ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 577/QĐ-UBND | Bắc Giang, ngày 09 tháng 6 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (tỷ lệ 1/500)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; Nghị định số 37/2010/NĐ CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị;
Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
Căn cứ Quyết định số 81/2021/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành Quy định quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Thông báo số 1013-TB/TU ngày 12/4/2022 của Tỉnh ủy; Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo số 325/BC-SXD ngày 27/5/2022; Công ty Cổ phần Dịch vụ Tây Yên Tử tại Tờ trình số 43/TTr-TYT ngày 27/5/2022,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (tỷ lệ 1/500), với các nội dung chính như sau:
1. Vị trí, ranh giới và quy mô nghiên cứu:
a) Vị trí: Khu vực nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng Khu Du lịch Tâm linh - Sinh thái Tây Yên Tử thuộc địa giới hành chính của thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Ranh giới:
+ Phía Bắc: Giáp Tỉnh lộ 293 xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động; + Phía Nam: Giáp khu Di tích danh thắng Yên Tử, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh;
+ Phía Đông: Giáp xã Thanh Luận và thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động; + Phía Tây: Giáp huyện Lục Nam.
b) Quy mô:
- Diện tích nghiên cứu quy hoạch: Khoảng 188,68 ha
- Dự kiến khách du lịch đến năm 2023 khoảng 1,2 triệu người; đến năm 2025 khoảng 3 triệu người.
2. Tính chất:
Là khu du lịch kết hợp tổng hòa các yếu tố văn hóa, lịch sử, sinh thái thiên nhiên của vùng Tây Yên Tử, tạo nên một điểm nhấn du lịch của tỉnh Bắc Giang nói riêng và khu vực nói chung.
3. Quy hoạch sử dụng đất:
BẢNG TỔNG HỢP CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT
4. Các giải pháp tổ chức không gian và thiết kế đô thị
Trên cơ sở điều kiện hiện trạng và tính chất của đồ án, không gian của khu du lịch được phân thành 07 Khu chức năng chính như sau: - Phân khu 1: Khu đón tiếp và điều hành.
+ Khu tái định cư: Khi đồ án hình thành và đưa vào sử dụng khai thác thì dân cư hiện trạng trong khu vực này phải di chuyển hoàn toàn ra ngoài và tập trung ở khu tái định cư này. Đây là một khu vực thuận lợi cho dân cư sinh sống gần với trung tâm khu du lịch và sẽ được thực hiện theo một dự án riêng khác.
+ Khu dịch vụ công cộng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cả du khách và dân cư tái định cư trong phân khu này.
+ Khu dự án là các dự án được triển khai theo một chương trình riêng. + Khu cây xanh cảnh quan, mặt nước: Tạo cảnh quan cho khu vực quy hoạch, điều hòa vi khí hậu.
+ Khu hạ tầng kỹ thuật, vận hành: Khu vực bố trí phần lớn phục vụ bãi đỗ xe cho du khách và nhà điều hành của ban quản lý khu du lịch.
- Phân khu 2: Khu trung tâm văn hóa lịch sử.
+ Các khu dịch vụ du lịch: Là các khu trung tâm du lịch phục vụ du khách đến thăm quan, mua sắm, ăn uống. Những công trình tiêu biểu như: Long môn quan, Công viên Phật giáo thế giới, sa bàn con đường hoằng dương Phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông với những công trình độc đáo và hấp dẫn; các khu dịch vụ văn hóa, ẩm thực dân tộc.
+ Khu cây xanh cảnh quan, mặt nước: Tạo cảnh quan cho khu vực quy hoạch, điều hòa vi khí hậu.
- Phân khu 3: Khu lưu trú.
+ Khu dịch vụ du lịch: khu vực vui chơi, cắm trại ngoài trời với không gian mở lớn.
+ Khu khách sạn: tiêu chuẩn 2-3 sao phục vụ cho nhu cầu lưu trú của du khách phân khúc trung bình.
- Phân khu 4: Khu nghỉ dưỡng sinh thái.
+ Khu dịch vụ du lịch: Khu vực bố trí trung tâm hội nghị, hội thảo, phục vụ sự kiện lớn.
+ Khu nghỉ dưỡng bên suối: Tiêu chuẩn 4 sao phục vụ cho nhu cầu lưu trú, nghỉ dưỡng du khách. Không gian yên tĩnh gần gũi với thiên nhiên.
- Phân khu 5: Trung tâm tâm linh.
+ Các khu dịch vụ du lịch: khu vực sân khấu thực cảnh và khu vực cổng quảng trường trung tâm, ga cáp treo phục vụ cho nhu cầu di chuyển, thăm quan của du khách.
+ Khu cây xanh cảnh quan, mặt nước: Tạo cảnh quan cho khu vực quy hoạch, điều hòa vi khí hậu.
- Phân khu 6: Khu nghỉ dưỡng sinh thái.
+ Khu dịch vụ du lịch.
+ Khu nghỉ dưỡng trong rừng: Tiêu chuẩn 5 sao là khu vực nghỉ dưỡng cao cấp cho du khách.
- Phân khu 7: Khu vực cáp treo ga đến - chùa Thượng.
+ Khu dịch vụ du lịch;
+ Khu Nhà ga Cáp treo: Phục vụ cho nhu cầu di chuyển của du khách.
5. Giải pháp tổ chức mạng lưới hạ tầng kỹ thuật:
a. Giao thông:
* Giao thông đối ngoại: Nâng cấp cải tạo tuyến đường tỉnh 293 đạt quy m mặt cắt 34,5m. Đây là tuyến đường có vai trò quan trọng trong việc kết nối khu vực nghiên cứu với các khu vực lân cận, tạo tiền đề khai thác du lịch.
* Giao thông khu vực:
- Nâng cấp, cải tạo trục đường chính (tuyến nhánh 3 đường tỉnh 293) đạt quy mô mặt cắt 35m, tuyến đồng thời mang tính chất đối ngoại của khu vực nghiên cứu. Tuyến kết nối từ ĐT 293, chạy xuyên suốt khu vực nghiên cứu và hướng đi QL 279 về phía Đông;
- Xây dựng mới tuyến đường tránh Khu du lịch Tâm linh - Sinh thái với quy mô mặt cắt 27m;
- Xây dựng mới hệ thống đường khu vực khu du lịch Tâm linh - Sinh thái, đường nội bộ các khu tái định cư, kết nối hợp lý với trục đường chính, đảm bảo di chuyển thuận tiện giữa các khu chức năng trong khu vực nghiên cứu, quy mô mặt cắt dự kiến từ 13-33m;
- Các tuyến đường tại Khu tái định cư và khu vực trạm dừng nghỉ được thực hiện theo dự án riêng.
* Loại hình giao thông khác trong khu vực nghiên cứu: Ngoài giao thông cơ giới, trong khu vực nghiên cứu còn có các loại hình khác như: cáp treo, xe điện, đường đi bộ, đường leo núi.
- Cáp treo: Xây dựng hệ thống cáp treo giai đoạn 2, ga cáp treo tại khu vực Quảng trường và trạm trung chuyển khu vực chùa Trung.
+ Tuyến 1: Chiều dài khoảng 815m từ ga quảng trường trung tâm - trạm trung chuyển khu vực Chùa Trung;
+ Tuyến 2: Chiều dài khoảng 1300m từ Trạm trung chuyển khu vực Chùa Trung - ga khu vực chùa Thượng.
- Hệ thống xe điện: Các tuyến xe điện chủ yếu chạy trên tuyến đường chính và các tuyến đường khu vực vào các khu chức năng. Phục vụ đón du khách từ các bãi đỗ xe vào khu vực trung tâm và đi các khu vực lân cận với hành trình ngắn.
- Đường leo núi và đường đi bộ: Kết nối các công trình và cảnh quan cũng như phục vụ cho các khách bộ hành tới 3 điểm chùa (chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng), các tuyến có bề rộng từ 2-3m, khi chiều dài dốc lớn hơn quy định phải thiết kế bậc thang theo tiêu chuẩn.
- Bãi đỗ xe: Xây dựng các bãi đỗ xe kết hợp khu vực đón khách du lịch bằng xe điện tại khu vực cổng chào, tổng diện tích bãi đỗ xe 17,56ha.
b. San nền:
- Công tác san nền thực hiện trên nguyên tắc tận dụng triệt để địa hình tự nhiên, cao độ nền xây dựng bám sát địa hình tự nhiên, tránh việc đào và đắp với khối lượng lớn. Chủ yếu khai thác các quỹ đất ven sườn đồi núi, các thung lũng có mặt bằng rộng, điều kiện hạ tầng thuận tiện, nhất là nguồn nước.
- Căn cứ vào độ dốc nền địa hình và cao độ nền tự nhiên từng khu vực, lựa chọn cao độ nền xây dựng tại các khu vực và cao độ nền xây dựng cụ thể từng phân khu chức năng trong khu vực công trình khác nhau: + Phân khu 1: Hxd ≥ + 93,0m;
+ Phân khu 2: Hxd ≥ + 128,0m;
+ Phân khu 3: Hxd ≥ + 127,0m;
+ Phân khu 4: Hxd ≥ + 94,0m;
+ Phân khu 5: Hxd ≥ + 131,0m;
+ Phân khu 6: Hxd ≥ + 200,0m;
+ Phân khu 7: Hxd ≥ + 858,7m.
- Các khu vực xây dựng công trình kiến trúc chủ yếu với nền địa hình dốc có độ dốc nền tự nhiên i >10% . Lựa chọn giải pháp san nền cục bộ, giật cấp tạo mặt bằng xây dựng công trình, cân bằng đào đắp tại chỗ để tiết kiệm chi phí. Kè các mái dốc sau khi san nền, Khu vực san nền có sườn núi cao, thiết kế đảm bảo chiều cao các mái dốc không quá 2,5m, hệ số mái dốc m= 1.5, tổ chức mương đón nước mưa tại chân các điểm giật cấp, đồng thời phải có kè chống xói, trượt lở.
- Công tác san nền được san cục bộ cho từng lô đất. Hướng dốc nền lô đất về phía hệ thống cống thoát nước và các trục tiêu thoát nước trong khu vực. - Khối lượng tính toán theo phương pháp đường đồng mức thiết kế, cao độ nền xây dựng trung bình.
- Độ dốc san nền trong lô đất tối thiểu i= 0,125 (i > 0.004). Đảm bảo thoát nước tự chảy.
- San nền từng lớp đất đạt độ đầm chặt K≥ 0.9
- Kè tại các vị trí trong khu vực có nguy cơ bị xói lở, lũ cuốn: Bờ suối, bờ sông, các sườn dốc.
c. Thoát nước:
- Hệ thống thoát nước mưa:
* Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước riêng, được thu gom bằng hệ thống mương nắp đan sau đó được xả ra hệ thống hồ, suối hoặc dòng chảy gần nhất. * Lưu vực và hướng thoát nước:
Khu vực quy hoạch là vùng núi cao với bước đường đồng mức mau, dốc thoải đều nên toàn bộ khu vực quy hoạch là một phân lưu chính dốc 1 mái. Hướng dốc nền thiết kế thoải dần về phía hệ thống thoát nước mưa trên các đường quy hoạch và các khe tụ thủy, lạch suối chảy qua khu vực.
- Sử dụng kết cấu mương nắp đan bê tông cốt thép bố trí bên lề đường quy hoạch, thu gom nước mưa, thoát và xả nước mưa về các khe tụ thủy và dòng chảy gần nhất trong khu vực.
- Tất cả các tuyến cống, rãnh được quy hoạch có hướng thoát trùng với hướng dốc của san nền, các tuyến cống được vạch theo nguyên tắc hướng nước đi là ngắn nhất, để tiện cho việc quản lí sau này. Toàn bộ cống, giếng thu nước mưa bố trí trên đường, khoảng cách giữa 2 giếng thu từ 30m đến 60m.
- Tại chân các công trình xây dựng và những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước mưa chảy từ trên núi cao xuống phải bố trí xây mương hở đón nước mưa, không nước mưa chảy trực tiếp vào công trình gây xói mòn và trượt lở. * Kết cấu và mạng lưới thoát nước mưa:
- Kết cấu dùng hệ thống mương nắp đan BTCT với kích thước từ BxH=600x600 (mm) đến BxH=2000x2000. Cống bản qua đường có kích thước từ BxH=1500x1500 đến BxH=3000x2000. Đảm bảo thoát nước nhanh về mùa lũ khi nước suối dâng cao.
- Trên mạng lưới thoát nước mưa, sử dụng giếng thu và giếng thăm kết hợp (bằng BTCT) đối với sân vườn trong công trình xây dựng. Đối với hệ thống cống trên vỉa hè trục giao thông chính, giếng thăm được bố trí tại điểm đấu nối giữa các đường cống, Giếng thu nước mưa tại mép vỉa hè, khoảng cách giữa 2 giếng thu từ 30m đến 60m.
- Hệ thống thoát nước thải:
+ Hệ thống thoát nước thải được quy hoạch riêng hoàn toàn với hệ thống thoát nước mưa.
+ Toàn bộ nước thải được thu gom và dẫn về các trạm xử lý nước thải bố trí tại các phân khu với công suất dự kiến đạt 1.320m3/ngày đêm, đảm bảo xử lý đạt chuẩn cột B của QCVN 14:2008/BTNMT trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. d. Cấp nước:
- Nguồn cấp: Từ trạm cấp nước hiện có tại khu vực dự án do Công ty nước sạch Hà Bắc quản lý, khai thác, vận hành. Công suất trạm cấp nước cấp cho Khu Du lịch Tâm linh – Sinh thái Tây Yên Tử hiện tại là 1.000 m3/ngày đêm. Khi Khu du lịch phát sinh nhu cầu thì Trạm này có thể nâng công suất lên 2.000 m3/ngày đêm.
- Mạng lưới ống cấp nước: Điều chỉnh vị trí đường ống theo quy hoạch giao thông điều chỉnh. Mạng lưới ống dịch vụ đường kính Φ63mm, Φ50mm, Φ32mm, vật liệu bằng HDPE, có nhiệm vụ lấy nước từ ống phân phối đưa nước tới tận chân các công trình. Ống phân phối được đặt ngầm dưới vỉa hè dọc theo các tuyến đường, cách chỉ giới đường đỏ từ 0,5m và đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các công trình ngầm khác theo quy chuẩn quy định.
- Trên các trục đường có ống cấp nước chính có đường kính D110 trở lên sẽ đặt các trụ cứu hỏa với khoảng cách giữa các trụ cứu hỏa từ 110m - 150m. - Khu vực trạm dừng nghỉ và Khu nhà ở tái định cư sẽ được cụ thể hóa theo dự án riêng.
e. Cấp điện:
- Nguồn cấp: Nguồn điện cấp cho Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử được cấp từ đường dây 35 kV Nhánh Đồng Thông lộ 372 E7.8 của trạm 110kV Lục Ngạn và nguồn điện từ nhà máy nhiệt điện Sơn Động ở phía Đông qua đường dây 35kV lộ 372 TG NĐSĐ.
- Dự kiến xây dựng thêm 11 trạm biến áp mới. Vị trí các trạm biến áp được đặt tại các khu cây xanh hoăc khu đất công cộng, đảm bảo khoảng cách an toàn.
- Lưới điện trung thế: Các nhánh trung thế đấu từ tuyến 35KV nổi hiện tại cấp về các trạm biến áp hạ thế xây dựng mới sử dụng cáp ngầm trung thế 35KV với đặc tính chống thấm dọc, cáp được chôn ngầm trong các hào cáp tiêu chuẩn dọc trên vỉa hè các tuyến đường quy hoạch. Các điểm đấu sử dụng tủ phân phối RMU tiêu chuẩn để đảm bảo cho việc cung cấp điện được an toàn, liên tục.
- Lưới điện hạ thế: Lưới điện hạ thế cấp điện cho các công trình khách sạn, dịch vụ chính bố trí đi ngầm, sử dụng cáp ngầm hạ thế có đặc tính chống thấm dọc CU/XLPE/DAST/PVC tiết diện từ 4x70 đến 4x240mm2. Riêng phụ tải tuyến cáp treo cần phải có nguồn máy phát điện dự phòng để việc vận hành của tuyến cáp treo luôn được bảo đảm ổn định.
- Chiếu sáng: Xây dựng mới hoàn chỉnh lưới điện chiếu sáng tiêu chuẩn cho toàn bộ các trục đường mới.
- Các trục đường có mặt cắt ngang > 10,5m bố trí chiếu sáng hai bên đường. - Các trục đường có mặt cắt ngang
g. Quy hoạch thông tin liên lạc:
- Nguồn cung cấp: nguồn tín hiệu chính từ trạm chuyển mạch khu vực thị trấn Tây Yên Tử cấp đến.
- Xây dựng 01 tuyến cáp quang từ trạm chuyển mạch đến khu du lịch, tuyến này có thể sử dụng làm đường trung kế khi có nhu cầu lắp đặt trạm chuyển mạch mới. Tuyến cáp quang này được hạ ngầm trên vỉa hè, độ sâu trong hào cáp, khoảng cách đến chân các công trình phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành.
h. Chất thải rắn:
- Đối với khu vực công trình công cộng: Đặt các thùng rác nhỏ dọc theo các tuyến đường, khu cây xanh. Bán kính phục vụ đối với các thùng rác công cộng khoảng 100m/1 thùng.
- Bố trí nhà vệ sinh công cộng và điểm trung chuyển rác tại khu vực cây xanh để phục vụ cho nhu cầu của khu quy hoạch.
- CTR phải được phân loại tại nguồn thành hai loại: Chất thải rắn vô cơ và chất thải rắn hữu cơ được thu gom đưa đi xử lý tại khu xử lý chung theo quy hoạch của thị trấn.
i. Đánh giá môi trường chiến lược:
- Đồ án đã chỉ ra các khu vực cần thu gom và xử lý nguồn phát thải là khu khách sạn, công cộng, dịch vụ thương mại, bãi đỗ xe....; Có giải pháp trồng cây xanh, thảm cỏ tạo cảnh quan kết hợp các vị trí thu gom rác thải, phân loại tại nguồn trước khi đưa về khu xử lý theo quy định.
- Đồ án đã đưa ra được các giả thiết về sự ảnh hưởng đến môi trường; giải pháp thu gom xử lý nước thải, chất thải rắn, ngăn ngừa tối đa sự ảnh hưởng của phương án quy hoạch đến môi trường. Giải pháp quy hoạch kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật hợp lý, tận dụng tối đa môi trường sinh thái, nhằm giảm thiểu tối đa các tác động đến môi trường xung quanh trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng và khi đi vào vận hành của toàn bộ khu vực nghiên cứu.
j. Tổng hợp đường dây đường ống kỹ thuật: Hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, nước mưa và thông tin liên lạc đều được đi trên vỉa hè hoặc ngầm dọc tuyến đường; Khoảng cách giữa các ống, cống đảm bảo theo quy định hiện hành.
k. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết: Nội dung Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết đảm bảo theo quy định tại Khoản 3, Điều 35, Luật quy hoạch đô thị, phù hợp với nội dung của đồ án và có các bản vẽ thu nhỏ kèm theo.
6. Những hạng mục chính cần ưu tiên đầu tư xây dựng:
- Công trình dịch vụ du lịch: Công viên phật giáo thế giới, sa bàn con đường hoằng dương Phật pháp, khu dịch vụ, ẩm thực,…
- Công trình lưu trú: Khách sạn, khu nghỉ dưỡng sinh thái,…
- Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống giao thông, cấp nước, cấp điện, thoát nước, bãi đỗ xe công cộng, cây xanh, cảnh quan dọc các tuyến đường giao thông. 7. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch.
Việc quản lý thực hiện quy hoạch được quy định cụ thể trong “điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (tỷ lệ 1/500)” ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Công ty Cổ phần Dịch vụ Tây Yên Tử có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND huyện Sơn Động và các đơn vị liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận: - Như điều 3; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - VP UBND tỉnh: + LĐVP, TH, KTN; + Cổng TTĐT tỉnh; + Lưu: VT; XD.Trung. | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
|
File gốc của Quyết định 577/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (tỷ lệ 1/500) đang được cập nhật.
Quyết định 577/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Giang về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (tỷ lệ 1/500)
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Giang |
Số hiệu | 577/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Mai Sơn |
Ngày ban hành | 2022-06-09 |
Ngày hiệu lực | 2022-06-09 |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |