ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 916/KH-UBND | Gia Lai, ngày 09 tháng 7 năm 2021 |
THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI ĐẾN NĂM 2030
A. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
Gia Lai là địa phương có diện tích cây công nghiệp hàng đầu cả nước. Theo niên giám thống kê năm 2019 toàn tỉnh có: 96.286ha cà phê, 88.980ha cao su, 14.682ha hồ tiêu, 18.803ha điều, 837ha chè, 34.054ha mía, 73.880ha sắn.... Ngoài ra, tỉnh còn có 12.439ha cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: chuối (2.473ha), xoài (1.266ha), sầu riêng (1.094ha), chanh dây (2.382ha)[1], .... Trong điều kiện sản xuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông sản thuận lợi sẽ đóng góp bình quân khoảng trên dưới 30% cho nguồn thu ngân sách nhà nước của tỉnh hằng năm.
Giai đoạn 2016-2020, một số mặt hàng nông sản có tốc độ tăng trưởng cao như cà phê, sắn lát do nhu cầu tiêu thụ tăng, giá xuất khẩu bình quân tăng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Các mặt hàng cao su, sản phẩm gỗ tăng trưởng chậm. Các mặt hàng như hoa quả tươi, nước ép hoa quả, tinh bột sắn... tăng mạnh do đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn, tiềm năng.
Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản của tỉnh gồm 02 nhóm ngành hàng chính là nông sản và lâm sản; các sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh chỉ tiêu thụ nội địa. cụ thể:
Hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 82 cơ sở sơ chế, chế biến cà phê với tống công suất 11.800 tấn/năm; 06 nhà máy sơ chế, chế biến tiêu với tổng công suất khoảng 7.000 tấn/năm; 15 cơ sở chế biến mủ cao su với tổng công suất 88.000 tấn/năm; 06 nhà máy chế biến hạt điều nguyên liệu với công suất 15.600 tấn nguyên liệu/năm; 05 nhà máy chế biến tinh bột sắn với tổng công suất 1.000 tấn thành phẩm/ngày; 02 nhà máy chế biến đường với tổng công suất 18.000 tấn mía cây/ngày và một số cơ sở chế biến chè, trái cây...
Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh như: Cà phê, cao su, mì lát, hồ tiêu, cây ăn quả... đã có mặt tại gần 40 quốc gia. Một số mặt hàng đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, các nước là thành viên của Liên minh Châu Âu (EU),... điển hình là cà phê với kim ngạch xuất khẩu trung bình 298 triệu USD/năm, tiếp đến mủ cao su 9,4 triệu USD/năm, sắn lát 1,8 triệu USD/năm,..
- Đối với nhóm hàng lâm sản:
Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sản phẩm gỗ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh: Năm 2016 đạt 6,3 triệu USD, năm 2020 đạt 7,5 triệu USD, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 3,35%/năm.
Nhận thức của doanh nghiệp về hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến tác động của hội nhập quốc tế, chưa đầu tư đúng mức trong việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật, chưa chú trọng tiếp cận các thông tin về hội nhập để xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài. Những tồn tại trên là rào cản lớn để các doanh nghiệp của tỉnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc cơ cấu lại nông nghiệp đạt kết quả chưa đồng đều, các địa phương còn lúng túng trong triển khai thực hiện cánh đồng lớn, xây dựng hợp tác xã kiểu mới,.... Các yêu cầu cao về tiêu chuẩn sản xuất, nguồn gốc, thương hiệu, sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý, nhãn mác, bao bì, vệ sinh dịch tễ, bảo vệ môi trường,... cho thị trường xuất khẩu chưa được quan tâm định hướng để thực hiện đồng bộ, bài bản.
Hiệu quả đào tạo, dạy nghề cho người lao động còn thấp, chậm tiếp cận với trình độ lao động tiên tiến của khu vực và thế giới.
1. Mục đích
2. Yêu cầu
- Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu NLTS gắn với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững; áp dụng khoa học, công nghệ, số hóa trong sản xuất, chế biến, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm NLTS của tỉnh.
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
- Giá trị xuất khẩu các sản phẩm NLTS đạt khoảng 720 triệu USD vào năm 2025, chiếm 84,7% kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, nhóm nông sản chính đạt 706 triệu USD, lâm sản đạt 14 triệu USD.
- Khoảng 30% giá trị xuất khẩu các sản phẩm NLTS là qua chế biến và chế biến sâu.
- Giá trị xuất khẩu các sản phẩm NLTS đạt khoảng 1.000 triệu USD vào năm 2030. Trong đó, nhóm nông sản đạt 980 triệu USD, lâm sản đạt 20 triệu USD.
- Khoảng 30% sản phẩm NLTS xuất khẩu được gắn thương hiệu quốc gia, 70% sản phẩm truy xuất được nguồn gốc.
- Các sản phẩm NLTS và thực phẩm của Gia Lai đáp ứng đầy đủ các quy định của thị trường nhập khẩu.
2. Giải pháp chung
- Thực hiện đúng, đủ các chính sách của trung ương; rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi, thúc đẩy sản xuất NLTS, dịch vụ logistics của tỉnh để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển công nghiệp phụ trợ, chế biến NLTS đảm bảo phù hợp với nhu cầu thị trường.
b. Tuyên truyền, phổ biến thông tin về các FTA và thị trường các nước:
- Chú trọng tập huấn cho các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp liên quan hiểu rõ, hiểu đúng về một số lĩnh vực như thuế, quy tắc xuất xứ, tiếp cận thị trường, đầu tư, dịch vụ, hải quan,..., từ đó giúp việc tận dụng và thực thi các Hiệp định được đầy đủ và hiệu quả.
- Củng cố, tăng cường năng lực và đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin, dự báo về các thị trưởng xuất nhập khẩu, thị trường trong nước đối với các cơ quan nhà nước có chức năng cung cấp thông tin về thương mại - đầu tư để các doanh nghiệp của tỉnh có thể kịp thời nắm bắt các thông tin, yêu cầu về kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước để có biện pháp đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh và phương án tổ chức sản xuất, phân phối, lưu thông, cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
- Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại - đầu tư trong và ngoài nước nhằm thông tin cho cộng đồng doanh nghiệp về cơ hội và lợi thế môi trường kinh doanh đầu tư của tỉnh, qua đó phát triển quan hệ thương mại, thu hút đầu tư vào những lĩnh vực trọng điểm đồng thời tiếp tục củng cố vị thế, vai trò và hình ảnh của Gia Lai trên trường trong nước và quốc tế.
- Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản NLTS; hỗ trợ việc hình thành các chuỗi cung ứng nông sản để làm tốt công tác quản lý chất lượng nông sản, hình thành thương hiệu nông sản Gia Lai.
- Hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP; hỗ trợ xây dựng các nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh để ngày càng đứng vững trên thị trường.
- Xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, nông dân, phù hợp với cam kết quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp của Gia Lai tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
- Tập trung đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học - công nghệ, an toàn, thân thiện với môi trường.
- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến, chế biến sâu để gia tăng giá trị cho nông sản của tỉnh.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch bao gồm: Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành; nguồn lồng ghép từ các chương trình, các nguồn tài trợ, huy động, vốn của tổ chức, doanh nghiệp, hợp lác xã, người dân và nguồn tài chính hợp pháp khác.
- Các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện các hoạt động phát triển, thúc đẩy sản xuất NLTS tại địa phương theo quy định.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT)
- Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), truy xuất nguồn gốc trong sản xuất NLTS; áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với nguyên liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm dầu ra và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong chế biến nhằm tăng cường quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm NLTS xuất khẩu
- Chủ trì đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ hàng năm sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Chủ trì nghiên cứu, rà soát các luật lệ, chính sách, quy định liên quan đến các FTA mà Việt Nam đã ký để xác định lợi thế và đề ra ưu tiên về thị trường. Cung cấp thông tin thị trường trong nước và quốc tế để định hướng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm NLTS của tỉnh.
- Triển khai thực hiện công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, hỗ trợ giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường cho các mặt hàng nông lâm thủy sản của tỉnh.
- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao. Trong đó tập trung phát triển sản xuất, chế biến các sản phẩm NLTS chủ lực, có tính cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm NLTS trên địa bàn tỉnh hướng đến phục vụ xuất khẩu.
- Triển khai việc tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ trong và ngoài nước cho các sản NLTS chủ lực, đặc sản, đặc thù của tỉnh dưới hình thức là chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể,...
- Đầu tư tăng cường năng lực cho các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc đáp ứng nhu cầu đánh giá, chứng nhận sự phù hợp sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ, môi trường ([2]) của tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài chính
5. Sở Ngoại vụ
- Ưu tiên cao việc đưa nội dung quảng bá nông sản Gia Lai vào trong các hoạt động đối ngoại của tỉnh.
- Phối hợp, lồng ghép quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh trên các thông tin tuyên truyền hoạt động đối ngoại của tỉnh.
- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
8. Các Hội, Hiệp hội doanh nghiệp và Doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh NLTS đẩy mạnh hoạt động liên doanh, liên kết để tăng cường sức cạnh tranh khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; nhanh chóng khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và thiếu sự liên kết giữa các tác nhân; ứng dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng, đẩy mạnh hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm NLTS.
- Thường xuyên thông tin, tuyên truyền về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến xuất khẩu NLTS cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh NLTS trên địa bàn.
- Phối hợp với các sở, ngành của tình nghiên cứu, xây dựng các Chương trình, dự án phát triển công nghiệp chế biến NLTS gắn với vùng nguyên liệu tập trung.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch của các sở, ngành, địa phương, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ hàng năm (trước ngày 20/12) hoặc đột xuất (khi có yêu cầu).
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình UBND tỉnh để xem xét, giải quyết./.
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KXTH, NL.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Kpă Thuyên
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số: 916/KH-UBND ngày 09/7/2021 của UBND tỉnh Gia Lai)
TT | Nhiệm vụ | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện | ||
1 |
- Doanh nghiệp NLTS | Hàng năm | |||
2 |
Hàng năm | ||||
3 |
- Doanh nghiệp NLTS | Hàng năm | |||
1 |
Hàng năm | ||||
2 |
- Doanh nghiệp NLTS | Hàng năm | |||
3 |
- UBND các huyện/thị xã/thành phố - Doanh nghiệp NLTS | Hàng năm | |||
4 |
- UBND các huyện/thị xã/thành phố - Doanh nghiệp NLTS | Hàng năm | |||
5 |
- UBND các huyện/thị xã/thành phố - Doanh nghiệp NLTS | Hàng năm | |||
6 |
Năm 2021 | ||||
7 |
Năm 2021 | ||||
| |||||
1 |
- UBND các huyện/thị xã/thành phố - Doanh nghiệp NLTS | Hàng năm | |||
2 |
- UBND các huyện/thị xã/thành phố - Doanh nghiệp NLTS | Hàng năm | |||
3 |
- UBND các huyện/thị xã/thành phố - Doanh nghiệp NLTS | Hàng năm | |||
| |||||
1 |
- UBND các huyện/thị xã/thành phố - Doanh nghiệp NLTS | Hàng năm | |||
| |||||
1 |
- UBND các huyện/thị xã/thành phố - Doanh nghiệp NLTS | Hàng năm | |||
| |||||
1 |
Hàng năm | ||||
| |||||
1 |
Hàng năm |
[1] Theo báo cáo của các địa phương và doanh nghiệp diện tích chanh dây trên địa bàn tỉnh có 6.108 ha.
[2] Đánh giá, chứng nhận sự phối hợp của quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ, môi trưởng là đánh giá chứng nhận áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như: ISO 9001, ISO 22000, ISO 14000, HACCP,....; thực hành sản xuất tốt, như: VietGAP. GLOBALGAP, ...
File gốc của Kế hoạch 916/KH-UBND năm 2021 về thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030 đang được cập nhật.
Kế hoạch 916/KH-UBND năm 2021 về thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Gia Lai |
Số hiệu | 916/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Kpă Thuyên |
Ngày ban hành | 2021-07-09 |
Ngày hiệu lực | 2021-07-09 |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
Tình trạng |