ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2799/QĐ-UBND | Đồng Nai, ngày 10 tháng 8 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 0 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 3174/TTr-SXD ngày 26 tháng 6 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Phạm vi, ranh giới, tỷ lệ và thời hạn lập quy hoạch
- Phía Bắc : Giáp huyện Vĩnh Cửu và huyện Định Quán.
- Phía Đông : Giáp huyện Thống Nhất
b) Giai đoạn lập quy hoạch
c) Tỷ lệ lập quy hoạch: 1/25.000
a) Cụ thể hoá chủ trương phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Đồng Nai và huyện Trảng Bom, Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Đồng Nai tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế của tỉnh và huyện một cách bền vững.
c) Định hướng tổ chức không gian toàn vùng như không gian xây dựng đô thị, nông thôn, không gian du lịch, không gian sản xuất nông nghiệp, thủy sản, không gian cảnh quan.
đ) Làm công cụ quản lý đô thị và các khu dân cư nông thôn, các khu nông nghiệp công nghệ cao, khu du lịch và hệ thống các công trình chuyên ngành, phát triển hài hòa và bền vững.
g) Nâng cao toàn diện đời sống nhân dân; củng cố quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; đảm bảo môi trường sinh thái để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
a) Tính chất
- Có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai.
- Trảng Bom nằm ngay cửa ngõ đi vào thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp với thành phố Biên Hòa; có các tuyến đường vành đai 4, Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, gần sân bay Quốc tế Long Thành, cảng Cái Mép - Thị Vải nên có lợi thế về phát triển giao thông.
- Vùng có tiềm năng tài nguyên tự nhiên phong phú đa dạng như: Tiềm năng đất đai, khí hậu, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, khoáng sản.
- Vùng có tài nguyên du lịch văn hóa lịch sử đa dạng, du lịch cảnh quan sinh thái thác Giang Điền, thác Đá Hàn, du lịch cảnh quan hồ Sông Mây.
Dự báo cơ cấu kinh tế của huyện Trảng Bom:
TT | Hạng mục | Cơ cấu (%) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2030 | 2050 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
b) Dự báo phát triển dân số + Dân số hiện trạng tính đến ngày 01/4/2019: Khoảng 349.279 người. + Năm 2050: Khoảng 570.000 người. + Năm 2030: Khoảng 345.000 người. - Dân số nông thôn: + Năm 2050: Khoảng 115.000 người. + Năm 2030: 55,55% c) Dự báo đất đai - Đất xây dựng đô thị: + Năm 2050: 4.000 ha. + Năm 2030: Khoảng 25.491 ha. - Đất xây dựng công nghiệp: + Năm 2050: Khoảng 2.500 ha. + Năm 2030: Khoảng 2.250 ha. d) Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
a) Mô hình phát triển không gian vùng + Mô hình phát triển theo tuyến chuỗi: Các khu đô thị dọc theo các hành lang đô thị hóa dọc các tuyến lưu thông chính, gồm khu đô thị Trảng Bom hiện hữu được mở rộng, gắn với khu đô thị Hố Nai, khu đô thị Giang Điền và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện như: KCN Bàu Xéo, KCN Sông Mây, KCN Hố Nai, KCN Giang Điền, CCN VLXD Hố Nai 3, CNN Đồi 61, CCN Sông Trầu, CNN Hưng Thịnh... + Mô hình phát triển vùng huyện Trảng Bom phát triển theo mô hình trung tâm vùng, trung tâm các tiểu vùng và các trục hành lang kinh tế đô thị hướng tâm, vành đai liên kết vùng thành phố Hồ Chí Minh - Vùng Tây Nguyên - Vùng Duyên hải Nam Trung bộ. + Cấu trúc khung giao thông: Khung phát triển giao thông vùng huyện Trảng Bom dựa trên định hướng phát triển các trục hướng tâm, các trục vành đai đảm bảo kết nối đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong vùng thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên - Duyên hải Nam Trung bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long và quốc tế như sau: • Trục hành lang đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam - Xuyên Á kết nối Đồng Nai với trung tâm thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu - Cần Thơ trung tâm Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia. + Cấu trúc không gian vùng cảnh quan và không gian mở: • Vùng hành lang bảo vệ hồ Trị An, vùng lâm nghiệp rừng trồng, cấu trúc thành các vùng đặc trưng tập trung và đan xen giữa các Vùng đô thị - Công nghiệp tạo phát triển cân bằng của từng vùng. + Cấm xây dựng trong Khu bảo tồn vùng nước ngập hồ Trị An, khu vực hành lang bảo vệ xung quanh hồ Trị An, hồ Sông Mây, hồ Suối Đầm và dọc sông Buông; khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn quan trọng của tỉnh để bảo vệ sự đa dạng sinh học, môi trường sinh thái, nguồn tài nguyên nước. b) Phân vùng kiểm soát quản lý phát triển Đồng thời căn cứ Chương trình phát triển đô thị tỉnh Đồng Nai và định hướng quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai; đường vành đai 4 chạy xuyên qua huyện, chia huyện Trảng Bom thành 2 khu vực: phía Tây và phía Đông. Do đó, giai đoạn đến năm 2030, định hướng đên năm 2050 huyện Trảng Bom phát triển với mô hình công nghiệp - đô thị - dịch vụ, được phân thành 2 vùng phát triển kinh tế (gồm 06 tiểu vùng) cụ thể như sau: + Vị trí quy mô: Là vùng phát triển đô thị - công nghiệp - dịch vụ (phía Tây đường vành đai 4). Bao gồm thị trấn Trảng Bom, xã Hố Nai 3, xã Bắc Sơn, xã Bình Minh, xã Quảng Tiến, xã Giang Điền, xã An Viễn, xã Đồi 61 và một phần xã Sông Trâu, một phân xã Tây Hoà; Trong đó thị trấn Trảng Bom là đô thị hạt nhân. • Quy mô dân số: Năm 2050: 345.000 - 400.000 người. • Tiểu vùng phía Tây: gồm xã Hố Nai 3, xã Bắc Sơn. Định hướng phát triển vùng đô thị công nghiệp. • Tiểu vùng phía Nam: gồm xã Quảng Tiến, xã Giang Điền, xã Đồi 61, xã An Viễn, tính từ đường sắt Bắc Nam và đường Võ Nguyên Giáp đến ranh phía Nam của huyện Trảng Bom và đường Vành đai 4. Định hướng phát triển: đô thị công nghiệp - nông nghiệp công nghệ cao. • Vị trí kinh tế: Tiếp giáp thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành. Nằm ở cực động lực tăng trưởng thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu, đường vành đai 4 vùng thành phố Hồ Chí Minh. • Phát triển các trung tâm thương mại - tài chính cấp vùng, trung tâm kho vận, tiếp vận lớn. Phát triển đầu mối giao thông của vùng và quốc gia, phát triển dịch vụ du lịch, giải trí, du lịch cảnh quan, văn hóa lịch sử. • Là vùng phát triển kinh tế động lực của huyện Trảng Bom. • Phát triển vùng đô thị, động lực phát triển kinh tế: Hình thành vùng đô thị bao gồm Đô thị Trảng Bom, đô thị Hố Nai 3, đô thị Bắc Sơn, đô thị Giang Điền. Trong đó thị trấn Trảng Bom là đô thị hạt nhân của toàn vùng. Phát triển vùng công nghiệp: Phát triển các vùng công nghiệp trên địa bàn Trảng Bom với các Khu công nghiệp Sông Mây, Bàu Xéo, Hố Nai, Giang Điền; Cụm công nghiệp Hố Nai 3, Đồi 61. • Phát triển thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái, giải trí cao cấp: Phát triển dịch vụ du lịch, giải trí: Khu phức hợp giải trí, khai thác cảnh quan ven sông Buông, du lịch sinh thái, cảnh quan thiên nhiên. + Thế mạnh của vùng: • Phát triển các trung tâm thương mại - tài chính cấp vùng, trung tâm kho vận, tiếp vận lớn. Phát triển đầu mối giao thông của vùng và quốc gia; phát triển dịch vụ du lịch, giải trí, du lịch cảnh quan, văn hóa lịch sử.
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
STT | Hạng mục | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2030 | 2050 | 2030 | 2050 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
01 |
2.974,44 | 1.487,22 | 20 | 10 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
02 |
4.461,66 | 4.461,66 | 30 | 30 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
03 |
7.436,10 | 8.923,32 | 50 | 60 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| Tổng | 14.872,20 | 14.872,20 | 100 | 100 |
+ Vị trí, quy mô: Bao gồm xã Thanh Bình, xã Cây Gáo, xã Bàu Hàm, xã Sông Thao, xã Trung Hòa, xã Đông Hòa, xã Hưng Thịnh và một phần xã Sông Trâu và xã Tây Hoà. Là vùng phát triển nông lâm ngư nghiệp và bảo tồn rừng cảnh quan, bảo vệ nguồn nước và sự đa dạng sinh học. Trong đó khu vực giáp trục Quốc lộ 1A thuộc các xã Đông Hoà, Tây Hoà, Trung Hòa là đô thị hạt nhân
• Quy mô dân số:
Năm 2050: 150.000 - 170.000 người.
✓ Dân số đô thị: 50.000 - 55.000 người.
✓ Dân số nông thôn: 105.000 - 115.000 người.
• Tiểu vùng phía Bắc: Gồm các xã Thanh Bình, Cây Gáo, Sông Trầu, Bàu Hàm, Sông Thao, một phân xã Tây Hòa, tính từ đường Trảng Bom - Xuân Lộc đến hồ Trị An. Định hướng phát triển là vùng phát triển nông nghiệp, sản xuất, du lịch sinh thái.
• Tiểu vùng phía Nam: Gồm các xã bao gồm phần còn lại của các xã Tây Hòa, Trung Hòa, Đông Hòa, Hưng Thịnh, khu vực phía Nam đường sắt Bắc Nam. Định hướng phát triển nông nghiệp, sản xuất, chăn nuôi.
• Vị trí kinh tế: Nằm phía Đông của vùng huyện Trảng Bom, tiếp giáp huyện Thống Nhất, huyện Vĩnh Cửu, tiếp giáp với hồ Trị An.
• Nguồn nhân lực: Vùng có nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo nghề, khả năng tiếp nhận nguồn nhân lực từ ngoài để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp và nông nghiệp hiện đại.
• Phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao:
Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và bảo vệ môi trường.
Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
• Phát triển du lịch sinh thái rừng cảnh quan: Phát triển du lịch tham quan hồ Trị An, hồ Suối Đầm. Hình thành các khu du lịch văn hóa lịch sử.
+ Thế mạnh của vùng:
+ Cơ cấu sử dụng đất:
STT | Hạng mục | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | ||
2030 | 2050 | 2030 | 2050 | ||
01 |
10.601,28 | 8.834,40 | 60 | 50 | |
02 |
1.766.88 | 1.766,88 | 10 | 10 | |
03 |
5.300.64 | 7.067,52 | 30 | 40 | |
|
17.668,80 | 17.668,80 | 100 | 100 |
- Phân bố không gian phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện:
• KCN Bàu Xéo: Quy mô khoảng 499,866 ha tại xã Sông Trầu và xã Đồi 61.
• KCN Hố Nai: Quy mô khoảng 372,226 ha tại xã Hố Nai 3 và Bắc Sơn.
• KCN Bàu Xéo 2: Quy mô 380 ha.
• CCN Đồi 61: Quy mô khoảng 54 ha .
• CCN Hố Nai 3: Quy mô khoảng 53 ha tại xã Hố Nai 3.
• CCN Suối Sao: Quy mô khoảng 60 ha tại xã Hố Nai 3
• Cụm nghề gỗ Bình Minh: Quy mô khoảng 02 ha tại xã Bình Minh.
- Phân bố không gian phát triển nông nghiệp:
• Vùng trồng cây hàng năm: (bắp, rau màu, mía, khoai mì) diện tích khoảng 6.000 ha tại các xã: Sông Trầu, Hưng Thịnh, Đông Hòa, Trung Hòa, Tây Hòa).
• Vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều: Quy mô diện tích khoảng 11.000 ha.
+ Vùng chăn nuôi: Hình thành vùng khuyến khích chăn nuôi diện tích khoảng 1.300 ha, chủ yếu theo hình thức trang trại tại các xã: Thanh Bình, Bàu Hàm, Sông Thao, Sông Trầu Hưng Thịnh, Trung Hòa, Đông Hòa và Cây Gáo.
+ Định hướng chức năng: Xác định rõ Trảng Bom là điểm du lịch trong mạng lưới du lịch toàn tỉnh Đồng Nai, thế mạnh của Trảng Bom là loại hình du lịch trong ngày, trạm dừng chân để khách tiếp tục chuyển hành trình, cần phát huy thế mạnh của du lịch gắn với nâng cấp các dịch vụ thu hút khách du lịch lưu trú qua đêm, góp phần lớn vào phát triển kinh tế, tạo ấn tượng tốt cho khách du lịch.
• Kết nối phát triển các tuyến du lịch của địa phương với mạng lưới Du lịch của tỉnh, từng bước nâng cao chất lượng hạ tầng, phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp. Tăng cường đào tạo, xây dựng đội ngũ công tác phục vụ.
+ Vùng du lịch chính: Chia thành 2 vùng chính:
Tiềm năng du lịch về cảnh quan hồ Trị An. Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy U1 Biên Hoà.
Trọng tâm của vùng là du lịch sinh thái, cảnh quan hồ Trị An.
Phát triển du lịch tâm linh, hành hương đến các điểm tôn giáo, chuỗi các nhà thờ lớn dọc đường Quốc lộ 1)...
Phát triển các khu vui chơi, giải trí, mua sắm, ăn uống, nghỉ ngơi, v.v... Khu du lịch sinh thái và nuôi động vật hoang dã tại xã Bắc Sơn và xã Bình Minh, sân Golf Đồng Nai, Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền, Khu du lịch sinh thái thác Đá Hàn,...
d) Định hướng phát triển đô thị Trảng Bom đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
+ Đô thị Trảng Bom trong quá trình chuẩn bị để trở thành thị xã vào năm 2025.
- Đô thị Trảng Bom giai đoạn 2025 - 2030:
+ Ranh giới các phường dự kiến của thị xã Trảng Bom sau năm 2025:
Căn cứ Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Gồm 11 phường:
Diện tích: 843,150 ha;
✓Đến năm 2030: 28.000 - 35.000 người;
✓ Đến năm 2050: 35.000 - 40.000 người
Diện tích: 728,15 ha
✓ Đến năm 2030: 30.000 - 35.000 người.
✓ Đến năm 2050: 35.000 - 40.000 người.
Diện tích: 1.447,1 ha.
✓ Đến năm 2030: 26.000 - 30.000 người.
✓ Đến năm 2050: 35.000 - 40.000 người.
Diện tích: 2.221,1 ha.
✓ Đến năm 2030: 75.000 - 80.000 người.
✓ Đến năm 2050: 85.000 - 90.000 người.
Diện tích: 1.907,9 ha
✓ Đến năm 2030: 55,000 - 60.000 người.
✓ Đến năm 2050: 70.000 - 80.000 người.
Diện tích: 2.540,5 ha
✓ Đến năm 2030: 13.000 - 20.000 người.
✓ Đến năm 2050: 25.000 - 35.000 người.
Diện tích: 1.431 ha.
✓ Đến năm 2030: 20.000 - 25.000 người.
✓ Đến năm 2050: 35.000 - 45.000 người.
Diện tích: 2.211,9 ha.
✓ Đến năm 2030: 15.000 - 20.000 người.
✓ Đến năm 2050: 25.000 - 30.000 người.
Diện tích: 1.472,7 ha.
✓ Đến năm 2030: 16.000 - 18.000 người.
✓ Đến năm 2050: 19.000 - 20.000 người.
Diện tích: 1.494,1 ha.
✓ Đến năm 2030: 13.000 - 15.000 người.
✓ Đến năm 2050: 16.000 - 18.000 người.
Diện tích: 1.131,9 ha.
✓ Đến năm 2030: 13.000 - 15.000 người.
✓ Đến năm 2050: 15.000 - 17.000 người.
Trảng Bom được nâng cấp lên Đô thị loại III.
+ Quy mô dân số: 450.000 - 570.000 người.
+ Các xã nông thôn nằm về phía Đông và Đông Bắc bao gồm các xã: Thanh Bình, Cây Gáo, một phần xã Sông Trầu; Bàu Hàm, Sông Thao và Hưng Thịnh. Cụ thể như sau:
Diện tích tự nhiên (là phần diện tích còn lại của xã Sông Trầu sau khi tách 433 ha nhập vào thị trấn Trảng Bom): 3.862,5 ha.
✓ Đến năm 2030: 25.000 - 27.000 người.
✓ Đến năm 2030: 27.000 - 29.000 người.
• Xã Thanh Bình:
Dân số dự kiến:
✓ Đến năm 2030: 15.000 - 17.000 người.
✓ Đến năm 2050: 17.000 - 19.000 người.
• Xã Hưng Thịnh:
Dân số dự kiến:
✓ Đến năm 2030: 12.000 - 14.000 người
✓ Đến năm 2050: 15.000 - 17.000 người.
• Xã Cây Gáo:
Dân số dự kiến:
✓ Đến năm 2030: 12.000 - 15.000 người
✓ Đến năm 2050: 16.000 - 17.000 người.
• Xã Bàu Hàm:
Dân số dự kiến:
✓ Đến năm 2030: 12.000 - 14.000 người.
✓ Đến năm 2050: 14.000 - 16.000 người.
• Xã Sông Thao:
Dân số dự kiến:
✓ Đến năm 2030: 13.000- 15.000 người.
✓ Đến năm 2050: 15.000- 17.000 người.
- Đề án Xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Trảng Bom giai đoạn 2019-2020
+ Ngày 02 tháng 5 năm 2019, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 4777/KH- UBND triển khai thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019- 2020.
• Trung tâm hỗ trợ sản xuất 1:
Diện tích: 39,33 ha.
Chức năng: Dịch vụ kho bãi trung chuyển hàng hóa, các dịch vụ khuyến nông, tuyên truyền, dịch vụ mua bán nông cụ. Là đầu mối trung gian giữa các khu công nghiệp và khu vực nông thôn, các dịch vụ thương mại hỗ trợ sản xuất cây công nghiệp (tiêu, điều) và cây ăn quả (chuối).
Vị trí: Thuộc địa bàn xã Hưng Thịnh, nằm dọc đường Hưng Long - Lộ 25, gần cụm công nghiệp Hưng Thịnh.
Quy mô: Phục vụ cho khu vực sản xuất nông nghiệp phía Tây Nam huyện Trảng Bom: Khu vực nông nghiệp xã Đông Hòa, Tây Hòa, Hưng Thịnh.
• Trung tâm hỗ trợ sản xuất 3:
Diện tích: 54,63 ha.
Chức năng: Dịch vụ kho bãi trung chuyển hàng hóa, các dịch vụ khuyển nông, tuyên truyền, dịch vụ mua bán nông cụ, các dịch vụ thương mại hỗ trợ sản xuất cây công nghiệp (điều).
- Hệ thống công trình giáo dục, đào tạo:
• Đào tạo các ngành kinh tế - xã hội.
• Liên kết, hợp tác giáo dục, cơ sở đại học, cao đẳng với thành phố Hồ Chí Minh.
• Trường Trung học phổ thông (THPT): Nâng cấp 07 THPT hiện hữu: (Thống Nhất A, Ngô Sĩ Liên, Trần Quốc Tuấn, Bàu Hàm, Trịnh Hoài Đức, Trần Đại Nghĩa, Văn Lang) và trường phổ thông Dân tộc nội trú.
01 trường THPT nàm ở xã Cây Gáo (khu vực đường ĐT.762 và đường Trảng Bom - Cây Gáo).
• Đến năm 2050, tổng số trường THPT trên địa bàn huyện phải đạt tối thiểu 14 trường.
• Trường đại học, cao đẳng: Trường đại học Lâm nghiệp cơ sở 2, trường cao đẳng nghề Cơ giới và thủy lợi, trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật VinaTex.
+ Văn hóa:
• Nâng cấp các nhà văn hóa tại 16 xã phường.
• Xây mới trung tâm tổ chức sự kiện đặt tại trung tâm thị xã Trảng Bom.
- Hệ thống công trình y tế:
+ Nâng cấp chỉnh trang 17 trạm y tế xã, thị trấn hiện hữu: Trạm y tế thị trấn Trảng Bom, Hố Nai 3, Bắc Sơn, Bình Minh, Quảng Tiến, Giang Điền, Sông Trầu, Cây Gáo, Thanh Bình, Tây Hòa, Trung Hòa, Đông Hòa, Hưng Thịnh, Sông Thao, Bàu Hàm, Đồi 61, và trạm y tế An Viễn.
- Hệ thống thương mại, dịch vụ
+ Xây dựng thêm 07 chợ mới, gồm: chợ An Viễn, chợ chiều ấp Cây Điệp, chợ Sông Mây, chợ xã Đôi 61, chợ Hưng Thịnh, chợ Cây số 9, Bờ Hồ), nâng tổng số các chợ trên địa bàn huyện 24 chợ, trong đó 6 chợ hạng 2 và 18 chợ hạng 3.
6. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
- Quy hoạch nền xây dựng
+ Cao độ khống chế cốt xây dựng cho đô thị được xác định căn cứ theo cao độ mực nước ngập lụt tính toán (Cao độ khống chế xây dựng phải cao hơn mưc nước tính toán tối thiểu = 0,5 m)
+ Chọn cao độ nền xây dựng tùy thuộc vào từng khu vực cụ thể dựa vào cao độ khống chế của đường. Cao độ xây dựng từ 57 m - 62 m.
+ Giải pháp san nền đối với khu vực đô thị là san nền cục bộ bám theo địa hình tự nhiên đối với các khu vực xây dựng nhằm hạn chế khối lượng đào đắp, phá vỡ mặt phủ tự nhiên.
+ Đối với các điểm dân cư nông thôn tại các khu vực có địa hình thấp thường xuyên bị nhập cần phải tôn nền chống ngập nhưng chủ yếu là san đắp cục bộ khu vực xây dựng. Đối với khu vực có địa hình cao không bị ngập lụt chỉ san đắp tạo hướng dốc thoát nước, cân bằng đào đắp tại chỗ.
- Giao thông đường bộ:
+ Đường Quốc lộ 1A: Đoạn qua huyện Trảng Bom dài 20,8 km, quy hoạch chung toàn tuyến đầu tư quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp với chiều rộng nền đường 20,5 m, có dải phân cách cứng giữa hai chiều xe chạy. Đối với đoạn qua trung tâm thị trấn Trảng Bom dài 3,4 km quy hoạch như sau: Gồm tuyến chính ở giữa có chiều rộng mặt đường 16 m, lề đường và mương thoát nước mỗi bên 3 m, dải ngăn cách hai bên với đường song hành (đường gom) rộng 9 m, mặt đường song hành mỗi bên rộng 9 m, vỉa hè mỗi bên rộng 5 m, lộ giới 78 m.
• Đường tỉnh 762: Quy hoạch tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III, lộ giới 45 m.
• Đường tỉnh 772 (Trảng Bom - Xuân Lộc): Quy hoạch toàn tuyến đạt cấp III, nền rộng 11 m, mặt bê tông nhựa rộng 3,5 m x 2 và lề gia cố 2 m x 2, lộ giới 45 m.
• Đường ĐT.778 (Bắc Sơn - Long Thành): Quy hoạch toàn tuyến đạt cấp III, nền rộng 12 m, mặt bê tông nhựa nóng rộng 7 m, bề rộng phần xe thồ sơ 2 m x 2, lề đất mỗi bên rộng 0,5 m x 2, lộ giới 45 m.
+ Đường Huyện lộ: Nâng cấp và nhựa hóa các tuyến đường huyện hiện hữu đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV đồng bằng với 2 làn xe, 7 m mặt đường, 9 m nền, bao gồm:
• Đường Trảng Bom - Cây Gáo dài 18,5 km;
• Đường Bình Minh - Giang Điền dài 8,5 km;
• Đường Sông Thao - Bàu Hàm dài 7,4 km;
• Đường 19 Tháng 5 dài 7,7 km;
Đầu tư các tuyến đường huyện theo quy hoạch đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV đồng bằng với 2 làn xe, 7 m mặt đường, 9 m nền, bao gồm:
• Đường Bàu Hàm - Cây Gáo dài 6,8 km;
• Đường Tây Hòa - Cây Gáo dài 10,8 km;
• Đường An Viễn - Hưng Thịnh dài 12 km;
• Đường Bắc Sơn - Tân An dài 2,8 km.
• Kế thừa và phát triển mạng lưới đường hiện có phù hợp với nhu cầu giao thông vận tải trước mắt và tương lai, kết nối liên hoàn với hệ thống đường quốc gia, đường tỉnh và đường huyện. Kết hợp với mạng lưới quy hoạch thủy lợi, quy hoạch dân cư và các công trình xây dựng hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
- Giao thông công cộng:
- Đường sắt:
+ Xây dựng tuyến đường sắt đô thị có điểm đầu tại ga Trảng Bom, điểm cuối tại ranh xã Phước Tân, thành phố Biên Hòa. Nhánh này sẽ phục vụ vận chuyển hàng hóa đến và đi của Tổng kho trung chuyển miền Đông Nam Bộ.
c) Định hướng thoát nước mưa
+ Đô thị Trảng Bom và các khu, cụm công nghiệp cần xây dựng hệ thống thoát nước riêng. Nước mưa được thoát trực tiếp ra sông rạch, nước thải được thu gom về trạm xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường. Các tuyến thoát nước là hệ thống kín bằng cống tròn hoặc cống hộp.
+ Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế là hệ thống cống tròn và công hộp BTCT. Cống được thiết kế đặt trên hè, chạy dọc theo các tuyến đường để thu nước từ công trình và mặt đường, sau đó dẫn xả ra hệ thống sông rạch trong khu vực.
+ Khu vực hiện hữu, khu trung tâm đô thị: Cải tạo các tuyến thoát nước hiện hữu từng bước thu gom nước bẩn về trạm xử lý.
+ Khu vực có mật độ xây dựng thấp, tùy theo điều kiện cụ thể có thể cho phép xây dựng hệ thống thoát nước chung nhưng nước bẩn sinh hoạt phải được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi thoát vào mạng lưới.
+ Xây dựng các bờ kè dọc theo các sông, suối tiêu thoát nước chính đoạn qua khu đô thị để chống sạt lở bờ và hạn chế xâm lấn sông, suối.
- Nhu cầu cấp nước sinh hoạt:
+ Giai đoạn đến năm 2050: 180.000 m3/ngđ.
+ Theo quy hoạch vùng tỉnh Đồng Nai, huyện Trảng Bom được lấy nước từ mạng lưới ống cấp nước của tỉnh, chủ yếu từ nhà máy nước Thiện Tân Q30 = 300.000 m3/ngày.
- Hệ thống cấp nước:
+ Theo quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Đồng Nai và quy hoạch cấp nước thành phố Biên Hoà, mạng lưới cấp nước khu vực thiết kế được lấy nước từ tuyến ống cấp nước chính Ø 800 từ quốc lộ 1A.
+ Tuyến ống cấp nước được bố trí dưới hè đường, nằm phía trước các công trình để thuận tiện cho việc cung cấp nước.
đ) Định hướng phát triển hệ thổng cấp điện
- Lưới điện:
+ Tuyến trung thế:
• Đối với trung tâm khu đô thị, thị xã, thị trấn sử dụng mạch vòng vận hành hở.
• Đường dây trên không sử dụng dây nhôm lõi thép (AC) bọc nhựa.
• Thực hiện các phương thức bù vô công trên lưới để hệ số công suất đạt 0.92 - 0.95.
- Sử dụng đường dây hỗn hợp trung hạ thế để giảm vốn đầu tư.
+ Trạm hạ thế:
• Trong trung tâm khu đô thị, thị xã, thị trấn các trạm sinh hoạt nên dùng trạm tập trung đặt trong nhà, có dung lượng lớn từ 250 kVA trở lên.
+ Lưới hạ thế:
• Dây dẫn là loại cáp nhôm vặn xoắn (cáp ABC) cho đường dây trên không, và cáp XLPE 1kV ruột đồng cho cáp ngầm.
+ Lưới điện chiếu sáng:
• Dây dẫn là loại cáp nhôm vặn xoắn (cáp ABC) cho đường dây trên không, và cáp XLPE 1KV ruột đồng hoặc cáp Cu/PVC luồn trong ống PVC chôn trong đất cho các tuyến điện ngầm.
e) Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
+ Nước thải sinh hoạt:
• Theo quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 đô thị Trảng Bom, nước thải khu vực thị trấn Trảng Bom được thu gom xử lý tập trung. Quy hoạch 03 trạm xử lý nước thái với tổng cộng suất Q = 11.500 m3/ngày (Trạm xử lý số 1 Q = 6000 m3/ngày thải ra suối đá, Trạm xử lý số 2 Q = 3500 m3/ngày thải ra suối, Trạm xử lý số 3 Q = 2000 m3/ngày thải ra suối). Đối với các phường dự kiến sẽ đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt tỷ lệ theo quy định
• Nước thải được thoát theo hệ thống cống riêng.
• Sử dụng cống tròn bê tông cốt thép, với các kích thước D400 - D600.
+ Nước thải công nghiệp:
• Hệ thống thoát nước trong các khu, cụm công nghiệp tập trung là hệ thống thoát nước riêng, có trạm xử lý nước thải cho từng khu công nghiệp.
- Rác thải:
+ Tổng lượng rác thải sinh hoạt năm 2050: 440 tấn/ngày, trong đó rác thải đô thị là: 324 tấn/ngày.
+ Theo quy hoạch vùng tỉnh Đồng Nai, rác thải sinh hoạt huyện Trảng Bom, rác thải công nghiệp không nguy hại và chất thải nguy hại được thu gom về khu liên hiệp xử lý rác thải đã xây dựng hoàn thiện giai đoạn 1 của huyện tại ấp Nhân Hòa, xã Tây Hoà, quy mô khoảng 48,898 ha.
- Nghĩa trang: Theo quy hoạch hệ thống nghĩa trang của tỉnh. Trên địa bàn huyện quy hoạch xây dựng mới nghĩa trang diện tích khoảng 50 ha tại xã Sông Trầu.
- Định hướng quy hoạch mạng lưới thông tin liên lạc:
+ Tiếp tục mở rộng tận dụng các host và tổng đài vệ tinh ở những chưa có yêu cầu dịch vụ mới. Nâng cấp các tổng đài vệ tinh có giao thức ATM/IP tại những vùng mạng có nhu cầu dịch vụ mới.
- Nguồn đấu nối và truyền dẫn:
+ Mạng truyền dẫn thế hệ mới phải được áp dụng công nghệ truyền dẫn tiên tiến, có cấu trúc đơn giản đảm bảo tính linh hoạt, độ sẵn sàng cao có khả năng ứng cứu nhanh, kịp thời khi có sự cố dễ dàng nâng cấp, mở rộng dung lượng và triển khai dịch vụ.
7. Đánh giá môi trường chiến lược
- Ô nhiễm không khí.
- Áp lực về quản lý chất thải rắn.
- Bảo tồn sinh thái rừng và đa dạng sinh học.
- Giải pháp chung:
+ Đầu tư dây chuyền công nghệ xử lý rác đảm bảo vệ sinh môi trường theo hướng tái sử dụng, chế biến phân vi sinh và sản xuất năng lượng điện.
+ Đối với các trang trại, cơ sở chăn nuôi phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải đảm bảo chất thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định.
- Giải pháp về cơ chế chính sách:
+ Xây dựng tổ chức và cơ chế quản lý tổng hợp môi trường.
+ Tăng cường công tác kiểm soát, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản của các cơ quan chức năng. Tái tạo thiên nhiên sau khi khai thác.
+ Môi trường không khí - hàng quý (3 tháng một lần).
+ Chất thải rắn - hàng quý (3 tháng 1 lần).
+ Phóng xạ và điện tử - một năm 2 lần.
a) Danh mục dự án đầu tư và giai đạn thực hiện
Tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ gắn kết hạ tầng kỹ thuật cấp vùng và cấp tỉnh, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa và hình thành đô thị (thị xã) Trảng Bom đạt đô thị loại III.
+ Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại thị xã Trảng Bom.
+ Huy động các nguồn lực từ nhân dân, kết hợp nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thị xã Trảng Bom.
Tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn kết đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật cấp Quốc gia và cấp khu vực.
- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách.
+ Nguồn vốn FDI, ODA.
+ Nguồn vốn của doanh nghiệp và của nhân dân.
a) Thống nhất quy hoạch, thống nhất tập trung chỉ đạo của UBND huyện. Phân quyền rõ ràng cấp chỉ đạo thống nhất các lĩnh vực trên phạm vi toàn huyện về nghĩa vụ, quyền hạn vừa đảm bảo tính chỉ đạo tập trung vừa đảm bảo tính dân chủ, độc lập.
c) Kịp thời công bố, công khai quy hoạch. Lập kế hoạch để triển khai thực hiện quy hoạch vùng gồm các chương trình quảng bá, giới thiệu quy hoạch, kêu gọi đầu tư và các hoạt động đầu tư cần được thống nhất tuân thủ các vùng chức năng đã được xác lập trong quy hoạch vùng. Những hạng mục quan trọng như các tuyến giao thông chính, đầu mối hạ tầng kỹ thuật cần bố trí nguồn vốn ngân sách để thực hiện đồng thời có cơ chế phù hợp để đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư. Thực hiện điều chỉnh các quy hoạch ngành theo các mục tiêu và chương trình của quy hoạch xây dựng vùng; đồng thời, định kỳ 5 năm cần theo dõi cập nhật, bổ sung điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng cho phù hợp với tình hình phát triển của tỉnh.
đ) Tổ chức lập các đồ án điều chỉnh quy hoạch chung, chương trình phát triển đô thị của huyện trên cơ sở đồ án quy hoạch vùng được duyệt làm cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước xác định các khu vực phát triển đô thị, lập các dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị theo quy định.
Được ban hành kèm theo quy định cụ thể nguyên tắc phát triển; việc quản lý kiểm soát không gian, kiến trúc, cảnh quan khu vực đô thị và nông thôn, khu vực đặc thù,... trong phạm vi đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện Trảng Bom đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
1. Ủy ban nhân dân huyện Trảng Bom
b) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật; tổ chức rà soát việc lập, điều chỉnh, phê duyệt các quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, để cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng huyện Trảng Bom, làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư.
2. Sở Xây dựng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng; phối hợp, hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện Trảng Bom quản lý quy hoạch xây dựng khu vực đô thị, nông thôn, các khu vực trọng điểm theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
- Như Điều 4; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
File gốc của Quyết định 2799/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đang được cập nhật.
Quyết định 2799/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Nai |
Số hiệu | 2799/QĐ-UBND |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Cao Tiến Dũng |
Ngày ban hành | 2020-08-10 |
Ngày hiệu lực | 2020-08-10 |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |