - Lý do: ………………………………………………….. - Có quy định rõ cơ quan nhà nước hay người có thẩm quyền và nội dung xác nhận không? Có £ Không £ Nêu rõ lý do: ……………………………………………. | Nêu rõ những nội dung (nhóm) thông tin cần cung cấp trong mẫu đơn, tờ khai: - Nội dung thông tin 1: ………………………………………………………………………………… Lý do quy định: ………………………………………………………………………………………… - Nội dung thông tin n: ………………………………………………………………………………… Lý do quy định: ………………………………………………………………………………………… |
b) Tên mẫu đơn, tờ khai n: ………………………….. (trình bày như trên, nếu có) |
|
10. Yêu cầu, điều kiện | |
TTHC này có quy định yêu cầu, điều kiện không? | Không £ Có £ |
a) Yêu cầu, điều kiện 1: …………………………... ……………………………………………………….. Lý do quy định: ……………………………………. ………………………………………………………. | - Để đáp ứng yêu cầu, điều kiện này, cá nhân, tổ chức cần: + Có kết quả từ một TTHC khác £ + Đáp ứng được sự kiểm tra, xác minh, đánh giá của cơ quan nhà nước £ - Những ảnh hưởng khi thực hiện yêu cầu, điều kiện: + Tăng chi phí (thời gian, nhân lực, tài chính) £ Nêu rõ: ……………………………………………………………………………………………… + Phân biệt đối tượng giữa các vùng, miền, khu vực, trong nước, quốc tế £ Nêu rõ: ……………………………………………………………………………………………….. + Hạn chế một số đối tượng £ Nêu rõ: ……………………………………………………………………………………………….. + Khác £ Nêu rõ: ……………………………………………………………………………………………….. - Yêu cầu, điều kiện được quy định tại: + Dự án, dự thảo £ + Văn bản QPPL khác £ Nêu rõ điều, khoản và tên văn bản tương ứng: …………………………………………………. |
b) Yêu cầu, điều kiện n: (trình bày như trên, nếu có) |
|
11. Kết quả | |
- Giấy phép £ - Giấy chứng nhận £ - Giấy đăng ký £ - Chứng chỉ £ - Quyết định hành chính £ - Văn bản xác nhận/chấp thuận £ - Loại khác: £ - Đề nghị nêu rõ: …………………………………. | - Có quy định về thời hạn có giá trị hiệu lực: Có £ Không £ + Nếu CÓ, nêu thời hạn cụ thể: ………. tháng/năm. + Nếu KHÔNG, nêu rõ lý do: ……………………………………………………………………….. - Phạm vi có giá trị hiệu lực: Toàn quốc £ Địa phương £ Lý do: ………………………………………………………………………………………………….. - Có thể kéo dài thời hạn/ thay đổi phạm vi giá trị hiệu lực: Có £ Không £ Lý do: ………………………………………………………………………………………………….. - Có quy định điều kiện có hiệu lực của kết quả: Có £ Không £ Lý do: ………………………………………………………………………………………………….. - Mẫu kết quả TTHC có phù hợp về nội dung, hình thức: Có £ Không £ Lý do: …………………………………………………………………………………………………… |
12. Quy định về từng bộ phận cấu thành của TTHC có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không phù hợp, thống nhất với quy định tại các văn bản khác không? | |
a) Với văn bản của cơ quan cấp trên | - Có £ Không £ - Nếu CÓ, đề nghị nêu rõ: + Tên bộ phận cấu thành: ………………………………………………………………………….. + Nêu rõ điều, khoản, tên văn bản tương ứng và lý do vẫn quy định như tại dự án, dự thảo: ……………………. |
b) Với văn bản của cơ quan khác | Có £ Không £ - Nếu CÓ, đề nghị nêu rõ: + Tên bộ phận cấu thành: ………………………………………………………………………… + Nêu rõ điều, khoản, tên văn bản tương ứng và lý do vẫn quy định như tại dự án, dự thảo: ………………………. |
c) Với Điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập, ký kết | Có £ Không £ - Nếu CÓ, đề nghị nêu rõ: + Tên bộ phận cấu thành: ………………………………………………………………………….. + Nêu rõ điều, khoản, tên văn bản tương ứng và lý do vẫn quy định như tại dự án, dự thảo: …………………………. |
III. THÔNG TIN LIÊN HỆ |
|
Họ và tên người điền: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Điên thoại cố định: …………………………..; Di động: ………………………..........; E-mail: ………………………………………………………………………… |
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ | Biểu mẫu 01B/ĐG-KSTT |
BIỂU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC QUY ĐỊNH CHI TIẾT
Tên dự án, dự thảo: …………………………………………………………………………………………………………………………………….
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1: ……………………………………………………………………………………………………………………………
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ (Nêu rõ điều, khoản, điểm và tên văn bản quy định) | 1. |
2. | |
n. | |
II. ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ, TÍNH HỢP PHÁP CỦA TỪNG BỘ PHẬN CẤU THÀNH TTHC ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC QUY ĐỊNH CHI TIẾT (Sử dụng nội dung đánh giá đối với từng bộ phận cấu thành của TTHC tại Phần II Biểu mẫu 01A/ĐG-KSTT) | |
1. Tên bộ phận cấu thành 1 |
|
2. Tên bộ phận cấu thành 2 |
|
n. Tên bộ phận cấu thành n |
|
III. THÔNG TIN LIÊN HỆ | Họ và tên người điền: ………………………………………………………………………………………………….. Điện thoại cố định: ………………………………; Di động: …………………………………………………...........; E-mail: ……………………………………………………………………………………………………………………. |
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Khi đánh giá về sự cần thiết của thủ tục hành chính (TTHC), Cơ quan chủ trì soạn thảo cần trả lời ngắn gọn, rõ ràng và đầy đủ các câu hỏi tại Mục I của Biểu mẫu 01A/ĐG-KSTT:
Câu 1. Nội dung cụ thể trong ngành, lĩnh vực mà Nhà nước cần quản lý?
Để làm rõ nội dung này, Cơ quan chủ trì soạn thảo cần:
- Trình bày rõ nội dung vấn đề cụ thể trong ngành, lĩnh vực và lý do Nhà nước cần đặt ra để quản lý.
- Trích dẫn điều, khoản và tên văn bản quy định (nếu nội dung này đã được quy định/ ban hành).
Câu 2. Nội dung quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cụ thể của cá nhân, tổ chức cần được bảo đảm?
Để làm rõ nội dung này, Cơ quan chủ trì soạn thảo cần:
- Trình bày rõ nội dung cụ thể về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cần được bảo đảm.
- Nêu rõ lý do Nhà nước cần quy định.
- Trích dẫn điều, khoản và tên văn bản quy định (nếu nội dung này đã được quy định/ ban hành).
Câu 3. Những biện pháp có thể sử dụng để thực hiện yêu cầu quản lý nhà nước; bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức nêu trên?
Để làm rõ nội dung này, Cơ quan chủ trì soạn thảo cần xác định đầy đủ và trình bày rõ các biện pháp có thể sử dụng để thực hiện yêu cầu quản lý nhà nước; bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức đối với từng nội dung nêu tại Câu 1, 2. Trong đó:
- Đối với biện pháp quy định TTHC, cần nêu rõ: Tên của TTHC; TTHC đó được quy định mới, sửa đổi, bổ sung hay thay thế một TTHC khác; đồng thời đánh giá việc có thể quy định TTHC đó theo một hình thức đơn giản hơn để giảm chi phí thực hiện, ví dụ: chuyển từ hình thức như cấp phép/ phê duyệt/ chấp thuận/... thành đăng ký/ thông báo/...
- Đối với các biện pháp khác không phải bằng quy định TTHC, cần trình bày rõ về từng biện pháp có thể được sử dụng, ví dụ: thỏa thuận, cam kết dân sự; kiểm tra của cơ quan quản lý hành chính nhà nước,...
Lưu ý:
+ Nếu Cơ quan chủ trì soạn thảo lựa chọn sử dụng biện pháp khác không phải bằng quy định TTHC để thực hiện yêu cầu quản lý nhà nước; bảo đảm quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì dừng việc trả lời Biểu mẫu 01A/ĐG-KSTT;
+ Nếu Cơ quan chủ trì soạn thảo lựa chọn biện pháp quy định TTHC thì tiếp tục trả lời câu hỏi 4 và sử dụng Biểu mẫu 01A/ĐG-KSTT (Phần II, III) để đánh giá đối với từng TTHC được quy định tại dự án, dự thảo.
Câu 4. Lý do lựa chọn biện pháp quy định TTHC
Để làm rõ nội dung này, Cơ quan chủ trì soạn thảo cần:
- Trình bày rõ lý do lựa chọn đối với từng TTHC cụ thể trong số các biện pháp có thể sử dụng để thực hiện yêu cầu quản lý nhà nước; đáp ứng, giải quyết yêu cầu, đề nghị của cá nhân, tổ chức đối với từng nội dung nêu tại Câu 3.
Trong trường hợp lựa chọn biện pháp sửa đổi, bổ sung, thay thế TTHC khác, cần trình bày rõ những ưu điểm của TTHC được sửa đổi, bổ sung so với TTHC hiện hành.
- Trình bày rõ lý do không lựa chọn biện pháp khác.
II. ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT, TÍNH HỢP LÝ, TÍNH HỢP PHÁP CỦA TỪNG BỘ PHẬN CẤU THÀNH TTHC
Khi đánh giá từng bộ phận cấu thành của TTHC được quy định tại dự án, dự thảo, Cơ quan chủ trì soạn thảo trả lời ngắn gọn, rõ ràng và đầy đủ các câu hỏi tại Mục II của Biểu mẫu:
Câu 1. Tên thủ tục hành chính
Để làm rõ nội dung này, Cơ quan chủ trì soạn thảo cần:
- Xác định rõ ràng, cụ thể tên của TTHC được lựa chọn.
Thông thường, tên của TTHC có thể gồm: Từ hoặc cụm từ chỉ hành động của cơ quan nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức, kết hợp với:
+ Tên kết quả của thủ tục hành chính và kết hợp đối với từng đối tượng, lĩnh vực cụ thể (nếu có);
Ví dụ: “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại (thủ công - điện tử); Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại (thủ công - điện tử)"
+ Hoặc: kết hợp với cụm từ chỉ sự vật, sự việc mà cơ quan nhà nước muốn quản lý hoặc cá nhân, tổ chức mong muốn đạt được.
Ví dụ: “Thủ tục thông báo và xác nhận đủ điều kiện hoạt động đại lý hải quan; Thủ tục công nhận Doanh nghiệp ưu tiên".
- Quy định tên TTHC chính xác và thống nhất trong tất cả các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính đó.
Câu 2. Trình tự thực hiện
Để làm rõ nội dung này, Cơ quan chủ trì soạn thảo cần:
- Xác định TTHC được quy định rõ ràng, cụ thể về các bước thực hiện; Các bước thực hiện được quy định hợp lý để tạo thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức khi thực hiện; trách nhiệm và nội dung công việc của cơ quan nhà nước và cá nhân, tổ chức khi tham gia thực hiện được phân định rõ; áp dụng tối đa cơ chế liên thông.
- Chứng minh cách thức thực hiện TTHC là phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cá nhân, tổ chức tuân thủ TTHC.
- Trong trường hợp TTHC có quy định việc kiểm tra, đánh giá, xác minh thực tế của cơ quan nhà nước, cần nêu rõ lý do, căn cứ quy định và các biện pháp có thể thay thế. Trong đó:
+ Căn cứ quy định, cần trình bày rõ: được quy định mới tại dự án, dự thảo hay đã được quy định tại văn bản khác và nêu rõ điều, khoản và tên văn bản tương ứng.
+ Nêu rõ các biện pháp có thể thay thế và lý do không lựa chọn các biện pháp có thể thay thế.
Các biện pháp có thể thay thế việc kiểm tra, đánh giá thực tế của cơ quan nhà nước trong quá trình giải quyết TTHC như: đánh giá, chứng nhận của tổ chức độc lập; chuyển từ kiểm tra trước sang kiểm tra sau;...
Câu 3. Cách thức thực hiện
Để làm rõ nội dung này, Cơ quan chủ trì soạn thảo cần:
- Xác định TTHC có được quy định rõ ràng, cụ thể về các cách thức để cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ và nhận kết quả như: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước, qua bưu điện hoặc qua mạng internet.
- Chứng minh cách thức thực hiện TTHC được quy định là phù hợp và tạo thuận lợi, tiết kiệm chi phí tối đa cho cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC.
Câu 4. Hồ sơ
Để làm rõ nội dung này, Cơ quan chủ trì soạn thảo cần:
- Nêu tên của từng thành phần hồ sơ.
- Nêu rõ sự cần thiết, mục đích của việc quy định đối với từng thành phần hồ sơ nhằm cung cấp thông tin để xác định, chứng minh vấn đề gì để phục vụ cơ quan nhà nước trong quá trình giải quyết TTHC.
Ví dụ: để xác định yêu cầu, đề nghị, tư cách pháp nhân của cá nhân, tổ chức; để chứng minh việc đáp ứng yêu cầu, điều kiện; để đáp ứng mục tiêu xem xét của CQNN, người có thẩm quyền;...
Đồng thời, xác định những thông tin, thành phần hồ sơ yêu cầu cung cấp với những thông tin, hồ sơ hoặc kết quả của một TTHC khác mà cơ quan giải quyết TTHC đang quản lý để áp dụng tối đa cơ chế liên thông và tránh trùng lặp.
- Xác định các thành phần hồ sơ quy định tại dự án, dự thảo có bao gồm đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh việc đáp ứng yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC.
- Xác định rõ ràng, cụ thể về yêu cầu, quy cách đối với từng thành phần hồ sơ: bản chính, sao chụp, chứng thực, công chứng, xuất trình, đối chiếu; các giấy tờ, tài liệu kèm theo (chứng minh nhân dân, giấy giới thiệu, giấy ủy quyền, tờ khai hải quan...;) và số lượng từng thành phần hồ sơ (giải thích rõ lý do nếu quy định số lượng lớn hơn một (01));
+ Xác định rõ số lượng bộ hồ sơ (giải thích rõ lý do nếu quy định số lượng bộ hồ sơ lớn hơn một (01)).
Câu 5. Thời hạn giải quyết
Để làm rõ nội dung này, Cơ quan chủ trì soạn thảo cần:
- Xác định rõ thời hạn, thời điểm tính thời hạn và lý do quy định (chứng minh tính hợp lý) đối với thời hạn giải quyết.
- Xác định rõ thời hạn, thời điểm tính thời hạn và lý do quy định (chứng minh tính hợp lý) đối với từng thời hạn giải quyết trong trường hợp một TTHC do nhiều cơ quan, nhiều cấp có thẩm quyền giải quyết.
Ví dụ: Thời hạn kiểm tra hồ sơ; thời hạn thẩm định hồ sơ; thời hạn kiểm tra, xác minh; thời hạn phối hợp; thời hạn phê duyệt; v.v...
Câu 6. Cơ quan thực hiện
Để làm rõ nội dung này, Cơ quan chủ trì soạn thảo cần:
- Xác định rõ ràng, cụ thể và nêu rõ lý do việc quy định về các cơ quan thực hiện, bao gồm: Cơ quan có thẩm quyền quyết định; cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có); cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC và cơ quan phối hợp (nếu có).
- Áp dụng tối đa các giải pháp phân cấp hoặc ủy quyền cho cơ quan hành chính cấp dưới hoặc địa phương giải quyết thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc liên hệ với cơ quan có thẩm quyền giải quyết TTHC. Đồng thời, nêu rõ lý do tại sao không thể áp dụng các giải pháp phân cấp hoặc ủy quyền cho cơ quan hành chính cấp dưới hoặc địa phương giải quyết TTHC
Ví dụ: Không có căn cứ pháp lý; có căn cứ pháp lý nhưng chưa thể ủy quyền hoặc phân cấp;...
Câu 7. Đối tượng thực hiện
Để làm rõ nội dung này, Cơ quan chủ trì soạn thảo cần:
- Xác định rõ ràng, cụ thể và nêu rõ lý do việc quy định về từng đối tượng, phạm vi áp dụng, qua đó đánh giá về mức độ phân biệt giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tổ chức; giữa các vùng miền; giữa trong nước và ngoài nước. Cụ thể:
+ Mô tả rõ về từng đối tượng: cá nhân, tổ chức
+ Mô tả rõ phạm vi áp dụng: toàn quốc, vùng, địa phương; hay mang tính đặc thù: biên giới.
- Xác định và nêu rõ lý do về khả năng mở rộng hoặc thu hẹp đối tượng, phạm vi để tăng số đối tượng thực hiện được hưởng lợi.
- Dự báo, dự kiến về số lượng đối tượng tuân thủ hàng năm.
Câu 8. Phí, lệ phí
Để làm rõ nội dung này, Cơ quan chủ trì soạn thảo cần:
- Xác định rõ ràng, cụ thể và nêu rõ lý do của việc quy định phí, lệ phí và các khoản chi trả khác (nếu có).
- Xác định rõ về mức phí, lệ phí, các khoản chi trả khác (nếu có) và nêu rõ lý do để đánh giá mức độ phù hợp của việc quy định.
Trường hợp, có các mức phí, lệ phí áp dụng đối với từng trường hợp khi thực hiện TTHC và được lập thành biểu, phụ lục riêng, Cơ quan chủ trì soạn thảo đính kèm biểu, phụ lục theo Biểu mẫu 01A/ĐG-KSTT.
- Nêu rõ văn bản (Tên loại; số ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành) quy định về phí, lệ phí, các khoản chi trả khác (nếu có) và mức phí, lệ phí, các khoản chi trả khác (nếu có). Nêu rõ lý do nếu văn bản quy về phí, lệ phí và mức phí, lệ phí chưa được ban hành.
- Dự tính và đánh giá mức độ phù hợp của chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
Câu 9. Mẫu đơn, tờ khai
Để làm rõ nội dung này, Cơ quan chủ trì soạn thảo cần:
- Xác định việc mẫu hóa đơn, tờ khai có tác dụng hỗ trợ cá nhân, tổ chức tuân thủ TTHC trong việc ghi đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc giải quyết TTHC, rút ngắn thời gian làm thủ tục và bảo đảm việc thống nhất hồ sơ TTHC. Tuy nhiên, việc mẫu hóa nội dung đơn, tờ khai phải bảo đảm tính hợp lý, tránh lạm dụng việc mẫu hóa để tạo ra độc quyền của Cơ quan giải quyết TTHC.
- Chứng minh cụ thể về tính hợp lý của từng nội dung thông tin quy định trong mẫu đơn, tờ khai. Nếu không chứng minh được lý do tại sao cần quy định các nội dung thông tin như dự thảo mẫu đơn, tờ khai thì cơ quan chủ trì soạn thảo cần loại bỏ các nội dung thông tin không thể giải trình ra khỏi dự án, dự thảo.
- Trường hợp đơn, tờ khai có yêu cầu xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải nêu rõ nội dung xác nhận; sự cần thiết, tính hợp lý của việc xác nhận và nội dung xác nhận.
Câu 10. Yêu cầu, điều kiện
Để làm rõ nội dung này, Cơ quan chủ trì soạn thảo cần:
- Xác định rõ ràng, cụ thể và nêu rõ lý do của việc quy định đối với từng yêu cầu, điều kiện. Cụ thể:
+ Nêu rõ tên từng yêu cầu, điều kiện;
+ Lý do quy định đối với từng yêu cầu, điều kiện (Ví dụ như để chứng minh khả năng, năng lực chuyên môn hoặc thuộc đối tượng điều chỉnh, phạm vi áp dụng; cung cấp thêm thông tin cho cơ quan nhà nước;.,.), qua đó đánh giá về mức độ hợp lý của việc quy định: từng yêu cầu, điều kiện cần thiết như thế nào đối với mục tiêu quản lý của cơ quan nhà nước; để đáp ứng từng yêu cầu, điều kiện cá nhân, tổ chức cần làm gì, có làm tăng chi phí, có tạo sự phân biệt giữa các đối tượng, vùng, miền, trong nước, nước ngoài.
Ví dụ: “Thủ tục thành lập kho ngoại quan ” có quy định điều kiện về “Vị trí thành lập kho ngoại quan; diện tích kho ngoại quan; tường rào ngăn cách với khu vực xung quanh; phần mềm quản lý và camera giám sát".
Trong trường hợp này, Cơ quan chủ trì soạn thảo cần giải thích lý do: Tại sao doanh nghiệp xin thành lập kho ngoại quan phải đáp ứng điều kiện về vị trí thành lập kho ngoại quan? Tại sao lại quy định về diện tích kho ngoại quan? Tại sao phải có tường rào ngăn cách với khu vực xung quanh? Tại sao phải có phần mềm quản lý và camera giám sát?
Trong trường hợp quy định về yêu cầu, điều kiện giải quyết giữa các TTHC liên quan với nhau có sự trùng lặp thì Cơ quan chủ trì soạn thảo cần làm rõ lý do hoặc loại bỏ sự trùng lặp đó.
Trong trường hợp quy định về yêu cầu, điều kiện giải quyết TTHC có sự phân biệt giữa cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài thì Cơ quan chủ trì soạn thảo cần giải thích rõ lý do, cơ sở pháp lý hoặc loại bỏ sự phân biệt đó.
- Nêu rõ tên loại; số ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản nếu yêu cầu, điều kiện được quy định văn bản khác.
Câu 11. Kết quả
Để làm rõ nội dung này, Cơ quan chủ trì soạn thảo cần:
Xác định rõ ràng, cụ thể quy định về hình thức, thời hạn có hiệu lực và điều kiện có hiệu lực (nếu có) của kết quả của TTHC; bảo đảm phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước, với quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và tình hình thực tiễn. Đồng thời, nêu rõ lý do của việc quy định.
Câu 12. Quy định về từng bộ phận cấu thành của TTHC có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không phù hợp, thống nhất với quy định tại các văn bản khác không?
Cơ quan chủ trì soạn thảo cần xác định và làm rõ nội dung quy định về từng bộ phận cấu thành của TTHC không mâu thuẫn với các quy định tại văn bản của cơ quan cấp trên, cơ quan khác hay Điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập, ký kết.
III. THÔNG TIN LIÊN HỆ
Cơ quan chủ trì soạn thảo ghi rõ thông tin của người trực tiếp điền Biểu mẫu đánh giá tác động, giúp Cơ quan thẩm định có thể trao đổi trong quá trình đánh giá./.
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ | Biểu mẫu 03/SCM-KSTT |
CHI PHÍ TUÂN THỦ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: ………………………………………………………………………………………………………………………………….
I. CHI PHÍ THỰC HIỆN TTHC HIỆN TẠI HOẶC DỰ KIẾN KHI BAN HÀNH MỚI
STT | Các công việc khi thực hiện TTHC | Các hoạt động/ cách thức thực hiện cụ thể | Thời gian thực hiện (giờ) | Mức TNBQ/ 01 giờ làm việc (đồng) | Mức chi phí thuê tư vấn, dịch vụ (đồng) | Mức phí, lệ phí, chi phí khác | Số lần thực hiện/ 01 năm | Số lượng đối tượng tuân thủ/01 năm | Chi phí thực hiện TTHC | Tổng chi phí thực hiện TTHC/01 năm | Ghi chú |
1 | Chuẩn bị hồ sơ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | Thành phần HS 1 | Hoạt động 1 | 2.0 | 17,310 |
|
| 1 | 10 | 34,620 | 346,200 |
|
|
| Hoạt động n | 1.0 |
| 50,000 |
| 1 | 10 | 50,000 | 500,000 |
|
1.n | Thành phần HS n | Hoạt động 1 | 1.0 |
| 1,000 |
| 1 | 10 | 1,000 | 10,000 |
|
|
| Hoạt động n | 1.0 |
| 4,000 |
| 1 | 10 | 4,000 | 40,000 |
|
2 | Nộp hồ sơ | Trực tiếp | 2.0 | 17,310 |
|
| 1 | 10 | 34,620 | 346,200 |
|
|
| Bưu điện | 0.0 |
|
|
| 1 | 10 | 0 | 0 |
|
|
| Internet | 0.0 |
|
|
| 1 | 10 | 0 | 0 |
|
3 | Nộp phí, lệ phí, chi phí khác |
|
|
|
| 1,000 | 1 | 10 | 1,000 | 10,000 |
|
3.1 | Phí |
| 0.0 |
|
| 1,000 | 1 | 10 | 1,000 | 10,000 |
|
3.2 | Lệ phí |
| 1.0 | 17,310 | 50,000 |
| 1 | 10 | 67,310 | 673,100 |
|
3.3 | Chi phí khác |
|
|
|
|
| 1 | 10 | 0 | 0 |
|
4 | Chuẩn bị, phục vụ việc kiểm tra, đánh giá của cơ quan có thẩm quyền (nếu có) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Hoạt động 1 | 4.0 | 17,310 |
|
| 1 | 10 | 69,240 | 692,400 |
|
|
| Hoạt động 2 | 0.0 |
|
|
| 1 | 10 | 0 | 0 |
|
5 | Công việc khác (nếu có) |
| 0.0 |
|
|
| 1 | 10 | 0 | 0 |
|
6 | Nhận kết quả | Trực tiếp | 2.0 | 17,310 |
|
| 1 | 10 | 34,620 | 346,200 |
|
|
| Bưu điện | 0.0 |
|
|
| 1 | 10 | 0 | 0 |
|
|
| Internet | 0.0 |
|
|
| 1 | 10 | 0 | 0 |
|
|
| Khác | 0.0 |
|
|
| 1 | 10 | 0 | 0 |
|
| TỔNG |
|
| 105,000 | 2,000 |
|
| 297,410 | 2,974,100 |
|
II. CHI PHÍ THỰC HIỆN TTHC SAU ĐƠN GIẢN HÓA HOẶC DỰ KIẾN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
STT | Các công việc khi thực hiện TTHC | Các hoạt động/ cách thức thực hiện cụ thể | Thời gian thực hiện | Mức TNBQ/ 01 giờ làm việc | Mức chi phí thuê tư vấn, dịch vụ | Mức phí, lệ phí, chi phí khác | Số lần thực hiện/ 01 năm | Số lượng đối tượng tuân thủ/ 01 năm | Chi phí thực hiện TTHC | Tổng chi phí thực hiện TTHC/ 01 năm | Ghi chú |
1 | Chuẩn bị hồ sơ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | Thành phần HS 1 | Hoạt động 1 | 1.0 | 17,310 |
|
| 1 | 10 | 17,310 | 173,100 |
|
|
| Hoạt động n | 1.0 |
| 50,000 |
| 1 | 10 | 50,000 | 500,000 |
|
1.n | Thành phần HS n | Hoạt động 1 | 1.0 |
| 1,000 |
| 1 | 10 | 1,000 | 10,000 |
|
|
| Hoạt động n | 1.0 |
| 4,000 |
| 1 | 10 | 4,000 | 40,000 |
|
2 | Nộp hồ sơ | Trực tiếp | 0.0 | 17,310 |
|
| 1 | 10 | 0 | 0 |
|
|
| Bưu điện | 1.0 |
| 8,000 |
| 1 | 10 | 8,000 | 80,000 |
|
|
| Internet | 0.0 |
|
|
| 1 | 10 | 0 | 0 |
|
3 | Nộp phí, lệ phí, chi phí khác |
|
|
|
| 1,000 | 1 | 10 | 1,000 | 10,000 |
|
3.1 | Phí |
| 0.0 |
|
| 1,000 | 1 | 10 | 1,000 | 10,000 |
|
3.2 | Lệ phí |
| 0.0 | 17,310 | 50,000 |
| 1 | 10 | 50,000 | 500,000 |
|
3.3 | Chi phí khác |
|
|
|
|
| 1 | 10 | 0 | 0 |
|
4 | Chuẩn bị, phục vụ việc kiểm tra, đánh giá của cơ quan có thẩm quyền (nếu có) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Hoạt động 1 | 0.0 | 17,310 |
|
| 1 | 10 | 0 | 0 |
|
|
| Hoạt động 2 | 0.0 |
|
|
| 1 | 10 | 0 | 0 |
|
5 | Công việc khác (nếu có) |
| 0.0 |
|
|
| 1 | 10 | 0 | 0 |
|
6 | Nhận kết quả | Trực tiếp | 0.0 | 17,310 |
|
| 1 | 10 | 0 | 0 |
|
|
| Bưu điện | 0.5 | 8,000 |
|
| 1 | 10 | 4,000 | 40,000 |
|
|
| Internet | 0.0 |
|
|
| 1 | 10 | 0 | 0 |
|
|
| Khác | 0.0 |
|
|
| 1 | 10 | 0 | 0 |
|
| TỔNG |
|
| 113,000 | 2,000 |
|
| 136,310 | 1,363,100 |
|
III. SO SÁNH CHI PHÍ
Chi phí tuân thủ TTHC hiện tại hoặc dự kiến ban hành mới và sau đơn giản hóa hoặc dự kiến sửa đổi, bổ sung
Chi phí tuân thủ TTHC còn lại (màu đậm) và Chi phí tuân thủ TTHC cắt giảm được (màu nhạt) sau đơn giản hóa hoặc dự kiến sửa đổi, bổ sung
* Ghi chú: Số liệu trong Bảng tính chỉ mang tính chất minh họa.
PHỤ LỤC II
BIỂU MẪU CÔNG BỐ, CÔNG KHAI THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT | Ký hiệu biểu mẫu | Tên biểu | Đơn vị thực hiện |
1. | Biểu mẫu 01 | Quyết định về công bố thủ tục hành chính | Các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan |
2. | Biểu mẫu 02 | Bảng niêm yết thủ tục hành chính | Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan |
3. | Biểu mẫu 03 | Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực hải quan | Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan |
4. | Biểu mẫu 04 | Nội dung từng thủ tục hành chính được niêm yết | Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan |
5. | Biểu mẫu 05 | Nội dung hướng dẫn thực hiện phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức | Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan |
Biểu số 01
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-BTC | Hà Nội, ngày tháng năm |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ TÀI CHÍNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định 63/2010/NĐ-CP;
Căn cứ (tên văn bản quy phạm pháp luật có chứa thủ tục hành chính được công bố);
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này …1 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, gồm:
1 .... thủ tục hành chính mới (Phụ lục... kèm theo).
2. ... thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế các thủ tục hành chính đã được công bố tại các Quyết định số …… ngày ... tháng ... năm ... thuộc lĩnh vực .... 2(Phụ lục... kèm theo).
3. ... thủ tục được bãi bỏ (Phụ lục... kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các Tổng cục, vụ, cục, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG (đã ký) |
_____________
1 Tổng số TTHC được công bố
2 Nêu rõ số, ngày tháng năm của quyết định đã công bố TTHC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH/SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC THAY THẾ/BỊ HỦY BỎ HOẶC BÃI BỎ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số …../QĐ-BTC ngày... tháng... năm ... của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
STT | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp Tổng cục Hải quan | |||
1 | Thủ tục a |
|
|
2 | Thủ tục b |
|
|
n | …………. |
|
|
B. Thủ tục hành chính cấp Cục Hải quan | |||
1 | Thủ tục c |
|
|
2 | Thủ tục d |
|
|
n | ………….. |
|
|
C. Thủ tục hành chính cấp Chi cục Hải quan | |||
1 | Thủ tục đ |
|
|
2 | Thủ tục e |
|
|
n | ………….. |
|
|
2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
STT | Số hồ sơ TTHC(1) | Tên thủ tục hành chính | Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế(2) | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp Tổng cục Hải quan | |||||
1 |
| Thủ tục a |
|
|
|
2 |
| Thủ tục b |
|
|
|
n |
| …………….. |
|
|
|
B. Thủ tục hành chính cấp Cục Hảỉ quan | |||||
1 |
| Thủ tục c |
|
|
|
2 |
| Thủ tục d |
|
|
|
n |
| ………….. |
|
|
|
C. Thủ tục hành chính cấp Chi cục Hải quan | |||||
1 |
| Thủ tục đ |
|
|
|
2 |
| Thủ tục e |
|
|
|
n |
| …………… |
|
|
|
Chú thích:
(1) Số hồ sơ TTHC (trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính) của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
(2) Nêu rõ tên, số, ký hiệu, ngày tháng năm ban hành và trích yếu của các văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
3. Danh mục thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
STT | Số hồ sơ TTHC(1) | Tên thủ tục hành chính | Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ, hủy bỏ thủ tục hành chính(2) | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp Tổng cục Hải quan | |||||
1 |
| Thủ tục a |
|
|
|
2 |
| Thủ tục b |
|
|
|
n |
| …………… |
|
|
|
B. Thủ tục hành chính cấp Cục Hải quan | |||||
1 |
| Thủ tục c |
|
|
|
2 |
| Thủ tục d |
|
|
|
n |
| …………….. |
|
|
|
C. Thủ tục hành chính cấp Chi cục Hải quan | |||||
1 |
| Thủ tục đ |
|
|
|
2 |
| Thủ tục e |
|
|
|
n |
| …………. |
|
|
|
Chú thích:
(1) Số hồ sơ TTHC (trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính) của thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ.
(2) Nêu rõ tên, số, ký hiệu, ngày tháng năm ban hành và trích yếu của văn bản quy phạm pháp luật quy định việc hủy bỏ, bãi bỏ thủ tục hành chính.
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
A. Thủ tục hành chính cấp Tổng cục Hải quan
1. Tên thủ tục a
- Trình tự thực hiện: (bao gồm cả thời gian, địa điểm thực hiện thủ tục hành chính)
- Cách thức thực hiện:
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thời hạn giải quyết:
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Lệ phí (nếu có):
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục a):
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
2. Tên thủ tục b
- Trình tự thực hiện: (bao gồm cả thời gian địa điểm thực hiện thủ tục hành chính)
- Cách thức thực hiện:
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thời hạn giải quyết:
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Lệ phí (nếu có):
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục b):
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
n. Thủ tục n
B. Thủ tục hành chính cấp Cục Hải quan
1. Tên thủ tục c
- Trình tự thực hiện:
- Cách thức thực hiện:
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thời hạn giải quyết:
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Lệ phí (nếu có):
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục c)
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
2. Tên thủ tục d
- Trình tự thực hiện:
- Cách thức thực hiện:
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thời hạn giải quyết:
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Lệ phí (nếu có):
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục d)
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
n. Thủ tục n
C. Thủ tục hành chính cấp Chi cục Hải quan
1. Tên thủ tục đ
- Trình tự thực hiện:
- Cách thức thực hiện:
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thời hạn giải quyết:
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Lệ phí (nếu có):
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục đ)
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
2. Tên thủ tục e
- Trình tự thực hiện:
- Cách thức thực hiện:
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thời hạn giải quyết:
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Lệ phí (nếu có):
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục e)
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
n. Thủ tục n
Lưu ý:
- Đối với những thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, ngoài việc nêu rõ thông tin trên, phải xác định rõ bộ phận nào của thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (bằng cách in nghiêng và có ghi chú: “Phần chữ in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế” ngay sau từng thủ tục).
- Đối với những thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ, không phải thống kê theo nội dung nêu trên nhưng phải xác định rõ tên thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ. Trường hợp thủ tục hành chính đã được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Quyết định công bố phải ghi rõ số hồ sơ của hồ sơ TTHC, văn bản quy phạm pháp luật có quy định việc hủy bỏ hoặc bãi bỏ thủ tục hành chính./.
Biểu mẫu 02
Bảng niêm yết thủ tục hành chính
Biểu mẫu 03
Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực hải quan
STT | TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH | TRANG |
01 | Tên thủ tục hành chính 1 | 1 |
02 | Tên thủ tục hành chính 2 | 2 |
03 | Tên thủ tục hành chính 3 | 4 |
n | Tên thủ tục hành chính n | ... |
Biểu mẫu 04
Nội dung từng thủ tục hành chính được niêm yết
1. Tên thủ tục hành chính 1
- Trình tự thực hiện:
- Cách thức thực hiện:
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thời hạn giải quyết:
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Lệ phí (nếu có):
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
2. Tên thủ tục hành chính 2
…
Biểu mẫu 05
Nội dung hướng dẫn thực hiện phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức
(Thực hiện theo Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết TTHC và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát TTHC)
TIẾP NHẬN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ VỀ QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính mong nhận được phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo các nội dung sau đây: - Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước như: từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính; tự ý yêu cầu, bổ sung, đặt thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật; sách nhiễu, gây phiền hà, đùn đẩy trách nhiệm; không niêm yết công khai, minh bạch thủ tục hành chính hoặc niêm yết công khai không đầy đủ các thủ tục hành chính tại nơi giải quyết thủ tục hành chính; thủ tục hành chính được niêm yết công khai đã hết hiệu lực thi hành hoặc trái với nội dung thủ tục hành chính được đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính... - Quy định hành chính không phù hợp với thực tế; không đồng bộ, thiếu thống nhất; không hợp pháp hoặc trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính. - Đề xuất phương án xử lý những phản ánh nêu trên hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân. Phản ánh, kiến nghị được gửi hoặc liên hệ theo địa chỉ sau: - Tên cơ quan tiếp nhận: Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính. - Địa chỉ liên hệ: số 28 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. - Số điện thoại chuyên dùng: 04.22202828 (số máy lẻ: 7002). - Số Fax: 04.22208010/04.22208020. - Địa chỉ thư điện tử: [email protected] Lưu ý: - Phản ánh, kiến nghị phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; ghi rõ nội dung phản ánh, kiến nghị; - Ghi rõ tên, địa chỉ số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín) của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị; - Không tiếp nhận phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. |
PHỤ LỤC III
BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ, RÀ SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT | Ký hiệu biểu mẫu | Tên biểu | Đơn vị thực hiện |
1. | Biểu mẫu 01 | Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính | Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan |
2. | Biểu mẫu 02/RS- KSTT | Biểu rà soát, đánh giá thủ tục hành chính và hướng dẫn điền biểu mẫu rà soát, đánh giá thủ tục hành chính | Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan |
3. | Biểu mẫu 03 | Hướng dẫn rà soát thủ tục hành chính theo nhóm | Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan |
Biểu mẫu 01
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
KẾ HOẠCH RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 20..
STT | TÊN/NHÓM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH | LĨNH VỰC | CƠ QUAN THỰC HIỆN RÀ SOÁT | THỜI GIAN THỰC HIỆN RÀ SOÁT | ||
CHỦ TRÌ | PHỐI HỢP | BẮT ĐẦU | HOÀN THÀNH | |||
I | Nhóm TTHC, quy định có liên quan về... | |||||
1 | Thủ tục... |
|
|
|
|
|
n | Thủ tục... |
|
|
|
|
|
II | Nhóm TTHC, quy định có liên quan về... | |||||
1 | Thủ tục... |
|
|
|
|
|
n | Thủ tục... |
|
|
|
|
|
III | Nhóm TTHC, quy định có liên quan về... | |||||
1 | Thủ tục... |
|
|
|
|
|
n | Thủ tục... |
|
|
|
|
|
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ | Biểu mẫu 02/RS-KSTT |
BIỂU RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. THÔNG TIN CHUNG | |||
1. Tên TTHC (+ Mã số hồ sơ trên CSDLQG về TTHC) |
| ||
2. Lĩnh vực |
| ||
3. Văn bản quy định về TTHC |
| ||
4. Cơ quan, đơn vị thực hiện rà soát |
| ||
II. RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH | |||
1. Mục tiêu cụ thể của TTHC là gì? | Đối với quản lý nhà nước: Mục tiêu a.1: ………………………………………………………………………………………………………… Mục tiêu a.n: ………………………………………………………………………………………………………… b) Đối với quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức: ………………………………………. Mục tiêu b.1: ………………………………………………………………………………………………………… Mục tiêu b.n: ………………………………………………………………………………………………………… | ||
2. Trong quá trình thực hiện mục tiêu của TTHC có sự thay đổi hoặc không được đáp ứng? | a) Có thay đổi hay không? - Mục tiêu a.1: Có £ Không £ Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………… - Mục tiêu a.n: Có £ Không £ Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………… - Mục tiêu b.1: Có £ Không £ Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………… - Mục tiêu b.n: Có £ Không £ Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………… b) Có được đáp ứng hay không? - Mục tiêu a.1: Có £ Không £ Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………… - Mục tiêu a.n: Có £ Không £ Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………… - Mục tiêu b.1: Có £ Không £ Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………… - Mục tiêu b.n: Có £ Không £ Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………… | ||
3. Biện pháp nào có thể được áp dụng khi mục tiêu của TTHC thay đổi hoặc không được đáp ứng? | a) Duy trì TTHC: £ Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………… b) Bãi bỏ TTHC: £ Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………… c) Thay thế TTHC: £ Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………… d) Sửa đổi, bổ sung TTHC: £ Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………… e) Áp dụng biện pháp khác (không phải TTHC): £ Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………… | ||
4. Biện pháp được lựa chọn có dẫn đến sự thay đổi đối với các TTHC khác có liên quan? | Có £ Không £ Nếu CÓ, - Đối với TTHC 1: …………………………………………………………………………………………………… (i) Nội dung thay đổi: ………………………………………………………………………………………………… (ii) Lý do: ……………………………………………………………………………………………………………… - Đối với TTHC n: ……………………………………………………………………………………………………. (i) Nội dung thay đổi: ………………………………………………………………………………………………… (ii) Lý do: ……………………………………………………………………………………………………………… | ||
III. RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT, TÍNH HỢP LÝ, TÍNH HỢP PHÁP CỦA CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH TTHC | |||
1. Tên thủ tục hành chính | |||
Có được quy định rõ ràng, thống nhất và phù hợp không? | Có £ Không £ (i) Lý do: ……………………………………………………………………………………………………………… (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ………………………………………………………………. | ||
2. Trình tự thực hiện | |||
a) Có được quy định đầy đủ, rõ ràng và phù hợp không? | Có £ Không £ (i) Lý do: ……………………………………………………………………………………………………………… (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………….. | ||
b) Có được quy định hợp lý giữa các bước không? | Có £ Không £ (i) Lý do: ……………………………………………………………………………………………………………… (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ………………………………………………………………. | ||
3. Cách thức thực hiện | |||
Có được quy định đầy đủ, rõ ràng và phù hợp không? | Có £ Không £ (i) Lý do: ……………………………………………………………………………………………………………… (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………….. | ||
4. Hồ sơ | |||
a) Có được quy định đầy đủ, rõ ràng và phù hợp về thành phần không? | Có £ Không £ (i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………. (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………….. | ||
b) Có được quy định rõ ràng và phù hợp về số lượng không? | Có £ Không £ (i) Lý do: ……………………………………………………………………………………………………………… (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ………………………………………………………………… | ||
5. Thời hạn giải quyết | |||
Có được quy định rõ ràng, cụ thể và phù hợp không? | Có £ Không £ (i) Lý do: ……………………………………………………………………………………………………………… (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………….. | ||
6. Cơ quan giải quyết | |||
a) Có được quy định rõ ràng, cụ thể không? | Có £ Không £ (i) Lý do: ……………………………………………………………………………………………………………… (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………….. | ||
b) Có thể ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện không? | Có £ Không £ (i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………. (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………….. | ||
7. Đối tượng thực hiện | |||
a) Có thể mở rộng/ thu hẹp đối tượng tuân thủ không? | Có £ Không £ (i) Lý do: ……………………………………………………………………………………………………………… (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………….. | ||
b) Có thể mở rộng/ thu hẹp phạm vi áp dụng không? | Có £ Không £ (i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………. (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………….. | ||
8. Phí, lệ phí | |||
a) TTHC có quy định về phí, lệ phí và các chi phí khác không? | - Phí: Có £ Không £ - Lệ phí: Có £ Không £ - Chi phí khác: Có £ Không £ | ||
b) Quy định về phí và mức phí có hợp lý, hợp pháp không? | - Về phí: Có £ Không £ (i) Lý do: ……………………………………………………………………………………………………………… (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ………………………………………………………………. - Về mức phí: Có £ Không £ (i) Lý do: ……………………………………………………………………………………………………………… (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………….. | ||
c) Quy định về lệ phí và mức lệ phí có hợp lý, hợp pháp không? | - Về lệ phí: Có £ Không £ (i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………. (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………….. - Về mức lệ phí: Có £ Không £ (i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………. (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………….. | ||
d) Quy định về chi phí khác có hợp lý, hợp pháp không? | - Về chi phí khác: Có £ Không £ (i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………. (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………….. - Về mức chi phí khác: Có £ Không £ (i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………. (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………….. | ||
đ) Cách thức nộp phí, lệ phí có hợp lý không? | Có £ Không £ (i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………. (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………….. | ||
9. Mẫu đơn, tờ khai |
| ||
Có quy định về mẫu đơn, tờ khai không? | Có £ Không £ (i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………. (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………….. | ||
Mẫu đơn, tờ khai 1: …………………………………………………………………………………………………………………………………………….. | |||
a) Nội dung thông tin | - Nội dung 1: ………………………………………………………………………………………………………… Cần thiết: Có £ Không £; Hợp lý: Có £ Không £; Hợp pháp: Có £ Không £; i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………. (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ………………………………………………………………. - Nội dung n: …………………………………………………………………………………………………………. Cần thiết: Có £ Không £; Hợp lý: Có £ Không £; Hợp pháp: Có £ Không £; (i) Lý do: ……………………………………………………………………………………………………………… (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ………………………………………………………………. | ||
b) Yêu cầu xác nhận (nếu có) | Cần thiết: Có £ Không £; Hợp lý: Có £ Không £; Hợp pháp: Có £ Không £; Nếu KHÔNG, nêu rõ: (i) Lý do: ……………………………………………………………………………………………………………….. (ii) Phương án xử lý ……………………………….………………………………………………………………… | ||
c) Ngôn ngữ | Cần thiết: Có £ Không £; Hợp lý: Có £ Không £; Hợp pháp: Có £ Không £; Nếu KHÔNG, nêu rõ: (i) Lý do: ……………………………………………………………………………………………………………….. (ii) Phương án xử lý ……………………………….………………………………………………………………… | ||
Mẫu đơn, tờ khai n: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… | |||
10. Yêu cầu, điều kiện | |||
TTHC này có quy định về yêu cầu, điều kiện không? | Có £ Không £ (i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………. (ii) Phương án xử lý ……………………………….. ……………………………………………………………….. | ||
Yêu cầu, điều kiện 1: ……………………… ………………………. | Có hợp lý, hợp pháp không? Có £ Không £ (i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………. (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………….. | ||
Yêu cầu, điều kiện n: ……………………… ………………………. | Có hợp lý, hợp pháp không? Có £ Không £ (i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………. (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………….. | ||
11. Kết quả thực hiện | |||
a) Có được quy định về thời hạn có hiệu lực không? | Có £ Không £ (i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………. (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………….. | ||
b) Quy định thời hạn có giá trị hiệu lực có hợp lý, hợp pháp không? | Hợp lý: Có £ Không £; Hợp pháp: Có £ Không £ (i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………. (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………….. | ||
c) Quy định phạm vi có giá trị hiệu lực có hợp lý, hợp pháp không? | Hợp lý: Có £ Không £; Hợp pháp: Có £ Không £ (i) Lý do: ………………………………………………………………………………………………………………. (ii) Phương án xử lý (Nếu câu trả lời là KHÔNG): ……………………………………………………………….. | ||
12. Văn bản cần sửa đổi, bổ sung (Đề nghị nêu rõ tên loại; số, ký hiệu; ngày, tháng, năm; điều, khoản, điểm quy định) | |||
a) Luật | £ |
| |
b) Pháp lệnh | £ |
| |
c) Nghị định | £ |
| |
d) Quyết định của TTCP | £ |
| |
đ) Thông tư/ Thông tư liên tịch | £ |
| |
e) Quyết định của Bộ trưởng | £ |
| |
g) Văn bản khác | £ |
| |
IV. THÔNG TIN LIÊN HỆ | |||
Họ và tên người điền: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Điện thoại cố định: ………………………………………; Di động: ……………………………….; Email: ……………………………………………………………… | |||
HƯỚNG DẪN
ĐIỀN BIỂU MẪU RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Cơ quan, đơn vị thực hiện rà soát, đánh giá thủ tục hành chính (sau đây viết tắt là Cơ quan rà soát) điền các thông tin chung về TTHC được rà soát: Tên TTHC, mã số hồ sơ TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; lĩnh vực (theo các lĩnh vực đã được phân chia trên Cơ sở dữ liệu quốc gia); văn bản quy định về TTHC (nêu tất cả các văn bản quy định về TTHC này); tên cơ quan hoặc đơn vị thực hiện rà soát.
II. RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ SỰ CẦN THIẾT CỦA TTHC
Câu 1. Mục tiêu cụ thể của TTHC là gì?
Thủ tục hành chính được quy định để đáp ứng các mục tiêu quản lý nhà nước cụ thể; quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cụ thể của cá nhân, tổ chức. Do đó, muốn xác định được sự cần thiết của TTHC trước tiên phải xác định TTHC được đặt ra nhằm đạt được mục tiêu cụ thể gì? Nếu không thể xác định được mục tiêu cần đạt được khi quy định TTHC thì rõ ràng TTHC sẽ không cần thiết.
Mục tiêu cụ thể của TTHC được xác định là TTHC này được đặt ra để làm gì? nội dung quản lý nhà nước cần đạt được là gì; quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cần được đáp ứng là gì? dự kiến tác động như thế nào đối với đời sống xã hội.
Đồng thời, Cơ quan rà soát phải xem xét các mục tiêu mà TTHC hướng tới có cần thiết hay không và đưa ra lập luận và bằng chứng chứng minh cho câu trả lời được lựa chọn.
Lưu ý, nếu câu trả lời chỉ chung chung là TTHC được đặt ra nhằm đạt được mục tiêu là thực hiện quản lý nhà nước hoặc để nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước hay đáp ứng quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức là chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc điền Biểu mẫu rà soát, đánh giá.
Câu 2. Trong quá trình thực hiện mục tiêu của TTHC có sự thay đổi hoặc không được đáp ứng?
Một trong những tiêu chí quan trọng để xác định sự cần thiết của TTHC là TTHC khi thực hiện phải đạt được mục tiêu đặt ra. Do đó, với mục tiêu được xác định tại Câu 1, Cơ quan rà soát đánh giá xem TTHC khi được thực hiện có sự thay đổi về mục tiêu hoặc có đáp ứng được mục tiêu đặt ra hay không? Nếu có lý do về sự không hiệu quả thì có thể kết luận là TTHC không đáp ứng được mục tiêu đặt ra, do TTHC đó không cần thiết hoặc không hợp lý, không hợp pháp hoặc do mục tiêu của TTHC có sự thay đổi.
Câu hỏi này yêu cầu Cơ quan rà soát phải đưa ra những bằng chứng cụ thể để chứng minh đối với sự lựa chọn câu trả lời của mình.
Câu 3. Biện pháp nào có thể được áp dụng khi mục tiêu của TTHC thay đổi hoặc không được đáp ứng?
Câu hỏi này, đòi hỏi Cơ quan rà soát thông qua thực tế thực hiện TTHC, nghiên cứu nhằm kết luận sự cần thiết duy trì TTHC hoặc đưa ra phương án bãi bỏ TTHC nếu mục tiêu đặt ra không cần thiết hoặc thay thế, sửa đổi, bổ sung TTHC hay áp dụng các biện pháp khác nếu mục tiêu của TTHC có sự thay đổi hoặc không được đáp ứng.
Ngoài ra, do sự thay đổi, phát triển của điều kiện kinh tế - xã hội nên một số TTHC không còn cần thiết nữa nên có thể bị bãi bỏ mà vẫn đảm bảo được mục tiêu quản lý.
Câu 4. Biện pháp được lựa chọn có dẫn đến sự thay đổi đối với các TTHC khác có liên quan?
Câu hỏi này, đòi hỏi Cơ quan rà soát đưa ra được sự thay đổi của các TTHC có liên quan khi áp dụng các biện pháp bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung TTHC hay áp dụng các biện pháp khác để đánh giá những tác động của sự thay đổi TTHC đối với đời sống xã hội, làm căn cứ cho việc đưa ra các phương án xử lý tối ưu.
III. RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ, HỢP PHÁP CỦA CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH TTHC
Câu 1. Tên TTHC
Tên TTHC được coi là rõ ràng, thống nhất nếu tên của một TTHC được quy định chính xác và thống nhất trong tất cả các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC đó. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật chỉ quy định về một hoặc một vài bộ phận cấu thành của TTHC (ví dụ: hồ sơ, thời hạn giải quyết, yêu cầu, điều kiện...), tên của TTHC vẫn phải được quy định rõ ràng, cụ thể.
Câu 2. Trình tự thực hiện
Trình tự thực hiện TTHC được coi là rõ ràng nếu xác định rõ các bước phải làm như thế nào và phù hợp với người dân, tổ chức, cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện TTHC.
Câu hỏi này yêu cầu Cơ quan rà soát:
- Xem xét quy định về trình tự thực hiện TTHC này có rõ ràng, cụ thể hay không? nếu không quy định, Cơ quan rà soát nghiên cứu và đề xuất phương án xử lý;
- Trường hợp quy định về các bước trong trình tự thực hiện đã rõ ràng, cụ thể, Cơ quan rà soát nêu rõ mục đích của từng bước trong trình tự thực hiện, trên cơ sở đó xác định từng bước đó có cần thiết hay không? Có hợp lý hay không? Có hợp pháp không. Nếu các bước xét thấy không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, Cơ quan rà soát nghiên cứu và đề xuất cụ thể phương án xử lý; đồng thời, xem xét tổng thể các bước trong trình tự thực hiện có được sắp xếp lô-gic và hợp lý hay không? nếu không, Cơ quan rà soát nghiên cứu và đề xuất cụ thể phương án xử lý.
Câu 3. Cách thức thực hiện
Cách thức thực hiện TTHC được coi là rõ ràng nếu xác định rõ cách thức người dân, tổ chức có thể thực hiện TTHC và cách thức cơ quan hành chính nhà nước trả kết quả TTHC.
Câu hỏi này yêu cầu Cơ quan rà soát:
- Xem xét quy định về cách thức thực hiện có rõ ràng, cụ thể hay không? Nếu không, Cơ quan rà soát nghiên cứu và đề xuất phương án xử lý;
- Nếu quy định về cách thức thực hiện đã rõ ràng, cụ thể, Cơ quan rà soát phải xem xét, nghiên cứu có thể thực hiện TTHC bằng các cách thức khác được hay không (như: gửi hồ sơ qua bưu điện; qua e-mail...)?
Câu 4. Hồ sơ
Trên thực tế có những TTHC được quy định không hợp lý về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ nên đã gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC cũng như tạo sự tùy tiện trong giải quyết TTHC của các cơ quan, tổ chức nhà nước. Cụ thể:
- Sự không rõ ràng, không hợp lý thể hiện ở các nội dung sau:
+ Không rõ ràng về hình thức (bản chính, bản sao,...); không rõ ràng về số lượng từng thành phần hồ sơ, số bộ hồ sơ phải nộp; không rõ ràng về các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan phải nộp;...
+ Không hợp lý về nội dung như: hồ sơ bao gồm cả những giấy tờ không thực sự cần thiết cho mục đích việc thực hiện TTHC; phải cung cấp những thông tin mà cá nhân, tổ chức đã nộp để nhận kết quả của TTHC khác mà kết quả này đã được quy định là thành phần hồ sơ hoặc cơ quan nhà nước có thể dễ dàng có được thông qua sự liên thông, phối hợp giữa các cơ quan có liên quan; phải đáp ứng các yêu cầu về thành phần hồ sơ mà trên thực tế rõ ràng không thực hiện được;
+ Không rõ ràng về nội dung các thông tin phải cung cấp vì đơn, tờ khai phải nộp không được mẫu hóa;
- Không hợp pháp như: quy định về thành phần, số lượng hồ sơ trái với quy định của văn bản cấp trên.
Câu hỏi này yêu cầu Cơ quan rà soát đánh giá:
- Về thành phần:
+ Quy định có rõ ràng, cụ thể hay không?
+ Tương ứng với mỗi thành phần hồ sơ, nêu rõ lý do tại sao cần có loại giấy tờ đó trong việc thực hiện thủ tục; tại sao cần số lượng hồ sơ như quy định cũng như lý do về yêu cầu (công chứng, chứng thực, xác nhận, bản sao, bản chính...) cụ thể đối với từng thành phần hồ sơ.
- Về số lượng hồ sơ:
+ Quy định có rõ ràng, cụ thể không?
+ Quy định có hợp lý không?
Nếu một trong các câu trả lời trên là “Không”, Cơ quan rà soát nghiên cứu, đề xuất loại bỏ hoặc phương án xử lý về thành phần, số lượng hồ sơ để giảm gánh nặng cho cá nhân, tổ chức. Đồng thời, Cơ quan rà soát phải nêu rõ lý do cho đề xuất loại bỏ hoặc phương án xử lý.
Câu 5. Thời hạn giải quyết
Việc quy định rõ thời hạn giải quyết TTHC sẽ tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC cũng như nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nhà nước trong giải quyết TTHC.
Câu hỏi này yêu cầu Cơ quan rà soát xác định rõ TTHC:
- Có quy định cụ thể thời gian giải quyết từ phía các cơ quan quản lý hay không? Nếu KHÔNG, cần nghiên cứu để nêu rõ thời hạn giải quyết bao lâu là phù hợp.
- Nếu TTHC đã quy định thời hạn giải quyết thì thì thời hạn này có hợp lý hay không? Nếu KHÔNG cần nêu rõ lý do? Thời hạn này có thể rút ngắn được hay không? Nếu có thể rút ngắn thì thời hạn bao lâu là phù hợp?
- Thời hạn đã quy định có trái hoặc mâu thuẫn với văn bản của cơ quan cấp trên hay không?
Câu 6. Cơ quan giải quyết
Trong câu hỏi này, Cơ quan rà soát cần xem xét quy định về cơ quan thực hiện TTHC như hiện hành có còn hợp lý, hợp pháp không. Để trả lời được nội dung này, Cơ quan rà soát cần:
- Xem xét có thể áp dụng các giải pháp phân cấp hoặc ủy quyền cho cơ quan hành chính cấp dưới thực hiện TTHC này hay không?
- Xem xét việc quy định cơ quan thực hiện TTHC có đúng thẩm quyền theo pháp luật hiện hành không?
Câu 7. Đối tượng thực hiện
Để trả lời câu này, Cơ quan rà soát cần:
- Xem xét tính hợp lý của quy định về đối tượng tuân thủ TTHC và phạm vi điều chỉnh (có tạo ra sự phân biệt giữa các vùng miền hoặc các lĩnh vực không? Có tạo sự phân biệt giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tổ chức không? Có tạo ra sự phân biệt giữa cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài với cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam không?). Nếu thấy quy định về đối tượng tuân thủ không hợp lý thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.
- Xem xét tính hợp pháp của quy định về đối tượng tuân thủ TTHC và phạm vi điều chỉnh (có trái với văn bản của cơ quan cấp trên không? Có trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập, ký kết không?). Nếu thấy quy định về đối tượng tuân thủ không hợp pháp thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.
Câu 8. Phí, lệ phí
Nếu TTHC có quy định về phí, lệ phí hoặc chi phí khác, Cơ quan rà soát cần:
- Xem xét quy định về phí, lệ phí hoặc chi phí khác có hợp lý không (mang tính bắt buộc có đúng không? mức phí, lệ phí là cao hay thấp? mức phí có phù hợp với đặc điểm từng vùng và thông lệ quốc tế không?). Nếu thấy quy định không hợp lý thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.
- Xem xét quy định về phí, lệ phí hoặc chi phí khác có hợp pháp không (có đúng thẩm quyền, có trái với văn bản của cơ quan cấp trên không?). Nếu thấy quy định không hợp pháp thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.
Câu 9. Mẫu đơn, tờ khai
- Nếu mẫu đơn, mẫu tờ khai đã được quy định thì rà soát từng nội dung thông tin trong mẫu đơn, mẫu tờ khai xem có cần thiết, hợp lý hợp pháp không và đưa ra lý do và phương án sửa đổi, bổ sung đối với những nội dung không còn phù hợp. Để trả lời câu hỏi này, Cơ quan rà soát cần:
+ Xem xét từng nội dung thông tin quy định tại mẫu đơn, tờ khai xem có rõ ràng không; tại sao phải có thông tin đó; thông tin có cần thiết cho việc giải quyết thủ tục hay không; thông tin yêu cầu có thực tế hay không có trùng lặp với các thông tin có trong các thành phần hồ sơ khác phải nộp hoặc trong hồ sơ lưu của cơ quan giải quyết TTHC (hồ sơ của TTHC khác có liên quan);
+ Xem xét yêu cầu xác nhận (nếu có) của mẫu đơn, tờ khai có cần thiết hay không, cơ quan có thẩm quyền xác nhận có phù hợp với quy định của pháp luật không? Nội dung xác nhận có đảm bảo yêu cầu quản lý không;
+ Xem xét thể thức, ngôn ngữ của mẫu đơn, mẫu tờ khai có tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức không.
- Nếu mẫu đơn, mẫu tờ khai chưa được quy định, mẫu hóa thì nêu lý do và phương án xử lý (nếu cần).
Câu 10. Yêu cầu, điều kiện
Nếu TTHC có quy định về yêu cầu, điều kiện, Cơ quan rà soát cần:
- Tương ứng với mỗi yêu cầu hoặc điều kiện của thủ tục, xem xét lý do tại sao cần có yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục. Nếu thấy yêu cầu hoặc điều kiện không còn cần thiết thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.
- Tương ứng với mỗi yêu cầu hoặc điều kiện của thủ tục, xem xét yêu cầu hoặc điều kiện có hợp lý không (có đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với cá nhân, tổ chức và công chức thực thi không? yêu cầu hoặc điều kiện này có trùng lặp với các yêu cầu, điều kiện khác mà cá nhân, tổ chức đã thực hiện không?). Nếu thấy yêu cầu hoặc điều kiện không hợp lý thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.
- Tương ứng với mỗi yêu cầu hoặc điều kiện của thủ tục, xem xét yêu cầu hoặc điều kiện có hợp pháp không (có được quy định đúng thẩm quyền không? Có trái với văn bản của cơ quan cấp trên không? Có hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức không). Nếu thấy yêu cầu hoặc điều kiện không hợp pháp thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.
Câu 11. Kết quả thực hiện
Nếu TTHC có quy định về kết quả của việc thực hiện TTHC, Cơ quan rà soát cần:
- Xem xét thời hạn có giá trị hiệu lực của kết quả có cần thiết không? Có hợp lý không? (việc không quy định thời hạn có hiệu lực của kết quả có đảm bảo mục tiêu quản lý không? thời hạn có hiệu lực của kết quả của thủ tục đã là tối đa chưa? Có thể kéo dài được nữa không?). Nếu thấy quy định không cần thiết, không hợp lý thì nêu rõ lý do và phương án xử lý.
- Xem xét thời hạn có hiệu lực của kết quả có hợp pháp không (quy định có đúng thẩm quyền không? Có trái với văn bản quả cơ quan cấp trên không?).
Câu 12. Văn bản cần sửa đổi, bổ sung
Tại câu này, Cơ quan rà soát tổng hợp các phương án xử lý từ Câu 1 đến Câu 11 để nêu rõ văn bản cần sửa đổi, bổ sung: Tên loại; số ký hiệu; ngày, tháng, năm; điều, khoản, điểm quy định.
IV. THÔNG TIN LIÊN HỆ
Cơ quan chủ trì soạn thảo ghi rõ thông tin của người trực tiếp điền Biểu mẫu rà soát, đánh giá TTHC, giúp Cơ quan tổng hợp có thể trao đổi trong quá trình tổng hợp./.
Biểu mẫu 03
HƯỚNG DẪN RÀ SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO NHÓM
Việc rà soát TTHC, quy định có liên quan theo nhóm được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Rà soát theo nhóm TTHC
a. Các loại sơ đồ
Để tiến hành rà soát theo nhóm TTHC, chúng ta sử dụng 02 loại sơ đồ: sơ đồ tổng thể và sơ đồ chi tiết. Tùy thuộc vào mục đích rà soát, chúng ta sẽ lựa chọn loại sơ đồ phù hợp.
- Sơ đồ tổng thể dùng để thể hiện mối quan hệ giữa các thủ tục trong nhóm TTHC mà đối tượng thực hiện TTHC phải trải qua từ giai đoạn bắt đầu đến khi đạt được kết quả cuối cùng.
- Sơ đồ tổng thể là công cụ hiệu quả để phân tích, đánh giá tính cần thiết của từng TTHC thông qua việc xem xét mối quan hệ của từng thủ tục trong nhóm TTHC được rà soát. Đồng thời, sơ đồ tổng thể cho thấy mối tương tác giữa các cơ quan hành chính khác nhau và xác định được những công đoạn quan trọng trong quá trình giải quyết TTHC, từ đó, gợi ý ban đầu cho hướng nghiên cứu cụ thể hơn đối với từng TTHC.
- Sơ đồ chi tiết dùng để thể hiện mối tương quan giữa các bộ phận cấu thành của từng TTHC trong nhóm TTHC.
Sơ đồ chi tiết giúp chúng ta nghiên cứu cụ thể đến từng bộ phận cấu thành của TTHC thuộc nhóm TTHC được rà soát trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá tính cần thiết, tính hợp lý của từng bộ phận cấu thành của từng TTHC trong mối quan hệ với bộ phận cấu thành tương ứng của TTHC khác trong nhóm. Đây là công cụ hiệu quả để phân tích, đánh giá tiêu chí về tính hợp lý của TTHC.
b. Cách thức lập sơ đồ
Cách thức lập sơ đồ được thực hiện cụ thể như sau:
- Tập hợp các văn bản pháp luật có quy định về TTHC thuộc vấn đề, phạm vi rà soát.
- Thống kê TTHC: Dựa vào các văn bản pháp luật tập hợp được, xác định các TTHC cụ thể của nhóm TTHC thuộc vấn đề, phạm vi rà soát. Đồng thời, thực hiện việc thống kê để mô tả các bộ phận của TTHC đối với TTHC chưa được công bố. Đối với TTHC đã được công bố, cần kiểm tra lại các nội dung đã được công bố so với quy định tại văn bản pháp luật nếu phát hiện có sự khác biệt với văn bản pháp luật thì điêu chỉnh lại theo quy định tại văn bản pháp luật.
- Lập sơ đồ nhóm TTHC:
+ Việc lập sơ đồ tổng thể của nhóm TTHC thực hiện như sau:
(1) Xác định mục đích lập sơ đồ (sử dụng để đánh giá, xem xét tính cần thiết của từng thủ tục trong nhóm hoặc để đề xuất giải pháp phối hợp thực hiện giữa các cơ quan hành chính,...).
(2) Xác định kết quả cuối cùng cần đạt được khi thực hiện nhóm TTHC. Ví dụ: Đối với nhóm TTHC liên quan đến việc thành lập trường đại học tư thục, kết quả cuối cùng mong muốn đạt được của nhà đầu tư là trường đại học được đi vào hoạt động (được phép tuyển sinh).
(3) Xác định thứ tự thực hiện các TTHC trong nhóm để đi đến được kết quả cuối cùng đã xác định ở mục (2). Để thực hiện được bước này, cần căn cứ vào nội dung quy định của TTHC như: hồ sơ, yêu cầu, điều kiện, trình tự thực hiện,... để xác định thứ tự của các TTHC trong nhóm, Ví dụ: Đối với nhóm TTHC liên quan đến thành lập trường đại học, tại thành phần hồ sơ của thủ tục quyết định thành lập trường đại học có yêu cầu “Văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư thành lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ”, do đó, khi sắp xếp thứ tự thì thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư thành lập trường đại học phải được thực hiện trước thủ tục này.
(4) Hoàn thiện sơ đồ chi tiết.
Bước 2: Rà soát, đánh giá TTHC
a. Nội dung
Việc rà soát, đánh giá được thực hiện sau khi hoàn thành bước lập sơ đồ nhóm TTHC. Rà soát, đánh giá từng TTHC phải đặt trong mối quan với các thủ tục trong nhóm. Vì vậy, quá trình đánh giá TTHC đơn lẻ và đánh giá tổng thể được tiến hành đồng thời, có tác dụng bổ trợ cho nhau để đưa ra phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách TTHC toàn diện, triệt để hơn.
Việc vận dụng phương pháp rà soát, đánh giá nhóm TTHC sẽ giúp xem xét mối quan hệ tương quan của TTHC trong nhóm từ đó giúp đánh giá và trả lời các câu hỏi về tính cần thiết, tính hợp lý của TTHC. Việc phân tích sơ đồ được thực hiện cụ thể như sau:
- Đánh giá sự cần thiết của TTHC trong mối quan hệ biện chứng với nhóm TTHC:
Dựa trên sơ đồ tổng thể để phân tích sự cần thiết của TTHC trong nhóm, trong đó tập trung vào tiêu chí đánh giá mục tiêu quản lý và mức độ ảnh hưởng của thủ tục đối với nhóm thủ tục. Qua việc xem xét, đánh giá phát hiện những điểm bất hợp lý, những TTHC không thật sự cần thiết do trùng lặp, hoặc đã được quản lý bằng các thủ tục ở công đoạn trước đó hoặc tiếp theo,... từ đó định hướng cho việc nghiên cứu đề xuất phương án phù hợp, ví dụ: bãi bỏ hoặc gộp để tiến hành đồng thời những TTHC đó,...
- Phân tích phát hiện sự trùng lặp và khả năng kế thừa kết quả giải quyết giữa các bước trong quy trình:
Dựa trên kết quả rà soát theo nhóm chi tiết, thực hiện việc đối chiếu, so sánh các yêu cầu của các bộ phận cấu thành của các TTHC (tập trung ở một số bộ phận như: thành phần hồ sơ; trình tự thực hiện; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí,...) qua từng công đoạn của quy trình giúp đánh giá được gánh nặng mà cá nhân, tổ chức phải thực hiện, đồng thời phát hiện, loại bỏ những nội dung yêu cầu về TTHC bị trùng lặp hoặc đã được kiểm soát ở các khâu trước đó để từ đó đưa ra giải pháp loại bỏ hoặc kế thừa, công nhận kết quả giải quyết của các khâu phía trước trong quy trình hoặc có thể chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước với nhau nhằm giảm gánh nặng chi phí tuân thủ của cá nhân, tổ chức.
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của việc giải quyết thủ tục đến kết quả cuối cùng của nhóm để thực hiện phân bổ nguồn lực hiệu quả cho quá trình thực hiện:
Việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các TTHC đơn lẻ trong nhóm TTHC là cơ sở xem xét mức độ ảnh hưởng việc giải quyết của từng thủ tục đến kết quả cuối cùng của nhóm. Đây không chỉ có tác dụng trong việc đánh giá tính cần thiết của từng thủ tục trong quy trình mà còn giúp nhìn nhận về tính hợp lý của việc phân bổ: thời gian thực hiện; cơ quan thực hiện; cách thức, trình tự thực hiện. Kết quả phân tích này là cơ sở giúp:
(1) Nhận định phân bổ thời gian chưa hợp lý, chưa tương xứng với yêu cầu, mục tiêu, thực tế quản lý để có sự điều chỉnh phù hợp; đồng thời có giải pháp về kiểm soát, quản lý thời hạn thực hiện.
(2) Đánh giá khả năng điều chỉnh trình tự, cách thức thực hiện thủ tục trong quy trình để giảm tối đa việc tiếp xúc giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình thực hiện thông qua các giải pháp như: thực hiện liên thông; thực hiện đồng thời các thủ tục đơn lẻ đối với những cơ quan hành chính nhà nước tiếp xúc trên 01 lần trong quá trình thực hiện nhóm thủ tục,...
(3) Đánh giá để phân cấp thực hiện một cách khoa học, tránh quá tải trong thực hiện./.
PHỤ LỤC IV
DANH MỤC BIỂU MẪU BÁO CÁO THỰC HIỆN KIỀM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT | Ký hiệu biểu mẫu | Tên biểu | Đơn vị thực hiện |
1. | Biểu mẫu 01 | Kết quả đánh giá tác động quy định thủ tục hành chính | Các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan |
2. | Biểu mẫu 02 | Số thủ tục hành chính, văn bản quy phạm pháp luật được công bố, công khai | Các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan |
3. | Biểu mẫu 03 | Kết quả rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính | Các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan |
4. | Biểu mẫu 04 | Tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan ngành dọc cấp Trung ương | Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan |
5. | Biểu mẫu 05 | Nguyên nhân quá hạn đối với các trường hợp tồn đọng trong giải quyết thủ tục hành chính | Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan |
Biểu mẫu 01 | KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG | Đơn vị báo cáo: |
Đơn vị tính: TTHC, Văn bản
TT | Đơn vị thực hiện | Tổng số | Phân loại theo tên VBQPPL | Phân loại về nội dung | ||||||||||||
Luật | Pháp lệnh | Nghị định | QĐTTg | Thông tư, Thông tư liên tịch | Số TTHC dự kiến/ được quy định mới | Số TTHC dự kiến/ được sửa đổi, bổ sung | Số TTHC dự kiến/ được bãi bỏ, hủy bỏ | |||||||||
Số TTHC | Số VB QPPL | Số TTHC | Số VB QPPL | Số TTHC | Số VB QPPL | Số TTHC | Số VB QPPL | Số lượng TTHC | Số VB QPPL | Số TTHC | Số VB QPPL | |||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | |
I | Kết quả đánh giá tác động TTHC trong Dự thảo văn bản QPPL |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Cục/Vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Số văn bản QPPL có quy định về TTHC đã được ban hành |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Cục/Vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):
Mục I, Mục II: Cột 1 ……………………………..; Cột 2 ……………………….
| Ngày tháng năm |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 01
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG QUY ĐỊNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Nội dung
Tổng hợp kết quả đánh giá tác động quy định TTHC và ban hành văn bản QPPL có quy định về TTHC của đơn vị.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
- Cột A: Liệt kê tên các đơn vị thực hiện đánh giá tác động về TTHC và ban hành văn bản QPPL có quy định về TTHC.
- Cột 1 = Cột (3+5+7+9+11) = Cột (13+14+15).
- Cột 2 = Cột (4+6+8+10+12)
3. Nguồn số liệu: Từ số liệu theo dõi, báo cáo, ghi chép của các đơn vị.
Biểu mẫu 02 | SỐ TTHC, VBQPPL ĐƯỢC CÔNG BỐ, CÔNG KHAI | Đơn vị báo cáo: |
Đơn vị tính: TTHC, văn bản
STT | Đơn vị thực hiện | Số lượng quyết định công bố đã ban hành | Số VBQPPL, TTHC được công bố | Số lượng văn bản đề nghị mở công khai/ không công khai | Số VBQPPL, TTHC đề nghị công khai/không công khai | |||||||
Số VBQPPL | Số TTHC | VBQPPL | TTHC | |||||||||
Tổng số | Chia ra | Ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung (Công khai) | Hủy bỏ hoặc bãi bỏ (Không công khai) | Quy định mới; được sửa đổi bổ sung (Công khai) | Hủy bỏ hoặc bãi bỏ (Không công khai) | |||||||
Số TTHC quy định mới | Số TTHC được sửa đổi, bổ sung | Số TTHC hủy bỏ, bãi bỏ | ||||||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | |
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Cục/Vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| … |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần 1):
Cột 2 …………………..; Cột 3 ……………………..; Cột 8 ……………………; Cột 10 …………………………..
| Ngày tháng năm |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 02
SỐ TTHC, VBQPPL ĐƯỢC CÔNG BỐ CÔNG KHAI TẠI ĐƠN VỊ
1. Nội dung:
Tổng hợp số liệu TTHC, VBQPPL được công bố, công khai trong kỳ báo cáo.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
- Cột A biểu số 04a: ghi tổng số và lần lượt tên các đơn vị thực hiện việc công bố công khai.
- Cột 1 = ghi số lượng quyết định công bố đã được ký ban hành;
Ví dụ:
+ Tại cột 1 biểu số 04a: trong kỳ báo cáo, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành 02 quyết định công bố thì ở cột 1 điền số 2;
- Cột 2 = Cột (8+9);
- Cột 3 = Cột (4+5+6).
- Cột 7: ghi số lượng văn bản đề nghị mở công khai/không công khai sau khi đã hoàn thành việc nhập dữ liệu thông tin về TTHC, VBQPPL có quy định về TTHC đã được công bố, ví dụ: trong kỳ báo cáo, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 01 văn bản đề nghị mở công khai/không công khai thì ở cột 1 điền số 01.
Trường hợp văn bản đề nghị mở công khai đối với các TTHC tại nhiều quyết định công bố khác nhau thuộc phạm vi quản lý, theo dõi của các đơn vị khác nhau trong Bộ, cơ quan thì gộp chung các dòng ngang và điền số cho phù hợp, ví dụ trường hợp công bố, đề nghị mở công khai tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Đơn vị thực hiện | Số lượng quyết định công bố đã ban hành | Số lượng văn bản đề nghị mở công khai/ không công khai | |
TT | A | (1) | (2) |
| Tổng số |
|
|
1 | Cục Quản lý đăng ký kinh doanh | 1 | 1 |
2 | Cục Đầu tư nước ngoài | 1 | |
3 | Vụ Hợp tác xã | 1 |
3. Nguồn số liệu:
Từ số liệu báo cáo gửi về của các đơn vị hoặc từ số liệu ghi chép, theo dõi của đơn vị báo cáo.
Biểu mẫu 03 | KẾT QUẢ RÀ SOÁT, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC | Đơn vị báo cáo: |
Đơn vị tính: TTHC/nhóm TTHC, văn bản
STT | Tên TTHC hoặc tên nhóm TTHC trong Kế hoạch rà soát | Phương án rà soát thuộc thẩm quyền | Phương án rà soát đề xuất, kiến nghị | Đạt tỷ lệ đơn giản hóa | ||||||||
Số lượng VB | Số TTHC | Số lượng VB | Số lượng TTHC | |||||||||
Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | |||||||||
Số TTHC sửa đổi | Số TTHC quy định mới | Số TTHC cắt giảm | Số TTHC sửa đổi | Số TTHC quy định mới | Số TTHC cắt giảm | |||||||
A | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | |
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I | Thực hiện theo Kế hoạch rà soát của Bộ, cơ quan |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Thủ tục/nhóm TT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Thực hiện theo Kế hoạch rà soát của TTCP |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Thủ tục/nhóm TT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo năm lần 1):
Mục I: Cột 1 …………………; Cột 2 …………………..; Cột 6 …………………; Cột 7………………….; Cột 11 ……………………………….;
Mục II: Cột 1 …………………; Cột 2 …….…………….; Cột 6 …………………; Cột 7………………….; Cột 11 ……………………………….;
| Ngày tháng năm |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 03
KẾT QUẢ RÀ SOÁT, ĐƠN GIẢN HÓA TTHC
1. Nội dung:
Tổng hợp số liệu TTHC và số VBQPPL được rà soát, đánh giá hàng năm theo Kế hoạch định kỳ của các đơn vị hoặc Kế hoạch trọng tâm của Thủ tướng Chính phủ.
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu:
+ Mục I cột A: ghi tổng số TTHC/nhóm TTHC được giao rà soát; ghi tên TTHC, nhóm TTHC được đề cập trong Kế hoạch rà soát định kỳ hàng năm do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ban hành.
+ Mục II cột A: ghi tổng số TTHC/nhóm TTHC được giao rà soát; ghi tên TTHC, nhóm TTHC đơn vị được giao thực hiện rà soát theo Kế hoạch rà soát trọng tâm của Thủ tướng Chính phủ.
- Cột 1 và cột 6 = ghi số lượng VBQPPL dự kiến/đã đưa vào phương án sửa đổi, bổ sung, thay thế.
- Cột 2 = Cột (3+4+5);
- Cột 7 = Cột (8+9+10);
- Cột 11: là phần kết xuất sau khi tính toán chi phí tuân thủ TTHC theo tỉ lệ %. Phần kết xuất này được cài đặt tự động trên bảng excel. File excel này đã có các công thức cần thiết. Người sử dụng chỉ cần nhập các dữ liệu vào các ô có liên quan mà không cần phải lập công thức. Sau khi điền đủ và đúng số liệu đã thu thập được theo hướng dẫn, bảng excel sẽ tự động tính toán các chi phí tuân thủ TTHC, cho biết số liệu theo từng hoạt động của TTHC và tổng cộng đối với cả TTHC.
Công thức tính đạt tỉ lệ đơn giản hóa tại cột 11 như sau:
Cột 11 = | Tổng chi phí của TTHC hiện tại - Tổng chi phí TTHC sau ĐGH | 100% |
Tổng chi phí của TTHC hiện tại |
3. Nguồn số liệu: Từ số liệu báo cáo gửi về của các đơn vị
Biểu mẫu 04 | TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI CƠ QUAN NGÀNH DỌC CẤP TRUNG ƯƠNG | Đơn vị báo cáo: |
Đơn vị tính: Số hồ sơ TTHC
STT | Lĩnh vực, công việc giải quyết | Số hồ sơ nhận giải quyết | Kết quả giải quyết | Ghi chú | |||||||
Tổng số | Trong đó | Số hồ sơ đã giải quyết | Số hồ sơ đang giải quyết | ||||||||
Số kỳ trước chuyển qua | Số mới tiếp nhận | Tổng số | Trả đúng thời hạn | Trả quá hạn | Tổng số | Chưa đến hạn | Quá hạn | ||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
I | Lĩnh vực hải quan |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Cấp Tổng cục Hải quan |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Cấp Cục Hải quan |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Cấp Chi cục Hải quan |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: Tổng số ước tính 02 tháng cuối trong kỳ báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm lần1):
Cột 3 ………………………..
| Ngày tháng năm |
GIẢI THÍCH CÁC BIỂU MẪU 04
TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Nội dung
- Báo cáo tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
- Trách nhiệm thực hiện báo cáo: các cơ quan được giao nhiệm vụ trực tiếp giải quyết TTHC (giải quyết TTHC theo thẩm quyền)
2. Phương pháp tính và cách ghi biểu
- Cột 1: Đánh số thứ tự liên tiếp theo ví dụ tại mẫu
- Cột 2: Ghi tên lĩnh vực có TTHC trong kỳ báo cáo; các cấp giải quyết TTHC.
- Cột 3, 4, 5: Ghi tổng số TTHC đã nhận để giải quyết trong kỳ báo cáo (cột 3), bao gồm số bộ hồ sơ đề nghị giải quyết TTHC tồn đọng từ kỳ báo cáo trước chuyển qua (cột 4) và số bộ hồ sơ mới tiếp nhận trong kỳ báo cáo (cột 5).
- Cột 3 = Cột (4 + 5)
- Cột 6, 7, 8: Ghi tổng số hồ sơ đã được giải quyết trong kỳ báo cáo (cột 6) bằng số bộ hồ sơ giải quyết TTHC trả đúng thời hạn (cột 7) và số bộ hồ sơ đã được giải quyết nhưng không đúng thời hạn quy định (cột 8).
Cột 6 = Cột (7 + 8)
- Cột 9: Ghi tổng số bộ hồ sơ đang giải quyết, bằng: số bộ hồ sơ chưa tới hạn giải quyết (cột 10) và số hồ sơ đã quá thời hạn giải quyết (cột 11).
Cột 9 = Cột (10+ 11)
- Cột 10: Ghi số bộ hồ sơ đang giải quyết, bao gồm: hồ sơ mới tiếp nhận, hồ sơ đang được các cơ quan chuyên môn thực hiện.
- Cột 11: Ghi tổng số hồ sơ đã quá thời hạn trả kết quả còn tồn đọng trong kỳ báo cáo, đồng thời liệt kê các TTHC này theo hướng dẫn tại mẫu 07.
Lưu ý: Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị phát sinh trong quá trình theo dõi, thống kê tình hình, kết quả giải quyết TTHC
3. Nguồn số liệu: Từ số liệu báo cáo gửi về của các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngành dọc cấp Trung ương, cơ quan ngành dọc ở địa phương.
Biểu mẫu 05 | NGUYÊN NHÂN QUÁ HẠN ĐỐI VỚI | Đơn vị báo cáo: |
I. TỔNG HỢP NGUYÊN NHÂN QUÁ HẠN
Đơn vị tính: Số hồ sơ TTHC
STT | Lĩnh vực, công việc giải quyết | Số lượng hồ sơ | Nguyên nhân quá hạn | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
1 | Lĩnh vực lĩnh vực hải quan | 50 | a1x5; a2x3; b3x10; c1x50 |
|
| Tổng số: |
|
|
|
II. CÁC TRƯỜNG HỢP QUÁ HẠN DO QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH
1) a1x5:
STT | Tên TTHC | Nội dung vướng mắc | Văn bản QPPL |
(1) | (2) | (3) | (4) |
I | Lĩnh vực A | ||
1 | TTHC 1 | Chưa rõ ràng ở quy định về điều kiện, nội dung | Quy định tại Điều ... Khoản ... Điểm... của Nghị định số.../…./NĐ-CP ngày ... tháng... năm ... của Chính phủ về ... |
2 | TTHC 2 |
|
|
II | Lĩnh vực B | ||
1 | TTHC 3 |
|
|
2 | TTHC 4 |
|
|
3 | TTHC 5 |
|
|
2. a2x3
STT | Tên TTHC | Nội dung vướng mắc | Văn bản QPPL |
(1) | (2) | (3) | (4) |
I | Lĩnh vực ... | ||
1 | TTHC1 | Mô tả rõ nội dung vướng mắc, điểm mâu thuẫn | Quy định tại Điều ... Khoản ... Điểm... của Nghị định số.../…./NĐ- CP ngày ... tháng... năm ... của Chính phủ về ... mâu thuẫn với Điều ... Khoản ... Điểm... của Nghị định Số.../.../NĐ-CP ngày ... tháng... năm ... của Chính phủ về …; |
2 | TTHC2 |
|
|
II | Lĩnh vực ... | ||
1 | TTHC3 |
|
|
| Ngày tháng năm |
GIẢI THÍCH BIỂU MẪU 05
NGUYÊN NHÂN QUÁ HẠN ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP TỒN ĐỌNG TRONG GIẢI QUYẾT TTHC
1. Tổng hợp nguyên nhân quá hạn:
- Cột 1:
+ Đánh số liên tiếp theo dãy số La mã đối với lĩnh vực
+ Đánh số liên tiếp theo dãy số tự nhiên đối với TTHC có hồ sơ bị quá hạn giải quyết trong kỳ báo cáo
- Cột 2: Liệt kê TTHC có hồ sơ bị quá hạn giải quyết trong kỳ báo cáo theo lĩnh vực
- Cột 3: Ghi tổng số hồ sơ quá hạn giải quyết trong kỳ báo cáo tương ứng với tên TTHC ghi tại cột 2
- Cột 4: Điền mã số tương ứng của các nguyên nhân trả quá hạn theo hướng dẫn dưới đây:
a. Quy định hành chính
a1. Do quy định tại VBQPPL chưa rõ ràng
a2. Do quy định tại các VBQPPL mâu thuẫn với nhau
a3. Do quy định tại VBQPPL không hợp lý
a4. Do cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chưa tốt (trong các trường hợp giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông)
b. Cán bộ, công chức
b1. Do thiếu biên chế
b2. Do trình độ, năng lực hạn chế của cán bộ trực tiếp giải quyết
b3. Do cán bộ trực tiếp giải quyết thiếu trách nhiệm hoặc nhũng nhiễu
c. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
c1. Diện tích trụ sở làm việc chật hẹp, xuống cấp
c2. Trang thiết bị thiếu hoặc chất lượng kém
d. Nguyên nhân khác (nêu cụ thể): …………….
Ví dụ: Lĩnh vực đất đai có 50 hồ sơ quá hạn, trong đó có 05 hồ sơ quá hạn do quy định tại văn bản QPPL chưa rõ ràng: (a1x5);10 hồ sơ quá hạn do trình độ, năng lực hạn chế của cán bộ trực tiếp giải quyết: (b2x10); 10 hồ sơ quá hạn do cán bộ trực tiếp giải quyết thiếu trách nhiệm hoặc nhũng nhiễu: (b3x10); cả 50 hồ sơ quá hạn do trang thiết bị thiếu hoặc chất lượng kém: (c2x50).... Đối với những nguyên nhân khác, đề nghị nêu cụ thể nội dung của nguyên nhân (ví dụ: d-thiên tai, d-do tranh chấp đất đai…).
2. Các trường hợp quá hạn do quy định hành chính:
Dùng để diễn giải các nguyên nhân nêu tại mã số a1, a2, a3, trong đó:
- Cột 2 ghi rõ tên của TTHC;
- Cột 3 ghi rõ nội dung vướng mắc;
- Cột 4 ghi rõ điều, khoản, điểm, số hiệu, trích yếu của VBQPPL là nguyên nhân của trường hợp quá hạn trong giải quyết TTHC (có thể đính kèm văn bản giải thích về những hạn chế, bất cập, không hợp lý của các văn bản).
File gốc của Quyết định 1944/QĐ-TCHQ năm 2014 về Quy chế Kiểm soát thủ tục hành chính lĩnh vực hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 1944/QĐ-TCHQ năm 2014 về Quy chế Kiểm soát thủ tục hành chính lĩnh vực hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Số hiệu | 1944/QĐ-TCHQ |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Vũ Ngọc Anh |
Ngày ban hành | 2014-06-30 |
Ngày hiệu lực | 2014-06-30 |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
Tình trạng | Còn hiệu lực |