ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 811/QĐ-UBND | Bến Tre, ngày 13 tháng 4 năm 2021 |
BAN HÀNH ĐỀ ÁN NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐỂ XÂY DỰNG “BẾN TRE XANH” GIAI ĐOẠN 2021 - 2026
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Quyết định số 894/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2019 - 2022;
Căn cứ Chương trình hành động số 29/CTr-TU ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
Căn cứ Kế hoạch số 206-KH/TU ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Đề án quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bến Tre;
Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, phối hợp với Tỉnh đoàn, các Sở, ban, ngành có liên quan tổ chức triển khai Đề án Bến Tre xanh và báo cáo kết quả thực hiện hàng năm về Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
- Như Điều 3; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐỂ XÂY DỰNG “BẾN TRE XANH” GIAI ĐOẠN 2021 - 2026
(Kèm theo Quyết định số: 811/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường sẽ phát sinh những vấn đề, vấn nạn đi kèm, đòi hỏi phải có những giải pháp, chiến lược đột phá tháo gỡ và khắc phục. Điều quan tâm nhất hiện nay là nâng cao chất lượng cuộc sống và kiến tạo môi trường sạch bền vững. Với những yếu tố bên trong (đáng sống, thu nhập tốt, xanh sạch, thân thiện, hiện đại) và yếu tố bên ngoài (tăng thu nhập tiêu dùng, ý thức sức khỏe, môi trường bền vững, thương mại toàn cầu, phổ biến số hóa), trong thời gian không xa với tầm nhìn chiến lược, tỉnh Bến Tre sẽ có nền kinh tế phát triển tốt, tiên tiến và theo hướng bền vững, tạo môi trường lý tưởng cho người dân. Theo nghiên cứu và đánh giá của các nhà khoa học, các chuyên gia thì Bến Tre là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển, có sức hút đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp; là điểm đến thú vị, hấp dẫn; là địa phương đáng sống trong tương lai không xa.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
2. Phạm vi thực hiện Đề án
1. Mục tiêu chung: nâng cao nhận thức và năng lực, hướng tới thay đổi hành vi cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên. Đồng lòng, đồng loạt, quyết tâm xây dựng Bến Tre xanh hội đủ các thành tố "Xanh - Thân Thiện - Năng động - Nghĩa tình" góp phần xây dựng Bến Tre trở thành địa phương "đáng sống".
Bến Tre thân thiện được hiểu theo nghĩa là "địa phương nhiều giá trị tốt cho cộng đồng" bao gồm các yếu tố: (1) Môi trường sống tốt: không suy thoái hay ô nhiễm, được cung cấp đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, cơ cấu dân cư thích hợp. (2) Tạo được sự phát triển của cộng đồng (kể cả người nhập cư, khách du lịch) bao gồm: Có việc làm thích hợp với năng lực, đảm bảo gìn giữ sức khỏe, có điều kiện hưởng thụ giáo dục, bảo đảm an ninh. (3) Được tạo điều kiện để hưởng các dịch vụ văn hóa, xã hội: tiếp cận được tập quán, văn hóa, có không gian cộng đồng thích hợp để giao tiếp, thuận tiện trong vận chuyển, đi lại... (4) Có điều kiện tham gia quản lý đô thị, từ lập, thẩm tra đến quản lý đô thị theo quy hoạch đến thông tin về định hướng phát triển.
Bến Tre nghĩa tình được hiểu theo nghĩa là địa phương được bồi đắp bằng chiều sâu văn hóa, truyền thống đạo đức, nếp sống phong tục của các thế hệ, các chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần, xây dựng con người mới, kế thừa và phát huy giá trị, đạo đức, lối sống, thể hiện ý Đảng, lòng dân.
- 100% trường học, cơ quan, bệnh viện, cơ sở y tế "xanh - sạch - năng động".
- 100% các khu di tích, các điểm du lịch xanh - văn minh.
lên phố" góp phần quảng bá hình ảnh cây dừa.
- Tổ chức ít nhất 10 lớp tập huấn cấp tỉnh về nâng cao năng lực hoạt động bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu theo từng đối tượng.
- Có ít nhất 10 ý tưởng, dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu được áp dụng vào thực tiễn.
Tăng trưởng xanh là một trong những mục tiêu được Chính phủ lựa chọn để hướng tới phát triển bền vững. Những năm gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm thực hiện mục tiêu đã đặt ra, trong các khung chính sách và chiến lược cấp quốc gia, lĩnh vực quy hoạch được dành ưu tiên cao, nhằm tạo ra những công cụ kiểm soát quản lý phát triển bền vững. Nhận thức về lợi ích tăng trưởng xanh được các cơ quan quản lý, nhà tư vấn và cộng đồng dân cư quan tâm, vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế vừa gây ít ảnh hưởng nhất đến môi trường tự nhiên, có nhiều không gian xanh, hài hòa các hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên; tạo ra môi trường sống tốt cho người dân.
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;.
Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
- Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
- Quyết định số 894/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2019 - 2022;
- Chương trình hành động số 29/CTr-TU ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
- Kế hoạch số 206-KH/TU ngày 12 tháng 11 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Đề án quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bến Tre;
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Chất lượng nước mặt: các sông rạch trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang bị ô nhiễm về vi sinh và chất hữu cơ, hàm lượng chất rắn lơ lửng hiện diện trong nước cũng khá cao. Nguyên nhân gây ô nhiễm bắt nguồn từ lượng chất thải trong sinh hoạt và sản xuất của con người chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn.
Ô nhiễm do chăn nuôi: loại hình chăn nuôi phổ biến ở Bến Tre là chăn nuôi bò và chăn nuôi heo với quy mô trung bình 10 - 20 con bò và từ 40 - 60 con heo. Theo thống kê tổng lượng nước thải từ quá trình chăn nuôi ước tính khoảng 30.291,8 m3/ngày.đêm. Trong đó, có khoảng 16.840 hộ chăn nuôi heo, với 60% số hộ có chuồng trại chăn nuôi có công trình xử lý chất thải. Tuy nhiên, do quy mô chăn nuôi thay đổi dẫn đến hiệu quả xử lý chất thải chưa đạt trước khi thải ra môi trường.
Bên cạnh đó, những năm gần đây hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển đã làm thiệt hại nhiều nhà cửa, hoa màu, công trình thủy lợi, tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh. Trong vòng 05 năm qua, triều cường đã gây sạt lở 50 ha/120 ha trong đó có 3 ha rừng phi lao. Chỉ riêng sạt lở vào tháng 2/2017 ước tính thiệt hại là 400 triệu đồng. Do đó, sạt lở là vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
Với những thách thức và hiện trạng trên, Đề án nâng cao nhận thức và năng lực để xây dựng "Bến Tre xanh" giai đoạn 2021 - 2026 ra đời sẽ giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, thay đổi hành vi, nhận thức, nâng cao năng lực trong mọi tầng lớp nhân dân, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu hướng đến kiến tạo Bến Tre thành địa phương đáng sống trong thời gian tới.
1. Đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng tuyên truyền, truyền thông
- Tuyên truyền trên báo chí, phát thanh, truyền hình: xây dựng các chuyên mục dài kỳ, phóng sự truyền hình, viết tin, bài phản ánh, các chương trình thực tế về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của các tầng lớp nhân dân, thanh thiếu nhi trên hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình.
- Tuyên truyền thông qua tổ chức các chiến dịch, diễn đàn, tọa đàm, cuộc thi, liên hoan: hàng năm, phát động và triển khai chiến dịch truyền thông thông qua tổ chức các chiến dịch, diễn đàn, tọa đàm, cuộc thi, hoạt động của thanh thiếu nhi để hưởng ứng các sự kiện về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Mỗi năm xây dựng chương trình văn nghệ lưu động tại các vùng nông thôn, bãi ngang ven biển nhằm tuyên truyền về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Triển khai mô hình "Tiếng loa môi trường" tại các xã, phường, thị trấn: mỗi xã, phường, thị trấn trang bị loa di động, phương tiện vận chuyển (xe máy, xe đạp, xe đạp điện) để thực hiện công tác tuyên truyền bằng cách di chuyển đến tận ấp, khu phố, hộ dân (tuyên truyền về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu nhất là việc xả thải trong chăn nuôi, sản xuất...).
- Cơ quan chủ trì tham mưu: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh.
2. Xây dựng “Trường học xanh - sạch - năng động”
a) Đối với các trường Mầm non- Mẫu giáo
- Thiết kế hình ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ, hướng dẫn trẻ bỏ rác đúng nơi quy định, không xả, vứt rác bừa bãi; hướng dẫn trẻ biết tiết kiệm điện, nước...
b) Đối với các trường Tiểu học, Trung học cơ sở
- Thường xuyên tuyên truyền về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh bằng nhiều hình thức sinh động, phong phú; phát động học sinh không xả, vứt bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định; phát động và hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi sáng tạo thanh thiếu nhi hàng năm về lĩnh vực môi trường; tổ chức các cuộc thi, hội thi, liên hoan và những hoạt động khác về bảo vệ môi trường nhằm giáo dục và nâng cao nhận thức cho học sinh ngay từ cấp tiểu học.
ỗi lớp, mỗi Chi đội một khu vực trong khuôn viên trường để đảm nhận trồng và chăm sóc cây xanh, vườn rau do lớp, Chi đội trồng nhằm tạo cảnh quang môi trường xanh, sạch, đẹp, đồng thời góp phần giáo dục và nâng cao ý thức của học sinh đối với xây dựng trường học xanh, thân thiện.
ồng cây xanh trong phòng học, thiết kế câu tuyên truyền, slogan về bảo vệ môi trường...
- Thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn: phân loại rác hữu cơ để cung cấp cho dịch vụ thu gom rác hoặc ủ thành phân bón hữu cơ (bón cho cây xanh trong trường, trồng cây, trồng hoa...); phân loại rác tái chế để cung cấp cho dịch vụ thu gom rác hoặc tận dụng làm dụng cụ học tập, sinh hoạt...; phân loại rác vô cơ để cung cấp cho dịch thu gom rác xử lý.
- Hướng dẫn học sinh, sinh viên nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đăng ký đảm nhận các công trình thanh niên bằng việc trồng và chăm sóc cây xanh.
- Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Giáo dục và Đào tạo.
3. Xây dựng "Hộ gia đình xanh - sạch - thân thiện - nghĩa tình"
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn, cam kết không xả thải bừa bãi, đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, sản xuất.
- Đối với người dân ở nông thôn:
+ Vận động mỗi hộ gia đình duy trì hoặc trồng mới hàng rào cây xanh, trồng hoa kiểng xung quanh nhà vừa tạo cảnh quan môi trường, vừa có lợi ích kinh tế.
- Vận động mỗi người dân nói không với rác thải nhựa; mang giỏ, túi thân thiện với môi trường đi chợ, mua sắm; thu gom rác thải nhựa đổi cây xanh...
ẫu mực, con cháu thảo hiền”, “nuôi con khỏe, dạy con ngoan”, “gia đình, dòng họ hiếu học”... qua đó kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức và lối sống của dân tộc.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Thường xuyên tổ chức ra quân tuyên truyền các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, tiểu thương, người kinh doanh mua bán... tại các trung tâm thương mại, siêu thị, siêu thị mini, chợ trong toàn tỉnh sử dụng túi nilong hữu cơ thân thiện với môi trường trong buôn bán, giao thương hàng hóa, sản phẩm.
- Mỗi chợ được trang bị hệ thống thu gom chất thải rắn, nước thải đảm bảo chất lượng, đúng quy định, không xả chất thải rắn, nước thải xuống cống, đường đi...
- Ban hành Bộ tiêu chí và trình tự đánh giá, công nhận chợ xanh - sạch - an toàn vệ sinh thực phẩm - văn minh thương mại gồm 03 tiêu chí lớn: vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn văn minh (văn minh giao tiếp, văn minh mua sắm, văn minh tiêu dùng hay tiêu dùng xanh).
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
+ Bên ngoài: dọn dẹp sạch sẽ rác, cỏ, đồ vật khác gây mất vẻ đẹp cảnh quan, trồng cây xanh, hoa kiểng... khuyến khích trồng cây dừa (nếu cơ quan có khuôn viên rộng) để khuôn viên bên ngoài được phủ xanh, mát, tạo được không khí trong lành trong môi trường làm việc.
- Phát động mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị sử dụng tiết kiệm điện, nước; mỗi người tự trang bị một cây xanh để trên bàn làm việc, thường xuyên dọn dẹp phòng làm việc để tạo không gian thoáng mát, tạo động lực để làm việc, tăng hiệu quả, chất lượng công việc. Phát động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động cam kết nói không với rác thải nhựa khó phân hủy, không vi phạm hoặc có hành vi gây ô nhiễm môi trường, không hút thuốc trong cơ quan, văn phòng làm việc và nơi công cộng.
- Thể hiện tính năng động: giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác theo quy định của pháp luật; vui vẻ lắng nghe góp ý, chân thành tiếp thu góp ý của người khác trong giải quyết công việc; trong tiếp xúc với người dân cần tôn trọng, cầu thị và hướng dẫn tận tình; không ngừng học hỏi để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, sáng kiến kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả công việc được giao.
- Cơ quan phối hợp: Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh.
- Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch giảm thiểu chất thải nhựa trong hoạt động của đơn vị, trong đó các nội dung, chỉ tiêu phấn đấu và mốc thời gian thực hiện đối với các hoạt động sau:
+ Hạn chế sử dụng túi, chai, cốc, bát, đĩa, ống hút và các vật dụng khác làm từ nhựa dùng một lần hoặc nilong khó phân hủy cho mục đích ăn, uống của người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế và tại các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn của đơn vị; tiến tới thay thế bằng các vật dụng làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng.
- Đưa tiêu chí giảm thiểu chất thải nhựa vào nội quy, quy chế hoạt động nội bộ của đơn vị; thực hiện phân loại triệt để chất thải nhựa, ni lông khó phân hủy để thu gom, tái chế đúng quy định; tổ chức quán triệt, phổ biến, hướng dẫn, tập huấn, truyền thông, vận động cán bộ, nhân viên y tế, các đơn vị cung cấp dịch vụ, người bệnh, người nhà người bệnh, người sử dụng dịch vụ y tế và cộng đồng về giảm thiểu chất thải nhựa tại đơn vị; tổ chức ký cam kết giữa Thủ trưởng đơn vị với Lãnh đạo các khoa, phòng, đơn vị cung cấp dịch vụ tại cơ sở y tế về việc giảm thiểu chất thải nhựa; nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu chất thải nhựa trong hoạt động y tế để bảo đảm an toàn cho người bệnh, cộng đồng và môi trường.
- Tuyên truyền, phổ biến, vận động, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược xây dựng kế hoạch và lộ trình giảm thiểu chất thải nhựa trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong nuôi trồng, chế biến, sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu hành dược liệu và thuốc cổ truyền.
- Đưa cây xanh vào văn phòng bệnh viện, cơ sở y tế. Các cơ sở y tế xử lý đúng quy định đối với rác thải y tế phát sinh, không vứt ra môi trường mà chưa qua xử lý.
- Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Y tế.
7. Xây dựng "Du lịch xanh - văn minh"
- Áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn ngành, kiểm tra, giám sát để duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch; hình thành hệ thống kiểm định, đánh giá và quản lý, nhất là đối với các sản phẩm du lịch xanh nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
- Tăng cường xã hội hóa có sự định hướng, điều chỉnh và giám sát của Nhà nước trong phát triển du lịch xanh. Đồng thời, đảm bảo phân phối lợi ích hợp lý, công bằng giữa các tổ chức du lịch và người dân. Từ đó, nâng cao mức độ tình nguyện tham gia xây dựng hình ảnh du lịch thân thiện, an toàn, văn minh.
- Vận động các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư tham gia phát triển loại hình du lịch xanh - văn minh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố, Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre, Báo Đồng Khởi.
- Đối với khu vực thành thị, mỗi đô thị tổ chức xây dựng mới hoặc cải tạo ít nhất 01 công viên cây xanh hoặc khu vực công cộng được trồng cây xanh như công viên và 01 tuyến đường có trồng cây xanh theo tiêu chí “Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp - tiết kiệm năng lượng”. Khuyến khích trồng mới cây dừa tại các công viên, không gian công cộng có điều kiện phù hợp để tạo cảnh quan và đồng thời tôn vinh, giới thiệu hình ảnh đẹp về cây dừa, ngành dừa của tỉnh. Các công việc trên đảm bảo phải có sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và người dân nhằm chung tay xây dựng đô thị văn minh.
- Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Xây dựng.
- Biên soạn các tài liệu tập huấn cung cấp các kiến thức, kỹ năng truyền thông và tổ chức hoạt động tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên. Tổ chức học tập kinh nghiệm, mô hình, giải pháp công nghệ tiên tiến trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong và ngoài tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, Hội LHTN Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh.
- Tiếp tục triển khai hiệu quả và xây dựng, nhân rộng các mô hình, công trình thanh niên tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu như: trồng cây xanh, trồng hoa trên các tuyến đường giao thông nông thôn, xây dựng tuyến đường "Tuyến đường cây xanh", "Tuyến đường cây kiểng" hoặc "Tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp"; tổ chức các hoạt động "Hãy làm sạch biển", các hoạt động phòng, chống rác thải nhựa; tuyên truyền vận động đoàn viên thanh niên và nhân dân trữ nước mưa, nước ngọt phục vụ sản xuất và chăn nuôi trong mùa hạn mặn; tổ chức các hoạt động tuyên truyền tiết kiệm điện, nước, nguồn năng lượng; tham gia thực hiện có hiệu quả "Ngày thứ bảy tình nguyện" bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, "Ngày chủ nhật nông thôn mới",...
- Hướng dẫn thành lập và duy trì hoạt động của các Câu lạc bộ "Thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường", Đội hình "Tuyên truyền viên bảo vệ môi trường"; thành lập Đội "Thanh niên xung kích" tại các địa phương sẵn sàng tham gia hỗ trợ người dân phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ".
ến đổi khí hậu, tiết kiệm điện hoặc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; triển khai các hoạt động hỗ trợ đoàn viên thanh niên và nhân dân thích ứng với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn.
- Phối hợp với ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi để Đội hình CFC (Đội hình tuyên truyền viên bảo vệ môi trường) tổ chức hoạt động truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường tại các trạm đèn giao thông trên địa bàn thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành vào sáng thứ 2 và chiều thứ 6 hàng tuần: hãy tắt máy xe khi dừng đèn đỏ, không bấm còi nơi quy định cấm và những câu tuyên truyền về bảo vệ môi trường; ra quân thực hiện công trình bảo vệ dòng sông quê hương, điểm đen về môi trường. Chỉ đạo các Huyện, Thành đoàn phối hợp với Ủy ban Hội LHTN Việt Nam các huyện, thành phố thành lập Đội hình CFC cấp huyện, thành phố, cấp xã, phường, thị trấn; phối hợp với ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi để Đội hình CFC hoạt động tại các trạm giao thông, ra quân tuyên tuyền vận động người dân, các tiểu thương tại các chợ, trường học, công sở phân loại rác tại nguồn, vận động thay đổi việc sử dụng túi nilong thành túi thân thiện với môi trường.
- Cơ quan chủ trì tham mưu: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam tỉnh.
- Định kỳ cập nhật Danh mục dự án xanh.
- Nghiên cứu, triển khai các cơ chế và công cụ ưu đãi, hỗ trợ áp dụng cho các ngân hàng thương mại để khuyến khích phát triển ngân hàng xanh.
- Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành Ngân hàng về tăng trưởng xanh, phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh và phát triển bền vững.
- Xây dựng khung chiến lược và lộ trình hướng tới phát triển ngân hàng xanh theo cấp độ phù hợp trên cơ sở tham chiếu 5 cấp độ trong Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam.
- Xây dựng chính sách cho vay cụ thể đối với các lĩnh vực môi trường nhạy cảm như nông nghiệp, đồ da, năng lượng tái tạo, dệt may... Theo dõi chặt chẽ và có biện pháp giảm dần cho vay đối với các hoạt động gây hại môi trường. Ưu tiên tài trợ các dự án, kế hoạch kinh doanh được thiết kế và vận hành phù hợp với yêu cầu BVMT và xã hội.
- Bổ sung trong báo cáo thường niên cho Ngân hàng nhà nước nội dung về hoạt động của Ngân hàng hướng tới phát triển bền vững, góp phần hướng tới kinh tế xanh và tăng trưởng xanh.
- Cơ quan phối hợp: Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Sở Tài nguyên và Môi trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, Hội LHTN Việt Nam tỉnh.
- Công an tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các hoạt động giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm kịp thời ngăn ngừa những sai phạm; hướng dẫn xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽ các câu lạc bộ, đội hình thanh niên trong hoạt động nắm bắt tình hình dư luận xã hội, các điểm đen, điểm nóng về môi trường nhằm kịp thời tố giác các hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
- Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ tổ chức tuyên dương, khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường.
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
1. Giai đoạn 1 (2021 - 2022): Triển khai Đề án, chọn đơn vị, địa phương là thí điểm các giải pháp, tập trung thực hiện các giải pháp từ dễ đến khó.
2. Cơ quan thường trực tham mưu Đề án: Sở Tài nguyên và Môi trường; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam tỉnh.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bến Tre.
- Hàng năm tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Đề án để kịp thời chỉ đạo, điều chỉnh những tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với lực lượng Cảnh sát môi trường và Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác chấp hành Luật bảo vệ môi trường, các quy định đối với các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn chính quyền cấp cơ sở theo dõi, kiểm tra các cá nhân, hộ gia đình có hành vi vi phạm bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Đề nghị Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam tỉnh
- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả những nội dung được phân công trong Đề án.
ến đổi khí hậu, phòng chống rác thải nhựa cho học sinh, sinh viên theo từng đối tượng.
- Phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam tỉnh và các đơn vị có liên quan thẩm định và hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp, các mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ồng rừng tại các huyện ven biển.
c tuyến đường, quy hoạch hệ thống cây xanh hài hòa che mát, xanh, thanh lọc không khí.
yên tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục chăm sóc sức khỏe; tuyên truyền người thân và bệnh nhân chấp hành tốt những quy định của bệnh viện, cơ sở y tế; có ý thức hạn chế sử dụng rác thải nhựa, phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định, xử lý chất thải, nước thải y tế.
- Chủ trì tham mưu thực hiện có hiệu quả về xây dựng "Cơ quan, văn phòng xanh - sạch - năng động" và xây dựng "Du lịch xanh - văn minh" trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- Hàng năm Sở Tài chính căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí thực hiện theo kế hoạch theo quy định luật ngân sách nhà nước.
12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chủ động bố trí nguồn ngân sách hàng năm, đồng thời chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả Đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh.
14. Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Bến Tre
- Phối hợp chặt chẽ với ngành môi trường xây dựng và hình thành hệ thống dữ liệu về tình hình tuân thủ, vi phạm yêu cầu môi trường của doanh nghiệp, tạo cơ sở cho các ngân hàng thương mại trong việc thẩm định, xác định mức độ rủi ro môi trường khi đánh giá các dự án, kế hoạch kinh doanh, từ đó hạn chế hoặc giảm cấp cho các khoản vay đối với hoạt động gây hại môi trường.
- Từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.
- Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.
- Phụ lục I. Các tiêu chí về Bến Tre xanh.
Trên đây là Đề án nâng cao nhận thức và năng lực xây dựng "Bến Tre xanh" giai đoạn 2021 - 2026, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các đơn vị triển khai thực hiện đạt kết quả./.
CÁC TIÊU CHÍ VỀ BẾN TRE XANH
(Kèm theo Quyết định số 811/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
TRƯỜNG HỌC XANH - SẠCH - NĂNG ĐỘNG
- Có hệ thống cây xanh, cây kiểng, bóng mát, thảm cỏ, bồn hoa, vườn rau...
b) Đối với trường tiểu học
- Tường, mặt phẳng của trường có vẽ tranh tuyên truyền bảo vệ môi trường do giáo viên và học sinh của trường thực hiện.
c) Đối với trường trung học cơ sở và trung học phổ thông
- Lớp học có trồng cây kiểng, cây xanh bằng hình thức phù hợp, sáng tạo do chính học sinh thực hiện.
- Trường có đội hình Ống kính xanh hoạt động hiệu quả.
a) Đối với trường mầm non, mẫu giáo
- Trường không có tình trạng vứt rác bừa bãi trong hoạt động thường ngày và trong các hoạt động tập trung.
- Có mô hình thùng rác riêng cho 3 loại rác (hữu cơ, rác nhựa có thể tái chế, rác không thể tái chế) được thiết kế đẹp, phù hợp học sinh tiểu học. Khuyến khích sử dụng các sản phẩm tái chế để thiết kế thùng rác.
- Trường không có tình trạng vứt rác bừa bãi trong hoạt động thường ngày và trong các hoạt động tập trung.
c) Đối với trường trung học cơ sở
- Có mô hình phân loại rác cụ thể: Rác hữu cơ thì ủ thành phân, rác tái chế thì thu gom sử dụng lại để thiết kế đồ dùng dạy học, rác không tái chế thì thu gom đào hố chôn đối với những trường còn khoảng không gian đảm bảo hoặc đưa đi cho đơn vị thu gom rác xử lý đối với những trường không còn mặt bằng để xử lý.
- Trường có không gian trải nghiệm sáng tạo cho học sinh thiết kế vật dụng từ rác thải nhựa.
- Mỗi khối lớp có một không gian riêng để thực hiện mô hình ủ phân hữu cơ, dùng phân hữu cơ bón cho bồn hoa, cây, rau được trồng tại trường.
- Căn tin trường không sử dụng túi ni lông.
- Có mô hình thùng rác riêng cho 3 loại rác (hữu cơ, rác nhựa có thể tái chế, rác không thể tái chế) được thiết kế đẹp, phù hợp lứa tuổi học sinh.
- Trường không có tình trạng vứt rác bừa bãi trước cổng trường và trong khuôn viên trường lớp ở hoạt động thường ngày và trong các hoạt động tập trung.
- Mỗi khối lớp có một không gian riêng để thực hiện mô hình ủ phân hữu cơ, dùng phân hữu cơ bón cho bồn hoa, cây, rau được trồng tại trường.
- Căn tin trường không sử dụng túi ni lông.
- Ban phụ trách hoạt động hiệu quả, phát huy được vai trò từng thành viên và vận động được cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn trường tham gia.
- Có cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện Đề án Bến Tre xanh tại đơn vị.
1. Mức điểm tối đa cho mỗi tiêu chí
2. Nguyên tắc chấm điểm
3. Tổng điểm và đánh giá kết quả
4. Quy trình đánh giá cho điểm và xếp loại (đánh giá theo từng năm)
- Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Ban Thường vụ Tỉnh đoàn kiểm tra thẩm định, cho điểm, đánh giá các trường (xong trước 25/4 hàng năm) và ra quyết định công nhận.
HỘ GIA ĐÌNH XANH - SẠCH - THÂN THIỆN - NGHĨA TÌNH
1. Tiêu chí đối với hộ ở nông thôn
- Ký và thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất kinh doanh và trong sản xuất hàng ngày.
- Sử dụng nước sạch, có nhà tắm kín đáo, hố xí hợp vệ sinh.
- Đảm bảo "3 sạch" - Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ.
2. Tiêu chí đối với hộ dân ở đô thị
- Ký và thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất kinh doanh và trong sản xuất hàng ngày.
- Sử dụng nước sạch, có nhà tắm kín đáo, hố xí hợp vệ sinh.
- Đạt được danh hiệu “Gia đình văn hóa”.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ trì, chỉ đạo các xã, phường, thị trấn kiểm tra, đánh giá gắn với thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
CHỢ XANH - SẠCH - AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM - VĂN MINH THƯƠNG MẠI
- Xây dựng bộ tuyên truyền trực quan về xây dựng chợ dân sinh xanh - sạch, hướng dẫn tiểu thương, người dân giảm thiểu rác thải nhựa, giảm thiểu sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần (pano, khẩu hiệu, hình ảnh).
- Xây dựng quy trình phân loại rác tại nguồn, thu gom rác thải, xử lý nước thải đúng quy định.
- Đạt tiêu chí “Chợ văn minh thương mại”.
II. CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
CƠ QUAN, VĂN PHÒNG XANH - SẠCH - NĂNG ĐỘNG
- Bố trí thùng rác phân loại rác tại các phòng, ban, các đơn vị trực thuộc.
- Không gian bên ngoài cầu thang, nhà vệ sinh xanh, sạch, có trồng cây xanh.
- Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan phải sử dụng tiết kiệm điện, nước; thường xuyên dọn dẹp phòng làm việc để tạo không gian thoáng mát, tạo động lực để làm việc, tăng hiệu quả, chất lượng công việc; không vi phạm hoặc có hành vi gây ô nhiễm môi trường, không hút thuốc trong cơ quan, văn phòng làm việc và nơi công cộng.
- Xây dựng không gian trong phòng làm việc: có bày trí sáng tạo, có khẩu hiệu tạo động lực làm việc...
- Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác, theo quy định của pháp luật; vui vẻ lắng nghe góp ý, chân thành tiếp thu ý kiến góp ý của người khác trong giải quyết công việc; trong tiếp xúc với đồng chí, đồng nghiệp, đoàn viên, thanh niên và người dân cần tôn trọng, cầu thị và hướng dẫn tận tình.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả công việc được giao.
- Công tác thi đua - khen thưởng: Căn cứ các chỉ tiêu và nội dung thực hiện đã đề ra, Lãnh đạo Chi bộ và Cơ quan sẽ đánh giá kết quả thực hiện của các phòng, ban, Trung tâm và cán bộ, đảng viên để khen thưởng lồng ghép trong tổng kết công tác Chi bộ hàng năm.
BỆNH VIỆN, CƠ SỞ Y TẾ XANH - SẠCH - NĂNG ĐỘNG
I. TIÊU CHÍ BỆNH VIỆN, CƠ SỞ Y TẾ XANH - SẠCH - NĂNG ĐỘNG
2. Xây dựng mảng xanh trong khuôn viên: có công viên, vườn hoa, bãi cỏ, cây xanh trong khuôn viên; hành lang, sảnh chờ thì có chậu hoa, cây cảnh.
4. Xây dựng hệ thống phân loại, thu gom rác thải y tế theo đúng quy định.
6. Xây dựng nhà vệ sinh đảm bảo vệ sinh và sạch sẽ theo quy định (không trơn trợt, không đọng nước, không có mùi hôi, có xà phòng rửa tay, giấy vệ sinh, gương, thùng đựng rác phân loại - rác thông thường, rác có chất dịch từ người bệnh).
8. Phát động ký cam kết giữa thủ trưởng đơn vị với lãnh đạo các phòng khoa, đơn vị cung cấp dịch vụ cơ sở y tế về giảm thiểu chất thải nhựa, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường.
* Chọn bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, bệnh viện Minh Đức làm điểm.
Sở Y tế phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra thực hiện định kỳ hàng năm.
I. TIÊU CHÍ DU LỊCH XANH VĂN MINH
a) Xây dựng bộ tuyên truyền trực quan về điểm di tích xanh - văn minh, hướng dẫn du khách có ý thức hạn chế sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần, phòng chống tác hại thuốc lá (pano, khẩu hiệu, bảng hướng dẫn cố định, hướng dẫn viên hướng dẫn cho du khách).
c) Xây dựng nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
* Chọn Di tích Đồng Khởi (xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam), di tích Lăng mộ và khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu (xã An Đức, huyện Ba Tri), Khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định (xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm), Bảo tàng Bến Tre (phường An Hội, thành phố Bến Tre) làm điểm.
a) Xây dựng bộ tuyên truyền trực quan về điểm di tích xanh - văn minh, hướng dẫn du khách có ý thức hạn chế sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần, phòng chống tác hại thuốc lá (pano, khẩu hiệu, bảng hướng dẫn cố định, hướng dẫn viên hướng dẫn cho du khách).
c) Xây dựng nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
đ) Sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường, mang nét đặc trưng của Bến Tre (mây tre lá, dừa...) để trang trí điểm.
* Chọn khu du lịch Cồn Phụng, Điểm du lịch sinh thái Lan Vương, Điểm du lịch sinh thái Sân chim Vàm Hồ làm điểm.
a) Xây dựng bộ tuyên truyền trực quan về điểm di tích xanh - văn minh, hướng dẫn du khách có ý thức hạn chế sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần, phòng chống tác hại thuốc lá (pano, khẩu hiệu, bảng hướng dẫn cố định, hướng dẫn viên hướng dẫn cho du khách).
c) Xây dựng nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
đ) Trang thiết bị, cơ sở vật chất tối thiểu phục vụ khách lưu trú được bố trí, sắp xếp, giữ vệ sinh đảm bảo theo quy định.
Không sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần (ống hút, ly nhựa, chén, dĩa, hộp xốp...) trong phục vụ du khách.
II. CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN
(Kèm theo Quyết định số: 811/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Đơn vị: Triệu đồng
TT | Nhiệm vụ, dự án | Dự kiến kinh phí | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
I |
|
|
|
| |
1.1 |
500 | UBMT Tổ quốc tỉnh; các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh. | Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp | 2021 - 2026 | |
1.2 |
500 | UBMT Tổ quốc tỉnh; Đài truyền hình | Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp | 2021 - 2026 | |
1.3 |
500 | UBMT Tổ quốc tỉnh; Tỉnh đoàn | Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp | 2021 - 2026 | |
1.4 |
200 | UBMT Tổ quốc tỉnh; Tỉnh đoàn | Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp | 2021 - 2022 | |
II |
|
|
|
| |
2.1 |
2.500 | Sở GD&ĐT | Tỉnh đoàn; Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp | 2021 - 2026 | |
2.2 |
2.500 | Sở GD&ĐT | Tỉnh đoàn; Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp | 2021 - 2026 | |
2.3 |
1.500 | Sở GD&ĐT | Tỉnh đoàn; Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp | 2021 - 2026 | |
III |
| Sở VHTT&DL | Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp | 2021 - 2026 | |
3.1 |
2.500 | UBMT Tổ quốc tỉnh; Tỉnh đoàn | Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp | 2021 - 2026 | |
3.2 |
3.500 | UBMT Tổ quốc tỉnh; Tỉnh đoàn | Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp | 2021 - 2026 | |
IV |
|
|
|
| |
|
2.500 | Sở Công thương | Tỉnh đoàn; Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp | 2021 -2026 | |
V | ộng" |
|
|
|
|
| 1.000 | Sở VHTT&DL | Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp | 2021 -2026 | |
VI | cơ sở y tế xanh - sạch - năng động" |
|
|
|
|
| - | Sở Y tế | Tỉnh đoàn; Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp | 2021 -2026 | |
VII |
|
|
|
| |
| 500 | Sở VHTT&DL | Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp | 2021 -2026 | |
VIII |
|
|
|
| |
| 1.000 | Sở XD | Tỉnh đoàn; Các Sở, ban ngành; UBND các huyện/thành phố, Hội sinh vật cây cảnh | 2021 - 2026 | |
IX |
|
|
|
| |
|
500 | Sở TNMT | Tỉnh đoàn; Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp | Hàng năm (2021-2026) | |
X |
|
|
|
| |
|
1.000 | Tỉnh đoàn | Sở TNMT; Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp | 2021-2026 | |
XI |
|
|
|
| |
| 1.000 | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Bến Tre | Các ngân hàng; Sở TNMT; Tỉnh đoàn | 2021-2026 | |
XII |
|
|
|
| |
|
500 | Công an tỉnh | Sở TNMT; Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, Tp | 2021-2026 |
File gốc của Quyết định 811/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án nâng cao nhận thức và năng lực để xây dựng “Bến Tre xanh” giai đoạn 2021-2026 do tỉnh Bến Tre ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 811/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án nâng cao nhận thức và năng lực để xây dựng “Bến Tre xanh” giai đoạn 2021-2026 do tỉnh Bến Tre ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bến Tre |
Số hiệu | 811/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Trần Ngọc Tam |
Ngày ban hành | 2021-04-13 |
Ngày hiệu lực | 2021-04-13 |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |