TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
\r\n\r\nTCVN 6963 : 2001
\r\n\r\nRUNG\r\nĐỘNG VÀ CHẤN ĐỘNG - RUNG ĐỘNG DO CÁC\r\nHOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT CÔNG\r\nNGHIỆP - PHƯƠNG PHÁP ĐO
\r\n\r\nVibration\r\nand shock - Vibration emitted by construction works and factories - Method of\r\nmeasurement
\r\n\r\nLời nói đầu
\r\n\r\nTCVN 6963:2001 do Tiểu ban\r\nkỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 43 - SC1 "Rung và va\r\nchạm" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo\r\nlường Chất lượng đề nghị, Bộ\r\nKhoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa\r\nhọc và Công nghệ) ban hành.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này\r\nđược chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu\r\nchuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn\r\nQuốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều\r\n69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ\r\nthuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị\r\nđịnh số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính\r\nphủ quy định chi tiết thi hành một số điều\r\ncủa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
\r\n\r\n\r\n\r\n
RUNG\r\nĐỘNG VÀ CHẤN ĐỘNG - RUNG ĐỘNG DO CÁC\r\nHOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT CÔNG\r\nNGHIỆP - PHƯƠNG PHÁP ĐO
\r\n\r\nVibration\r\nand shock - Vibration emitted by construction works and factories - Method of\r\nmeasurement
\r\n\r\n1. Phạm vi áp dụng
\r\n\r\nTiêu chuẩn này quy\r\nđịnh phương pháp đo rung động do sản\r\nxuất công nghiệp và hoạt động xây dựng gây\r\nra trong các khu vực công cộng và dân cư như quy định\r\ntrong TCVN 6962:2001.
\r\n\r\nTiêu chuẩn này áp dụng\r\nđể khảo sát, đánh giá rung động gây ra do các\r\nthiết bị, phương tiện, công cụ công tác\r\nsử dụng trong xây dựng và sản xuất công\r\nnghiệp (sau đây gọi là phương tiện) nhằm\r\nbảo vệ môi trường của khu vực công\r\ncộng và dân cư.
\r\n\r\n2. Tiêu chuẩn trích dẫn
\r\n\r\nTCVN 6962:2001 Rung động\r\nvà chấn động - Rung động do các hoạt\r\nđộng xây dựng và sản xuất công nghiệp -\r\nMức tối đa cho phép đối với môi\r\ntrường khu công cộng và dân cư.
\r\n\r\nTCVN 6964-1:2001 (ISO 2631-1:1997)\r\nRung động và chấn động cơ học -\r\nĐánh giá sự tiếp xúc của con người với\r\nrung toàn thân - Phần 1: Yêu cầu chung.
\r\n\r\n3. Thuật ngữ,\r\nđịnh nghĩa
\r\n\r\n3.1. Giá trị\r\nđỉnh tương đương (EQ peak): là giá\r\ntrị trung bình của các giá trị cực đại\r\ncủa gia tốc rung trong một khoản thời gian.
\r\n\r\n3.2. Giá trị hiệu\r\ndụng r.m.s: là giá trị trung bình bình phương,\r\nđược xác định theo công thức
\r\n\r\n\r\n\r\n
Trong đó:
\r\n\r\nar.m.s là giá trị\r\nhiệu dụng của gia tốc rung r.m.s, tính bằng mét\r\ntrên giây bình phương.
\r\n\r\na(t) là gia tốc rung,\r\ntính bằng mét trên giây bình phương.
\r\n\r\nT là khoảng thời\r\ngian đo, tính bằng giây.
\r\n\r\n4. Thiết bị
\r\n\r\n4.1. Dùng các thiết\r\nbị đo chuyên dùng ít nhất có các đặc tính kỹ\r\nthuật cần thiết như nêu trong 4.3 của tiêu\r\nchuẩn này và các đặc tính này phải phù hợp\r\ngiữa các bộ phận với nhau. Các thiết bị\r\nđo phải được hiệu chuẩn theo quy\r\nđịnh của hãng sản xuất.
\r\n\r\n4.2. Hệ thống\r\nđo ít nhất phải gồm các thiết bị sau:
\r\n\r\n- Đầu đo;
\r\n\r\n- Thiết bị chuyển\r\nđổi tín hiệu;
\r\n\r\n- Thiết bị\r\nđọc và ghi kết quả đo.
\r\n\r\n4.3. Thiết bị\r\nđo phải có các đặc tính kỹ thuật tối\r\nthiểu như sau:
\r\n\r\n- Dải tần số\r\nđo: 1 Hz - 300 Hz (độ không tuyến tính £ 10%)
\r\n\r\n- Gia tốc: 0,005 m/s2\r\n- 200m/s2
\r\n\r\n- Đại lượng\r\nđo được: Giá trị đỉnh tương\r\nđương (EQ peak)
\r\n\r\nGiá\r\ntrị hiệu dụng (r.m.s) [xem TCVN 6964-1:2001
\r\n\r\n(ISO\r\n2631-1:1997)]
\r\n\r\n5. Tiến hành đo
\r\n\r\n5.1. Điểm đo
\r\n\r\nCác điểm đo là các\r\nvị trí nằm sát phía ngoài đường ranh giới\r\ncủa cơ sở sản xuất công nghiệp hoặc\r\ncông trình xây dựng với khu công cộng và dân cư.
\r\n\r\nĐể xác định\r\nảnh hưởng của rung động đến khu\r\ncông cộng và dân cư cần đo tại những\r\nđiểm trên sân, nền nhà, sàn nhà và tường, cửa\r\nsổ (nếu cần thiết). Nếu nhà có nhiều\r\ntầng thì phải đo lại các tầng khác nhau. Mỗi\r\ntầng phải đo ít nhất 3 điểm.
\r\n\r\n5.2. Cách gắn\r\nđầu đo
\r\n\r\nGắn đầu đo\r\nlên bề mặt đối tượng đo (sàn, nền\r\nnhà hay mặt đất…) để thu được các\r\ntín hiệu rung trung thực. Đầu đo phải\r\ntiếp xúc tốt với đối tượng\r\nđược đo. Đầu đo phải\r\nđược gắn cố định và chắc\r\nchắn với đối tượng đo bằng\r\nsử dụng vít cấy. Cũng có thể sử dụng\r\nnam châm hay cần đo gắn vào đầu đo.
\r\n\r\nKhông đo rung trên sàn,\r\nnền nhà có phủ các loại thảm, các loại\r\nchiếu.
\r\n\r\nKhi đo rung trên nền\r\nđất, đầu đo được gắn trên\r\nmột cọc sắt có đường kính tương\r\nđương f ³ 16 mm, đóng sâu xuống\r\nđất khoảng từ 20 - 40 cm. Đầu cọc\r\nsắt này không được nhô cao hơn mặt\r\nđất quá 2 cm.
\r\n\r\n5.3. Cách lấy các giá\r\ntrị đo gia tốc rung
\r\n\r\n- Giá trị quan sát, đo\r\nđược khi các giá trị đo đã ổn\r\nđịnh.
\r\n\r\n- Khi dao động có tính\r\nchất chu kỳ hay ngắt quãng, giá trị đo là giá\r\ntrị gia tốc trung bình của các giá trị cực\r\nđại của mỗi giá trị dao động.
\r\n\r\n- Khi có dao động\r\nbất quy tắc, bất thường thì lấy giá\r\ntrị gia tốc trung bình của 10 giá trị lớn\r\nnhất trong 100 giá trị đo được (mỗi giá\r\ntrị đo trong mỗi 5 giây).
\r\n\r\n6. Tính toán và báo cáo\r\nkết quả
\r\n\r\n6.1. Mức gia tốc\r\nrung La, tính bằng dexiben, được tính theo\r\ncông thức sau:
\r\n\r\nLa\r\n= 20 log (A/Ao)
\r\n\r\nTrong đó:
\r\n\r\nA là gia tốc rung,\r\nđược tính bằng mét trên giây bình phương,\r\nđược đo trực tiếp trên máy theo giá trị\r\nr.m.s hoặc tính theo biểu thức sau:
\r\n\r\nA =
\r\n\r\nAn là giá\r\ntrị gia tốc rung hiệu dụng ở tần số n\r\nHz; tính bằng mét trên giây bình phương;
\r\n\r\nan là hệ\r\nsố theo dải tần số n Hz, lấy theo phụ\r\nlục A;
\r\n\r\nAo = 10-5\r\nm/s2
\r\n\r\n6.2. Báo cáo kết\r\nquả khảo sát, đánh giá rung; tối thiểu phải\r\nbao gồm các nội dung sau:
\r\n\r\n6.2.1. Phần chung
\r\n\r\n- Mô tả nguồn rung và\r\nđặc điểm của chúng;
\r\n\r\n- Mô tả vị trí\r\ncủa đối tượng được đo và\r\nmục đích sử dụng của chúng (thuộc loại\r\nkhu vực nào, công sở hay nhà ở, …);
\r\n\r\n- Mục đích của\r\nviệc đo, đánh giá.
\r\n\r\n- Nơi đo,
\r\n\r\n- Ngày đo;
\r\n\r\n- Người đo;
\r\n\r\n- Người xử lý\r\nkết quả đo.
\r\n\r\n6.2.2. Phần kỹ\r\nthuật, phải nêu rõ:
\r\n\r\n- Kiểu, loại\r\nđầu đo và thiết bị đọc ghi tín\r\nhiệu.
\r\n\r\n- Vị trí và cách thức\r\ngắn đầu đo;
\r\n\r\n- Tiêu chuẩn\r\nđược áp dụng để đo (Ghi rõ số\r\nhiệu của tiêu chuẩn này).
\r\n\r\n6.2.3. Các kết\r\nquả đo đã thu được.
\r\n\r\n\r\n\r\n
PHỤ\r\nLỤC A
\r\n\r\n(qui\r\nđịnh)
\r\n\r\nCÁC\r\nGIÁ TRỊ CỦA HỆ SỐ an TRONG CÔNG THỨC\r\nTÍNH A
\r\n\r\n\r\n Dải\r\n 1/3 ôcta, Hz \r\n | \r\n \r\n an \r\n | \r\n
\r\n 0,2 \r\n | \r\n \r\n 0,0629 \r\n | \r\n
\r\n 0,25 \r\n | \r\n \r\n 0,0994 \r\n | \r\n
\r\n 0,315 \r\n | \r\n \r\n 0,156 \r\n | \r\n
\r\n 0,4 \r\n | \r\n \r\n 0,243 \r\n | \r\n
\r\n 0,5 \r\n | \r\n \r\n 0,368 \r\n | \r\n
\r\n 0,63 \r\n | \r\n \r\n 0,530 \r\n | \r\n
\r\n 0,8 \r\n | \r\n \r\n 0,700 \r\n | \r\n
\r\n 1 \r\n | \r\n \r\n 0,833 \r\n | \r\n
\r\n 1,25 \r\n | \r\n \r\n 0,907 \r\n | \r\n
\r\n 1,6 \r\n | \r\n \r\n 0,934 \r\n | \r\n
\r\n 2 \r\n | \r\n \r\n 0,932 \r\n | \r\n
\r\n 2,5 \r\n | \r\n \r\n 0,910 \r\n | \r\n
\r\n 3,15 \r\n | \r\n \r\n 0,872 \r\n | \r\n
\r\n 4 \r\n | \r\n \r\n 0,818 \r\n | \r\n
\r\n 5 \r\n | \r\n \r\n 0,750 \r\n | \r\n
\r\n 6,3 \r\n | \r\n \r\n 0,669 \r\n | \r\n
\r\n 8 \r\n | \r\n \r\n 0,582 \r\n | \r\n
\r\n 10 \r\n | \r\n \r\n 0,494 \r\n | \r\n
\r\n 12,5 \r\n | \r\n \r\n 0,411 \r\n | \r\n
\r\n 16 \r\n | \r\n \r\n 0,337 \r\n | \r\n
\r\n 20 \r\n | \r\n \r\n 0,274 \r\n | \r\n
\r\n 25 \r\n | \r\n \r\n 0,220 \r\n | \r\n
\r\n 31,5 \r\n | \r\n \r\n 0,176 \r\n | \r\n
\r\n 40 \r\n | \r\n \r\n 0,140 \r\n | \r\n
\r\n 50 \r\n | \r\n \r\n 0,109 \r\n | \r\n
\r\n 63 \r\n | \r\n \r\n 0,0834 \r\n | \r\n
\r\n 80 \r\n | \r\n \r\n 0,0604 \r\n | \r\n
\r\n 100 \r\n | \r\n \r\n 0,0401 \r\n | \r\n
\r\n 125 \r\n | \r\n \r\n 0,0241 \r\n | \r\n
\r\n 160 \r\n | \r\n \r\n 0,0133 \r\n | \r\n
\r\n 200 \r\n | \r\n \r\n 0,00694 \r\n | \r\n
\r\n 250 \r\n | \r\n \r\n 0,00354 \r\n | \r\n
\r\n 315 \r\n | \r\n \r\n 0,00179 \r\n | \r\n
\r\n 400 \r\n | \r\n \r\n 0,000899 \r\n | \r\n
\r\n\r\n
File gốc của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6963:2001 về Rung động và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Phương pháp đo đang được cập nhật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6963:2001 về Rung động và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Phương pháp đo
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Đã xác định |
Số hiệu | TCVN6963:2001 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Người ký | Đã xác định |
Ngày ban hành | 2001-01-01 |
Ngày hiệu lực | |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |