Skip to content
  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • English
Dữ Liệu Pháp LuậtDữ Liệu Pháp Luật
    • Văn bản mới
    • Chính sách mới
    • Tin văn bản
    • Kiến thức luật
    • Biểu mẫu
  • -
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Bất động sản » Nghị định 34/2000/NĐ-CP
  • Nội dung
  • Bản gốc
  • VB liên quan
  • Tải xuống

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 34/2000/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2000

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 34/2000/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 8 NĂM 2000 VỀ QUY CHẾ KHU VỰC BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để tăng cường quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tư, an toàn xã hội ở khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

Nghị định này quy định khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quy định các hoạt động của người, phương tiện ở khu vực biên giới bao gồm: cư trú, đi lại, sản xuất, kinh doanh, đầu tư, thăm dò, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác; quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cấp chính quyền, các lực lượng, các ngành trong quản lý, bảo vệ biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2.

1. Khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là khu vực biên giới) bao gồm các xã, phường, thị trấn có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền.

Mọi hoạt động trong khu vực biên giới phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết.

Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác với Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới quốc gia thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

2. Trong khu vực biên giới có vành đai biên giới, ở những nơi có yêu cầu cần thiết bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và kinh tế thì xác lập vùng cấm.

a) Vành đai biên giới là phần lãnh thổ nằm tiếp giáp với đường biên giới quốc gia có chiều sâu tính từ đường biên giới trở vào nơi hẹp nhất là 100 m, nơi rộng nhất không quá 1.000 m, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quy định.

b) Vùng cấm là phần lãnh thổ nằm trong khu vực biên giới được áp dụng một số biện pháp hành chính để hạn chế việc cư trú, đi lại, hoạt động của công dân.

c) Khu vực biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm phải có biển báo; biển báo theo mẫu thống nhất và cắm ở nơi cần thiết, dễ nhận biết.

3. Phạm vi cụ thể của vành đai biên giới, vùng cấm do ủy ban nhân dân tỉnh biên giới xác định sau khi đã thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các ngành hữu quan và báo cáo Chính phủ.

Điều 3.

Bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang, chính quyền địa phương và mọi công dân.

Chương 2:

QUY ĐỊNH VỀ CƯ TRÚ, ĐI LẠI, HOẠT ĐỘNG TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI

Điều 4.

1. Những người được cư trú ở khu vực biên giới:

a) Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới.

b) Người có giấy phép của cơ quan Công an tỉnh biên giới cho cư trú ở khu vực biên giới.

c) Người thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang có trụ sở làm việc thường xuyên ở khu vực biên giới.

2. Những người không được cư trú ở khu vực biên giới:

a) Người không thuộc diện quy định tại khoản 1 của Điều này.

b) Người đang thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới.

c) Người nước ngoài (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác).

Điều 5.

Công dân có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới được cấp giấy chứng minh nhân dân biên giới theo quy định của pháp luật.

Điều 6.

1. Công dân Việt Nam khi vào khu vực biên giới phải có giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ do công an xã, phường thị trấn nơi cư trú cấp.

2. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức khi vào khu vực biên giới về việc riêng phải có giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng minh của quân đội, công an.

Trường hợp vào khu vực biên giới công tác phải có giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý.

3. Những người sau đây không được vào khu vực biên giới:

a) Người không có giấy tờ theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.

b) Người đang bị khởi tố hình sự, người đang bị Toà án tuyên phạt quản chế ở địa phương (trừ những người đang có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới).

Điều 7.

1. Người nước ngoài đang công tác tại các cơ quan Trung ương vào khu vực biên giới phải có giấy phép do Bộ Công an cấp; nếu người nước ngoài đang tạm trú tại địa phương vào khu vực biên giới phải có giấy phép do công an cấp tỉnh nơi tạm trú cấp.

Các cơ quan, tổ chức của Việt Nam khi đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới phải có đủ giấy tờ theo quy định của Nghị định này và cử cán bộ đi cùng để hướng dẫn và thông báo cho công an, Bộ đội biên phòng tỉnh nơi đến.

Người nước ngoài khi vào vành đai biên giới phải có giấy phép theo quy định tại khoản 1 Điều này và phải trực tiếp trình báo cho Đồn biên phòng hoặc chính quyền sở tại để thông báo cho Đồn biên phòng.

2. Trường hợp người nước ngoài đi trong tổ chức của Đoàn cấp cao vào khu vực biên giới thì cơ quan, tổ chức của Việt Nam (cơ quan mời và làm việc với Đoàn) cử cán bộ đi cùng Đoàn để hướng dẫn và có trách nhiệm thông báo cho cơ quan công an và Bộ đội biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết.

3. Việc đi lại, hoạt động, tạm trú trong khu vực biên giới Việt Nam của những người trong khu vực biên giới nước tiếp giáp thực hiện theo Hiệp định về Quy chế biên giới giữa hai nước.

Điều 8.

1. Vành đai biên giới được thiết lập để quản lý, kiểm soát các hoạt động của người, phương tiện; duy trì trật tự, an ninh và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.

Việc cư trú, đi lại, hoạt động, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác của nhân dân trong vành đai biên giới phải có quy hoạch, quản lý chặt chẽ nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động vi phạm chủ quyền, an ninh biên giới và an toàn của các nước láng giềng.

2. Những người thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này mới được cư trú, đi lại, hoạt động trong vành đai biên giới; những người khác khi vào vành đai biên giới phải có giấy tờ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này và trực tiếp trình báo Đồn biên phòng hoặc Uỷ ban nhân dân sở tại để thông báo cho Đồn biên phòng.

3. Người đến trình báo với Đồn biên phòng hoặc Uỷ ban nhân dân sở tại phải nói rõ mục đích, nội dung, thời gian, danh sách người, phương tiện, phạm vi hoạt động ở vành đai biên giới.

Điều 9.

1. Vùng cấm được quản lý, bảo vệ theo quy định của pháp luật hiện hành và nội quy của từng vùng cấm đó.

2. Khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong khu vực biên giới có liên quan đến vùng cấm phải thống nhất với các ngành chủ quản quản lý vùng cấm đó.

Những trường hợp phải di dời dân ra khỏi vùng cấm thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Điều 10.

Hoạt động của người, phương tiện Việt Nam và nước ngoài ở khu du lịch, dịch vụ, thương mại, khu kinh tế cửa khẩu và các khu kinh tế khác được mở ra có liên quan đến khu vực biên giới thực hiện theo Quy chế của Chính phủ đối với khu vực đó. Nếu vào vành đai biên giới phải tuân theo quy định của Nghị định này.

Điều 11.

1. Người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài đủ điều kiện vào khu vực biên giới, vành đai biên giới nếu ở qua đêm phải đến cơ quan công an cấp xã, phường, thị trấn hoặc đồn công an sở tại đăng ký quản lý tạm trú theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ khẩu.

2. Người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài khi hoạt động trong khu vực biên giới phải tuân theo quy định của Nghị định này và điều ước quốc tế về biên giới mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết.

3. Các phương tiện vào khu vực biên giới thì chủ phương tiện phải đăng ký tại trạm kiểm soát biên phòng về số lượng người đi trên phương tiện, thời gian, phạm vi, nội dung hoạt động; khi phương tiện không hoạt động phải neo, đỗ tại bến, bãi quy định và phải chấp hành nội quy của bến, bãi.

4. Trong thời gian ở khu vực biên giới mọi hoạt động của người, phương tiện phải chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội biên phòng, công an, chính quyền địa phương (trừ đơn vị quân đội, công an vào khu vực biên giới làm nhiệm vụ theo lệnh do cấp có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an).

Điều 12. Người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết và pháp luật hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 13. Trong khu vực biên giới, các cơ quan chức năng phối hợp với Bộ đội biên phòng để tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh về:

1. Bố trí quy hoạch dân cư, điểm họp chợ biên giới, bến, bãi neo, đậu của các loại phương tiện trên đất liền, sông suối biên giới.

2. Khu du lịch, khu kinh tế, khu vực sản xuất, khai thác và bảo vệ lâm sản, khoáng sản, đánh bắt hải sản và các hoạt động khác có liên quan đến đường biên giới quốc gia.

3. Xây dựng các công trình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực khác có liên quan đến đường biên giới quốc gia.

Điều 14. Khi xây dựng các dự án giao thông, thủy lợi, thủy điện, xí nghiệp, nông, lâm trường, trang trại, khu kinh tế liên doanh liên kết với nước ngoài và các dự án xây dựng khác trong khu vực biên giới, cơ quan chủ quản phải thống nhất với chính quyền địa phương và lấy ý kiến tham gia của các ngành liên quan, Bộ đội biên phòng trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan chủ quản khi thực hiện dự án phải tuân theo Hiệp định về Quy chế biên giới và quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 15. Việc quay phim, chụp ảnh, ghi hình, vẽ cảnh vật trong khu vực biên giới không được tiến hành ở những nơi có biển cấm các hoạt động nói trên.

Chương 3:

QUẢN LÝ, BẢO VỆ KHU VỰC BIÊN GIỚI

Điều 16.

1. Chính phủ thống nhất chỉ đạo các hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và duy trì an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

2. Các Bộ và cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện những vấn đề thuộc chức năng liên quan đến hoạt động quản lý, bảo vệ khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng thuộc quyền mà nòng cốt là Bộ đội biên phòng chủ trì phối hợp với các lực lượng tổ chức thực hiện các quy định của Nghị định này.

4. Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo các lực lượng, các ban, ngành ở địa phương phối hợp trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới, duy trì an ninh, trật tự ở khu vực biên giới thuộc địa phương quản lý.

b) Tổ chức huy động các lực lượng, quần chúng nhân dân tham gia chống các hoạt động xâm phạm chủ quyền quốc gia, chống buôn lậu, vượt biên giới trái phép, xâm canh, xâm cư.

c) Quản lý dân cư trên địa bàn biên giới và các hoạt động khác theo thẩm quyền.

d) Xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở khu vực biên giới.

đ) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật về biên giới, lãnh thổ và trách nhiệm của quần chúng nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

Điều 17. Mọi công dân có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc gia trên đất liền theo quy định của pháp luật. Khi phát hiện các hành vi xâm phạm biên giới quốc gia hoặc có nguy cơ làm ảnh hưởng đến đường biên giới phải báo ngay cho Đồn biên phòng hoặc ủy ban nhân dân sở tại, cơ quan nhà nước nơi gần nhất để thông báo cho Đồn biên phòng kịp thời xử lý.

Điều 18. Bộ đội biên phòng tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, bố trí lực lượng, phương tiện để quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự ở khu vực biên giới. ở những nơi cần thiết tổ chức các trạm kiểm soát cố định để kiểm tra việc ra, vào vành đai biên giới; khi cần thiết Bộ đội biên phòng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được tổ chức các đội tuần tra, kiểm soát lưu động để kiểm soát việc ra vào khu vực biên giới.

Điều 19.

1. Các đơn vị vũ trang, cơ quan chuyên ngành ở khu vực biên giới khi thực hiện nhiệm vụ phải chấp hành các quy định của pháp luật và các quy định tại Nghị định này; có trách nhiệm phối hợp với Bộ đội biên phòng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

2. Bộ đội biên phòng chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị để duy trì thực hiện Nghị định này và làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng và chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự ở khu vực biên giới.

Điều 20. Trên các trục đường giao thông (đường bộ, đường sắt, đường sông) từ nội địa ra, vào khu vực biên giới, ủy ban nhân dân tỉnh biên giới căn cứ vào tình hình cụ thể báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập các trạm kiểm soát liên hợp cố định hoặc lưu động gồm các lực lượng Bộ đội biên phòng, công an, hải quan, quản lý thị trường, thuế vụ để kiểm tra, kiểm soát đối với người, phương tiện và hàng hóa ra vào khu vực biên giới.

Điều 21. Nghiêm cấm các hoạt động sau đây ở khu vực biên giới:

1. Làm hư hỏng, xê dịch cột mốc biên giới, dấu hiệu đường biên giới, biển báo khu vực biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm.

2. Làm thay đổi dòng chảy sông, suối biên giới.

3. Xâm canh, xâm cư qua biên giới.

4. Bắn súng qua biên giới, gây nổ, đốt nương rẫy trong vành đai biên giới.

5. Vượt biên giới quốc gia trái phép, chứa chấp, chỉ đường, chuyên chở, che dấu bọn buôn lậu vượt biên giới trái phép.

6. Khai thác trái phép lâm thổ sản và các tài nguyên khác.

7. Buôn lậu, vận chuyển trái phép vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất độc hại, ma túy, văn hóa phẩm độc hại và hàng hóa cấm nhập khẩu, xuất khẩu qua biên giới.

8. Săn bắn thú rừng qúy hiếm, đánh bắt cá bằng vật liệu nổ, kích điện, chất độc và các hoạt động gây hại khác trên sông, suối biên giới.

9. Thải bỏ các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường hệ sinh thái.

10. Có hành vi khác làm mất trật tự, trị an ở khu vực biên giới.

Chương 4:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 22. Tập thể và cá nhân có thành tích trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia được khen thưởng; nếu vì nghĩa vụ tham gia quản lý, bảo vệ biên giới mà thiệt hại đến tài sản hoặc bị thương tật hay hy sinh thì được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước.

Điều 23.

1. Cơ quan, tổ chức vi phạm Nghị định này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Người nào vi phạm Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24.

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ban hành và thay thế các văn bản sau:

Nghị định số 427/HĐBT ngày 12 tháng 12 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Lào;

Nghị định số 42/HĐBT ngày 29 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng về Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia;

Nghị định số 99/HĐBT ngày 27 tháng 3 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc;

Nghị định số 289/HĐBT ngày 10 tháng 8 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng sửa đổi một số điều trong Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Cămpuchia, Việt Nam - Trung Quốc;

2. Các quy định khác trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 25. Hàng năm Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán ngân sách để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trình Chính phủ quyết định.

Điều 26. Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Điều 27. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

Hướng dẫn

Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm a Khoản 1 Mục I Thông Tư 179/2001/TT-BQP (VB hết hiệu lực: 11/07/2015)

Thông Tư 179/2001/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 34/2000/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới đất liền nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 18-8-2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2000/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định 34/CP), trong đó tại Điều 26 Nghị định số 34/CP quy định "Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này".
Sau khi đã thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:
I. KHU VỰC BIÊN GIỚI, VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI, VÙNG CẤM
1. Xác định khu vực biên giới, vành đai biên giới và vùng cấm.
a) Khu vực biên giới.
Khu vực biên giới đất liền quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/CP bao gồm các xã, phường, thị trấn có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền (sau đây gọi tắt là xã biên giới và được ghi trong phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này).

Hướng dẫn

Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm b Khoản 1 Mục I Thông Tư 179/2001/TT-BQP (VB hết hiệu lực: 11/07/2015)

Thông Tư 179/2001/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 34/2000/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới đất liền nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 18-8-2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2000/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định 34/CP), trong đó tại Điều 26 Nghị định số 34/CP quy định "Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này".
Sau khi đã thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:
I. KHU VỰC BIÊN GIỚI, VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI, VÙNG CẤM
1. Xác định khu vực biên giới, vành đai biên giới và vùng cấm.
...
b) Vành đai biên giới.
Việc xác định vành đai biên giới căn cứ vào tình hình quốc phòng, an ninh trật tự, kinh tế, địa hình và yêu cầu quản lý bảo vệ biên giới ở từng địa phương để quy định cho phù hợp.
Trường hợp đặc biệt do địa hình, yêu cầu quản lý, bảo vệ biên giới ở những khu vực nhất định, nếu có quy định khác với điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định số 34/CP thì Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Hướng dẫn

Điểm này được hướng dẫn bởi Điểm c Khoản 1 Mục I Thông Tư 179/2001/TT-BQP (VB hết hiệu lực: 11/07/2015)

Thông Tư 179/2001/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 34/2000/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới đất liền nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 18-8-2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2000/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định 34/CP), trong đó tại Điều 26 Nghị định số 34/CP quy định "Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này".
Sau khi đã thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:
I. KHU VỰC BIÊN GIỚI, VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI, VÙNG CẤM
1. Xác định khu vực biên giới, vành đai biên giới và vùng cấm.
...
c) Vùng cấm.
Trong khu vực biên giới ở những nơi cần thiết, quan trọng, hoặc từng thời điểm cần thiết để đảm bảo cho an ninh, quốc phòng, kinh tế thì xác định vùng cấm. Vùng cấm có thể xác lập trong vành đai biên giới hoặc ngoài vành đai biên giới thuộc khu vực biên giới.
Vùng cấm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành nào thì ngành chức năng đó thống nhất với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự và Ban Giám đốc Công an tỉnh để báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Chính phủ quyết định.
Vùng cấm được quản lý, bảo vệ theo quy định của pháp luật hiện hành và quy chế quản lý, bảo vệ do cơ quan quyết định vùng cấm ban hành.
Khi xác định vùng cấm nếu cần di dời dân phải thông báo trước và thực hiện đền bù theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn

Khoản này được hướng dẫn bởi Điểm d Khoản 1 Mục I Thông Tư 179/2001/TT-BQP (VB hết hiệu lực: 11/07/2015)

Thông Tư 179/2001/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 34/2000/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới đất liền nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 18-8-2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2000/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định 34/CP), trong đó tại Điều 26 Nghị định số 34/CP quy định "Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này".
Sau khi đã thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:
I. KHU VỰC BIÊN GIỚI, VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI, VÙNG CẤM
1. Xác định khu vực biên giới, vành đai biên giới và vùng cấm.
...
d) Căn cứ vào tình hình cụ thể ở từng địa phương, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng chủ trì phối hợp với Ban Giám đốc Công an, Bộ chỉ huy Quân sự, Ban biên giới tỉnh và các ngành chức năng tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để xác định phạm vi "vành đai biên giới", "vùng cấm" và báo cáo Chính phủ.
Quyết định xác định "vành đai biên giới", "vùng cấm" phải lập thành hồ sơ, có sơ đồ và đánh dấu trên thực địa bằng các biển báo.

Hướng dẫn

Điểm này được hướng dẫn bởi Khoản 2, 3 Mục I Thông Tư 179/2001/TT-BQP (VB hết hiệu lực: 11/07/2015)

Thông Tư 179/2001/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 34/2000/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới đất liền nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 18-8-2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2000/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định 34/CP), trong đó tại Điều 26 Nghị định số 34/CP quy định "Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này".
Sau khi đã thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:
I. KHU VỰC BIÊN GIỚI, VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI, VÙNG CẤM
...
2. Các loại biển báo "khu vực biên giới", "vành đai biên giới" và "vùng cấm" làm theo mẫu thống nhất bằng xi măng cốt thép mác 200, cắm ở những nơi cần thiết, dễ nhận biết. Trên biển báo viết bằng ba thứ tiếng thành 03 dòng: Dòng thứ nhất viết bằng chữ Việt Nam, dòng thứ hai viết bằng chữ của nước tiếp giáp tương ứng, dòng thứ ba viết bằng chữ Anh. Quy cách, kích thước biển báo, chữ của biển báo theo phụ lục số 2a, 2b, 2c kèm theo Thông tư này.
3. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng phối hợp với Ban Giám đốc Công an, Bộ chỉ huy Quân sự, Ban Biên giới tỉnh và các ngành chức năng tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh:
a) Tiến hành khảo sát lại "vành đai biên giới", "vùng cấm" và vị trí cắm biển báo các khu vực đã được xác định theo các Nghị định số 427/HĐBT ngày 12/12/1990 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Lào. Nghị định số 42/HĐBT ngày 29/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia. Nghị định số 99/HĐBT ngày 27/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc. nếu còn phù hợp với Nghị định 34/CP và hướng dẫn của Thông tư này thì giữ nguyên, nếu không còn phù hợp thì phải điều chỉnh lại theo Nghị định 34/CP và hướng dẫn của Thông tư này.
b) Những nơi trước đây chưa xác định "vành đai biên giới", "vùng cấm" theo các Nghị định 427/HĐBT, Nghị định 42/HĐBT, Nghị định 99/HĐBT nêu trên thì thực hiện theo Nghị định 34/CP và hướng dẫn của Thông tư này.

Hướng dẫn

Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Mục II Thông Tư 179/2001/TT-BQP (VB hết hiệu lực: 11/07/2015)

Thông Tư 179/2001/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 34/2000/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới đất liền nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 18-8-2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2000/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định 34/CP), trong đó tại Điều 26 Nghị định số 34/CP quy định "Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này".
Sau khi đã thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:
...
II. CƯ TRÚ, ĐI LẠI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC TRONGKHU VỰC BIÊN GIỚI, VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI
1. Cư trú trong khu vực biên giới.
a) Ngoài những người quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 34/CP, những người được Công an tỉnh cấp giấy phép cho cư trú ở khu vực biên giới quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 34/CP gồm:
- Những người đến xây dựng vùng kinh tế mới theo kế hoạch và quy hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh biên giới.
- Những người đến khu vực biên giới để đoàn tụ với gia đình (cha mẹ, vợ, chồng hoặc con) hiện có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới.
- Cán bộ, công nhân, viên chức của các cơ quan, cơ sở kinh tế, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang đã đăng ký hộ khẩu tập thể ở khu vực biên giới, nay nghỉ hưu, thôi việc muốn ở lại cư trú khu vực biên giới thì phải chuyển đăng ký hộ khẩu thường trú theo quy định của pháp luật.
Những người đang cư trú hợp pháp ở khu vực biên giới (có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới) đã được cấp chứng minh nhân dân biên giới, khi chuyển chỗ ở khỏi khu vực biên giới phải đến cơ quan Công an nơi cấp để đổi giấy chứng minh nhân dân và chuyển hộ khẩu đến nơi cư trú mới theo quy định của pháp luật.
b) Những người đến làm ăn, sinh sống ở khu vực biên giới trước khi Nghị định 34/CP có hiệu lực nhưng chưa được Công an tỉnh cấp giấy phép, chưa đăng ký hộ khẩu thì Đồn biên phòng phối hợp với Công an xã, phường, thị trấn, chính quyền sở tại tiến hành kiểm tra, xem xét. Nếu đủ điều kiện được cư trú ở khu vực biên giới thì hướng dẫn làm thủ tục chuyển đến nơi cư trú mới và phải đăng ký hộ khẩu theo quy định của pháp luật.
Trường hợp họ thuộc diện cấm cư trú ở khu vực biên giới như quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 34/CP thì Bộ đội biên phòng thống nhất với cơ quan Công an tham mưu cho chính quyền sở tại có biện pháp giáo dục, vận động yêu cầu họ rời khỏi khu vực biên giới.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Mục II Thông Tư 179/2001/TT-BQP (VB hết hiệu lực: 11/07/2015)

Thông Tư 179/2001/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 34/2000/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới đất liền nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 18-8-2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2000/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định 34/CP), trong đó tại Điều 26 Nghị định số 34/CP quy định "Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này".
Sau khi đã thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:
...
II. CƯ TRÚ, ĐI LẠI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC TRONGKHU VỰC BIÊN GIỚI, VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI
...
2. Ra, vào, hoạt động trong khu vực biên giới.
a) Công dân Việt Nam ra, vào, hoạt động trong khu vực biên giới thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 34/CP. Những người không có chứng minh nhân dân phải có giấy tờ do Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú cấp, trong giấy phải ghi rõ nơi cư trú, mục đích, lý do ra, vào đi lại hoạt động trong khu vực biên giới. Phải xuất trình giấy tờ khi cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng, Công an xã, phường, thị trấn biên giới đang làm nhiệm vụ yêu cầu. Nếu nghỉ qua đêm phải trình báo, đăng ký tạm trú với Công an phường, xã, thị trấn nơi tạm trú theo đúng quy định về đăng ký và quản lý hộ khẩu. Hết hạn tạm trú phải rời khỏi khu vực biên giới, nếu có nhu cầu lưu lại thì phải đến nơi đã đăng ký tạm trú để xin gia hạn.
b) Người nước ngoài ra, vào, hoạt động trong khu vực biên giới phải có giấy tờ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 34/CP, khi đến địa điểm ghi trong giấy phép phải trình báo với Đồn biên phòng hoặc chính quyền sở tại và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội biên phòng, Công an, chính quyền địa phương.
Người nước ngoài đi trong tổ chức Đoàn cấp cao quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 34/CP là Đoàn từ cấp Bộ trưởng và tương đương trở lên đến khu vực biên giới, cơ quan chủ quản phải cử cán bộ đi cùng và thông báo cho Bộ đội biên phòng, Công an cấp tỉnh nơi đến biết ít nhất 24 giờ trước khi đến.
c) Việc đi lại, hoạt động, tạm trú của nhân dân trong khu vực biên giới hai nước tiếp giáp thực hiện theo Hiệp định về Quy chế biên giới và thoả thuận giữa hai nước.

Hướng dẫn

Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 3 Mục II Thông Tư 179/2001/TT-BQP (VB hết hiệu lực: 11/07/2015)

Thông Tư 179/2001/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 34/2000/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới đất liền nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 18-8-2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2000/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định 34/CP), trong đó tại Điều 26 Nghị định số 34/CP quy định "Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này".
Sau khi đã thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:
...
II. CƯ TRÚ, ĐI LẠI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC TRONGKHU VỰC BIÊN GIỚI, VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI
...
3. Ra, vào, cư trú, hoạt động trong vành đai biên giới.
a) Chỉ những người quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 34/CP mới được cư trú trong vành đai biên giới. những người không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 4 nói trên khi được phép đi lại, hoạt động trong vành đai biên giới phải tuân thủ theo các quy định trong Nghị định 34/CP, hết thời gian cho phép phải rời khỏi vành đai biên giới. Trong thời gian đi lại, hoạt động ở vành đai biên giới phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát và hướng dẫn của Bộ đội biên phòng.
b) Trường hợp hết thời gian cho phép đi lại, hoạt động trong vành đai biên giới nhưng chưa giải quyết xong công việc, nếu có nhu cầu chính đáng cần phải lưu lại thì đến nơi đã khai báo tạm trú để đăng ký gia hạn tạm trú theo quy định và thông báo cho Đồn biên phòng sở tại biết.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 4 Mục II Thông Tư 179/2001/TT-BQP (VB hết hiệu lực: 11/07/2015)

Thông Tư 179/2001/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 34/2000/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới đất liền nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 18-8-2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2000/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định 34/CP), trong đó tại Điều 26 Nghị định số 34/CP quy định "Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này".
Sau khi đã thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:
...
II. CƯ TRÚ, ĐI LẠI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC TRONGKHU VỰC BIÊN GIỚI, VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI
...
4. Hoạt động trong các khu du lịch, dịch vụ, thương mại, khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế khác được mở ra cho hoạt động của người, phương tiện Việt Nam và nước ngoài liên quan đến khu vực biên giới thực hiện theo Quy chế riêng của Chính phủ đối với khu vực đó.
Các hoạt động có liên quan đến vành đai biên giới phải thực hiện theo các quy định của Nghị định 34/CP như sau:
a) Nếu là người, phương tiện Việt Nam (trừ những người quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 34/CP khi đi vào vành đai biên giới phải thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 11 Nghị định 34/CP và phải trực tiếp trình báo Đồn biên phòng hoặc Uỷ ban nhân dân sở tại, nếu nghỉ qua đêm phải đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội biên phòng, Công an.
b) Nếu là người, phương tiện nước ngoài khi vào vành đai biên giới phải thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 11 Nghị định 34/CP. Nếu đi cùng với người của cơ quan, tổ chức Việt Nam thì đại diện cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm xuất trình giấy tờ, phải trực tiếp trình báo Đồn biên phòng hoặc Uỷ ban nhân dân sở tại, nếu nghỉ qua đêm phải đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội biên phòng, Công an.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 5 Mục II Thông Tư 179/2001/TT-BQP (VB hết hiệu lực: 11/07/2015)

Thông Tư 179/2001/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 34/2000/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới đất liền nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 18-8-2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2000/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định 34/CP), trong đó tại Điều 26 Nghị định số 34/CP quy định "Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này".
Sau khi đã thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:
...
II. CƯ TRÚ, ĐI LẠI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC TRONGKHU VỰC BIÊN GIỚI, VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI
...
5. Quy hoạch dân cư và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội và xây dựng các công trình ở khu vực biên giới.
a) Việc xây dựng khu dân cư, điểm họp chợ biên giới, bến bãi neo đậu của các loại phương tiện. xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện các xí nghiệp, nông, lâm trường, trạm, trại, khu kinh tế liên doanh, khu du lịch, dịch vụ và các khu kinh tế khác có liên quan đến đường biên giới quốc gia phải được quy hoạch và thống nhất với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Giám đốc công an tỉnh trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b) Các hoạt động nêu tại điểm a trên đây thực hiện theo các quy định trong Nghị định 34/CP, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và Hiệp định về quy chế biên giới mà Việt Nam đã ký kết với các nước tiếp giáp.
c) Các chủ dự án thực hiện các công trình nêu tại điểm a của mục này liên quan đến đường biên giới quốc gia phải thông báo cho Đồn biên phòng và Uỷ ban nhân dân huyện sở tại biết ít nhất 7 ngày trước khi tiến hành.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1, 2 Mục III Thông Tư 179/2001/TT-BQP (VB hết hiệu lực: 11/07/2015)

Thông Tư 179/2001/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 34/2000/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới đất liền nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 18-8-2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2000/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định 34/CP), trong đó tại Điều 26 Nghị định số 34/CP quy định "Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này".
Sau khi đã thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:
...
III. QUẢN LÝ, BẢO VỆ KHU VỰC BIÊN GIỚI
1. Để quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội. chống buôn lậu, gian lận thương mại. Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập các trạm kiểm soát liên hợp cố định hoặc lưu động ở những nơi cần thiết trên các trục đường giao thông từ nội địa ra, vào khu vực biên giới. Thành phần bao gồm Bộ đội biên phòng, Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Thuế vụ.
a) Tại trạm kiểm soát liên hợp các cơ quan thực hiện nhiệm vụ theo chức năng chuyên ngành. Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ định cơ quan chủ trì và ban hành quy chế phối hợp hoạt động của các cơ quan đó.
b) Tại trạm kiểm soát liên hợp, Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát đối với người, phương tiện ra, vào hoạt động ở khu vực biên giới, khu du lịch, dịch vụ, thương mại, khu kinh tế cửa khẩu và các khu kinh tế khác theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ đội biên phòng được pháp luật quy định.
c) Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên hoạt động tại trạm kiểm soát liên hợp phải mặc trang phục, đeo phù hiệu, biển kiểm soát theo quy định của từng ngành.
2. Tư lệnh Bộ đội biên phòng căn cứ tình hình cụ thể của từng địa bàn, chỉ đạo Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng các tỉnh tổ chức các trạm kiểm soát cố định để kiểm soát việc ra vào vành đai biên giới hoặc các đội tuần tra, kiểm soát lưu động để kiểm soát việc ra vào khu vực biên giới.

Hướng dẫn

Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 3, 4, 5 Mục III Thông Tư 179/2001/TT-BQP (VB hết hiệu lực: 11/07/2015)

Thông Tư 179/2001/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 34/2000/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới đất liền nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành


Ngày 18-8-2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2000/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định 34/CP), trong đó tại Điều 26 Nghị định số 34/CP quy định "Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này".
Sau khi đã thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:
...
III. QUẢN LÝ, BẢO VỆ KHU VỰC BIÊN GIỚI
...
3. Để quản lý bảo vệ biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự an toàn ở khu vực biên giới theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 34/CP, Bộ đội biên phòng được quyền hạn chế hoặc tạm dừng qua lại ở cửa khẩu và các hoạt động trong vành đai biên giới, khu vực biên giới theo quy định tại Nghị định 02/1998/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bộ đội biên phòng, Thông tư 2866/1998/TT-BQP ngày 12-9-1998 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thi hành Nghị định số 02/1998/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bộ đội biên phòng và Điều ước quốc tế về biên giới mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh căn cứ chỉ đạo của tư lệnh Bộ đội biên phòng và Uỷ ban nhân dân tỉnh phối hợp với Ban giám đốc Công an tỉnh, chỉ đạo Đồn biên phòng phối hợp với Công an các huyện, thị xã biên giới tiến hành kiểm tra việc cư trú, đi lại, hoạt động trong khu vực biên giới. Thường xuyên trao đổi tình hình về an ninh, trật tự, tình hình các đối tượng và người nước ngoài đến khu vực biên giới. Hướng dẫn nhân dân thực hiện việc khai báo, đăng ký tạm trú, tạm vắng và chấp hành nội quy bến bãi khi vào khu vực biên giới.
5. Trong khu vực Biên giới Bộ đội biên phòng phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng, các ngành chức năng để quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường, rừng quốc gia, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

Hướng dẫn

Điều này được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch 3729/2001/TTLT-BQP-BTC (VB hết hiệu lực: 01/01/2005)

Thông tư liên tịch 3729/2001/TTLT-BQP-BTC hướng dẫn nội dung chi và quản lý ngân sách thực hiện công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới đất liền do Bộ Quốc phòng; Bộ Tài chính ban hành


Căn cứ Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Liên Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung chi và quản lý ngân sách đảm bảo thực hiện công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới (dưới đây gọi tắt là công tác quản lý, bảo vệ biên giới) như sau:
I. NỘI DUNG CHI NGÂN SÁCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA BAO GỒM:
1. Chi cho khảo sát, xây dựng các hệ thống biển báo "khu vực biên giới", "vành đai biên giới", "vùng cấm" để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ quản lý, bảo vệ biên giới.
3. Bảo quản, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, phương tiện được trang bị phục vụ quản lý, bảo vệ biên giới.
4. Chi cho hoạt động nghiệp vụ quản lý, bảo vệ biên giới và thực thi pháp luật về biên giới.
5. Chi cho công tác thông tin liên lạc, tuyên truyền, vận động quần chúng trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới.
6. Chi cho công tác đối ngoại biên phòng.
7. Chi cho công tác huấn luyện nghiệp vụ biên phòng.
8. Chi hội nghị liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới.
9. Công tác phí phục vụ cho hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới của cán bộ, chiến sĩ hoạt động trên địa bàn biên giới.
10. Chi khen thưởng phong trào quần chúng tham gia quản lý, bảo vệ biên giới.
II. LẬP DỰ TOÁN, PHÂN CẤP, CHẤP HÀNH VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH CHI CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIÊN GIỚI
1. Hàng năm, Bộ tư lệch bộ đội biên phòng căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới lập dự toán ngân sách đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới theo nội dung quy định tại Thông tư này trình Bộ Quốc phòng gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình Chính phủ quyết định.
Nguồn kinh phí chi thực hiện công tác quản lý, bảo vệ biên giới do ngân sách Nhà nước bảo đảm được tổng hợp thành một khoản mục riêng trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của Bộ Quốc phòng.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hàng năm bố trí kinh phí từ ngân sách cấp mình để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ biên giới theo nhiệm vụ được phân cấp tại Nghị định 34/2000/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ.
3. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách chi cho công tác quản lý, bảo vệ biên giới thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Nghị định 120/1997/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 1997 của Chính phủ, Thông tư liên tịch 91/1998/BTC-BQP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của liên Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các đơn vị sử dụng ngân sách quản lý, bảo vệ biên giới có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ chi ngân sách được giao và chấp hành nghiêm các quy định về chế độ, chính sách quản lý, sử dụng tài chính hiện hành.
2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Liên Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết.

Từ khóa: Nghị định 34/2000/NĐ-CP, Nghị định số 34/2000/NĐ-CP, Nghị định 34/2000/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định số 34/2000/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị định 34 2000 NĐ CP của Chính phủ, 34/2000/NĐ-CP

File gốc của Nghị định 34/2000/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang được cập nhật.

Bất động sản

  • Công văn 1339/TTg-NN năm 2021 về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện Dự án trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  • Quyết định 22/2021/QĐ-UBND về Đơn giá sản phẩm thống kê đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
  • Quyết định 25/2021/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định mức trích kinh phí, tỷ lệ phân chia kinh phí, nội dung chi và mức chi cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái kèm theo Quyết định 10/2020/QĐ-UBND
  • Quyết định 2347/QĐ-UBND năm 2021 công bố danh mục 01 thủ tục hành chính ban hành mới, 24 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre
  • Tờ trình 375/TTr-CP năm 2021 về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) do Chính phủ ban hành
  • Quyết định 2592/QĐ-UBND năm 2021 công bố danh mục thủ tục hành chính ban hành mới, thủ tục hành chính được thay thế, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hoạt động xây dựng, lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
  • Quyết định 22/2021/QĐ-UBND quy định mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trên địa bàn tỉnh Hải Dương
  • Quyết định 30/2021/QĐ-UBND quy định về điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
  • Quyết định 43/2021/QĐ-UBND quy định cụ thể về một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nam Định
  • Quyết định 58/2021/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phối hợp giải quyết thủ tục hành chính về đất đai trong Khu kinh tế Nhơn Hội kèm theo Quyết định 34/2020/QĐ-UBND do tỉnh Bình Định ban hành

Nghị định 34/2000/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- File PDF đang được cập nhật

- File Word Tiếng Việt đang được cập nhật

Chính sách mới

  • Giá xăng hôm nay tiếp tục giảm sâu còn hơn 25.000 đồng/lít
  • Nhiệm vụ quyền hạn của hội nhà báo
  • Gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng năm 2023
  • Thủ tục đăng ký kết hôn trực tuyến
  • Sửa đổi, bổ sung một số quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
  • Tiêu chí phân loại phim 18+
  • Danh mục bệnh Nghề nghiệp được hưởng BHXH mới nhất
  • Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú
  • Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án
  • Văn bản nổi bật có hiệu lực tháng 5/2023

Tin văn bản

  • Chính sách mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2022
  • Đầu tư giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn mới Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp
  • Danh mục mã hãng sản xuất vật tư y tế để tạo lập mã vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
  • Từ 11/7/2022: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng còn 1.000 đồng/lít
  • Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ
  • HOT: Giá xăng, dầu đồng loạt giảm hơn 3.000 đồng/lít
  • Hỗ trợ đơn vị y tế công lập thu không đủ chi do dịch Covid-19
  • Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
  • Phấn đấu đến hết 2025, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%
  • Xuất cấp 432,78 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bình Phước

Tóm tắt

Cơ quan ban hành Chính phủ
Số hiệu 34/2000/NĐ-CP
Loại văn bản Nghị định
Người ký Phan Văn Khải
Ngày ban hành 2000-08-18
Ngày hiệu lực 2000-09-02
Lĩnh vực Bất động sản
Tình trạng Hết hiệu lực

Văn bản Được hướng dẫn

  • Thông tư 101/2008/TT-BQP hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia do Bộ Quốc phòng ban hành
  • Quyết định 168/2007/QĐ-BQP về việc chuẩn bị mặt bằng các dự án thuộc Đề án Đường tuần tra biên giới đất liền do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Văn bản Hướng dẫn

  • Thông Tư 179/2001/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 34/2000/NĐ-CP về quy chế khu vực biên giới đất liền nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành
  • Thông tư liên tịch 3729/2001/TTLT-BQP-BTC hướng dẫn nội dung chi và quản lý ngân sách thực hiện công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới đất liền do Bộ Quốc phòng; Bộ Tài chính ban hành

DỮ LIỆU PHÁP LUẬT - Website hàng đầu về văn bản pháp luật Việt Nam, Dữ Liệu Pháp Luật cung cấp cơ sở dữ liệu, tra cứu Văn bản pháp luật miễn phí.

Website được xây dựng và phát triển bởi Vinaseco Jsc - Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số lĩnh vực pháp lý.

NỘI DUNG

  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu
  • Media Luật

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

  • Giới thiệu
  • Bảng giá
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ VINASECO

Địa chỉ: Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam - Email: [email protected] - Website: vinaseco.vn - Hotline: 088.66.55.213

Mã số thuế: 0109181523 do Phòng DKKD Sở kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 14/05/2023

  • Trang chủ
  • Văn bản mới
  • Chính sách mới
  • Tin văn bản
  • Kiến thức luật
  • Biểu mẫu