Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về việc ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch;
2. Đảm bảo tính nhân dân, tuân thủ, liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc, tương thích trong hệ thống quy hoạch quốc gia; tính tổng thể, đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực, các địa phương trong tỉnh vừa đáp ứng các nhu cầu trong hiện tại, vừa tạo nền tảng phát triển cho các thời kỳ tiếp theo, hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân; phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực; tính khả thi, khoa học, khách quan, công khai, minh bạch; ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, tiết kiệm, hiệu quả.
4. Xây dựng quan điểm, thiết lập tầm nhìn và xác định mục tiêu, định hướng không gian phát triển mới để phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh đặc thù, riêng biệt, độc đáo của Hải Dương so với các tỉnh lân cận và trong khu vực; tập trung phát triển một số nhóm ngành trọng điểm mà tỉnh đang có tiềm năng, lợi thế như: công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ; xây dựng đô thị và kinh doanh bất động sản, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật; thương mại, du lịch, dịch vụ chất lượng cao; nông nghiệp hữu cơ, giá trị gia tăng cao và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; phù hợp định hướng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế số, con người đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số là bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Tái cấu trúc lãnh thổ, xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
6. Bảo đảm các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch quy định tại Điều 4 Luật Quy hoạch.
1. Quy hoạch tỉnh nhằm phát huy tối đa các tiềm năng riêng có, thế mạnh khác biệt và nổi trội để phát triển tỉnh Hải Dương thành tỉnh công nghiệp hiện đại, hướng tới trực thuộc trung ương, có quy mô kinh tế lớn, cơ cấu lại kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, chuyển đổi số; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; đảm nhiệm vai trò là đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với vùng Đông Bắc, vùng duyên hải Bắc bộ và cả nước; có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững với các sản phẩm chủ lực có sức cạnh tranh; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được nâng cao; công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được đảm bảo và quốc phòng, an ninh được giữ vững.
3. Quy hoạch tỉnh là công cụ pháp lý quan trọng hoạch định, kiến tạo động lực, không gian phát triển, đảm bảo tính kết nối đồng bộ giữa các quy hoạch cấp quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh, làm cơ sở lập quy hoạch xây dựng các vùng huyện và liên huyện; quy hoạch đô thị và nông thôn và các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành có liên quan; nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
a) Định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội hướng đến tăng trưởng xanh, chuyển đổi số với 04 trụ cột: (1) công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ; (2) nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ; (3) dịch vụ chất lượng cao; (4) đô thị xanh, thông minh, hiện đại.
c) Xây dựng và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sự phát triển cân bằng giữa kinh tế, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia.
b) Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn.
d) Xây dựng quan điểm, xác định mục tiêu và lựa chọn các phương án phát triển, phương án quy hoạch, phương hướng phát triển các ngành quan trọng và phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh:
- Xác định phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn tỉnh.
+ Phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội;
điểm d khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch);
điểm đ, e, g, h, i, k khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch);
+ Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện;
+ Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên trên địa bàn tỉnh;
+ Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh;
+ Giải pháp, nguồn lực thực hiện Quy hoạch.
Các nội dung được tích hợp vào quy hoạch tỉnh Hải Dương được nghiên cứu đề xuất đảm bảo Quy hoạch được thực hiện theo hướng tiếp cận tổng hợp và phối hợp đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan trong việc lập quy hoạch trên phạm vi lãnh thổ của tỉnh nhằm đạt được mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.
1. Yêu cầu về phương pháp lập Quy hoạch
2. Các phương pháp lập Quy hoạch
- So sánh đối chiếu, lồng ghép bản đồ với việc áp dụng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin địa lý (GIS).
- Phân tích hệ thống, đánh giá tổng hợp, so sánh, mô hình tối ưu.
- Tiếp cận từ thực địa.
- Các phương pháp khác phù hợp với quy trình kỹ thuật lập Quy hoạch tỉnh.
1. Thành phần hồ sơ
- Tờ trình thẩm định và phê duyệt Quy hoạch tỉnh.
- Báo cáo Quy hoạch tỉnh gồm Báo cáo tổng hợp, Báo cáo tóm tắt và các báo cáo liên quan; các phụ lục, sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về Quy hoạch.
- Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan khác.
Trong quá trình lập Quy hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương chủ động phối hợp, cập nhật thông tin với quy hoạch cấp cao hơn để điều chỉnh, bổ sung đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tính thống nhất, đồng bộ giữa các cấp quy hoạch theo quy định tại Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch và quy định pháp luật liên quan.
- Như Điều 4; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Hải Dương; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, PTTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục; - Lưu: VT, QHĐP (2b).
Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch
1. Tuân theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ. bảo đảm quốc phòng, an ninh. bảo vệ môi trường.
3. Bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.
4. Bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân. bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân, trong đó lợi ích quốc gia là cao nhất. bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới.
5. Bảo đảm tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, dự báo, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước. bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch, tính bảo tồn.
6. Bảo đảm tính độc lập giữa cơ quan lập quy hoạch với Hội đồng thẩm định quy hoạch.
7. Bảo đảm nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
8. Bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan nhà nước.
Điều 27. Nội dung quy hoạch tỉnh
1. Nội dung quy hoạch tỉnh thể hiện các dự án cấp quốc gia đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia. các dự án cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định ở quy hoạch vùng. định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện.
2. Quy hoạch tỉnh bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh. đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị, nông thôn.
b) Quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển.
c) Phương hướng phát triển ngành quan trọng trên địa bàn. lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội.
d) Phương án quy hoạch hệ thống đô thị, bao gồm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đã được xác định trong quy hoạch vùng trên địa bàn. phương án phát triển đô thị tỉnh lỵ và các thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn. phương án phát triển hệ thống khu kinh tế. khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. khu du lịch. khu nghiên cứu, đào tạo. khu thể dục thể thao. khu bảo tồn, khu vực cần được bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và đối tượng đã được kiểm kê di tích đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn. phương án phát triển các cụm công nghiệp. phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. phương án phân bố hệ thống điểm dân cư. xác định khu quân sự, an ninh. phương án phát triển những khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn, những khu vực có vai trò động lực.
đ) Phương án phát triển mạng lưới giao thông, bao gồm mạng lưới đường cao tốc, quốc lộ, đường sắt. các tuyến đường thủy nội địa và đường hàng hải. các cảng biển, sân bay quốc tế, quốc gia. mạng lưới đường bộ, đường thủy liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn. mạng lưới đường tỉnh.
e) Phương án phát triển mạng lưới cấp điện, bao gồm các công trình cấp điện và mạng lưới truyền tải điện đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn. mạng lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối.
g) Phương án phát triển mạng lưới viễn thông, bao gồm các tuyến viễn thông quốc tế, quốc gia, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn. phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và công trình viễn thông của tỉnh.
h) Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước, bao gồm mạng lưới thủy lợi, mạng lưới cấp nước quy mô vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn. mạng lưới thủy lợi, cấp nước liên huyện.
i) Phương án phát triển các khu xử lý chất thải, bao gồm các khu xử lý chất thải nguy hại cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn. các khu xử lý chất thải liên huyện.
k) Phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, bao gồm các dự án hạ tầng xã hội cấp quốc gia, cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn. các thiết chế văn hóa, thể thao, du lịch, trung tâm thương mại, hội chợ, triển lãm và các công trình hạ tầng xã hội khác của tỉnh.
l) Phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện.
m) Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện.
n) Phương án bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn.
o) Danh mục dự án của tỉnh và thứ tự ưu tiên thực hiện.
p) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.
3. Chính phủ quy định chi tiết nội dung quy hoạch tỉnh tại khoản 2 Điều này. quy định việc tích hợp quy hoạch vào quy hoạch tỉnh.
Việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để triển khai các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 27. Nội dung quy hoạch tỉnh
...
2. Quy hoạch tỉnh bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
...
d) Phương án quy hoạch hệ thống đô thị, bao gồm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đã được xác định trong quy hoạch vùng trên địa bàn. phương án phát triển đô thị tỉnh lỵ và các thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn. phương án phát triển hệ thống khu kinh tế. khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. khu du lịch. khu nghiên cứu, đào tạo. khu thể dục thể thao. khu bảo tồn, khu vực cần được bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và đối tượng đã được kiểm kê di tích đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn. phương án phát triển các cụm công nghiệp. phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. phương án phân bố hệ thống điểm dân cư. xác định khu quân sự, an ninh. phương án phát triển những khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn, những khu vực có vai trò động lực.
Điều 27. Nội dung quy hoạch tỉnh
...
2. Quy hoạch tỉnh bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
...
đ) Phương án phát triển mạng lưới giao thông, bao gồm mạng lưới đường cao tốc, quốc lộ, đường sắt. các tuyến đường thủy nội địa và đường hàng hải. các cảng biển, sân bay quốc tế, quốc gia. mạng lưới đường bộ, đường thủy liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn. mạng lưới đường tỉnh.
e) Phương án phát triển mạng lưới cấp điện, bao gồm các công trình cấp điện và mạng lưới truyền tải điện đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn. mạng lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối.
g) Phương án phát triển mạng lưới viễn thông, bao gồm các tuyến viễn thông quốc tế, quốc gia, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn. phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và công trình viễn thông của tỉnh.
h) Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước, bao gồm mạng lưới thủy lợi, mạng lưới cấp nước quy mô vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn. mạng lưới thủy lợi, cấp nước liên huyện.
i) Phương án phát triển các khu xử lý chất thải, bao gồm các khu xử lý chất thải nguy hại cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn. các khu xử lý chất thải liên huyện.
k) Phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, bao gồm các dự án hạ tầng xã hội cấp quốc gia, cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn. các thiết chế văn hóa, thể thao, du lịch, trung tâm thương mại, hội chợ, triển lãm và các công trình hạ tầng xã hội khác của tỉnh.
Điều 59. Quy định chuyển tiếp
1. Các quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực được thực hiện như sau:
...
c) Các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được thực hiện cho đến khi quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
File gốc của Quyết định 442/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 442/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành