ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 269/KH-UBND | Đồng Tháp , ngày 06 tháng 09 năm 2021 |
PHÁT TRIỂN CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2030
Nhằm định hướng và chủ động trong phát triển cây xanh đô thị trong thời gian tới, UBND Tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, cụ thể như sau:
I. Tình hình cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Hiện nay, tại các đô thị trên địa bàn toàn Tỉnh có hơn 50.000 cây xanh đã được trồng. Những loại cây xanh được trồng lâu năm phổ biến nhất gồm: Dầu, Sao, Bằng Lăng, Phượng Vỹ, Xà Cừ, Lộc Vừng. Bên cạnh đó, Lim Xẹt, Kèn Hồng, Sanh, Osaka Vàng, Sanh, Giáng Hương, Dầu và Sao (tại các đô thị mới) là nhóm cây được trồng những năm gần đây phổ biến nhất.
- Nhiều loại cây xanh đô thị hiện hữu được đánh giá là rất phù hợp với địa phương, điển hình như: Dầu, Sao đen, Bằng Lăng, Lộc Vừng, Lim Xẹt, Kèn Hồng, Giáng Hương, Sanh, Osaka vàng, Hoàng Hậu, Phượng Vỹ. Đây là các loại cây xanh sinh trưởng tốt, phát triển đều và đẹp, cung cấp bóng mát, tăng thẩm mỹ cho tuyến đường, thích hợp trồng ở tuyến đường có vỉa hè hẹp. Tuy nhiên, tùy vào tình hình thực tế tại từng đô thị, nhiều loại cây xanh vẫn bộc lộ một số đặc điểm hạn chế như: Vướng dây điện nên cần cắt tỉa tán để tránh nguy hiểm (Dầu, Sao, Hoàng Hậu, Lim Xẹt); ảnh hưởng công trình bên trên (Sao, Dầu); tán lá phát triển chậm, ít bóng mát; không thích hợp trồng ở tuyến đường có vỉa hè nhỏ, hẹp (Dầu). Các loại cây xanh đô thị như: Hoàng Yến, Cau vua, Bàng, Phượng Vỹ, Chuông Vàng,… cũng được đánh giá là phù hợp với địa phương nhưng còn một số hạn chế nhất định.
- Một số loại cây được đánh giá là không phù hợp với địa phương như: cây Sò Đo Cam tại thành phố Sa Đéc, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười; Phượng Vỹ và Điệp tại thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông; không thích hợp trồng tuyến phố (cây Dong đỏ) tại thành phố Sa Đéc; chất lượng kém, bộ rễ thường bị hư nên dễ ngã (cây Móng Bò) tại thị trấn Lấp Vò, huyện Lấp Vò; dễ bị sâu bệnh, khó chăm sóc (cây Pơ Mu) tại thành phố Sa Đéc; gây ảnh hưởng công trình, nguy hiểm cho giao thông (nghiêng về phía đường), hư hại vỉa hè, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người dân khi gặp thời tiết bất lợi (cây Xà Cừ) tại thành phố Cao Lãnh, thị trấn Lấp Vò, thị trấn Tràm Chim, thị trấn Thường Thới Tiền; có cành, nhánh dễ gẫy, gây nguy hiểm (cây Xà Cừ) tại thành phố Cao Lãnh; có lá rụng, gây khó khăn cho vệ sinh môi trường.
2. Đánh giá hiện trạng cây xanh đô thị
- Thời gian qua, các địa phương luôn quan tâm và thường xuyên dành một phần ngân sách hàng năm để duy trì, phát triển cây xanh đô thị. Từ năm 2016 đến nay, Tỉnh đã quan tâm, hỗ trợ các địa phương gia tăng mảng xanh đô thị, bao gồm các đô thị loại V dự kiến theo định hướng chương trình phát triển đô thị trên địa bàn Tỉnh. Trước mùa mưa hàng năm, công tác quản lý cây xanh luôn được chú trọng và tổ chức thực hiện kịp thời, góp phần hạn chế, giảm thiểu thiệt hại trong mùa mưa bão.
- Tuy nhiên, một số loài cây xanh đô thị được trồng, tròn đó một số loại không phù hợp với địa phương, phù hợp nhưng bộc lộ một số hạn chế nhất định dễ gây nguy hiểm (đổ, gãy cành…), nhất là trong mùa mưa bão. Do đó, đòi hỏi UBND cấp Huyện phải tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, duy trì và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về quản lý cây xanh đô thị. Ngoài ra, nguồn vốn duy trì, phát triển cây xanh tuy đã được quan tâm, bố trí hàng năm, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng tăng của các đô thị.
Thời gian qua, kế hoạch phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh nói chung và địa phương nói riêng chưa được ban hành nên chưa tạo được cơ sở để các địa phương chủ động trong việc phát triển cây xanh.
(Đính kèm Phụ lục 1)
II. Mục tiêu và nguyên tắc thực hiện
1. Mục tiêu
- Đánh giá hiện trạng cây xanh đô thị, phát huy thành quả đạt được và định hướng phát triển phù hợp với địa phương, kết hợp thay thế những cây không phù hợp, cây nguy hiểm. Phát triển cây xanh đô thị công cộng phục vụ mảng xanh đô thị, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp.
- Tạo cơ sở để UBND huyện, thành phố ban hành Kế hoạch phát triển cây xanh đô thị đến năm 2030 tại địa phương, là cơ sở cho việc triển khai các dự án duy trì, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống cây xanh hiện hữu.
- Cụ thể hóa các định hướng quy hoạch cây xanh đô thị trong các đồ án quy hoạch đô thị. Cải tạo, duy trì và phát triển cây xanh đô thị hiện có để các chỉ tiêu về mảng xanh đô thị đáp ứng các ti êu chí công nhận, nâng cấp đô thị.
2. Nguyên tắc thực hiện
- Tiếp tục duy trì những cây xanh đô thị phù hợp với địa phương , góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường. Đồng thời, có kế hoạch thay thế những cây xanh không phù hợp với địa phương và các cây xanh nguy hiểm.
- Kế hoạch phát triển cây xanh đô thị phải phù hợp với quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng được duyệt và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Việc đầu tư, phát triển cây xanh đô thị phải chú trọng yếu tố kinh tế - kỹ thuật và phù hợp tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ, quản lý cây xanh đô thị.
III. Kế hoạch phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030
1. Danh mục định hướng phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn Tỉnh đến năm 2030 (Đính kèm Phụ lục 2)
Căn cứ danh mục định hướng phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, UBND huyện, thành phố rà soát, xác định danh mục phát triển cây xanh đô thị đến năm 2030 trên địa bàn và ban hành kèm theo Kế hoạch phát triển cây xanh đô thị tại địa phương để triển khai thực hiện.
- Vốn ngân sách nhà nước, trong đó có vốn sự nghiệp cấp tỉnh.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch phát triển cây xanh đô thị đến năm 2030 tại các địa phương, báo cáo UBND Tỉnh.
- Hàng năm, định kỳ trước tháng 05, tiếp tục đề nghị các địa phương tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý cây xanh nhằm đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.
- Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu UBND Tỉnh thực hiện các quy định về quản lý cây xanh đô thị.
- Căn cứ Kế hoạch này, UBND huyện, thành phố tổ chức xây dựng, ban hành Kế hoạch phát triển cây xanh đô thị đến năm 2030 tại địa phương để triển khai thực hiện. Thời gian thực hiện chậm nhất đến hết tháng 11/2021.
- Hàng năm, định kỳ trước tháng 05, tiếp tục tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn nhằm đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.
- Định kỳ vào tháng 12 hàng năm, UBND huyện, thành phố báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển cây xanh đô thị tại địa phương, gửi về Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo UBND Tỉnh.
3. Các Sở, ban, ngành Tỉnh và các đơn vị liên quan
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị quan tâm, phối hợp thực hiện tốt Kế hoạch này.
Trong quá trình thực hiện, trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo UBND Tỉnh xem xét, chỉ đạo kịp thời./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
File gốc của Kế hoạch 269/KH-UBND năm 2021 về phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030 đang được cập nhật.
Kế hoạch 269/KH-UBND năm 2021 về phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Tháp |
Số hiệu | 269/KH-UBND |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Người ký | Trần Trí Quang |
Ngày ban hành | 2021-09-06 |
Ngày hiệu lực | 2021-09-06 |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng |