THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2249/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2020 |
PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỈNH VĨNH LONG THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 và Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về việc ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch;
QUYẾT ĐỊNH:
I. TÊN QUY HOẠCH, PHẠM VI RANH GIỚI QUY HOẠCH, THỜI KỲ QUY HOẠCH
Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Long với tổng diện tích tự nhiên là 152.573,3ha; trên phạm vi 08 đơn vị hành chính cấp huyện (thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh, các huyện: Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn, Bình Tân).
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp;
- Phía Tây Nam giáp các tỉnh: Hậu Giang, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ.
3. Thời kỳ Quy hoạch:
- Tầm nhìn: Đến năm 2050.
1. Quan điểm, nguyên tắc:
b) Lập quy hoạch tỉnh phải dựa trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, dự báo xu hướng phát triển để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh; bảo đảm tính khả thi trong triển khai, thực hiện, phù hợp với khả năng huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trên tất cả các lĩnh vực, các vùng của Tỉnh.
d) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bình đẳng giới, giảm nghèo, nâng cao mức sống vật chất, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân; phát huy, duy trì và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của Tỉnh.
a) Cung cấp căn cứ pháp lý quan trọng để quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội; làm cơ sở để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công của Tỉnh; phát huy tiềm năng, thế mạnh để Tỉnh phát triển nhanh và bền vững trên cả 3 trụ cột: kinh tế - xã hội và môi trường, sớm đưa vị thế phát triển của Vĩnh Long thành một trong những tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh, thích ứng với biến đổi khí hậu.
c) Cụ thể hóa phương án quy hoạch, lập được phương án quy hoạch xây dựng vùng, hệ thống đô thị và nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành.
1. Yêu cầu về nội dung lập quy hoạch
b) Đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội giữa các ngành, lĩnh vực và các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn tỉnh; xác định cụ thể các khu vực sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng, an ninh ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện.
d) Ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa, thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình lập Quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng.
Nội dung Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện theo các quy định tại Luật Quy hoạch năm 2017 và Nghị định số 37/2019/NQ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
b) Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị, nông thôn tỉnh Vĩnh Long.
d) Xây dựng quan điểm, xác định mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển, phương án quy hoạch, phương hướng phát triển các ngành quan trọng và phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh:
- Phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn tỉnh.
+ Phương án tổ chức hoạt động kinh tế xã hội.
Điểm d, Khoản 2, Điều 27, Luật Quy hoạch năm 2017).
Điểm đ, e, g, h, i, k, Khoản 2, Điều 27, Luật Quy hoạch năm 2017).
+ Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện.
+ Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên trên địa bàn tỉnh.
+ Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
+ Các giải pháp, nhiệm vụ và nguồn lực thực hiện quy hoạch.
Các nội dung đề xuất nghiên cứu để đưa vào Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải bảo đảm căn cứ pháp lý, cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn; xuất phát từ nhu cầu phát triển và yêu cầu quản lý nhà nước của Tỉnh. Tập trung nghiên cứu các phương hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội, các vùng đặc trưng, các ngành, lĩnh vực có thế mạnh và đặc thù của Vĩnh Long.
1. Yêu cầu về phương pháp lập quy hoạch:
2. Các phương pháp lập quy hoạch:
- Phương pháp tích hợp quy hoạch.
- Phương pháp so sánh đối chiếu với bài học thực tiễn quốc tế liên quan.
- Phương pháp chuyên gia, hội nghị, hội thảo, tọa đàm.
- Phương pháp phân tích hệ thống, so sánh, tổng hợp, mô hình tối ưu, phân tích ma trận SWOT.
- Các phương pháp khác phù hợp với quy trình kỹ thuật lập quy hoạch tỉnh.
1. Thành phần hồ sơ quy hoạch
- Văn bản trình thẩm định và văn bản trình phê duyệt quy hoạch tỉnh.
- Báo cáo thuyết minh quy hoạch tỉnh gồm: Báo cáo tổng hợp, Báo cáo tóm tắt; các phụ lục, văn bản pháp lý liên quan và các sơ đồ của quy hoạch tỉnh.
Số lượng và tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch theo quy định.
- Bản đồ in tỷ lệ 1:250.000 - 1.1.000.000: Bản đồ vị trí và các mối quan hệ của tỉnh Vĩnh Long.
+ Các bản đồ về hiện trạng phát triển.
+ Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn.
+ Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội.
+ Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất.
+ Bản đồ phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu.
+ Bản đồ vị trí các dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện.
- Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:10.000 - 1: 25.000: Bản đồ hiện trạng và định hướng phát triển khu vực trọng điểm của tỉnh Vĩnh Long.
2. Chi phí lập quy hoạch:
3. Thời hạn lập quy hoạch:
Trong quá trình lập quy hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long chủ động phối hợp, cập nhật thông tin với quy hoạch cấp cao hơn để điều chỉnh, bổ sung đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tính thống nhất, đồng bộ giữa các cấp quy hoạch được quy định tại Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch năm 2017.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
- Như Điều 4; | KT. THỦ TƯỚNG |
File gốc của Quyết định 2249/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành đang được cập nhật.
Quyết định 2249/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Tóm tắt
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Số hiệu | 2249/QĐ-TTg |
Loại văn bản | Quyết định |
Người ký | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành | 2020-12-29 |
Ngày hiệu lực | 2020-12-29 |
Lĩnh vực | Xây dựng |
Tình trạng | Còn hiệu lực |