CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2016/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2016 |
VỀ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGHĨA TRANG VÀ CƠ SỞ HỎA TÁNG
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 6 năm 2014;
Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
1. Nghị định này quy định về các hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang (trừ nghĩa trang liệt sỹ) và cơ sở hỏa táng.
1. Nghĩa trang là nơi táng người chết tập trung theo các hình thức táng khác nhau và được quản lý, xây dựng theo quy hoạch.
3. Các hình thức táng người chết bao gồm: Mai táng, hỏa táng và các hình thức táng khác.
5. Mai táng là thực hiện việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt, tro cốt của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất.
7. Hung táng là hình thức mai táng thi hài trong một khoảng thời gian nhất định sau đó sẽ được cải táng.
9. Cát táng là hình thức mai táng hài cốt sau khi cải táng hoặc lưu tro cốt sau khi hỏa táng.
11. Hoạt động xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng là hoạt động bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng.
15. Cải tạo và mở rộng nghĩa trang là việc chỉnh trang, nâng cấp các công trình trong nghĩa trang đang sử dụng và xây dựng mới theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với diện tích mở rộng nhằm bảo đảm về cảnh quan, môi trường.
17. Di chuyển nghĩa trang là thực hiện việc chuyển toàn bộ thi hài, hài cốt trong nghĩa trang đến một nghĩa trang khác được xây dựng theo quy hoạch.
19. Dịch vụ hỏa táng bao gồm tổ chức tang lễ, hỏa táng thi hài hoặc hài cốt và bảo quản, lưu giữ tro cốt.
21. Giá dịch vụ nghĩa trang là toàn bộ các chi phí được tính đúng, tính đủ cho phần mộ cá nhân và mức lợi nhuận hợp lý để thực hiện dịch vụ nghĩa trang.
Điều 3. Các nguyên tắc đối với hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
2. Khuyến khích đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phục vụ cho nhiều địa phương, sử dụng hình thức táng mới văn minh, hiện đại nhằm tiết kiệm tối đa đất, kinh phí xây dựng và đảm bảo yêu cầu môi trường và cảnh quan xung quanh.
4. Việc táng được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
6. Vệ sinh trong mai táng, hỏa táng và vệ sinh trong xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
8. Các đối tượng bảo trợ xã hội khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định hiện hành.
10. Cơ quan quản lý nhà nước về nghĩa trang theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; kiến nghị hoặc xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn theo thẩm quyền.
1. Diện tích sử dụng đất cho mỗi phần mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa không quá 05 m2.
Điều 5. Quy chuẩn kỹ thuật xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
2. Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.
1. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của pháp luật. Đầu tư xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng bao gồm:
b) Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng bằng nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách hoặc nguồn vốn hợp pháp khác (sau đây gọi chung là vốn ngoài ngân sách nhà nước).
QUY HOẠCH, XÂY DỰNG, CẢI TẠO, ĐÓNG CỬA, DI CHUYỂN NGHĨA TRANG VÀ CƠ SỞ HỎA TÁNG
Điều 7. Quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh
2. Thời hạn quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh theo thời hạn của quy hoạch xây dựng vùng tỉnh.
4. Nội dung quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh:
b) Dự báo nhu cầu táng, các hình thức táng theo từng giai đoạn quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ;
d) Đề xuất các giải pháp quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch nghĩa trang;
e) Đánh giá môi trường chiến lược.
a) Thuyết minh tổng hợp, thuyết minh tóm tắt, dự thảo quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch; đĩa CD lưu trữ toàn bộ nội dung đồ án quy hoạch được phê duyệt.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng.
1. Quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng được lập, thẩm định, phê duyệt tuân thủ theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng.
3. Nội dung quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang (bao gồm cả cơ sở hỏa táng trong nghĩa trang):
b) Phân tích, đánh giá hiện trạng đất xây dựng, các điều kiện tự nhiên, cảnh quan, địa hình, địa chất thủy văn, hạ tầng kỹ thuật, môi trường khu vực quy hoạch xây dựng, các quy định của quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh, quy hoạch nghĩa trang, cơ sở hỏa táng trong các đồ án quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch đô thị có liên quan;
d) Quy hoạch sử dụng đất, phân khu chức năng, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, vị trí, quy mô và yêu cầu đối với thiết kế công trình trong nghĩa trang, cơ sở hỏa táng; phân lô, nhóm, hàng mộ và khoảng cách giữa các mộ phù hợp với các hình thức táng; quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Giải pháp kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài phạm vi lập quy hoạch;
e) Đánh giá môi trường chiến lược.
a) Xác định ranh giới, quy mô xây dựng cơ sở hỏa táng;
c) Quy hoạch sử dụng đất, không gian kiến trúc cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật. Giải pháp kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài phạm vi lập quy hoạch;
5. Hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng gồm:
b) Bản vẽ gồm: Bản đồ vị trí và giới hạn khu đất tỷ lệ 1/10.000 - 1/25.000; bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1/500 - 1/2.000; bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất tỷ lệ 1/500 - 1/2.000; bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tỷ lệ 1/500 - 1/2.000; bản đồ quy hoạch hạ tầng kỹ thuật tỷ lệ 1/500 - 1/2.000 và một số bản vẽ khác có liên quan.
1. Xây dựng mới hoặc mở rộng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Xây dựng mộ, bia mộ, nhà lưu tro cốt và các công trình trong nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng.
quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh thì địa phương cải tạo.
a) Xác lập ranh giới nghĩa trang theo quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh, quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang đã được phê duyệt;
c) Cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật trong nghĩa trang;
quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
a) Việc đóng cửa nghĩa trang do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân theo phân cấp và được thông báo công khai;
c) Cải tạo, chỉnh trang lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật, mộ chí và các công trình trong nghĩa trang, trồng cây xanh, thảm cỏ trong và xung quanh nghĩa trang;
đ) Đối với nghĩa trang nằm bên đường quốc lộ phải trồng cây xanh ngăn cách bảo đảm không ảnh hưởng tới mỹ quan, người tham gia giao thông.
1. Các nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ phải di chuyển khi:
quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Mộ vô chủ hoặc không còn thân nhân chăm sóc.
a) Thông báo về việc di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ;
c) Trong quá trình di chuyển phải bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
Điều 13. Trách nhiệm cải tạo, đóng cửa, di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ
2. Các nghĩa trang, phần mộ riêng lẻ nằm trong khu đất giải tỏa phải di chuyển để thực hiện các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và các công trình công cộng thì kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ về di chuyển mồ mả thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và xây dựng.
1. Nghĩa trang phải được xây dựng theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh, quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Khoảng cách an toàn môi trường từ hàng rào nghĩa trang tới khu dân cư, công trình công cộng phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng.
a) Việc quản lý sử dụng đất trong nghĩa trang phải tuân thủ theo quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định hiện hành khác, đảm bảo sử dụng đất mai táng đúng mục đích;
c) Đối với nghĩa trang được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tỷ lệ đất mai táng đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hình thức quản lý quỹ đất này để phục vụ cho các đối tượng chính sách xã hội khi chết trên địa bàn, phù hợp với điều kiện của địa phương và quy mô, phạm vi phục vụ của dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang;
- Người được đăng ký trước phần mộ cá nhân theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này không được chuyển nhượng phần mộ cá nhân;
5. Điều kiện đăng ký trước khi sử dụng phần mộ cá nhân trong nghĩa trang được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước:
b) Hồ sơ đăng ký của người được đăng ký trước phần mộ cá nhân gồm: Đơn đề nghị, giấy tờ tùy thân của công dân (thẻ căn cước hoặc giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ khẩu); giấy xác nhận của bệnh viện mắc bệnh hiểm nghèo (đối với người mắc bệnh hiểm nghèo); giấy chứng tử và giấy đăng ký kết hôn (đối với người có vợ hoặc chồng đã được an táng trong nghĩa trang);
6. Căn cứ vào các quy định hiện hành và điều kiện của địa phương Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về đối tượng được hưởng chính sách xã hội trên địa bàn theo Điểm c Khoản 4 và quy định chi tiết việc đăng ký trước khi sử dụng phần mộ cá nhân trong nghĩa trang theo Khoản 5 của Điều này.
1. Chủ đầu tư chỉ được đưa dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang vào sử dụng khi đáp ứng các điều kiện sau:
b) Có quy chế quản lý nghĩa trang được phê duyệt;
d) Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về giá chuyển nhượng quyền sử dụng phần mộ cá nhân đối với nghĩa trang được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
3. Được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích đất mai táng cho các đối tượng chính sách xã hội theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 14 của Nghị định này. Trường hợp chủ đầu tư đã nộp tiền sử dụng đất đối với phần quỹ đất dành để phục vụ đối tượng chính sách xã hội thì được nhà nước hoàn trả tiền sử dụng đất hoặc được khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính mà chủ đầu tư phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về đất đai và được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.
1. Nội dung của hồ sơ nghĩa trang:
b) Tất cả các phần mộ trong nghĩa trang, các ô lưu giữ tro cốt tại nhà lưu giữ tro cốt đều phải được đánh số;
2. Khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ nghĩa trang.
1. Các nghĩa trang phải có quy chế quản lý.
a) Các quy định về ranh giới, quy mô nghĩa trang và các khu chức năng trong nghĩa trang;
c) Quy định về các loại dịch vụ trong nghĩa trang và giá dịch vụ nghĩa trang, giá chuyển nhượng quyền sử dụng phần mộ cá nhân;
đ) Các quy định về hoạt động lễ nghi, chỉ dẫn khách thăm viếng, tưởng niệm và quản lý các hoạt động trong nghĩa trang;
g) Các hành vi vi phạm và quy định xử phạt;
3. Thẩm quyền phê duyệt quy chế quản lý nghĩa trang:
b) Tổ chức, cá nhân phê duyệt quy chế quản lý nghĩa trang được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; sau khi ban hành phải gửi Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý nghĩa trang để quản lý, giám sát, kiểm tra việc thực hiện.
1. Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp quản lý nghĩa trang của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lựa chọn đơn vị quản lý nghĩa trang được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật hiện hành về cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.
Điều 19. Trách nhiệm của đơn vị quản lý nghĩa trang
2. Đảm bảo có đủ nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, bảo hộ lao động cần thiết phục vụ hoạt động táng trong nghĩa trang đáp ứng yêu cầu về môi trường và an toàn lao động; người lao động phải có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm theo quy định.
4. Xử lý nước thải trong nghĩa trang đảm bảo quy chuẩn môi trường theo quy định, ký hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn hoặc tự xử lý chất thải rắn phát sinh từ nghĩa trang tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quản lý chất thải.
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CƠ SỞ HỎA TÁNG
3. Công nghệ hỏa táng:
b) Công nghệ hỏa táng lần đầu được áp dụng tại Việt Nam phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định. Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định công nghệ hỏa táng lần đầu áp dụng ở Việt Nam.
5. Cơ sở hỏa táng khi đưa vào sử dụng phải có nội quy quản lý. Nội dung cơ bản của nội quy quản lý bao gồm:
b) Các quy định về thực hiện việc hỏa táng và hướng dẫn bàn giao tro cốt sau khi hỏa táng;
d) Các hành vi vi phạm và quy định xử phạt;
6. Chủ đầu tư xây dựng cơ sở hỏa táng được hưởng ưu đãi về: Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật; đất đai, giải phóng mặt bằng; huy động vốn đầu tư và thuế theo quy định pháp luật hiện hành.
1. Người sử dụng dịch vụ hỏa táng được hỗ trợ chi phí hỏa táng, chi phí vận chuyển và các chi phí khác (nếu có).
Điều 22. Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành cơ sở hỏa táng
2. Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở hỏa táng từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trực tiếp quản lý vận hành hoặc thuê quản lý cơ sở hỏa táng do mình đầu tư.
1. Đơn vị quản lý vận hành cơ sở hỏa táng phải có các điều kiện về năng lực như sau:
b) Có công nhân kỹ thuật ngành cơ điện bậc 03 trở lên để trực tiếp vận hành lò hỏa táng;
d) Các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phải đảm bảo yêu cầu về môi trường và an toàn lao động.
3. Xây dựng và thực hiện đúng quy trình quản lý vận hành lò hỏa táng, định kỳ kiểm tra, bảo trì các thiết bị liên quan đến việc hỏa táng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, lò hỏa táng hoạt động tốt, an toàn.
5. Sau khi tổ chức hỏa táng, người quản lý cơ sở hỏa táng cần ghi rõ ngày giờ tổ chức hỏa táng vào giấy hỏa táng, ký tên, đóng dấu và trả lại cho người sử dụng dịch vụ hỏa táng.
7. Báo cáo về tình hình hoạt động của cơ sở hỏa táng hàng năm với cơ quan nhà nước quản lý nhà nước theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Nhà nước khuyến khích người dân sử dụng hình thức hỏa táng văn minh hiện đại, các vùng dân tộc thiểu số khuyến khích sử dụng hỏa táng tại cơ sở hỏa táng theo quy hoạch nhằm góp phần thay đổi tập quán cũ, tiết kiệm quỹ đất và bảo vệ môi trường.
QUẢN LÝ CHI PHÍ VỀ NGHĨA TRANG VÀ CƠ SỞ HỎA TÁNG
b) Quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng do nhà đầu tư lập thì chi phí lập quy hoạch được tính vào chi phí dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng;
2. Chi phí đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định khác có liên quan.
1. Chi phí dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng là cơ sở để định giá dịch vụ nghĩa trang, giá dịch vụ hỏa táng.
a) Dịch vụ tổ chức tang lễ;
c) Dịch vụ vận chuyển linh cữu, tro cốt và lưu bình tro, cốt sau hỏa táng (nếu có);
đ) Dịch vụ chăm sóc, bảo quản, bảo trì, vệ sinh môi trường;
3. Đối với các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, việc quản lý nguồn thu theo quy định của pháp luật.
1. Nguyên tắc và phương pháp định giá dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng, giá chuyển nhượng quyền sử dụng phần mộ cá nhân:
b) Giá dịch vụ nghĩa trang và dịch vụ hỏa táng được xác định trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, hợp lệ dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng và mức lợi nhuận hợp lý theo quy định của pháp luật;
1. Đối với các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước: Sở Xây dựng tổ chức lập, Sở Tài chính thẩm định giá dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Điều 29. Hợp đồng dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng
2. Hợp đồng dịch vụ nghĩa trang bao gồm các nội dung cơ bản sau:
b) Đối tượng hợp đồng;
d) Nội dung các dịch vụ và yêu cầu về chất lượng dịch vụ;
e) Các điều kiện về thay đổi hợp đồng;
h) Bản vẽ sơ đồ, vị trí phần mộ cá nhân theo quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang được phê duyệt (kèm theo hợp đồng).
a) Các chủ thể ký hợp đồng;
c) Giá dịch vụ hỏa táng và phương thức thanh toán;
4. Chủ đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng có trách nhiệm lập hợp đồng dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng theo nội dung cơ bản được hướng dẫn tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này và các quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan đến hợp đồng dịch vụ.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGHĨA TRANG VÀ CƠ SỞ HỎA TÁNG
1. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng:
b) Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.
Điều 31. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
2. Tổ chức lập kế hoạch 05 năm, hàng năm đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và lộ trình đóng cửa, di chuyển nghĩa trang và phần mộ riêng lẻ trên địa bàn theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bố trí ngân sách hàng năm theo kế hoạch để đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phục vụ nhu cầu táng của người dân trên địa bàn.
4. Tổ chức chỉ đạo việc báo cáo, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động của các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng; kiểm tra, giám sát đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng tại địa phương; báo cáo Bộ Xây dựng định kỳ hàng năm về tình hình xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng trên địa bàn quản lý.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 5 năm 2016 và thay thế Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang.
1. Bộ trưởng Bộ Xây dựng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
File gốc của Nghị định 23/2016/NĐ-CP về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng đang được cập nhật.
Nghị định 23/2016/NĐ-CP về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Số hiệu | 23/2016/NĐ-CP |
Loại văn bản | Nghị định |
Người ký | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành | 2016-04-05 |
Ngày hiệu lực | 2016-05-27 |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |