THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1266/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2020 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quan điểm
b) Tiếp cận và ứng dụng nhanh nhất các thành tựu khoa học, công nghệ, quản lý nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
d) Hạn chế tối đa ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng;
e) Phân bổ mạng lưới cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trên toàn quốc phù hợp với điều kiện về tự nhiên, xã hội của từng vùng miền.
a) Mục tiêu tổng quát
- Loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường;
b) Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng cơ chế chính sách, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng khuyến khích đầu tư mới, đầu tư nâng cấp, chuyển đổi sang công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu tái chế từ phế thải công nghiệp, nông nghiệp, rác thải sinh hoạt, giảm lượng phát thải để bảo vệ môi trường. Hạn chế, tiến tới dừng các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng không hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường;
- Đổi mới, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm vật liệu xây dựng.
- Tăng cường công tác điều tra cơ bản đối với các chủng loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng; tổ chức lập quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo đúng quy định; đẩy mạnh thăm dò các mỏ khoáng sản theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng;
- Hình thành các khu vực, cơ sở chuyên gia công chế biến nguyên liệu đảm bảo cung cấp ổn định về chất lượng, số lượng cho cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ khai thác mỏ tiên tiến, an toàn, hiệu quả, giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường; tổ chức thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng có tính đến biến đổi khí hậu;
- Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới, sử dụng phế thải làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế; giảm tiêu hao năng lượng; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng;
- Đẩy mạnh nghiên cứu trong lĩnh vực chế tạo cơ khí, sản xuất thiết bị, phụ tùng thay thế; tăng cường ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất vật liệu xây dựng.
- Tăng cường quảng bá sản phẩm nhằm thúc đẩy thị trường tiêu thụ nội địa; đẩy mạnh xây dựng thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm vật liệu xây dựng có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế;
- Tăng cường xuất khẩu các chủng loại sản phẩm vật liệu xây dựng có giá trị kinh tế cao, sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, nhiên liệu, năng lượng.
Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp; đào tạo đội ngũ chuyên gia, kỹ sư có trình độ chuyên môn cao; đào tạo nhân viên kỹ thuật và đội ngũ công nhân lành nghề, có khả năng nắm bắt công nghệ mới, làm chủ dây chuyền sản xuất hiện đại, chủ động trong công tác thiết kế, phát triển sản phẩm mới; đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh có trình độ, kỹ năng, có khả năng hội nhập quốc tế.
Nâng cao năng lực chế tạo cơ khí trong nước đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Trước mắt, sản xuất các chi tiết, phụ tùng thay thế phục vụ việc sửa chữa, giảm tỷ lệ nhập khẩu, tiến tới nghiên cứu, chế tạo các dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng đồng bộ.
- Tăng cường phổ biến rộng rãi các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và an toàn lao động của các cơ sở khai thác nguyên liệu và sản xuất vật liệu xây dựng. Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất không thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Bộ Xây dựng
- Chủ trì nghiên cứu, trên cơ sở thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế để đề xuất bổ sung các cơ chế, chính sách cụ thể về đầu tư, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, xử lý chất thải công nghiệp, rác thải đô thị, nông thôn để sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng;
- Chủ trì thẩm định, hoặc cho ý kiến đối với các dự án đầu tư theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, phát triển các loại vật liệu xây dựng mới, sản phẩm phù hợp với công nghệ thi công xây dựng hiện đại, năng suất cao, thân thiện môi trường;
- Định kỳ hàng năm và 5 năm, đánh giá việc triển khai, thực hiện Chiến lược của các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức liên quan để báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Cấp phép hoạt động khoáng sản phù hợp với quy hoạch; chủ trì đề xuất quy định pháp luật, cơ chế, chính sách về khai thác khoáng sản làm nguyên liệu áp dụng kỹ thuật khai thác tiên tiến, tận thu tối đa tài nguyên khoáng sản, an toàn và bảo vệ môi trường, cảnh quan;
- Kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện phương án cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác mỏ, xác định mức ký quỹ phù hợp, đảm bảo việc cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác;
- Rà soát, sửa đổi kịp thời các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường trong sản xuất vật liệu xây dựng đảm bảo phù hợp với trình độ công nghệ.
- Tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm mới về vật liệu xây dựng;
- Chỉ đạo việc thu gom, quản lý, tái chế các chất thải công nghiệp (tro, xỉ các nhà máy nhiệt điện, luyện kim, hóa chất, các mỏ khoáng sản...) để sử dụng làm vật liệu xây dựng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Phối hợp với Bộ Xây dựng triển khai thực hiện việc sử dụng các loại vật liệu xây dựng trong xây dựng công trình giao thông; xây dựng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề nghị ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các loại vật liệu kết cấu mặt đường, chủ động nghiên cứu các loại vật liệu mới, bền vững thân thiện với môi trường và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp quốc gia về sản xuất vật liệu xây dựng; ưu tiên các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin; sử dụng dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật vào quy trình quản lý, sản xuất; tái chế, tận dụng các loại chất thải trong sản xuất vật liệu xây dựng, tiết kiệm tài nguyên, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính và các giải pháp khoa học công nghệ về bảo vệ môi trường;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan đề xuất Chính phủ việc đưa các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng có sử dụng phế thải công nghiệp, rác thải đô thị và nông thôn làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế và các dự án xây dựng trạm phát điện sử dụng nhiệt khí thải của các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng vào đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi.
Tiếp tục nghiên cứu, ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến tận thu nhiệt thừa để phát điện, nhằm tiết kiệm năng lượng; sử dụng phế thải công nghiệp, rác thải đô thị và nông thôn vào sản xuất vật liệu xây dựng nhằm tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tập hợp và đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước những giải pháp, chính sách về công nghệ, về bảo vệ môi trường, về thương mại để phát triển ngành vật liệu xây dựng theo mục tiêu đề ra.
- Xây dựng kế hoạch, phương án, đề án, chiến lược phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn phù hợp với kế hoạch của trung ương và Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050;
10. Các nhà đầu tư và các doanh nghiệp sản xuất
- Đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, mức độ tự động hoá cao. Từng bước áp dụng công nghệ thông tin và các giải pháp công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào quy trình sản xuất và hệ thống quản lý;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; | KT. THỦ TƯỚNG |
XI MĂNG
(Kèm theo Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Giai đoạn 2021 - 2030:
- Chỉ đầu tư mới nhà máy sản xuất clanhke xi măng có công suất một dây chuyền không nhỏ hơn 5.000 tấn clanhke/ngày, gắn với vùng nguyên liệu và đầu tư đồng thời hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường.
- Đầu tư trạm nghiền xi măng có công suất phù hợp ở những khu vực không thuận lợi về nguyên liệu để sản xuất clanhke xi măng.
- Tổng công suất thiết kế các nhà máy xi măng đến năm 2025 không vượt quá 125 triệu tấn/năm; đến năm 2030 không vượt quá 150 triệu tấn/năm.
- Sử dụng công nghệ tiên tiến với mức tự động hóa cao, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất để đạt được các chỉ tiêu kỹ thuật như sau:
+ Tiêu hao nhiệt năng: ≤730 kcal/kg clanhke;
+ Tiêu hao điện năng: ≤ 65 kWh/tấn clanhke.
+ CO2 ≤ 650 kg/tấn xi măng;
+ NO2 ≤ 800 mg/Nm3;
- Yêu cầu phát thải đối với các dây chuyền đầu tư mới đạt:
+ SO2 ≤ 100 mg/Nm3;
+ Bụi ≤ 20 mg/Nm3.
- Đến năm 2025, sử dụng tối thiểu 20%; đến năm 2030, sử dụng tối thiểu 30% tro bay nhiệt điện hoặc chất thải công nghiệp khác làm nguyên liệu thay thế trong sản xuất clanhke và làm phụ gia trong sản xuất xi măng.
c) Về khai thác và sử dụng tài nguyên
d) Về bảo vệ môi trường
đ) Về sản phẩm
GẠCH GỐM ỐP LÁT
(Kèm theo Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Giai đoạn 2021 - 2030
- Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường.
- Đầu tư phát triển đồng bộ giữa các cơ sở sản xuất và các cơ sở khai thác, chế biến nguyên liệu, sản xuất men, màu trong nước; các cơ sở sản xuất phụ tùng thay thế.
- Tổng công suất thiết kế các nhà máy sản xuất gốm ốp lát đến năm 2025 không vượt quá 850 triệu m2/năm; năm 2030 không vượt quá 950 triệu m2/năm.
- Sản xuất gạch gốm ốp lát với công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhằm giảm mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu và năng lượng, áp dụng các giải pháp sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý và sản xuất.
Tiêu hao nhiệt năng cho 1 kg sản phẩm:
+ Gạch granit: ≤ 1.200 kcal/kg sản phẩm;
Tiêu hao điện năng cho 1 kg sản phẩm:
+ Gạch granit: ≤ 0,30 kWh/kg sản phẩm;
- Chỉ tiêu phát thải bụi không lớn hơn 30 mg/Nm3; hàm lượng khí CO, SO2, NOx không lớn hơn 100 mg/Nm3.
Khai thác tận thu và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, phát triển hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung công suất lớn, chuyên môn hóa từ khâu khai thác nguyên liệu; gia công chế biến nguyên liệu, phối liệu cho các cơ sở sản xuất gạch gốm ốp lát.
- 100% các cơ sở sản xuất phải có hệ thống xử lý chất thải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
đ) Về sản phẩm
2. Giai đoạn 2031 - 2050
- Đầu tư chiều sâu về công nghệ sản xuất, áp dụng triệt để công nghệ thông tin vào công tác quản lý, sản xuất và kinh doanh.
- Sử dụng nhiên liệu sạch trong sản xuất gạch ốp lát, không còn sử dụng khí than làm nhiên liệu đốt.
Hạn chế xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu clanhke và xi măng không vượt quá 30% tổng công suất thiết kế.
- Tỷ lệ sử dụng clanhke trong sản xuất xi măng trung bình toàn ngành tối đa ở mức 60%; phụ gia cho xi măng sử dụng tối thiểu 40%.
+ Tiêu hao nhiệt năng: ≤ 700 kcal/kg clanhke;
- Yêu cầu mức phát thải:
+ Hàm lượng SO2 ≤ 100 mg/Nm3;
+ Hàm lượng Bụi ≤ 20 mg/Nm3.
- Sử dụng trên 30% tro bay, xỉ nhiệt điện hoặc chất thải công nghiệp khác làm phụ gia trong sản xuất xi măng.
- 100% các doanh nghiệp sản xuất xi măng áp dụng các hệ thống quản lý sức khỏe, an toàn nghề nghiệp và năng lượng.
ĐÁ ỐP LÁT
(Kèm theo Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)
Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn:
- Về đầu tư: Tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường. Quy mô công suất của một cơ sở sản xuất không nhỏ hơn 20.000 m2/năm.
Sản xuất đá ốp lát với công nghệ tiên tiến, hiện đại, sử dụng công nghệ khoan, nêm tách, cắt dây kim cương và cưa đĩa trong khai thác đá, hạn chế tối đa nổ mìn; áp dụng các giải pháp sử dụng công nghệ thông tin vào quản lý và sản xuất; tiêu hao điện ≤ 0,6 kWh/m2 sản phẩm: Chỉ tiêu phát thải bụi không lớn hơn 30 mg/Nm3; hàm lượng các chất vô cơ không lớn hơn 100 mg/Nm3.
- Về bảo vệ môi trường: Các cơ sở sản xuất đá ốp lát tự nhiên phải có hệ thống thiết bị quan trắc nồng độ bụi.
b) Giai đoạn 2031 - 2050
2. Đá ốp lát nhân tạo
a) Giai đoạn 2021 - 2030
- Về công nghệ: Sử dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa, sử dụng hệ thống ép, hút chân không trong sản xuất; ứng dụng tối đa công nghệ thông tin.
- Về bảo vệ môi trường: 100% các cơ sở sản xuất phải có hệ thống xử lý các chất thải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
b) Giai đoạn 2031 - 2050
- Đầu tư phát triển sản xuất các loại đá ốp lát nhân tạo có tính năng và thẩm mỹ vượt trội, đa dạng về mẫu mã thay thế đá ốp lát tự nhiên.
SỨ VỆ SINH
(Kèm theo Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Giai đoạn 2021 - 2030
- Đầu tư mới các dây chuyền sản xuất có công suất lớn, công nghệ tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, có mức tự động hóa cao, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường.
- Khuyến khích đầu tư các cơ sở chế biến nguyên liệu tập trung và hiện đại nhằm có nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định, chất lượng cao phục vụ sản xuất.
b) Về công nghệ
- Phát triển đồng bộ giữa đầu tư các cơ sở sản xuất và các cơ sở khai thác, chế biến nguyên liệu, sản xuất men, màu trong nước, các cơ sở sản xuất phụ tùng thay thế và phụ kiện.
+ Nhiệt năng ≤ 2.300 kcal/kg sản phẩm;
- Chỉ tiêu phát thải bụi ≤ 20 mg/Nm3, hàm lượng khí CO, SO2, NOx trong khí thải ≤ 50 mg/Nm3;
Khai thác tận thu tài nguyên khoáng sản, chuyên môn hóa quá trình khai thác nguyên liệu; hình thành phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung công suất lớn để gia công chế biến nguyên liệu, phối liệu cho các cơ sở sản xuất sứ vệ sinh.
- 100% các cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý các chất thải theo quy định, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
đ) Về sản phẩm
- Sản xuất đồng bộ các sản phẩm, phụ kiện đi kèm như: Thiết bị cảm ứng, vòi sen kiểm soát tia nước, linh kiện bồn cầu có thiết bị rửa tự động, kiểm soát nhiệt độ phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.
- Công nghệ sản xuất phải hiện đại, tiên tiến, đồng bộ, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin vào công tác quản lý, sản xuất và kinh doanh.
KÍNH XÂY DỰNG
(Kèm theo Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Giai đoạn 2021 - 2030
- Tiếp tục đầu tư sản xuất các sản phẩm kính có chất lượng cao, có giá trị kinh tế cao như: Kính tiết kiệm năng lượng, kính siêu trắng, siêu mỏng, kính cho pin năng lượng, kính chống cháy...
- Tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm gia công sau kính như: Kính an toàn, kính hộp, kính nhiều lớp, kính tiết kiệm năng lượng, kính trang trí, kính bảo vệ sức khỏe thân thiện môi trường.
- Tổng công suất thiết kế các nhà máy sản xuất kính xây dựng đến năm 2025 không vượt quá 350 triệu m2 QTC/năm; đến năm 2030 không vượt quá 400 triệu m2 QTC/năm.
- Sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại có khả năng cơ giới hóa và tự động hóa cao, đáp ứng các chỉ tiêu sau:
+ Tiêu hao điện năng
- Đến năm 2025 loại bỏ hoàn toàn công nghệ lạc hậu và đến năm 2030 công nghệ sản xuất kính tại Việt Nam đạt trình độ ngang bằng với các nước tiên tiến trên thế giới.
Khai thác tận thu tài nguyên khoáng sản; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản để sản xuất kính trong cả nước.
- Các dây chuyền sản xuất kính phẳng mới đầu tư phải có hệ thống xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về môi trường; có hệ thống quan trắc khí thải, bụi kết nối trực tuyến với cơ quan quản lý môi trường của địa phương.
đ) Về sản phẩm:
- Phát triển đa dạng các loại sản phẩm kính chất lượng cao, có giá trị kinh tế cao theo nhu cầu của thị trường.
- Phát triển sản xuất tất cả các loại kính đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và dành một phần xuất khẩu, đặc biệt là các sản phẩm gia công sau kính.
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu cho các cơ sở sản xuất kính hiện có, đầu tư mới một số sản phẩm chất lượng cao, giá trị kinh tế cao, đặc biệt sản phẩm kính phù hợp với kiến trúc xanh, tiết kiệm năng lượng.
VÔI CÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Giai đoạn 2021 - 2030
- Đầu tư phát triển vôi công nghiệp theo công nghệ hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường, đáp ứng nhu cầu trong nước và có tính đến xuất khẩu. Chỉ xem xét đầu tư lò có công suất lớn hơn 200 tấn vôi/ngày (tương đương 60.000 tấn vôi/năm).
b) Về công nghệ:
- Các chỉ tiêu tiêu hao năng lượng:
+ Điện năng đối với lò nung vôi
+ Phát thải bụi 3;
c) Về khai thác và sử dụng tài nguyên:
d) Về bảo vệ môi trường
đ) Về sản phẩm
2. Giai đoạn 2031 - 2050
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu cho các nhà máy vôi đang hoạt động, áp dụng tự động hóa, công nghệ thông tin vào quản lý và sản xuất, đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường.
GẠCH ĐẤT SÉT NUNG
(Kèm theo Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Giai đoạn 2021 - 2030
- Công suất thiết kế của một dây chuyền sản xuất gạch đất sét nung đầu tư mới không nhỏ hơn 20 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm. Đối với các tỉnh miền núi có thể đầu tư dây chuyền sản xuất gạch đất sét nung với công suất 10 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm.
- Đến năm 2025, các cơ sở sản xuất đang sử dụng công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ tiêu tốn nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng phải đầu tư cải tạo, chuyển đổi thành các cơ sở sản xuất có công nghệ tiên tiến, có mức độ cơ giới hóa, tự động hóa cao nhằm tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng đáp ứng các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường hoặc buộc phải dừng sản xuất.
b) Về công nghệ sản xuất:
- Cải tiến công nghệ, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, tiết kiệm tài nguyên. Khuyến khích công nghệ sử dụng nhiên liệu thay thế.
+ Tiêu hao nhiệt năng ≤ 360kcal/kg sản phẩm;
- Tiết kiệm tối đa sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Bình quân toàn ngành sử dụng tối đa các nguồn phế thải các ngành công nghiệp khác để thay thế 50% nguyên, nhiên liệu thiên nhiên trong sản xuất gạch đất sét nung.
Không sử dụng đất nông nghiệp; chỉ sử dụng đất sét mỏ, đất đồi làm nguyên liệu sản xuất gạch đất sét nung; 100% các cơ sở sản xuất gạch có vùng nguyên liệu trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên của tỉnh, thành phố đã được phê duyệt; đẩy mạnh nghiên cứu và sử dụng các chất thải (tro xỉ nhiệt điện, đá xít... ) làm nguyên liệu, nhiên liệu để thay thế nguồn nguyên liệu truyền thống.
Các cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý chất thải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường; phải có thiết bị giám sát khí thải và kết nối trực tuyến các thiết bị này với cơ quan quản lý môi trường của địa phương.
Tăng cường sản xuất các sản phẩm gạch đất sét nung rỗng, mỏng, nhẹ, gạch trang trí, gạch kích thước lớn, gạch không trát...
- Tỷ lệ gạch đất sét nung còn khoảng 30% - 40% trong tổng sản lượng vật liệu xây. Tỷ lệ sản phẩm gạch nung trang trí, mỏng, rỗng... giá trị gia tăng cao chiếm 80%.
VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG
(Kèm theo Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Giai đoạn 2021 - 2030
- Phát triển đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung (VLXKN), sản lượng sản xuất VLXKN chiếm tỷ trọng so với tổng lượng gạch xây khoảng 35 - 40% vào năm 2025; 40 - 45% vào năm 2030; đảm bảo tỷ lệ sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng theo quy định.
b) Về công nghệ sản xuất, nguyên liệu:
c) Về khai thác và sử dụng tài nguyên:
d) Về bảo vệ môi trường
đ) Về sản phẩm:
2. Giai đoạn 2031 - 2050
- Sử dụng tối đa các chất thải công nghiệp (tro, xỉ than, xỉ luyện kim,...) để sản xuất VLXKN.
VẬT LIỆU LỢP
(Kèm theo Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Giai đoạn 2021 - 2030
- Khuyến khích đầu tư cải tạo, đổi mới công nghệ, thiết bị nâng cấp các cơ sở sản xuất vật liệu lợp có công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ nhằm tiết kiệm năng lượng, nguyên nhiên liệu, giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường.
- Không đầu tư mới hoặc mở rộng các cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng.
- Công nghệ sản xuất hiện đại có mức độ cơ giới hoá và tự động hoá cao.
- Khuyến khích ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất tấm lợp để sử dụng sợi an toàn với sức khỏe con người, thân thiện môi trường, bền trong môi trường biển đảo.
- Các cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý chất thải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
d) Về sản phẩm:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, để tăng tính cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong nước và nước ngoài.
Công nghệ sản xuất hiện đại có mức độ cơ giới hoá và tự động hoá cao. Phát triển công nghệ sản xuất ngói có sử dụng 20 - 30% chất thải công nghiệp thay thế nguyên liệu đất sét; tối ưu hóa chất lượng các sản phẩm vật liệu lợp thông minh, tiết kiệm năng lượng; vật liệu lợp sử dụng các loại sợi an toàn với sức khỏe con người, thân thiện môi trường, bền trong môi trường biển đảo.
CÁT
(Kèm theo Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)
Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn:
- Về đầu tư:
+ Khuyến khích đầu tư nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất các dây chuyền chế biến cát nghiền, cát biển, cát vùng nước mặn, cát nước lợ, cát mịn thành cát đủ tiêu chuẩn sử dụng cho bê tông và vữa.
+ Đối với khai thác tự nhiên: Sử dụng công nghệ khai thác tiên tiến kết hợp với tuyển rửa loại bỏ tạp chất để nâng cao chất lượng cát; phế thải sinh ra trong quá trình xử lý phải được thu gom, lưu chứa đúng kỹ thuật hoặc tái sử dụng;
- Về khai thác và sử dụng tài nguyên:
+ Từng bước hạn chế sử dụng cát sông làm vật liệu san lấp;
- Về bảo vệ môi trường
- Về sản phẩm
+ Đẩy mạnh việc sản xuất sử dụng cát nước lợ, cát mịn, cát biển đi kèm với các giải pháp kỹ thuật, phấn đấu đạt mục tiêu sử dụng thay thế cho 10% lượng dùng cát thiên nhiên trong xây dựng.
Hạn chế tối đa sử dụng cát tự nhiên trong xây dựng; nâng cao tỷ lệ sử dụng cát nghiền, cát tái chế từ phế thải công nghiệp và xây dựng, cát nước lợ lên tối thiểu 60% tổng lượng cát dùng trong xây dựng.
Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn:
- Về đầu tư:
- Về công nghệ:
- Về khai thác và sử dụng tài nguyên:
+ Từng bước hạn chế sử dụng cát trắng đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất kính, thủy tinh làm vật liệu san lấp và xuất khẩu.
Cơ sở khai thác, chế biến cát phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường; phải tiến hành cải tạo phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật trong khai thác, chế biến khoáng sản.
Đầu tư, phát triển các cơ sở khai thác, chế biến cát trắng với công nghệ hiện đại, chế biến sâu, sản xuất cát trắng chất lượng cao làm nguyên liệu cho sản xuất kính và thủy tinh, các loại kính đặc chủng, sợi thủy tinh.
ĐÁ XÂY DỰNG
(Kèm theo Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Giai đoạn 2021 - 2030
- Đầu tư các dây chuyền khai thác, chế biến đá xây dựng công suất lớn, hiện đại nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường; phối hợp sản xuất đá xây dựng và cát nghiền; liên kết với các dây chuyền sản xuất bê tông, gạch không nung và các vật liệu xây dựng khác.
- Sắp xếp lại các cơ sở khai thác, chế biến đá xây dựng có quy mô nhỏ. Nâng cấp, hiện đại hóa công nghệ chế biến đá xây dựng đối với các cơ sở sản xuất cũ; dừng sản xuất đối với các cơ sở sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất đá xây dựng hiện đại, tiên tiến, đồng bộ, mức độ cơ giới hóa, tự động hóa cao, giảm tiêu hao năng lượng, giảm thiểu phát thải bụi và tiếng ồn trong sản xuất. Kết hợp công nghệ sản xuất đá xây dựng với sản xuất cát nghiền.
- Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong chế tạo các thiết bị, phụ tùng thay thế trong dây chuyền công nghệ khai thác và chế biến đá xây dựng.
- Hoạt động khai thác, chế biến đá xây dựng theo các giấy phép được cấp và tuân thủ các quy định pháp luật.
d) Về bảo vệ môi trường
- Các cơ sở sản xuất đá xây dựng phải có hệ thống thiết bị quan trắc tự động bụi xung quanh diện phát thải.
- Tăng cường sản xuất các sản phẩm đá xây dựng bảo đảm các yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành đối với từng mục đích sử dụng, phục vụ nhu cầu xây dựng.
2. Giai đoạn 2031 - 2050
- Các cơ sở khai thác, chế biến đá xây dựng phải có hệ thống quản lý sản lượng mỏ, quan trắc môi trường tự động.
BÊ TÔNG
(Kèm theo Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Giai đoạn 2021 - 2030
- Tiếp tục đầu tư các trạm trộn bê tông thương phẩm để thay thế cho chế tạo bê tông thủ công, đơn giản, phân tán, không đảm bảo chất lượng và gây ô nhiễm môi trường.
b) Về công nghệ:
- Loại bỏ các dây chuyền hiện có đang sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và giảm thiểu tối đa các loại bê tông trộn thủ công.
Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, nhiên liệu và năng lượng; sử dụng các loại phế thải công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông,... và các loại cốt liệu nhân tạo, tái chế, các loại xi măng hàm lượng clanhke thấp để sản xuất bê tông.
Các cơ sở sản xuất bê tông phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường, phải có hệ thống thiết bị quan trắc tự động bụi và nước thải.
- Phát triển và áp dụng rộng rãi các loại bê tông cường độ cao trên 100MPa; các sản phẩm cấu kiện bê tông tiền chế, lắp ghép theo mô-đun, bản mỏng, tiết diện nhỏ; bê tông bền với môi trường biển; bê tông chịu nhiệt; bê tông thích ứng với biến đổi khí hậu; bê tông in 3D.
2. Giai đoạn 2031 - 2050
- Sử dụng các cốt liệu từ nguyên liệu tái chế, phế thải để thay thế đến 60% nguyên liệu thiên nhiên; phát triển các loại phụ gia khoáng và phụ gia hóa học để đưa vào làm thành phần bắt buộc trong sản xuất bê tông nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm bê tông.
File gốc của Quyết định 1266/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 1266/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 1266/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành | 2020-08-18 |
Ngày hiệu lực | 2021-01-01 |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |