BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
V/v trả lời câu hỏi do VCCI gửi trước Hội nghị đối thoại năm 2018 | Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2018 |
Kính gửi: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Tổng cục Hải quan kính chuyển Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam biết, thông báo cho cộng đồng các doanh nghiệp được biết và thực hiện (Tài liệu gửi kèm theo).
- Như trên; | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC CỦA DOANH NGHIỆP DO VCCI GỬI
(Ban hành kèm theo Công văn số 6001/TCHQ-PC ngày 12 tháng 10 năm 2018 của Tổng cục Hải quan)
Hiện tại việc khai báo hàng hóa NK và các khoản phải cộng: CIC, THC... vẫn chưa rõ ràng và khai báo chưa chính xác. Thủ tục KBHQ (đính kèm) vẫn còn rườm rà, mất thời gian. Phí BAF: phụ phí nhiên liệu có cộng vào các khoản điều chỉnh hay không?
a) Về chi phí vận tải:
khoản 1 và điểm g khoản 2 Điều 13 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 thì các chi phí vận tải và các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa trả cho những hoạt động phát sinh sau khi hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên, hoặc các chi phí phát sinh đến cửa khẩu nhập đầu tiên nhưng không đáp ứng đồng thời các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 39/2015/TT-BTC thì không phải cộng vào trị giá hải quan.
khoản 8 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018.
b) Về khai báo các khoản chi phí này:
Trả lời:
Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính thì: Người khai hải quan tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngay 23/6/2014, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung kê khai và kết quả tự xác định trị giá hải quan. Các nội dung khai báo được chi tiết tại tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo phụ lục I Thông tư số 39/2018/TT-BTC và tờ khai trị giá (nếu có) theo quy định tại mục II Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015.
khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
Theo hướng dẫn tại Công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/4/2015 của Tổng cục Hải quan, mã loại hình khai báo hải quan đối với hàng hóa không thanh toán là:
- Hàng hóa xuất khẩu: H21.
Tại sao hệ thống phân luồng đánh giá rủi ro tại Doanh nghiệp rất nhiều luồng vàng luồng đỏ.
Cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan theo Khoản 2 Điều 16 và Điều 17 Luật Hải quan 2014. Việc đánh giá rủi ro, phân luồng kiểm tra đối với các lô hàng xuất nhập khẩu của công ty được thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và Điều 8 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Doanh nghiệp chưa hiểu rõ về thông tư chính sách mới của hải quan. Đề nghị cung cấp thông tư, chính sách mới của hải quan.
Tổng cục Hải quan luôn quan tâm đến việc tuyên truyền các văn mới được ban hành trên cổng thông tin điện tử của ngành Hải quan. Đề nghị doanh nghiệp liên tục cập nhật các văn bản mới của ngành Hải quan trên trang web của Bộ Tài chính tại địa chỉ: www.mof.gov.vn và trang Web của Tổng cục Hải quan tại địa chỉ: www.customs.gov.vn để có thông tin đầy đủ, chính xác.
Doanh nghiệp thấy vô lý khi cũng là sự việc người khai Hải quan phát hiện ra sai sót nên khai sửa nhưng chỉ bị phạt sửa trong thông quan còn sửa sau thông quan lại không bị phạt vi phạm hành chính.
- Căn cứ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan năm 2014 thì người khai hải quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình; về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan.
Khoản 1 Điều 20 được quy định tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, cụ thể:
+ Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Việc không xử phạt đối với trường hợp khai bổ sung quy định tại Khoản 3 Điều 5 được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ.
Câu 6. Công ty TNHH Châu Giang - Quận Ngô Quyền, Hải Phòng.
Trả lời:
Điều 73 Điều 74, Điều 75, Điều 76 Luật Hải quan, thủ tục hải quan cụ thể được quy định tại Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ Tài chính.
Căn cứ quy định tại Điều 123, Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ thì hoạt động xuất khẩu không thuộc độc quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu.
điểm b khoản 2 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ thì người mua sản phẩm mang nhãn hiệu được đưa ra thị trường một cách hợp pháp được quyền bán lại (bao gồm cả xuất khẩu) sản phẩm đó.
Trả lời:
Trả lời:
ầu lấy mẫu đi phân tích, phân loại và mất thời gian lấy kết quả để thông quan tại Trung tâm phân tích, phân loại của Hải quan là hơn 60 ngày.
- Nội dung câu hỏi chưa có thông tin cụ thể về tên công ty hoặc lô hàng gửi phân tích, phân loại để Tổng cục Hải quan (Cục Kiểm định) tiến hành rà soát cụ thể về thời gian PTPL. Tuy nhiên, việc lấy mẫu gửi PTPL được thực hiện theo Điều 24, Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và khoản 13, Điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018, cụ thể:
“3. Trường hợp lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trên cơ sở kết quả phân tích, giám định để xác định tên hàng, mã số hàng hóa thì cơ quan hải quan sử dụng kết quả phân tích, giám định của lô hàng này để thực hiện thủ tục hải quan cho các lô hàng, tiếp theo của chính người khai hải quan có cùng tên hàng, xuất xứ, mã số hàng hóa khai báo, nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất (đối với hàng hóa nhập khẩu).
- Đối với thời gian PTPL thì thực hiện theo Điều 11, Thông tư 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015, đối với các hồ sơ không quá 2 mẫu hàng trở lên và không cần gửi trưng cầu giám định thì: “Không quá 05 ngày làm việc, trường hợp thời gian phân tích phụ thuộc thời gian do yêu cầu quy trình kỹ thuật phân tích thì không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ và mẫu phân tích”.
Câu 10. Công ty CP đường Quảng Ngãi, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
Trả lời:
Căn cứ quy định tại Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC thì người khai hải quan khai và gửi các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan qua Hệ thống, không phải nộp chứng từ giấy cho cơ quan hải quan.
Nội dung này đã được Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể tại công văn số 3889/TCHQ-GSQL ngày 04/7/2018, đề nghị Công ty nghiên cứu thực hiện.
Theo Khoản 1 Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp phục vụ sản xuất đối với sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, tuy nhiên, để có cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được miễn kiểm tra theo quy định nêu trên, khi làm thủ tục hải quan, người khai nộp bản chụp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm (có xác nhận của doanh nghiệp). Trường hợp dữ liệu về “Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm” được Bộ quản lý chuyên ngành cấp trên Cổng Thông tin một cửa quốc gia, khi kiểm tra hồ sơ hải quan, công chức hải quan tự tra cứu trên hệ thống và giải quyết thủ tục hải quan theo quy định, không yêu cầu doanh nghiệp phải nộp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
Câu 11. Công ty TNHH KEYRIN ELECTRONICS VIETNAM - KCN Hòa Mạc, Duy Tiên, Hà Nam.
Trường hợp 1: Loại hình gia công xuất khẩu.
Trường hợp 2: Loại hình sản xuất xuất khẩu:
- Thành phẩm (trong đó gồm thành phẩm tự sản xuất 100% và thành phẩm doanh nghiệp thuê doanh nghiệp FDI thông thường tại Việt Nam gia công công đoạn hoặc toàn phần) bán hàng cho doanh nghiệp FDI thông thường tại Việt Nam hoặc xuất khẩu ra nước ngoài. Chúng tôi cần nộp những loại thuế gì đối với thành phẩm xuất bán?
Trả lời:
* Đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài sau đó thuê doanh nghiệp nội địa gia công lại:
Điều 62 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 41 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018). Theo đó:
+ Hàng hóa giao, nhận giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với nhau không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải lưu giữ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận nguyên liệu, vật tư, sản phẩm, máy móc, thiết bị theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ kế toán, kiểm toán.
- Ngoài ra, Công ty phải đáp ứng quy định tại Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ về miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu.
- Khoản 1 Điều 70 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 48 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) có quy định về thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và xuất khẩu sản phẩm. Theo đó: trường hợp tổ chức, cá nhân khác gia công một phần công đoạn trong quá trình sản xuất thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất xuất khẩu có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công lại và trước khi giao nguyên liệu, vật tư cho đối tác nhận gia công lại phải lưu giữ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận nguyên liệu, vật tư, sản phẩm theo quy định tại Điều 62 Thông tư nêu trên.
Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ về miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Trường hợp 1: Loại hình gia công xuất khẩu
khoản 2 Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
điểm g khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để sản xuất xuất khẩu nhưng không trực tiếp sản xuất toàn bộ hàng hóa xuất khẩu mà đưa một phần hoặc toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện gia công một phần hoặc một số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm để tiếp tục sản xuất hoặc đưa hàng hóa nhập khẩu vào sản xuất, sau đó thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện gia công một hoặc một số công đoạn, nhận lại sản phẩm để tiếp tục sản xuất và/hoặc xuất khẩu sản phẩm thì không đáp ứng cơ sở xác định hàng hóa được miễn thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP nên không được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.
Câu 12. Khai thác, sản xuất và xuất khẩu đá Thanh Hóa
Trả lời:
Nội dung liên quan đến vướng mắc khó khăn trong quá trình thực hiện các văn bản, đề nghị thông tin cụ thể để Tổng cục Hải quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Doanh nghiệp đóng ghép hàng cùng Doanh nghiệp khác tại TPHCM và được đóng hàng tự do nhưng Thông tư 39 ra đời buộc Doanh nghiệp phải đóng hàng tại kho CFS và không được đóng tự do nữa, khó khăn cho Doanh nghiệp.
Trả lời:
khoản 4 Điều 4 và khoản 3 Điều 61 Luật Hải quan quy định: “4. Địa điểm thu gom hàng lẻ là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận chuyển chung công-te-nơ.” “3. Hàng hóa được đưa vào địa điểm thu gom hàng lẻ gồm hàng hóa nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan, hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan hoặc đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hóa sẽ được thực hiện tại địa điểm thu gom hàng lẻ”.
khoản 32 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định nêu trên và tránh phát sinh vướng mắc khi triển khai việc thực hiện kết nối Hệ thống VASSCM.
Câu 14. Cho phép thực hiện bảo lãnh ngân hàng đối với khoản thuế chênh lệch giữa thuế ưu đãi MFN và thuế ưu đãi đặc biệt (ATIGA, VKFTA) của hàng xăng dầu nhập khẩu đang xin nợ C/O (form D, form KV): Petrolimex đang nhập khẩu xăng dầu từ các nước thuộc Hiệp hội ASEAN và từ Hàn Quốc là những quốc gia có Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam để hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Theo quy tắc xuất xứ của các Hiệp định này, các lô hàng xăng dầu nhập khẩu buộc phải có Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mới được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Tuy vậy, do đặc thù của mặt hàng xăng dầu để hạn chế rủi ro biến động giá mua bán là giá bình quân của nhiều ngày trước và sau khi xếp hàng nên khi hàng về tới cảng Việt Nam cũng chưa đủ ngày tính giá cho lô hàng, chưa xuất hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) và do đó chưa được cấp C/O. Trong trường hợp này, theo quy định hiện hành, doanh nghiệp phải tạm đóng thuế suất MEN, sau đó khi có C/O xuất trình sẽ cho hướng ưu đãi đặc biệt và làm thủ tục hoàn thuế.
Để giải quyết trường hợp này, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, kính đề nghị Chính phủ cho phép thừa nhận xuất xứ ngay khi các doanh nghiệp khai báo, chưa cần xuất trình C/O, cho hưởng ngay thuế suất ưu đãi, kèm theo yêu cầu bảo lãnh của ngân hàng đối với khoản thuê chênh lệch theo thuế MEN và thuế ưu đãi đặc biệt của hàng nhập khẩu đang xin nợ C/O. Khi đó Ngân hàng bảo lãnh sẽ thay mặt doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước cơ quan hải quan khi hậu kiểm. Đây cũng là xu hướng của xã hội hóa ngành hải quan, thông qua cho phép các tổ chức kinh tế: ngân hàng, giám định, ...tham gia và chịu trách nhiệm cùng ngành hải quan trong kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo thuận lợi cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước.
1. Khoản 1 Điều 9 Luật thuế XK, thuế NK quy định: “1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan...”.
Như vậy, đối chiếu với kiến nghị của Petrolimex thì doanh nghiệp có thể sử dụng bảo lãnh đối với số tiền thuế chênh lệch theo thuế suất MFN và thuế ưu đãi đặc biệt của tờ khai nhập khẩu mà doanh nghiệp đang xin nợ C/O trước khi thông quan hàng hóa, thời hạn bảo lãnh tối đa 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Hết thời hạn bảo lãnh mà doanh nghiệp không xuất trình C/O thì phải nộp đủ tiền thuế chênh lệch, tiền chậm nộp theo quy định.
điểm a khoản 4 Điều 4 Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 thì: "Trường hợp người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi (MFN) hoặc thông thường và được thông quan theo quy định.
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp không nộp C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan, hàng hóa áp dụng thuế suất MFN hoặc thông thường.
Tổng cục Hải quan ghi nhận vướng mắc sẽ trình cấp có thẩm quyền và sẽ có hướng dẫn cụ thể sau.
Do vậy, đề nghị làm rõ một cách hiểu thống nhất để thuận lợi cho hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất của doanh nghiệp.
Điểm b, khoản 4 Điều 35 Nghị định 83/2014/NĐ-CP quy định khi khai bán xăng dầu cho các đối tượng sau: Khu chế xuất; Khu doanh nghiệp chế xuất; Khu bảo thuế; Khu thương mại công nghiệp; các khu vực kinh tế khác (không phải là khu chế xuất, Doanh nghiệp chế xuất, khu bảo thuế, khu TMCN) cũng được hưởng chế độ tạm nhập tái xuất. Do vậy thống nhất theo cách hiểu thứ nhất./.
File gốc của Công văn 6001/TCHQ-PC trả lời câu hỏi do VCCI gửi trước Hội nghị đối thoại năm 2018 do Tổng cục Hải quan ban hành đang được cập nhật.
Công văn 6001/TCHQ-PC trả lời câu hỏi do VCCI gửi trước Hội nghị đối thoại năm 2018 do Tổng cục Hải quan ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Số hiệu | 6001/TCHQ-PC |
Loại văn bản | Công văn |
Người ký | Mai Xuân Thành |
Ngày ban hành | 2018-10-12 |
Ngày hiệu lực | 2018-10-12 |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu |
Tình trạng | Còn hiệu lực |